TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, June 23, 2012

Ai bảo kê cho phòng khám Trung Quốc?


> Tiếp tục kiểm tra phòng khám Trung Quốc

TP - Năm lần bảy lượt bị xử phạt nhưng những sai phạm tại các phòng khám Trung Quốc ở TPHCM vẫn ngang nhiên… tái phạm. Sự lộng hành của những phòng khám này trước bất lực của ngành y tế được cho là có người "chống lưng".

Bác sĩ
Bác sĩ "chui" người Trung Quốc ở TPHCM .

"Bác sĩ chui" tự tung, tự tác

Mới chỉ đi vào hoạt động được 2 năm nay với cái tên Phòng khám đa khoa Trung Nam nằm trên đường 3/2 quận 11, nhưng nơi này đã bị ngành chức năng 3 lần xử phạt. Cách đây một năm, phòng khám này vô tư thuê bác sĩ Trung Quốc khám bệnh, nhưng thực tế người này chỉ là một xe ôm ở khu chợ Lớn.

Sai phạm này buộc phòng khám Trung Nam bị xử lý hơn 15 triệu đồng. Chưa hết, cuối tháng 11- 2011, phòng khám quảng cáo tâng bốc thành là bệnh viện đa khoa và dùng những thiết bị y tế không đăng ký lưu hành.

Hàng loạt thuốc được phát hiện ở đây đều ghi nhãn mác Trung Quốc và không chứng minh được nguồn gốc buộc cơ quan chức năng tiếp tục xử lý.

Nhưng hơn 10 triệu đồng của lần xử lý vi phạm của Phòng khám này dường như vẫn không đủ "đô" khiến mới đây, phòng khám Trung Nam tiếp tục tái phạm.

Chiều 22-6, Thanh tra Sở Y tế TPHCM tiếp tục thanh tra đột xuất Phòng khám đa khoa Trung Nam ở đường 3-2, phường 16, quận 11.

Tuy nhiên, phòng khám này đã dán thông báo tạm ngưng hoạt động. Tại phòng khám không có bác sĩ người Trung Quốc thăm khám, chỉ còn lại bảo vệ và các điều dưỡng lẫn tiếp tân.

Cơ sở này do ông Nguyễn Vĩnh Thanh làm chủ cơ sở nhưng tại thời điểm kiểm tra ông này không có mặt. Toàn bộ thiết bị mang nhãn mác Trung Quốc ở phòng khám đều mới được dán giấy A4 "máy chờ thẩm định".

Tuy nhiên, khi kiểm tra hồ sơ bệnh án, cho thấy trong ngày 21-6, cơ sở này vừa khám chữa bệnh, cắt trĩ cho bệnh nhân bằng các thiết bị máy móc này.

Thậm chí chiếc quạt hơi nước đặt trong phòng khám bệnh cũng được dán giấy với dòng chữ "máy đang chờ thẩm định".

Một thanh niên được cho giúp việc ở phòng khám cho biết đã gửi Bộ Y tế từ cuối năm 2011 và đang chờ thẩm định...?chiếc quạt!?. Thanh tra còn phát hiện phòng khám truyền dịch, kháng sinh cho bệnh nhân nhưng không có chỉ định của bác sĩ.

Không chỉ sử dụng thầy thuốc người Trung Quốc không có chuyên môn, tại Phòng khám đông y Hiện Đại trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình cũng in ấn phẩm "nổ" về cách chữa bệnh của mình.

Khi chúng tôi đến phòng khám đông y Trường An, ở đường Hồng Bàng, quận 11 để khám bệnh, nhân viên nơi đây quảng cáo với chúng tôi sẽ điều trị sỏi thận không cần mổ, không cần nội soi và nằm viện.

Tại Phòng khám đa khoa Trung Nam nhiều người được giới thiệu là bác sĩ Trung Quốc nhưng thực chất những người này đều không có chứng chỉ hành nghề.

Bác sĩ Q. bị vu khống?

Thông dịch viên cho bác sĩ Trung Quốc là chị H.T.P, từng làm ở Phòng khám đa khoa Trung Nam cho biết, có sự lộng hành của các phòng khám Trung Quốc trong thời gian qua là do bác sĩ Q. làm ở Thanh tra Sở Y tế TPHCM "chống lưng".

Trong đơn tố cáo gửi báo chí, chị P. cho biết, phòng khám này đã liên kết với bác sĩ Q. nên cứ mỗi đợt thanh tra thì phòng khám này được thông báo trước, vì vậy, khi đoàn kiểm tra Sở Y tế tới nơi, mọi thuốc men đều được tẩu tán, bác sĩ "chui" cũng núp kín.

Ngày 21-6, khi đoàn thanh tra Sở Y tế TPHCM đến kiểm tra Phòng khám Y học Trung Quốc ở đường Thành Thái, quận 10 thì nơi đây đã cửa đóng then cài. Một tấm giấy ghi "tạm ngưng hoạt động" vừa được dán lên khiến không ít người hoài nghi đã có "tay trong" ở Sở Y tế loan báo.

Điều khiến nhiều người bất ngờ là trước đó, ngày 20-6, đoàn thanh tra cũng bất ngờ vào phòng khám đa khoa Đầm Sen trên đường Hòa Bình, quận 11 thì nơi đây cũng đã dán thông báo "tạm ngưng hoạt động".

Tuy nhiên, trong cơ sở này vẫn có hai bệnh nhân đang truyền dịch. Chiều 21-6, một đoàn thanh tra của Sở Y tế cũng ập đến Phòng khám y học cổ truyền Đông Phương trên đường Cách Mạng Tháng Tám quận Tân Bình.

"Chúng tôi chia ra để kiểm tra bất ngờ, nhằm bắt tận tay những sai phạm tại phòng khám này nhưng lạ thay, những người ở đây đã biết trước được và đối phó rất tinh vi"- một cán bộ trong đoàn kiểm tra cho biết.

Phòng khám này dán bản "ngưng hoạt động để sửa chữa" nhưng vẫn có nhiều bệnh nhân vừa mới khám và điều trị ở đây.

Trao đổi với Tiền Phong hôm qua 22-6 trước thông tin, bác sĩ Q. ngoài bảo kê cho phòng khám Trung Nam và Đầm Sen còn "chống lưng" cho nhiều phòng khám khác, vị bác sĩ này khẳng định: "Những đơn tố cáo tôi bảo kê cho phòng khám Trung Quốc là vu khống nhằm hạ thấp uy tín của tôi".

Bác sĩ Q. cho biết đã làm tường trình gửi lãnh đạo Sở Y tế TPHCM và đã làm việc với cơ quan công an nhằm làm rõ những tố cáo này. "Để bảo vệ uy tín cho mình tôi sẽ nhờ các cơ quan chức năng làm rõ ai đứng đằng sau các phòng khám Trung Quốc để vu khống tôi" - bác sĩ này nói.

Tước giấy phép với phòng khám có bác sĩ "chui"

Chiều qua 22-6, Sở Y tế TPHCM đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với phòng khám Trung Quốc ở 141 Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận với mức xử phạt 45,5 triệu đồng. Ngoài ra, sở này cũng quyết định tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động của phòng khám Trung Quốc từ 6 đến 12 tháng, đồng thời giữ chứng chỉ hành nghề của bác sĩ Trung Quốc Long Bái Vân để xem xét. Trước đó ngày 18-6, khi kiểm tra phòng khám này nhiều "bác sĩ" Trung Quốc hoạt động chui nđã bỏ chạy để lại hàng trăm loại thuốc, dịch truyền không nguồn gốc rõ ràng.

Lê Nguyễ

Đấu giá 510 tấn phế liệu sắt đóng tàu thuộc Vinashin

Số sắt này được Công ty công nghiệp nông thủy sản Phú Yên đưa ra đấu giá thanh lý vào sáng 22/6 với mức khởi điểm 8.850 đồng mỗi kg. Một doanh nghiệp tại TP HCM đã thắng khi trả hơn 4,5 tỷ đồng cho cả lô hàng.

Công ty công nghiệp nông thủy sản Phú Yên thuộc Tập đoàn Vinashin, có cơ sở đóng tàu tại cảng Đông Tác, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa (Phú Yên). Công ty tự tổ chức đấu giá thanh lý khoảng 510 tấn sắt đóng tàu và phế liệu, chứ không qua Trung tâm bán đấu giá Nhà nước.

Nhà xưởng đóng tàu mục nát, sắt để đống hoen gỉ của Công ty công nông thủy sản Phú Yên. Ảnh: Thiên Lý.
Nhà xưởng đóng tàu sắt để đống hoen gỉ của Công ty công nông thủy sản Phú Yên. Ảnh: Thiên Lý.

Giá khởi điểm mà Công ty công nghiệp nông thủy sản Phú Yên đưa ra là 8.850 đồng mỗi kg. Trong phiên đấu giá ngày 22/6 có 15 công ty tham gia, trong đó một công ty ở TP HCM giành được quyền mua khi trả sát với giá khởi điểm.

Số sắt này được công ty Công ty công nghiệp nông thủy sản Phú Yên nhập về năm 2009 để đóng hai con tàu 4.100 tấn, giá thời điểm đó 17.000 đồng một kg. Lô hàng hiện nay đã bị hoen gỉ một phần do dầm mưa nắng gần suốt 3 năm nay.

Ngoài ra, Công ty công nghiệp nông thủy sản Phú Yên còn thực hiện hợp đồng đóng một tàu hàng tải trọng 4.000 DTW theo đơn đặt hàng của Công ty cổ phần Vận tải công nghiệp tàu thủy Bình Định (cũng thuộc Vinashin) với giá trị 70 tỷ đồng, hiện cũng dở dang. Từ đó đến nay, con tàu vẫn cứ nằm không ngoài trời. Nhà xưởng đóng tàu trị giá hơn 20 tỷ đồng đã xuống cấp, nhiều giá đỡ thiết bị hoen gỉ.

Thiên Lý

Người Trung Quốc nuôi cá trái phép ở Hải Phòng


Cập nhật lúc :6:05 AM, 23/06/2012
Dù giấy phép đã hết thời hạn từ đầu năm 2011 đến nay, một người đàn ông Trung Quốc vẫn tiếp tục sinh sống, nuôi trồng và thu mua thủy sản tại Cát Bà, Hải Phòng mà chưa đến cơ quan chức năng khai báo.

Tiếp sau sự việc lao động Trung Quốc tràn ngập tại công trình Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, người dân Hải Phòng còn phát hiện thêm một trường hợp lao động Trung Quốc không phép tại Cát Bà, huyện đảo Cát Hải. Đáng chú ý, người này còn có quan hệ tình cảm với một người phụ nữ địa phương, là con gái của nguyên Phó bí thư huyện ủy Cát Hải.

A Hùng trên bè nuôi cá ở vịnh Lan Hạ - Cát Bà Ảnh: Giang Linh

Giấy phép hết hạn hơn một năm rưỡi

Theo điều tra của phóng viên, người đàn ông mang quốc tịch Trung Quốc nói trên có tên là Tư Trí Hùng (Xu Zhi Xiong), sinh ngày 10.8.1957. Người dân huyện đảo vẫn quen gọi người này là A Hùng. A Hùng làm nghề nuôi cá lồng bè và kinh doanh giống thủy sản trên vùng biển Cát Bà, huyện đảo Cát Hải từ nhiều năm nay. Bè nuôi của A Hùng cũng như các bè nuôi khác trên biển Cát Bà đều không có giấy phép, nuôi tự phát.

Tiếp xúc với chúng tôi, A Hùng tỏ ra khá cởi mở và cho biết, đã có vợ và được một người con, năm nay con anh đã 30 tuổi, hiện đang  làm việc tại Trung Quốc. Năm 1999, A Hùng sang Việt Nam  làm việc cho Công ty liên doanh Hồng Thái nhưng được vài năm công ty này "chết yểu". Đến năm 2003, A Hùng quay sang ký kết, làm ăn với Công ty CP kinh doanh XNK thủy sản Hải Phòng, đầu tư nuôi cá bè tại trên vịnh Lan Hạ - Cát Bà. A Hùng bỏ ra vài trăm triệu đồng đầu tư trang thiết bị, sửa chữa và mở rộng bè lên 22 ô lồng, nhà tạm phục vụ trông coi, nuôi thả. Công việc chính không phải nuôi cá mà A Hùng chủ yếu kinh doanh giống thủy sản. Vào mùa, A Hùng cho tàu chạy về nước (Trung Quốc) lấy các loại giống cá như cá giò, cá sủ, cá song, cá hùng… cung cấp cho bà con nuôi, đồng thời thu mua cá thành phẩm của các hộ nuôi chở về Trung Quốc bán cho các đầu mối. Ban ngày A Hùng xuống bè, chiều tối lên bờ ngủ với vợ. A Hùng còn khoe, sắp được làm bố thêm lần nữa. Vợ mới của A Hùng là người thị trấn Cát Bà, đang công tác tại một trường tiểu học, hiện đang có bầu…

Theo tìm hiểu, A Hùng làm nghề nuôi cá lồng bè, kinh doanh giống thủy sản dưới danh nghĩa ký kết hợp đồng lao động với Công ty CP kinh doanh XNK thủy sản Hải Phòng. Mọi thủ tục giấy tờ đều do phía Công ty này đứng ra ký kết, lo liệu. Giấy phép mà Sở LĐ-TB-XH Hải Phòng cấp cho Tư Trí Hùng, có thời hạn đến ngày 19.1.2011. Đến nay, thời hạn đã hết nhưng A Hùng vẫn tiếp tục sinh sống, nuôi trồng, thu mua thủy sản mà chưa hề đến cơ quan chức năng khai báo, xin gia hạn hay xin về nước.

Địa phương "chưa biết"

Đáng chú ý, tại hợp đồng mà Công ty XNK thủy sản Hải Phòng lập ngày 31.12.2011, công việc của Trí Hùng được ghi: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lồng bè cho công nhân lao động nuôi trồng thủy sản của Tổ nuôi cá lồng bè; hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá sấu sinh sản, sinh trưởng và rùa nuôi sinh trưởng cho công nhân lao động tại Trại giống Tôm càng xanh Tiên Lãng; Mức lương chính (hoặc tiền công): 3,8 triệu đồng/ tháng do Tổ nuôi cá lồng bè chi trả... Tuy nhiên, khi tiếp xúc với chúng tôi, A Hùng cho biết, không được nhận lương mà còn bỏ tiền túi ra trả lương cho 3 lao động là người Việt Nam do A Hùng thuê giúp việc… Người dân huyện đảo cũng xác nhận, A Hùng không phải là chuyên gia kỹ thuật, hướng dẫn gì hết, mà công việc chính của anh ta chỉ là nuôi cá lồng, bán cá giống và thu mua hải sản, về bán lại tại Trung Quốc.

Trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư huyện ủy Cát Hải về việc Tư Trí Hùng sinh sống và nuôi cá lồng bè, buôn bán cá giống và thu mua thủy sản trên địa bàn, ông Tùng tỏ ra rất bất ngờ, cho rằng chưa thấy cấp dưới báo cáo, nên "không hay biết". "Tôi sẽ hỏi lại phòng tổ chức và sẽ trả lời sau",  ông Tùng nói.

Ông Nguyễn Đình Khượng, Giám đốc BQL các vịnh Cát Bà cho biết, việc quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển Cát Bà là do Phòng NN-PTNT huyện quản lý. Việc có người nước ngoài tên A Hùng (tức Tư Trí Hùng) nuôi cá lồng bè, buôn bán giống thủy sản và thu mua hải sản tại Cát Bà, ông Khượng có được biết nhưng "không rõ lắm".

Khi sang Việt Nam, A Hùng thuê phòng tại nhà nghỉ K., tại thị trấn Cát Bà của ông L. - nguyên Phó bí thư huyện ủy Cát Hải làm nơi trú ngụ. Trong quá trình sinh sống tại đây, A Hùng lân la làm quen con gái của ông L. là bà P., (năm nay 46 tuổi, đã ly dị chồng và có một con). Đến nay, A Hùng không còn phải thuê nhà nữa mà dọn luôn về nhà bố vợ, ban ngày xuống bè cá, chiều tối lại lên bờ.

Giang Linh

Friday, June 15, 2012

Thursday, May 10, 2012

TS Bùi Kiến Thành: “Chết rồi mới đem tiền đến viếng...”!

SGTT.VN - "Gói hỗ trợ 29.000 tỉ đồng tung ra với những giải pháp đi kèm không thực sự cứu vớt được doanh nghiệp. Không sản xuất thì không có việc làm, không việc làm thì không thu nhập, không thu nhập thì không có tiền mua sắm… Doanh nghiệp chết thì nền kinh tế cũng chết theo". TS Bùi Kiến Thành đã chia sẻ cùng Kienthuc.net.vn.

Doanh nghiệp đang giãy chết mới cần cứu

Theo đánh giá của ông thì gói giải pháp 29.000 tỉ đồng có giúp vực dậy được các doanh nghiệp?

TS Bùi Kiến Thành.

TS Bùi Kiến Thành: Hiện doanh nghiệp đứng trước tình trạng khó khăn: Không tiếp cận được nguồn vốn vay, lãi suất quá cao, hàng hóa đắp chiếu, máy móc ngừng hoạt động, công nhân thất nghiệp... Vấn đề là phải tạo điều kiện và môi trường cho doanh nghiệp phát triển vững vàng đi lên. Lúc này, chính sách tiền tệ phải đứng hàng đầu.

Gói giải pháp là cần thiết, nhưng cách làm cụ thể thì tôi không đồng tình. Ví dụ như cho phép doanh nghiệp được giãn thời gian nộp thuế VAT từ tháng 4 - 12 mới phải nộp. Thực sự điều này không giúp được nhiều cho doanh nghiệp. Cái doanh nghiệp cần là hàng tồn kho quá nhiều, phải có giải pháp tiêu thụ.

Về việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp thì sao thưa ông?

Bất hợp lý. Bao nhiêu doanh nghiệp làm ăn có lãi để mà nộp thuế? Doanh nghiệp đang giãy chết là bao nhiêu? Số doanh nghiệp xin giải thể tăng gấp mấy lần năm vừa rồi. Việc giảm 30% thuế không thể giúp các doanh nghiệp đang cần giải cứu. Doanh nghiệp còn có khả năng đóng thuế là họ đã làm ăn kha khá rồi, họ đâu cần giải cứu.

Vậy làm thế nào để giải cứu doanh nghiệp?

Nhà nước phải cần giúp họ ổn định sản xuất kinh doanh để phát triển. Gói cứu trợ có thể hiểu là mình đã bị tai nạn rồi, giờ mình mới đem ra để cứu chữa. Không nên để người ta bị bệnh rồi mới cho uống thuốc. Phải có giải pháp giúp họ không bệnh, khoẻ để làm việc và đóng thuế cho nhà nước. Để người ta chết rồi mới đem tiền đến viếng thì không hiệu quả.

Cứu doanh nghiệp: Không cần một xu!

Ý ông là gói giải pháp này chưa đưa ra được giải pháp hiệu quả?

Tổng thể các giải pháp ước khoảng 29.000 tỉ đồng. Nhưng nó chưa đưa ra được giải pháp căn cơ nhất. Nhưng theo tôi, Chính phủ không cần phải dùng một xu nào mà vẫn có thể cứu nền kinh tế. Ngược lại Ngân hàng nhà nước có thể thu được lợi nhuận về cho ngân sách.

Bằng cách nào thưa ông?

Ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3 - 4% để các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay với lãi suất 7 - 8%. Không dựa vào vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại với lãi suất 15% như hiện nay. Chính phủ không tốn đồng xu nào mà ngân hàng trung ương còn thâu tóm được 3 - 4% lãi suất từ ngân hàng thương mại.

Nhưng Ngân hàng Nhà nước lấy đâu ra tiền để cho vay?

Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương để điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, không gây ra lạm phát hay thiểu phát.

Cùng với trách nhiệm điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển bền vững, ngân hàng trung ương có quyền phát hành giấy bạc, tiền tệ, tín dụng để đảm bảo lưu lượng tiền tệ cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Thế nên, tiền ở trong tay ngân hàng trung ương.

Khi đó phải làm thế nào để không xảy ra lạm phát thưa ông? Hẳn là không thể thích in bao nhiêu tiền cũng được?

Một nhà máy chế biến cá tra tại Cụm công nghiệp Thốt Nốt (Cần Thơ) đã ngưng hoạt động từ năm 2011 đến nay. Ảnh: Tuổi Trẻ

Lạm phát là khi trong nền kinh tế có quá nhiều tiền lưu thông, nhiều phương tiện thanh toán chạy theo một số lượng hàng hóa có hạn.

Tăng trưởng tín dụng của ta hiện nay không được vượt quá 17% so với năm trước. Giảm vấn đề tăng tín dụng để hãm lưu lượng tiền tệ khỏi sinh ra lạm phát. 17% trong tổng lượng tín dụng của Việt Nam hiện nay khoảng 2 triệu 2 trăm ngàn tỷ đồng thì tính ra khoảng hơn 400 nghìn tỷ đồng.

Trong hạn mức 400 nghìn tỷ đồng này, Ngân hàng trung ương có thể dành 200 nghìn tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay để sản xuất kinh doanh. Còn ngân hàng thương mại vẫn được quyền huy động lãi suất trong dân đến 17% để cho vay lĩnh vực tiêu dùng có thể chấp nhận mức lãi suất cao. Với hạn mức đã định, khống chế tăng trưởng tín dụng, thì không thể lạm phát được.

Nhưng làm thế nào để kiểm soát đúng đối tượng được vay?

Phải cho vay đúng mục tiêu chứ không cho vay theo đối tượng. Vay tiền phải có dự án khả thi. Ngân hàng phải giám định từng dự án một để mà cho vay đúng theo mục tiêu của chương trình. Anh nào vi phạm thì phải chịu trách nhiệm về dân sự và hình sự. Việc đó không có gì là khó cả.

Theo ông thì những người đứa ra gói giải pháp có biết điều này không?

Có lẽ phải hỏi Ngân hàng Nhà nước.

Ông có bao giờ đề đạt ý kiến này của mình?

Tôi có nói, nhưng họ cho rằng điều kiện ở Việt Nam mình khác nên chưa thể áp dụng được. Có lẽ là những người có trách nhiệm không hiểu, hoặc hiểu nhưng không dám trình bày ý kiến của mình.

Một vế của nền kinh tế bị chết

Chỉ số giá tiêu dùng quý 1 năm nay được công bố gần như không tăng, ở mức 0,05%, tức là giá cả không tăng, nhưng vì sao không ai vui?

Hàng hóa không có ai mua thì giá cả nó đâu thể tăng được. Làm sao mà vui được. Xưa thấy cái ti vi mới đẹp là mua về để chơi, bán hoặc cho đi ti vi cũ. Nhưng giờ thì không. Từ cái nồi cơm điện đến cái quạt người ta cũng hạn chế mua. Các siêu thị điện máy ế ẩm...

Dường như khó khăn đã ảnh hưởng đến từng cá nhân trong xã hội?

 Đúng vậy, thay vì mua những thứ người ta thích thì người ta chỉ mua những thứ mình cần.

Từ trước đến giờ, đã khi nào xuất hiện những giai đoạn kinh tế khó khăn tương tự như hiện nay chưa thưa ông?

Có. Nhưng không nguy hiểm như bây giờ.

Vậy tình huống xấu nhất của thực trạng kinh tế này có thể là gì?

Tổng sản phẩm quốc nội sẽ thấp, kinh tế đình đốn, không có sản xuất...

Theo ông, khi nào chúng ta có thể hy vọng nhìn thấy một bức tranh kinh tế sáng sủa hơn?

Đến khi nào mà cái đà phá sản của doanh nghiệp được phanh lại, doanh nghiệp bắt đầu làm ăn được. Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, tạo ra việc làm, việc làm tạo ra thu nhập. Kinh tế là sản xuất và tiêu dùng chứ có gì đâu. Giờ anh sản xuất bị kẹt chết thì một vế của nền kinh tế bị chết.

Xin cảm ơn ông!

Năm 2009, Chính phủ cũng đã đưa ra gói cứu trợ 20 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ 4% lãi suất cho doanh nghiệp. Khi đó, lãi suất trên thị trường là 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước (lãi suất cơ bản lúc đó là 8%). Nhà nước trả 4% đó cho ngân hàng giúp doanh nghiệp. Sau 2 năm thì tăng trưởng tín dụng lên đến hơn 60%, lạm phát bùng phát. Năm 2010 ta mới hoảng hồn về lạm phát, đến 2011 mới thực hiện kiềm chế lạm phát. Gói cứu trợ này ảnh hưởng đến nền kinh tế ở chỗ không cho vay theo dự án mà cho vay theo đối tượng. Người ta vay về mà không có nghĩa vụ phải dùng đồng tiền đó vào việc gì, mà nó là vốn lưu động nên họ làm gì cũng được. Một số công ty cho vay lại với lãi suất đến 15 - 16%. Thế nên nó mới tạo ra biết bao nhiêu dự án nhà mọc lên xây mọc lên nhan nhản rồi để đó.

Tô Hội ( Kiến Thức.Net )

Tuesday, May 8, 2012

DN chết không dám "bố cáo" vì sợ ngân hàng siết nợ

SGTT.VN - "Cứ với đà này thì doanh nghiệp (DN) chúng tôi không thể chịu đựng thêm được nữa" hoặc "Đáng buồn là nhiều DN đã "chết" cũng không dám công bố danh tính vì sợ ngân hàng phát mãi tài sản". Đó là những lời than từ các hiệp hội DN trong bối cảnh hiện nay.

Doanh nghiệ "chết", nhưng không dám công bố

Khó khăn lớn nhất của DN hiện nay là đầu ra và hàng tồn kho lớn (ảnh minh hoạ). Ảnh: L.M.K

Báo cáo của phòng Thương mại & công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại kỳ họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 cho thấy, tỷ lệ DN tạm ngừng sản xuất và giải thể trong năm 2011 và quý I/2012 chiếm 8,4% (trong đó ngừng sản xuất chiếm 4,3% và giải thể là 4,1%). Có một điều đáng lưu ý là trong khi tỷ lệ DN ngoài quốc doanh trong nước ngừng hoạt động hoặc giải thể chiếm tới trên 9,2%, thì khu vực FDI chỉ có gần 2,6%.

Cụ thể hơn, nêu lên thực trạng sức khỏe của DN vừa và nhỏ tại buổi tọa đàm "Đánh giá thực trạng hoạt động và các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN", ông Nguyễn Hữu Cát, đại diện hiệp hội DN vừa và nhỏ cho biết, trong số hơn 600.000 DN nhỏ và vừa hiện nay chỉ có 36% DN hoạt động bình thường, 39% DN khó khăn và có tới 1/4 số DN đã phá sản, giải thể.

Là ngành hàng có số lượng hàng tồn kho lớn nhất hiện nay, ông Đỗ Đức Oanh, tổng thư ký hiệp hội Xi măng Việt Nam nêu thực trạng, hiện tại gần 100 DN của ngành xi măng đang rơi vào tình cảnh sản xuất cầm chừng, thậm chí đã có DN phải đóng cửa, dừng sản xuất do không có tiền chi trả chi phí sản xuất (nhân công, tiền điện, than…). Đơn cử, công ty xi măng Hạ Long (tập đoàn Sông Đà) sau 2 năm đi vào hoạt động đang lỗ khoảng 982 tỉ đồng, sản xuất cầm chừng từ đầu năm tới nay; còn công ty xi măng Đồng Bành thì hiện đã tạm ngừng sản xuất và đang "ôm" số lỗ khoảng 149 tỉ đồng sau 9 tháng đi vào hoạt động…

Bức tranh của "đại gia" trong ngành xi măng là tổng công ty Xi măng (Vicem) cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Ông Lê Văn Chung, chủ tịch hội đồng thành viên Vicem lo ngại, nếu năm 2008 DN đón nhận khủng hoảng với một tinh thần "hừng hực" vì được giảm thuế cùng cơ chế kích cầu lãi suất của Nhà nước, thì nay ngược lại.

"Nói là lãi suất giảm, nhưng thực tế chúng tôi đi vay vẫn phải chịu mức lãi vay 18%/năm. Cộng với chi phí đầu vào tăng cao, thị trường đầu ra cả trong nước và nước ngoài đều tắc, hàng tồn kho lớn… Cứ với đà này thì DN chúng tôi không thể chịu đựng thêm được nữa", ông Chung nói. Theo ông, hiện có những công ty thành viên đang xin về tổng công ty nhưng ông không dám nhận, vì "nhận về là hết hơi cả lượt".

Đáng buồn hơn, là có những DN đã "chết" nhưng không dám công bố phá sản, giải thể vì những lý do bất khả kháng. "Trong hiệp hội Thép ước tính có 10% DN mấp mé cái chết nhưng không dám công bố vì sợ ngân hàng sẽ siết tài sản. Ông Phạm Chí Cường, tổng thư ký hiệp hội Thép Việt Nam nêu lên bức tranh thực của ngành thép trong bối cảnh khó khăn hiện tại.

Theo ông Cường, trên thực tế, có những DN không còn sản xuất, không còn cả tiền duy trì bảo vệ bỏ mặc cho kẻ gian vào phá. Còn chuyện ngừng sản xuất 1 - 3 tháng, giảm sản xuất từ 3 ca xuống hai hoặc một ca là chuyện quá bình thường.

Hạ lãi suất, miễn, giãn thuế... vẫn chưa đủ "liều"

Nhìn nhận những biện pháp và nỗ lực từ phía cơ quan quản lý thời gian qua như giảm lãi suất, miễn, giản thuế… cho DN là tích cực, song ông Phạm Chí Cường cho rằng, "liều thuốc này chưa đủ mạnh" để cứu các DN vượt qua cơn bĩ cực lúc này. Còn nếu chỉ giảm, giãn thuế thôi thì vô ích, vì như thế chỉ có lợi cho những DN đang còn "sống", còn đối với những DN đã "chết" thì "còn gì nữa đâu mà đóng thuế".

"Khó khăn lớn nhất của DN hiện nay là đầu ra và hàng tồn kho lớn. Vì thế, việc giảm thuế VAT xuống 5% cho DN là rất cần thiết bởi nó sẽ ảnh hưởng ngay vào cơ cấu giá thành để sản phẩm có khả năng cạnh tranh, giảm giá bán nhằm tăng lượng tiêu thụ trong bối cảnh hàng tồn kho nhiều như hiện nay" – ông Cường lên tiếng.

Phó chủ tịch hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Minh lại kiến nghị, các ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ cho người tiêu dùng để kích cầu, giúp giải bài toán đầu ra cho DN.

Chia sẻ với các DN, ông Trần Bắc Hà, chủ tịch HĐQT NH Đầu tư & phát triển Việt Nam (BIDV) cho hay, ngay khi có chủ trương của NHNN nhà băng này đã hạ ngay lãi vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên xuống 13,5%/năm, bất động sản xuống 16%/năm.

Tuy nhiên, trước những khó khăn đang bủa vây DN, ông Hà cũng cho rằng, cần có gói giải pháp tổng lực hơn. Cụ thể, Chính phủ cần tiếp tục tiếp tục giảm lãi suất tín dụng, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, tháo gỡ khó khăn cho DN... Trong đó, cần có những gói cứu trợ cho từng nhóm hàng cụ thể, đặc biệt là những ngành hàng có ảnh hưởng lớn tới xã hội, nền kinh tế.

Theo ông Hà, nên miễn thuế thu nhập DN hoặc giãn có thời gian dài hơn cho DN. Đặc biệt, nếu đưa thuế xuất khẩu về 0% đối với một số ngành hàng sẽ giải phóng được lượng hàng tồn kho lớn, giải phóng vốn chứ không để găm hàng, lãi chồng lãi.

Thu Hoài ( infornet)

Hai nhà báo của VOV xác nhận bị hành hung tại Văn Giang

Sáng 24.4.2012, UBND H.Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) đã huy động lực lượng thực hiện cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan.

 

Sau khi vụ việc kết thúc, trên một số trang mạng điện tử đã xuất hiện đoạn video được cho là ghi lại vụ cưỡng chế, trong đó có hình ảnh một số người dân bị lực lượng cưỡng chế (có công an mặc sắc phục) hành hung. Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (SN 1970), Trưởng phòng và Hán Phi Long (SN 1979), phóng viên Phòng Phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam - VOV) đã xác nhận với Thanh Niên, họ chính là hai người bị đánh trong đoạn video nói trên (ảnh).

Ông Nguyễn Ngọc Năm sau đó bị còng, đưa lên xe về trụ sở Viện KSND H.Văn Giang; còn ông Hán Phi Long thì tự đến Công an H.Văn Giang để tường trình sự việc.

Theo ông Năm, đến nay mặc dù hai phóng viên đã có đơn và VOV có công văn gửi đi nhưng tỉnh Hưng Yên vẫn chưa có động thái nào. Chiều qua PV Thanh Niên đã nhiều lần liên lạc với các lãnh đạo tỉnh Hưng Yên như Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Thông, Chánh văn phòng UBND Bùi Huy Thanh nhưng không ai nghe máy. Giám đốc Công an Hưng Yên Trần Huy Ngạn từ chối cung cấp thông tin về vụ việc. Ông Nguyễn Xuân Hiếu - Chánh văn phòng công an tỉnh xác nhận đã nhận được công văn của VOV, tuy nhiên ông Hiếu cho biết vụ việc còn đang được xem xét.

Tr.Sơn

Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới

Vinalines đã “nhấn chìm” bao nhiêu tiền?

Tổng công ty hàng hải VN (Vinalines) đã không làm tròn vai trò đầu tàu về vận chuyển hàng hóa, bởi đội tàu già, cũ mua từ nước ngoài về chủ yếu cho thuê, thậm chí phải bán tháo để giảm lỗ. Trong khi đó, Bộ GTVT dự kiến rót thêm 100.000 tỉ đồng.

 Vinalines đã phải bỏ ra hơn 1 triệu USD để giải quyết vụ việc tàu Vinalines Global bị Trung Quốc giữ
Vinalines đã phải bỏ ra hơn 1 triệu USD để giải quyết vụ việc tàu Vinalines Global bị Trung Quốc giữ
- Ảnh: Vinalines

Theo Quyết định 1366 của Thủ tướng Chính phủ ký năm 2006, Vinalines phải phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các tập đoàn kinh tế lớn trong nước thực hiện tốt "kế hoạch vận chuyển hàng hóa xuất khẩu" đảm bảo lợi ích của đất nước. Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng, dù việc khai thác đội tàu được thực hiện dưới hai hình thức là cho thuê định hạn và tự tổ chức vận chuyển, nhưng trên thực tế, trong giai đoạn 2005 - 2010, Vinalines chủ yếu cho thuê định hạn. Thậm chí có đơn vị cho thuê định hạn 100%. Trong tổng số 72 đơn vị thành viên của Vinalines chỉ có 1 đơn vị tự khai thác 100% là Vosco.

Tàu bị bắt, chủ bị kiện... và "vụ án ụ nổi"

Việc khai thác tàu bằng cho thuê định hạn có doanh thu không ổn định, hiệu quả khai thác thấp, mặt khác đã biến Vinalines từ đơn vị kinh doanh vận tải biển trở thành đơn vị kinh doanh "thuê mua tàu". Đã vậy, tàu của Vinalines còn liên tục bị giữ, bị phạt làm phát sinh chi phí rất lớn từ các khoản kiện tụng, hủy hợp đồng…

Đơn cử như tàu Vinalines Global, cho đối tác Ấn Độ thuê, nhưng đối tác này đã không trả tiền cước, dẫn tới chi nhánh Vinalines TP.HCM thông báo giữ hàng lại tàu. Tuy nhiên, chủ hàng đã khởi kiện Vinalines giữ hàng trái phép, dẫn tới tàu Vinalines Global đã bị Trung Quốc giữ, phải chi 800.000 USD tiền bồi thường, cộng thêm thiệt hại gần 240.000 USD chi phí phát sinh. Tháng 8.2010, vì Vinalines chưa thực hiện cho Công ty TNHH một thành viên vận tải tàu viễn dương Vinashin (Vinashinlines) vay 4,15 triệu USD để giải quyết vụ kiện với Công ty GMS Marine, dẫn tới tàu Cái Lân 4 và tàu Hoa Sen bị giữ tại Hàn Quốc, kết quả Vinalines phải đứng ra bảo lãnh cho Vinashinlines vay 5,56 triệu USD.

Trong giai đoạn năm 2007 - 2010, Vinalines đầu tư 14 dự án cảng biển và cảng sông, 3 cơ sở sửa chữa tàu biển và xây dựng kho bãi, nhưng kết quả không đạt kế hoạch đề ra. Tại một số dự án, các cơ quan chức năng đã phát hiện dấu hiệu lãng phí vốn, thậm chí có dấu hiệu làm trái quy định pháp luật.

Tháng 6.2007, Vinalines phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó có hạng mục mua, lắp đặt 1 ụ nổi cũ có sức nâng 25.000 tấn (đây là thành phần quan trọng trong một nhà máy sửa chữa tàu). Ban đầu, tổng mức đầu tư dự kiến cho ụ nổi này là hơn 14 triệu USD, bao gồm chi phí sửa chữa tại nước ngoài và chi phí vận chuyển về VN. Nhưng sau đó, Vinalines quyết định tự đưa về VN và giao cho Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines sửa chữa. Tuy nhiên, giá đưa ụ nổi này về VN đã là 13,5 triệu USD, quá trình sửa chữa tiêu tốn thêm hàng trăm tỉ đồng. Chưa hết, ụ nổi này được xác định là đã qua sử dụng 43 năm, vượt 28 năm so với quy định. Giá mua và chi phí sửa chữa hai lần tại VN là 489,6 tỉ đồng (khoảng 26,3 triệu USD), tương đương 70% giá đóng ụ nổi mới.

Liên quan đến dự án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã vào cuộc và mới đây đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với một số người là lãnh đạo của Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines về hành vi tham ô tài sản.

Hàng loạt công ty con thua lỗ

Việc mua tàu cũ, đã quá đát, cùng với giá nhiên liệu và chi phí khác tăng cao, khiến nhiều công ty do Vinalines làm chủ sở hữu kinh doanh thua lỗ. Để đối phó với những khoản lỗ lớn ăn sâu vào vốn chủ sở hữu, vin vào lý do thanh lý tàu cũ để trẻ hóa đội tàu, các công ty này phải bán tàu để điều tiết lại doanh thu, lợi nhuận, nhưng thua lỗ vẫn hoàn thua lỗ.

 

Hoán đổi vị trí

Tháng 8.2005, ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Vinalines. Cuối năm 2006, ông Dũng được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT Vinalines. Nhưng đến đầu tháng 2.2012, ông Dũng thôi giữ chức Chủ tịch HĐTV Vinalines và được điều động sang giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải VN. Ông Nguyễn Ngọc Huệ, Cục trưởng Cục Hàng hải VN được điều chuyển về nhận chức Chủ tịch Vinalines.


Công ty cổ phần (CTCP) vận tải biển (Vinaship) đã bị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đưa vào diện cảnh báo từ ngày 3.5.2012. Kết quả kinh doanh trong quý 1/2012 tiếp tục bị âm 17,6 tỉ đồng. Vinaship sở hữu đội tàu 14 chiếc thì có 4 tàu trên 25 tuổi, trọng tải bình quân 14.800 DWT. Đơn cử như tàu Hà Đông do Hàn Quốc đóng từ năm 1986, trọng tải 6.700 DWT, đưa vào sử dụng 2000; tàu Hà Nam do Nhật Bản đóng từ 1985 trọng tải 6.700 và tàu Hà Tiên cũng do Nhật Bản đóng 6.500 DWT, có độ tuổi 33 năm. Do đội tàu già, tình trạng kỹ thuật kém, tốc độ không đảm bảo dẫn tới chi phí nhiên liệu tăng cao. Năm 2011, Vinaship đã bán thanh lý 3 chiếc.

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, CTCP vận tải biển VN (Vosco) lỗ ròng trong quý 1/2012 60 tỉ đồng, trước đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 bị lỗ hơn 245 tỉ đồng. Khoản lỗ của Vosco thực tế sẽ còn cao hơn, nếu công ty không bán tàu Đại Việt trọng tải 37.432 DWT đóng năm 2005 tại Hàn Quốc cho một đối tác tại Singapore. Cũng trong 2011, công ty phải thanh lý tàu "cổ" Sông Tiền là loại tàu hàng khô có trọng tải 6.503 DWT đóng từ năm 1984.

CTCP hàng hải Đông Đô cũng bị lỗ liên tiếp trong nhiều năm từ hoạt động kinh doanh, năm 2009 khoảng 28 tỉ đồng, năm 2010 khoảng 87 tỉ đồng và 2011 hơn 16 tỉ đồng. Trước đó, công ty này đã chuyển nhượng một danh sách nhiều tài sản: Tàu chở hàng khô Đông Phong, 2 tàu container chuyên dụng Đông Mai/Đông Du, 2 nền đất ở khu trung tâm Hà Nội và Nha Trang...

CTCP vận tải và thuê tàu biển (Vitranschart), năm 2011 để "giải quyết những khó khăn cấp bách về tài chính" cũng đã phải bán tàu Phương Đông 1 và Phương Đông 3, tàu VTC Star. Tuy nhiên, công ty này vẫn đề xuất trong năm 2012 được bán tiếp tàu VTC Light và tàu Viễn Đông 3, là những tàu có giá trị còn lại và dư nợ ngân hàng thấp để giảm bớt khó khăn.

Rót thêm 100.000 tỉ đồng

Theo đề án Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành GTVT đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Bộ GTVT dự kiến dành 100.000 tỉ đồng đầu tư đội tàu biển. Trong đó từ năm 2012 - 2015 là 30.000 tỉ đồng, đảm bảo tổng trọng tải tàu xấp xỉ 15 triệu tấn với các đội tàu vận tải quốc tế; tổ chức lại các tuyến vận tải và tiến tới làm chủ thị trường vận tải nội địa.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Xuân Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Chủ tàu VN, mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu các hãng tàu trong nước vận chuyển được 30% hàng hóa xuất nhập khẩu của VN, thì Bộ GTVT và các bộ ngành khác phải đưa ra được các giải pháp cho mục tiêu này, chứ không đơn thuần là việc đưa ra bao nhiêu tiền đầu tư mua tàu mới. Quan trọng chỉ cần ít công ty nhưng sống khỏe và sống mạnh ngay trên thị trường của mình. 

PGS-TS Nguyễn Văn Thụ - nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và quản lý GTVT cũng cho rằng, đến hết năm 2011 tổng đội tàu biển của VN mới đạt trọng tải chưa đến 7 triệu tấn. Trong khi hầu hết hàng xuất nhập khẩu của VN do các hãng tàu biển nước ngoài đảm nhận, hãng tàu VN không cạnh tranh được. Theo ông Thụ, vấn đề không phải đầu tư thêm bao nhiêu tiền mà phải thấy chỗ yếu về tổ chức quản lý, năng lực khai thác của các hãng tàu để tập trung vào đó.

 

Mai Hà - Thái Sơn - Anh Vũ

Thursday, May 3, 2012

Khó chọn diễn viên đóng Thạch Sanh, dể tìm người đóng Lý Thông,

Đoàn phim sốt vó đi tìm 'Thạch Sanh'

Khá dễ dàng tìm người đóng Lý Thông, nhưng đạo diễn phim cổ trang 3D lo lắng vì chưa có ứng viên thích hợp vai anh hùng giết chằn tinh. Ở các tuyến nhân vật khác, diễn viên Hiếu Hiền, nghệ sĩ Công Ninh... sẵn sàng góp mặt.
> Đạo diễn Việt làm phim cổ trang 'Thạch Sanh' 3D

Đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu cho biết, hơn một tháng vừa qua, anh và nhà sản xuất nỗ lực tìm kiếm người vào vai chính bộ phim 3D, được anh chuyển thể từ truyện cổ tích cùng tên trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.

Tiêu chuẩn để chọn diễn viên đóng vai Thạch Sanh do đoàn đặt ra là: nam có khuôn mặt hiền lành, tuổi từ 18 đến 25, cao 1,75 m trở lên, ngoại hình đẹp, biết diễn xuất, có phẩm chất đạo đức tốt, đam mê nghệ thuật.

"Chúng tôi tìm kiếm khắp nơi, cast thử vài người nhưng rốt cuộc không chọn được. Người đáp ứng được mặt này lại thiếu mặt khác. Phải nói, tìm được một người vừa có khuôn mặt nhân hậu vừa sở hữu thân hình lực lưỡng và khả năng diễn xuất để vào vai Thạch Sanh quá khó!", đại diện nhà sản xuất phim cho biết.

Thạch Sanh là hình tượng anh hùng đẹp trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.

Thạch Sanh là hình tượng anh hùng đẹp trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.

Đạo diễn chia sẻ, sở dĩ cả đoàn khá lúng túng về việc chọn vai Thạch Sanh vì từ trước đến nay, đây là một hình tượng anh hùng đẹp trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. "Nếu chọn không đúng người có thần thái như thế dễ gây phản cảm với người xem", anh nói.

Ngược lại, với nhân vật phản diện Lý Thông, đoàn phim mau chóng tìm được người thể hiện là diễn viên Đặng Trung Tuấn (nghệ danh Tuấn "Voi"), thành viên của một nhóm cascadeur. Anh đang tham gia vai Tuấn Chó trong phim Nữ sát thủ và từng đóng các phim: Bẫy rồng (vai A Lũ), Những đứa con biệt động Sài Gòn (vai Lượng)...

Diễn viên Tuấn Voi sẽ thể hiện vai Lý Thông.

Diễn viên Tuấn "Voi" sẽ thể hiện vai Lý Thông.

"Nhân vật Lý Thông được xây dựng là con nhà võ nhưng ít khi sử dụng. Tuấn 'Voi' vốn chuyên các vai giang hồ, gian xảo nên phù hợp với vai người cướp công Thạch Sanh", đạo diễn nói.

Từ ngày 5 đến 7/5, tại TP HCM diễn ra các buổi casting diễn viên cho phim cổ trang này. Đạo diễn cho biết, vai Thạch Sanh mở rộng cơ hội cho sinh viên các trường sân khấu - nghệ thuật lẫn bất kỳ gương mặt nam nào đáp ứng được các tiêu chuẩn. Ngoài ra, nhân viên đoàn cũng đi dán bảng tuyển diễn viên tại nhiều địa điểm, các câu lạc bộ thể hình.

Hiếu Hiền chia sẻ, anh cảm thấy rất thú vị khi lần đầu tiên đóng vai hài trong phim cổ trang, chuyển thể từ truyện cổ tích nổi tiếng của Việt Nam.

Hiếu Hiền chia sẻ, anh cảm thấy rất thú vị khi lần đầu tiên đóng vai hài trong phim cổ trang, chuyển thể từ truyện cổ tích nổi tiếng của Việt Nam.

Trong khi vai nam chính gây khó khăn cho đoàn phim thì các tuyến nhân vật khác thu hút các nghệ sĩ tham gia. Hiện nghệ sĩ Công Ninh đã nhận lời vào vai quốc sư trong triều đình, diễn viên Hiếu Hiền, cây hài Duy Phương góp mặt trong vai tướng cướp...

Á hậu Dương Cẩm Lynh và diễn viên Miu Lê cũng nhận lời đến thử vai công chúa. Dương Cẩm Lynh cho biết, dù bận rộn tham gia vai chính trong một phim truyền hình, sau khi đọc kịch bản Thạch Sanh, cô muốn đến buổi casting để tìm cơ hội thể hiện hình tượng mỹ nhân trong dự án điện ảnh ứng dụng nhiều kỹ xảo 3D.

Thoại Hà

Thursday, April 26, 2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chĩa súng vào dân Văn Giang

3.000 công an, bộ đội đối đầu với 2.000 nông dân Hưng Yên

2012-04-23

Vào rạng sáng ngày 24 tháng 4, chính quyền tỉnh Hưng yên đã huy động các lực lượng công an, bộ đội đến cưỡng chế cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan của huyện Văn Giang.

Citizen photo

Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark.

Hỗn loạn

Vào khoảng 5 giờ 30 phút sáng nay, hàng nghìn công an, bộ đội cùng khoảng 40 máy xúc máy ủi đã được huy động đến cưỡng chế cánh đồng xã Xuân Quan, trong sự chống trả quyết liệt của khoảng 2000 người dân của ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao.

Vào lúc 8 giờ 30 sáng, một người dân xã Xuân Quan cho chúng tôi biết tình hình sự việc như sau:

Người dân: Hiện tại bây giờ nó xé lẻ dân ra, đông lắm, khoảng 3000, hơn 3000 thằng, nó mặc toàn quân phục, nó mang mã tấu nó đến để xé lẻ dân ra từng tí một, nó đàn áp nó có khoảng 40 xe, vừa cẩu, vừa máy ủi máy xúc nó đã bắt đầu ủi của dân rồi.

Đông lắm, khoảng 3.000 mặc toàn quân phục, mang mã tấu đến để xé lẻ dân ra từng tí một, nó đàn áp nó có khoảng 40 xe, vừa cẩu, vừa máy ủi máy xúc nó đã bắt đầu ủi của dân rồi.

Một người dân Xuân Quan

Việt Hà: Chị có thể cho biết vụ cưỡng chế bắt đầu từ mấy giờ không?

Người dân: Cưỡng chế là bắt đầu từ 7 giờ 30, nhưng sáng nay lúc đó tôi không nhầm là 5 giờ 30, nó mang một đoàn đến công an, bộ đội mang trang phục, rồi xã hội đen nhiều lắm, nó mang mã tấu, nó đeo chắn ở đằng trước.

Họ đến cản dân, đàn áp dân, đe dân. Dân đuổi chúng nó ra và bảo đất của chúng tôi, chúng tôi chưa bán ruộng, chưa lấy tiền, nhưng bây giờ họ đã bắt 4 hay 5 người của chúng tôi rồi.

Việt Hà: Họ có đánh dân không ạ?

VanGiang-04242012-250
Lực lượng cưỡng chế yêu cầu dân chúng phải rời khỏi cánh đồng. Hình: một nhân chứng gửi RFA

Người dân: Lúc hỗn loạn đó, dân cũng cầm đất đả, thì nó cũng lại cầm đất nó đả lại dân. Nó có mã tấu dùi cui, nó cầm gạch đả dân, rồi cầm cả chai lọ đả dân, nó cầm cả súng.

Nổ súng uy hiếp

Việt Hà: Họ có bắn dân không?

Người dân: Nó chưa bắn, nó toàn bắn lên trời để cho dân sợ.

Việt Hà: Có ai bị thương không ạ?

Người dân: Hiện nay thì dân cũng lùi lại, không ai bị thương nhưng hiện nay có 5, 6 người bị bắt không biết xuống huyện hay tỉnh thì có đánh không tôi không biết. Nhưng người của mình cầm vũ khí thô sơ, cả xăng nữa, rồi nó ném lại thì người của dân bị cháy, cháy hết áo, có người bị bỏng mặt.

Lúc hỗn loạn đó, dân cũng cầm đất đả, thì nó cũng lại cầm đất nó đả lại dân. Nó có mã tấu dùi cui, nó cầm gạch đả dân, rồi cầm cả chai lọ đả dân, nó cầm cả súng.

Người dân Xuân Quan

Người dân địa phương cho biết đến 9 giờ sáng ngày 24 tháng 3, lực lượng của chính quyền đã dồn toàn bộ người dân ra khỏi cánh đồng và các máy ủi, máy xúc đã ủi gần như toàn bộ cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan.

Chúng tôi đã tìm cách gọi điện liên hệ với lãnh đạo xã nhưng không có trả lời.

Cho đến 12 giờ trưa cùng ngày, việc cưỡng chế kết thúc. Xe ủi đã ủi toàn bộ các cây cối, chủ yếu là cây cảnh, của người dân trên cánh đồng. Hiện vẫn chưa xác định được tổn thất về tài sản của người dân là bao nhiêu.

Một nông dân xã Xuân Quan cho biết gia đình chị có hơn 1000 cây cảnh tại cánh đồng vào tối ngày 23 tháng 4 và không thể chuyển hết các cây cảnh này ra khỏi cánh đồng trước cưỡng chế. Chị cho biết giá của mỗi cây khoảng 40,000 đồng. Hầu hết các hộ gia đình cũng đều không thể chuyển kịp các cây cảnh ra khỏi cánh đồng vì không đủ thời gian và cũng không có chỗ chứa các cây này.

Theo thông tin mà chúng tôi nhận được vào trưa cùng ngày, đã có 10 người dân thuộc hai xã Phụng Công và Xuân Quan bị bắt giữ trong vụ cưỡng chế ngày hôm nay.

Chúng tôi đã tìm cách gọi điện liên hệ với lãnh đạo tỉnh Hưng Yên nhưng không có trả lời.

Việc cưỡng chế này đã được tỉnh Hưng Yên thông báo trong cuộc họp báo ngày hôm qua, 23 tháng 4. Việc cưỡng chế được thực hiện căn cứ theo quyết định ký ngày 5 tháng 4 vừa qua của chủ tịch huyện Văn Giang. Người dân Văng Giang và báo chí trong nước cho rằng quyết định này của ủy ban nhân dân huyện Văn Giang là trái pháp luật căn cứ theo nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của chính phủ.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày hôm qua, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên khẳng định không có sai trái nào trong quyết định cưỡng chế này.


Một dân oan biểu tình trước Đại sứ quán VN tại Úc

2012-04-25

Một dân oan mất nhà đất tại Việt Nam biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Australia sang ngày thứ ba tính đến ngày 25 tháng 4. Đó là anh Trương Quốc Việt từ tỉnh Bình Thuận.

Photo courtesy of vietbao

Anh Trương Quốc Việt biểu tình trước sứ quán Việt Nam tại Úc hôm 23/4/2012

Nhiều nỗi oan khiên

Vào tối ngày 25 tháng 4, biên tập viên Gia Minh của Đài Á châu Tự do có cuộc nói chuyện với anh này. Trước hết anh cho biết lý do phải sang tận Australia để biểu tình trước tòa đại sứ Việt Nam.

Anh Trương Quốc Việt: Việc tôi đến đây là bất đắc dĩ mà thôi. Lý do vì gia đình tôi ở Việt Nam bị oan ức rất nhiều: đất đai nhà cửa của dì tôi bị cướp đi, bản thân tôi và dì tôi bị bắt nhốt tù. Không có oan ức, thê thảm gì hơn cảnh mà tôi và dì tôi đã phải gánh chịu.

Chúng tôi đã đi khiếu kiện rất nhiều nơi nhưng không có nơi nào giải quyết hết.

Nhân dịp này tôi muốn nêu trường hợp của mình ra cho mọi người thấy, để mọi người có thể thấy rõ bản chất thực sự của Việt Nam hiện nay như thế nào. Nhân cơ hội này tôi cũng muốn nói với mọi người rằng, chúng tôi không còn gì nữa, chúng tôi phải ra đây để mọi người lấy 'điển hình' của tôi tượng trưng cho tất cả những người dân oan tại Việt Nam hiện nay không có điều kiện để lên tiếng để nói ra.

Gia Minh: Xin ông cho biết gia đình của ông ở đâu và bị Nhà Nước trưng thu trong trường hợp nào?

Đất đai nhà cửa của dì tôi bị cướp đi, bản thân tôi và dì tôi bị bắt nhốt tù. Không có oan ức, thê thảm gì hơn cảnh mà tôi và dì tôi đã phải gánh chịu.

Anh Trương Quốc Việt

Anh Trương Quốc Việt: Nhà dì tôi ở Hàm Kiệm, Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Quá trình sự việc diễn ra từ năm 2000 đến nay, nhưng đỉnh điểm là năm 2009. Lúc đó Nhà Nước ra quyết định thu hồi, cưỡng chế nhà của dì tôi mà không đề bù, hỗ trợ gì hết. Dì tôi và tôi bị bắt nhốt tù và xử với tội danh 'chống người thi hành công vụ'. Dì tôi có hai đứa con mà nhà tan cửa nát không còn nơi ở phải nhờ người này, người kia. Đến nay dì tôi và hai đứa con phải đi lang thang chỗ này, chỗ kia.

Gia Minh: Người ta cho biết lý do cưỡng chế là gì?

Anh Trương Quốc Việt: Họ lấy để làm nhà xưởng sản xuất gỗ của Nhà Nước.

Gia Minh: Quyết định do ai ký?

Anh Trương Quốc Việt: Quyết định cưỡng chế do chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam ký. Họ nói dì tôi ở trên đất lấn chiếm nên không đền bù gì.

Gia Minh: Gia đình đã khiếu kiện đến tận đâu, và được trả lời thế nào?

Anh Trương Quốc Việt: Gia đình tôi khiếu kiện đến tòa án huyện, tòa àn tỉnh, đến trung ương nhưng không nhận được trả lời nào. Tòa án huyện thì nói 'con kiến mà kiện củ khoai'.

Gia Minh: Qua ba ngày ngồi trước tòa Đại sứ Việt Nam ở Úc, ông có được ai đến thăm hỏi gì không?

Anh Trương Quốc Việt: Trong ba ngày ngồi ở đây, có cộng động người Việt tiểu bang, liên bang, ông Nguyễn Thế Phong- chủ tịch Cộng đồng người Việt Úc Châu có đến hỏi thăm tôi. Họ có giúp trong một số việc liên quan đến cảnh sát… Một số người mang cơm, một số người khác giúp nhiều chuyện khác…

Riêng phía Tòa Đại sứ Việt Nam họ chỉ đi ngang và nhìn, không nói gì hết. Có một người ra nói với tôi 'tại sao không về Việt Nam biểu tình mà sang đây ngồi làm gì, ở đây chỉ là một bộ phận nhỏ'. Họ không biết tôi mới ở Việt Nam qua. Tôi nói với người phụ nữ đó là tôi mới ở Việt Nam qua; tôi đã đòi hỏi nhiều mà Việt Nam không ai trả lời nên phải qua Úc làm như thế này. Người đó không xưng tên, tuổi và nói chỉ qua Úc mới mấy ngày thôi.

Gióng lên tiếng nói dân oan

Gia Minh: Ông còn thân nhân ở Việt Nam, và trong những ngày qua ông có biết họ gặp trở ngại gì không?

Anh Trương Quốc Việt: Trong ba ngày qua, tôi không có thông tin gì từ Việt Nam hết. Tuy nhiên, tôi nghĩ việc tôi làm đây không phải riêng cho bản thân tôi, mà tôi muốn nói là tại Việt Nam có rất nhiều dân oan muốn lên tiếng nói để mọi người nhìn thấy nhưng không có điều kiện. Tôi nghĩ việc tôi làm nếu gia đình tôi biết họ sẽ thông cảm cho tôi.

Còn việc gia đình tôi bị phía chính quyền làm 'khó' là chắc chắn nhưng đến bây giờ tôi chưa có thông tin gì hết.

Gia Minh: Ngoài việc muốn gióng lên tiếng nói, ông còn mong muốn gì nữa trong những ngay sắp đến?

Ở đây tôi ngồi 'biểu tình', cảnh sát Úc và mọi người đến hỏi thăm vui vẻ; còn nếu mà tôi ngồi ở Việt Nam có thể tôi đã' ăn cơm tù' rồi chứ không phải ngồi mà nói chuyện cho quí vị nghe.

Anh Trương Quốc Việt

Anh Trương Quốc Việt: Mong muốn của một người dân là tôi muốn đòi hỏi có công bằng, lẽ phải… đúng nghĩa của một người dân. Không cần 'cao sang' quá hay đòi hỏi nhiều quá, nhưng tại Việt Nam là một người dân tôi không có quyền gì hết, không có tiếng nói. Ở đây tôi ngồi 'biểu tình', cảnh sát Úc và mọi người đến hỏi thăm vui vẻ; còn nếu mà tôi ngồi ở Việt Nam có thể tôi đã' ăn cơm tù' rồi chứ không phải ngồi mà nói chuyện cho quí vị nghe.

Tôi mong những người Việt Nam ở nước ngoài nên có hành động, việc làm để giúp những người trong nước đang gặp những hoàn cảnh khó khăn như tôi hay như những người khác mà quí vị từng biết.

Gia Minh: Chân thành cám ơn những chia xẻ của ông với quí thính giả  của Đài Á Châu Tự Do.

Theo dòng thời sự:

Wednesday, April 25, 2012

Bộ Giao thông: 10 ngàn tỷ để xây trụ sở !!!

Kinh tế 24h

Đề án Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa được Bộ trưởng Đinh La Thăng ký phê duyệt.

Kinh phí để thực hiện đề án này lên đến 223.790 tỉ đồng cho giai đoạn từ nay đến năm 2020. Ở đây cũng cần phải nói rõ, nội dung đề án chỉ giới hạn trong các cơ quan và doanh nghiệp thuộc quyền chủ quản của Bộ GTVT.

Danh mục đầu tư trong khuôn khổ đề án gồm 12 nhóm nội dung, từ xây dựng trụ sở làm việc, thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho đến mua sắm trang thiết bị, phát triển đội tàu biển, máy bay và đào tạo nguồn nhân lực.

Một trong những nội dung đầu tiên trong danh mục là xây dựng nhà làm việc cho các cơ quan, đơn vị của bộ và trực thuộc Bộ GTVT. Tổng kinh phí dự chi cho phần này 10.998 tỉ đồng và hầu hết sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2012-2015.

Trong đó, đầu tư trụ sở cho khối văn phòng bộ 1.000 tỉ đồng và các tổng cục, cục trực thuộc 3.118 tỉ đồng để trụ sở làm việc đạt tiêu chuẩn hiện đại.


Bên cạnh đó, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và quản trị doanh nghiệp sẽ tiêu tốn 470 tỉ đồng.

Khoản chi lớn nhất trong đề án này là phát triển đội tàu biển cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), với 100.000 tỉ đồng để "phục vụ CNH - HĐH". Theo đề án, từ nay đến năm 2015, dự kiến chi 30.000 tỉ đồng để mua thêm 67 con tàu, gồm 48 tàu chở hàng khô, 14 tàu container và 5 chiếc tàu chở dầu để bảo đảm đến năm 2015 có đội tàu với tổng trọng tải ít nhất 15 triệu tấn.

Đề án không phân tích tính khả thi cũng như hiệu quả kinh tế của chủ trương đầu tư đội tàu này, nhất là trong bối cảnh ngành vận tải biển nói chung đang lao đao vì thua lỗ, nhiều công ty tư nhân đã phải bán tàu để trả nợ. Từ năm 2016-2020 sẽ đầu tư tiếp 70.000 tỉ đồng để sắm thêm 95 con tàu, trong đó có 50 tàu chở hàng, 25 tàu container và 20 tàu chở dầu.


Khoản chi lớn thứ hai là 80.083 tỉ đồng để phát triển đội máy bay của hàng không Việt Nam, trong đó giai đoạn 2012-2015 chi 43.838 tỉ đồng và năm năm tiếp theo 36.245 tỉ đồng. Với khoản đầu tư trên, đến năm 2020 Vietnam Airlines sẽ có 171 máy bay, trong đó 70 chiếc thuộc sở hữu của Vietnam Airlines và còn lại là máy bay thuê.

Đề án cũng nêu rõ danh mục các loại máy bay Vietnam Airlines sở hữu và thuê, gồm Boeing 787-9, Boeing 777, các loại Airbus A350, A321 và A320, ATR72-200, Fokker 70. Cũng như trong lĩnh vực tàu biển, đề án này không phân tích rõ các yếu tố thị trường, hiệu quả kinh tế của chương trình đầu tư này.

Khối doanh nghiệp công ích cũng sẽ được đầu tư khá nhiều, đến 15.379 tỉ đồng. Số tiền này tập trung cho ba doanh nghiệp là Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Đảm bảo an toàn Hàng hải miền Bắc và Tổng công ty Đảm bảo an toàn Hàng hải miền Nam.

Về giải pháp vốn, Bộ GTVT dự kiến ngân sách nhà nước sẽ chi 20.000 tỉ đồng cho các chương trình đầu tư phần mềm, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý, trụ sở làm việc của cơ quan quản lý nhà nước, đầu tư cho các công trình và dịch vụ công ích.

Số còn lại huy động từ vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, ODA và huy động từ xã hội. Ngoài ra, Bộ GTVT còn đề nghị Chính phủ hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi, tạo cơ chế thuận lợi về thuế, nhân lực để giúp thực hiện CNH - HĐH theo nội dung của đề án.

(Theo TBKTSG)
* Xin bạn vui lòng

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty