TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, July 31, 2010

Sai phạm thô bạo tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang:

          Hàng ngàn người dân xuống đường…

                   "Đả đảo bọn cướp ngày"

                

 Kỷ niệm 63 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7-2010, hàng ngàn người dân trên địa bàn phường Phước Long, TP.Nha Trang đã xuống đường kéo Cờ Tổ quốc, căng băng rôn, biểu ngữ có dòng chữ "Đả đảo bọn cướp ngày; Đả đảo Lê Thị Mai Loan – Chủ tịch UBND phường Phước Long ăn bẩn làm bậy; Đả đảo dự án ma làm dân đói; Trả lại sân trường học cho các em học sinh…" đồng thời la lối om sòm làm náo loạn cả một khu phố ngay trước cổng trụ sở UBND phường Phước Long, TP.Nha Trang, nhằm đả đảo bọn cướp đất, đập phá tài sản của dân; cũng như đòi lại Bằng Tổ quốc ghi công các gia đình Liệt sĩ. Đồng thời, cung cấp thêm cho Đoàn Thanh tra Chính phủ nhiều đơn tố cáo chính quyền TP.Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa "ăn bẩn làm bậy" tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, ngay khi Đoàn Thanh tra đang làm việc tại UBND phường Phước Long, theo Quyết định của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh.

 

                  "Đả đảo bọn quan tham ăn bẩn làm bậy"

 

 Đây là những nội dung tố cáo của đông đảo người dân bị cướp đất tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nội dung đơn tố cáo được lược trích tóm tắt như sau: Để bảo vệ 49 ha đất do UBND tỉnh Khánh Hòa giao trái pháp ngày 10-6-2004. Chính vì vậy, sau hơn 4 năm

 (2004-2008) không triển khai thực hiện dự án (do không có khả năng tài chính), nên Xí nghiệp Tư nhân Lâm Khánh (do ông Nguyễn Văn Khải làm giám đốc) phải trả cho bà Lê Thị Mai Loan - Chủ tịch UBND phường Phước Long 1 triệu đồng/tháng để giữ đất. Điều này được thể hiện cụ thể tại hợp đồng số 15/XN ngày 11-11-2006 được ký kết giữa Xí nghiệp Tư nhân Lâm Khánh với Chủ tịch UBND phường Phước Long. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật (nhận hối lộ – tham nhũng – ăn bẩn làm bậy) của bà Lê Thị Mai Loan - Chủ tịch UBND phường Phước Long - được quy định chi tiết tại Điều 40 của Luật phòng chống Tham nhũng – do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29-11-2005. Chính vì hành vi "ăn bẩn làm bậy" này của Chủ tịch phường Phước Long, nên kể từ năm 2004 đến nay, tất cả những hộ dân nào xây dựng nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng heo, chuồng bò, chuồng gà… đều bị chính quyền của bà Loan kéo quân đến đập phá, hủy hoại tài sản của dân để giữ đất bất hợp pháp cho ông Nguyễn Văn Khải. Xuất phát từ việc "ăn bẩn làm bậy" của chính quyền nêu trên, nên hậu quả là hàng ngàn ngôi nhà của các hộ dân đã bị chính quyền đập phá, hủy hoại tài sản một cách vô nhân đạo, bất chấp pháp luật, miễn là tiền cứ chảy vào túi các quan chức, mặc cho người dân sống trong cảnh lầm than cơ hàn dưới trời mưa, nắng do không có nhà để ở (!?)                                                                                                                                                                      

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

   Thế nhưng, tại các diễn đàn hay cuộc họp HĐND phường, bọn quan tham này cứ rêu rao trước dân chúng rằng: "đây là một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân…" Thật là mỉa mai và xảo quyệt, một tập đoàn tham nhũng chuyên đi cướp tài sản đất đai của dân thông qua cái gọi là dự án đầu tư, sau đó bán lại cho tư thường với giá cao để làm giàu bất chính, nếu người dân nào đứng ra bảo vệ tài sản chính đáng của mình thì sẽ bị cảnh sát bắt giam ngay với cái tội được gọi là "chống người thi hành công vụ". Vậy mà họ vẫn trơ trơ cái mặt thớt và há hốc miệng nói láo rằng đây là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân (!?)

 

          Đòi lại Bằng Tổ quốc ghi công gia đình Liệt sĩ đã bị… "cướp"

 

    Khi bị bọn quan tham cưỡng chế cướp đất của dân ngày 25-11-2009, nhiều người dân đã phải ôm các tấm ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bằng Tổ quốc ghi công các anh hùng Liệt sĩ… để chứng minh là gia đình có công với cách mạng, nhằm tìm kiếm một chút liêm sĩ của bọn quan tham… Nhưng tất cả đều vô vọng và đều bị cướp hết, thậm chi có những tấm Bằng Tổ quốc ghi công của các gia đình Liệt sĩ còn bị bọn chúng đập xuống đất làm bể nát toàn bộ tấm kính của khung ảnh. Đơn cử như tấm Bằng Tổ quốc ghi công gia đình Liệt sĩ của bà thái Thị Tiễn (83 tuổi), thường trú tại số nhà 28/3 đường Phước Long, phường Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, là Mẹ của Liệt sĩ Bùi Văn Cẩn – do nguyên Cố Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký ngày 13-8-1978 cũng đã bị bọn cướp ngày cướp giật ngay trên mảnh đất xương máu của bà gia đình. Ngoài ra, còn lại toàn bộ băng rôn, cờ tổ quốc… cũng bị lực lượng cảnh sát tịch thu với cái gọi là xung vào công quỹ Nhà nước (!?)

 

   Ngay sau khi được sự can thiệp của Đoàn Thanh tra Chính phủ – Phòng Thương binh xã Hội TP.Nha Trang đã có Giấy mới (Khẩn) mời bà Thái Thị Tiễn đến nhận lại Bằng Tổ quốc ghi công gia đình Liệt sĩ tại Phòng Thương binh xã hội TP.Nha Trang, do đã bị lực lượng cảnh sát thu giữ khi cưỡng chế ngày 25-11-2009 (!?)     

                                                         

Chứng kiến cảnh đông đảo người dân kịch liệt lên án và đả đảo bọn "quan tham ăn bẩn làm bậy" tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi vô cùng xót xa và nhục nhã cho một chính thể khi tồn tại những tập đoàn tham nhũng và cướp ngày tại Việt Nam(!?) 

                                                                                                                                                 

                                   Bà Thái Thị Tiễn 83 tuổi – đang ôm Bằng Tổ quốc ghi công

                      gia đình Liệt sĩ - nhưng sau đó bị cảnh sát cướp giật ngày 25-11-2009                                              

                                                                                                                                   

Bình luận của: Bích Ngọc                                                              

                         

VIỆT NAM MỖI THÁNG TRẢ TIỀN LỜI ODA BAO NHIÊU CHO PHÍA NHẬT

 Theo thông tin từ Đại sứ quán Nhật bản trên văn bản ngày 19 tháng 11 năm 2009 thì số tiền chính phủ Nhật cho Việt nam vay ODA nhằm mục đích xóa nghèo và viện trợ khẩn cấp cho Việt nam trong tài khóa 2009 là 549 ức yên (1 ức =100,000,000 yen ) tức 54900000000 yen với lãi tức 1.2% và lãi tức Yen biến động LIBOR (lãi tức biến động tùy theo thời giá thay đổi 6 tháng của thị trường London) trong 30 năm.

 Tôi thử dùng hàm số PMT của Excel tính thử xem mỗi tháng VN phải trả tiền lời cho Nhật bao nhiêu thì rất là bất ngờ . Mỗi tháng người dân VN phải trả cho Nhật bản khoảng 667 triệu yên tiền lời . Tiền lời mỗi tháng này dư sức xây một trường đại học. Vậy thì chính phủ  Vn đâu có nghèo.  

Friday, July 30, 2010

Chỉ có ở Việt Nam

Thứ Tư, 28/07/2010 11:07 (GM

Tôi định đặt tên bài viết này là "Người Việt gian dối", nhưng vốn nhát gan, sợ bị phê bình, dù vậy, xin bạn đọc lượng thứ, nội dung những dòng này không thể không nói đến sự gian dối của người Việt mình, mà cũng chỉ đề cập sự gian dối "vặt vãnh", nhỡn tiền hằng ngày.

Tỷ như...

Mấy năm trước, thấy tôi buồn xo khi mua ba kilôgam cua bán bên lề đường gần trạm thu phí xa lộ Hà Nội, về nhà cân lại chỉ còn 2,2kg, tháo hết dây buộc, cân lần nữa, còn 1,2kg, tức phải trả tiền cho 1,8kg "cua ảo", trong đó dây trói cua đã chiếm đúng 1kg, một đồng nghiệp ở Báo Cà Mau hứa dẫn tôi đi xem cách làm dây trói cua ở quê anh, rồi động viên tôi, ông mà tận mắt thấy công nghệ ấy thì không còn buồn cho việc bị cân thiếu nữa mà có thể rầu đến hết đời!

Cua bán ngoài thị trường thường được cột nhiều dây, nhúng nước để tăng cân - Ảnh SGGP
Tại thị trấn Hộ Phòng, ngay cả anh bạn đồng nghiệp cũng thêm một lần ngạc nhiên, huống chi là tôi. Cái thị trấn nhỏ bé, vô cùng luộm thuộm bị một đoạn quốc lộ 1A cắt qua này, quả đúng có một loại công nghệ độc nhất vô nhị trên thế giới: công nghệ sản xuất dây trói cua!

Từng bó bàng tươi được rải trên quốc lộ cho xe qua lại làm dập, đỡ mất công giã như người ta vẫn giã bàng đan đệm, xong, được tẩm dầu nhớt - loại dầu xe thải ra, rồi rắc cát lên cho xe lu lăn. Cái xe lu cũng lạ, máy kéo thì dùng máy có công suất nhỏ, cái trục lu cũng nhỏ, bằng bê tông cốt thép, tròn vo, xù xì, nặng khoảng trăm kilôgam, để chạy tới chạy lui cán cho hạt cát dính vào dây bàng, trên nền nhà ở. Hộ Phòng nhà liền nhà, toàn nhà ống, nên sáng chế ra cái xe lu như thế là rất tiện lợi.

Dầu nhớt và cát được bổ sung nhiều lần, đến khi sợi bàng hết dính nổi, tức tăng trọng tối đa, mới thôi. Từng bó bàng nặng chĩu được máy xe sợi (cũng có một không hai) bện thành dây, to cỡ ngón tay cái người lớn, từng tấn dây này được đưa đi bỏ mối cho các vựa cua, hoặc có người đến lấy sỉ. Hộ Phòng lúc đó có khoảng chục hộ chuyên sản xuất loại dây "đặc biệt đặc sản" này, cung ứng cho khắp miền Nam, nhiều nhất là TP.HCM.

Đến đây thì quý bạn đọc biết vì sao tôi buồn khi phải trả quá nhiều tiền cho cua ảo. Ba kilôgam mà dây trói đã chiếm đến một phần ba, càng cho thấy, không có công nghệ sản xuất loại dây bàng như vừa kể thì cua không thể "tăng trọng" khủng khiếp như vậy!

Tỷ như...

Tôi là dân rượu đế, uống rượu phải mua bằng can chứ không dùng lít. Có lần tôi mua một can 5 lít rượu Bàu Đá nổi tiếng đãi bạn, bạn tôi khẳng định, chỉ có bốn lít rưỡi. Tôi chỉ con số dập nổi trên can nhựa, cãi, ông coi cho rõ đi, rành rành có chữ "5 lít". Bạn tôi hình như cũng là người chuyên đổ can nhựa... thiếu, nói không thể bác, ông muốn can 4 lít mà dung tích thật 3 lít 2, can 2 lít nhưng thực chất chỉ 1 lít 6 hoặc 1 lít 4, tôi bán cho, bao nhiêu cũng có.

Ra chợ cũng thế, đố ông mua can đủ lít. Tôi thắc mắc, mắc mớ chi mà người làm ra cái can phải bớt dung tích, bạn tôi nói có hai ý tưởng ăn gian gặp nhau: người đặt làm can muốn bớt thứ đựng trong đó, người làm can kiếm được chút nguyên liệu, ít một, nhưng cộng dồn thì bộn, lâu dần trở thành đơn vị đo lường chỉ có nước Việt Nam mới có. Hèn chi mấy chục năm qua, không bao giờ tôi mua rượu, mua xăng, mua nước mắm...đủ lít, đủ xị.

Tỷ như...

Tôi có một bài báo hay đáo để mà tổng biên tập không duyệt đăng, có lẽ ông nghi tôi nói quá. Nhân đây, tôi... lén ổng trích một đoạn, nhưng nêu tên tắt một công ty lớn.

Phòng văn của tôi mấy chỗ bị bong gạch lót nền, không tìm được gạch cùng tên, tôi mua hai thùng gạch có thương hiệu nổi tiếng, thuê anh thợ đang xây nhà bên cạnh lát dùm. Vừa thấy thùng gạch men của Công ty A, anh thợ phán, chịu xấu à nghen. Hình như biết tôi không hiểu, anh thợ lại nói, mấy mét vuông nền nhà phải lát lại không thể đẹp như cũ, bởi gạch anh mua không đủ kích cỡ.

Tôi biết có những tiêu chuẩn không thấy văn bản pháp luật nào ghi, nhưng cả thế giới phải theo, như vành xe đạp loại 650 thì nhất khoát phải là 650cm đường kính, đại bác 105 ly thì nước nào cũng sản xuất y chang vậy, gạch lát nền nhà thì có nhiều cỡ, như 10x10, 10x20, 20x20, 30x30cm... nên không tin lời anh thợ hồ.

Đúng là gạch thiếu thước tấc nên chỉ mấy mét vuông, phải trét thêm hai bề mỗi bề 2cm xi măng trắng, cái nền nhà mới liền lạc. Nói là liền lạc nhưng gạch men cũ và mới xa nhau như vậy thì quá xấu.

Để biết chính xác vì sao có khoảng hở ấy, tôi dùng một loại thước chính xác nhất để đo thì thấy gạch 30x30cm như ghi ngoài thùng của Công ty A, nhưng mỗi viên gạch thiếu mỗi chiều 3mm, tức mỗi viên thiếu 9mm2, không nhiều, nhưng hãy nhân cho 3.000 viên, 30.000 viên, 3 triệu viên... thì nhà sản xuất bớt được bao nhiêu vật tư, bao nhiêu tiền điện, tiền nước?

Tỷ như...

Xin lỗi, cả đời văn, cũng không sao kể hết những chuyện mà chỉ nước nhà mới có!
 


PHƯƠNG HÀ

Thói quen gian dối của các nhà sản xuất Việt Nam Thói quen gian dối của các nhà sản xuất Việt Nam làm ảnh hưởng đến cả dân tộc. Một dân tộc Việt hàng ngày sống trong môi trường gian dối nên dần cảm thấy cái gian dối là cái bình thường còn cái bình thường bỗng dưng trở thành gian dối.

Ví dụ như tôm xuất khẩu tiêm thêm tạp chất cho nặng, mực hoặc cá đông lạnh thì trước khi đông lạnh cũng phải ngâm nước thật nhiều để khi đông lạnh cân kg thì sẽ nặng hơn.

Còn con người thì những ví dụ gần đây đã thấy: gian dối trong học vấn (bằng tiến sỹ dỏm), gian dối văn hóa (đạo nhạc, ngay cả đạo văn trong đề thi tiếng Anh đại học), gian dối về chính trị (cái này thì các bạn tự quan sát sẽ thấy), gian dối về kinh tế (báo cáo láo của Vinashin).

Nói chung cái gì bây giờ mỗi khi ra đường muốn tìm cái thật cái chân chính thì đỏ cả con mắt còn cái giả dối thì đầy đường. Ngay cả ăn xin cũng còn giả mà.
Người Sài Gòn gởi ngày Thứ Năm, 29/07/2010 16:16 (GMT+7)
PHAN HOI MÌNH THÌ KHÔNG DÁM CHẮC LÀ Ở NƯỚC NGOÀI KHÔNG CÓ NHƯNG DÁM CHẮC LÀ KHÔNG CÓ NHIỀU NHƯ Ở VIỆT NAM. MÌNH CẢM THẤY CÀNG NGÀY CÀNG NHIỀU NGƯỜI VÌ CHẠY THEO LỢI NHUẬN VÌ, VÌ BẢN THÂN MÌNH MÀ TẠO NÊN MỘT HÌNH ẢNH KHÔNG ĐẸP TRONG MẮT NGƯỜI VIỆT NÓI CHUNG VÀ NƯỚC NGOÀI NÓI RIÊNG. LUONG HOANG KHANH gởi ngày Thứ Năm, 29/07/2010 11:23 (GMT+7)

RFI: Kim Jong Il chuyển tiền cất giấu cho con trai


(Reuters)
Tú Anh

Theo một đài phát thanh Hàn Quốc, lãnh đạo miền Bắc Kim Jong-Il trong tình trạng sứ khỏe suy yếu , đã chuyển hết tài sản riêng cho Kim Jong Un, người con trai kế vị. Nhân vật lãnh trách nhiệm chuyển ngân bí mật này là nhà ngoại giao Ri Chol mới bị cách chức đại sứ tại Thụy Sĩ.

Theo bản tin của chương trình phát về phía bắc vĩ tuyến 38, đài Open Radio cho biết đại sứ Ri Chol là người tín cẩn của gia đình Kim Jong-Il và có nhiệm vụ quản lý tài sản mật của lãnh đạo Bắc Triều Tiên cất giấu tại nước ngoài.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Kim Jong Il chuyển giao tài sản lại cho con trai 27 tuổi Kim Jong Un ? Theo giới phân tích được hãng tin AFP trích dẫn nêu ra hai lý do : thứ nhất là vì lý do tình hình kinh tế đang khó khăn và thứ hai là quốc tế siết chặt các biện pháp cấm vận.

Một số chuyên gia nhận định là nhân Đại hội đảng Lao động Bắc Triều Tiên vào tháng 9 tới, Kim Jong-Un sẽ được chính thức thông báo lên thay cha.

Giám đốc tình báo Hàn Quốc Won Sei Hoon nói rằng đích thân lãnh đạo Kim Jong Il, trong điều kiện sức khỏe suy kém, chỉ đạo tiến trình cha truyền con nối.

Khu phố mũi… liệt

SGTT.VN - Sống chung với rác và nước rác quanh năm nên bà con sống ở đây tự phong cho mình là dân "khu phố mũi liệt"!

Nước ngập hoà với nước rác tấn công ở khu phố 7. Ảnh: Lê Quỳnh

Không có hệ thống thoát nước nên đã từ lâu, cả ngàn hộ dân ở khu phố 7 (phường Hiệp Bình Chánh quận Thủ Đức) đã quá quen và cũng quá ngán cái cảnh chỉ một cơn mưa nhỏ là nước mưa trộn với nước rác hôi thúi từ trạm rác trung chuyển (công suất khoảng 90 tấn rác/ngày) lại tràn vào nhà.

Trưa 23.7, trời nắng nhưng một đoạn dài của đường Hiệp Bình có chỗ ngập tới gần đầu gối – hậu quả của cơn mưa không quá lớn vào chiều hôm trước. Màu nước đen thẫm, bốc mùi hôi đến nghẹt thở. Bô rác trung chuyển nằm trong vùng nước ngập vẫn hoạt động ầm ầm, xe rác ra vô tấp nập. Hàng trăm loại rác trộn lẫn trong nước. Nước ngập không thoát đi đâu được, tràn ngược vào khu dân cư. Anh Trần Thà, một người bán trái cây trên đoạn đường này, khổ sở nói: "Sáng, trưa, chiều, tối lúc nào cũng nghe mùi rác nên riết mũi tụi tui liệt hết, không còn nghe mùi thúi hôi gì nữa chứ người lạ tới đây ai cũng bịt mũi, thậm chí muốn ói".

Sống ở khu phố 7 hơn 10 năm, ông Trần Quốc Cường chứng kiến bô rác trung chuyển này được người ta sửa chữa nhiều lần nhưng mùi hôi thúi vẫn không bớt, cũng chẳng thấy có hệ thống xịt khử mùi. Khu chợ tạm bợ ngay sát bô rác đã hoạt động 10 năm nay cũng là một điểm gây mất vệ sinh, là nguy cơ gây dịch bệnh. Ông Cường cho biết cách đây không lâu trong khu phố có ba ca sốt xuất huyết. Còn người dân nếu không ho hen thì cũng thường mắc bệnh về da, tiêu chảy. Chưa kể, đã vào mùa mưa, người dân trong khu phố 7 cũng như khu phố 6, 8 lân cận thường xuyên phải lội bì bõm trong nước mỗi lần đi lại. Bà Trần Thị Dung, trưởng ban khu phố 7 cho biết đã kiến nghị chính quyền làm cống thoát nước và tạm thời dừng đổ rác tại trạm này cho đến khi có hệ thống thoát nước nhưng đến nay, mọi việc vẫn y như cũ!

Trao đổi với PV Sài Gòn Tiếp Thị, ông Trần Quang Hải, chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh cho biết phường đã nhiều lần kiến nghị quận làm hệ thống thoát nước trên đường Hiệp Bình nhưng chưa thấy trả lời. "Vừa qua, dân "kêu" quá, phường đã cho máy tới đào rãnh để thoát nước tạm nhưng không ăn thua", ông Hải nói.

Theo bà Trần Thị Hạnh, phó chủ tịch UBND quận Thủ Đức, phòng Quản lý đô thị quận đã phối hợp với phường khảo sát tuyến đường Hiệp Bình để xem xét kết nối hệ thống thoát nước tại đây trong thời gian tới. Bà Hạnh cũng cho biết UBND quận đã giao UBND phường tìm địa điểm để giải toả, di dời khu chợ cạnh bô rác nhằm giảm thiểu ô nhiễm. "Riêng bô rác, chúng tôi không thể chuyển đi đâu được vì đây là trạm trung chuyển rác lớn nhất hiện nay của quận. Chúng tôi chỉ có thể tìm điểm mới làm thêm điểm trung chuyển để giảm bớt lượng rác tập trung tại đây", bà Hạnh nói.

Lê Quỳnh

Lấy ý kiến dân Saigon lo chuyện của dân Hà Nội ???

86,39% ý kiến người dân TP.HCM đồng ý với quy hoạch Hà Nội

* Hà Nội đã có kế hoạch chống ngập đến năm 2050

Người dân đang xem mô hình quy hoạch Hà Nội.

SGTT.VN - Bộ Xây dựng vừa có bản tổng hợp ý kiến góp ý của người dân TP.HCM tại triển lãm "lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch chung Hà Nội" tổ chức TP.HCM từ ngày 27.6 đến 4.7.2010 đề báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, có 86,39% trong tổng số người đến triển lãm đã đồng ý với các nội dung của đồ án và chỉ có 13,61% trong tổng số người đến triển lãm còn có ý kiến góp ý bổ sung hoặc có ý kiến chưa thực sự đồng ý.

Theo Bộ Xây dựng, hầu hết các ý kiến đều đồng tình với ý tưởng quy hoạch Hà Nội thành một Thủ đô lớn xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại với cấu trúc 1 đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh, phát triển mạnh về phía Tây. Quy hoạch chung (QHC) Hà Nội đã tiếp cận theo hướng nghiên cứu phát triển đô thị gắn với bảo tồn hệ sinh thái cây xanh và mặt nước. Đặc biệt đã quan tâm đến các giải pháp hạ tầng kỹ thuật/xã hội khá hoàn chỉnh cũng như đưa ra chiến lược gìn giữ 70% đất hành lang xanh và dành 30% đất còn lại cho phát triển đô thị.

Tuy nhiên, còn một số ý kiến cho rằng không nên tăng qui mô dân số của Hà Nội, không nên xây dựng nhiều nhà cao tầng trong khu vực trung tâm dẫn đến gia tăng hoạt động của dân cư, ùn tắc giao thông và hạ tầng kỹ thuật quá tải. Không gian trung tâm Hà Nội cần gìn giữ bản sắc riêng của Thủ đô - những hình ảnh đã đọng trong tâm trí của người dân miền Nam đối với Hà Nội, như khu phố cổ với Hồ Gươm hay Quảng trường Ba Đình với Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các công trình quan trọng lịch sử khác.

Về quy hoạch giao thông một số ý kiến cho rằng quy hoạch chung Hà Nội cần tập trung trước hết cho các giải pháp giao thông đô thị tại khu vực trung tâm. Đề xuất một số tuyến đường trên cao để giải quyết vấn đề ách tắc giao thông là cần thiết. Cần chú ý đến hình thức kiến trúc cho hệ thống này để không làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.

Về bảo tồn di sản, các ý kiến cho rằng qui hoạch chung Hà Nội đã có các nghiên cứu về bảo tồn các yếu tố văn hóa truyền thống của Hà Nội. Yếu tố về cảnh quan thiên nhiên: rừng, sông hồ...đã được xem xét khai thác hợp lý và đề xuất khá đầy đủ các giải pháp bảo vệ. Các yếu tố này sẽ tạo nên bản sắc của đô thị Hà Nội hiện nay cũng như trong tương lai. Tuy nhiên đối với khu vực có hồ, cần quy định không xây dựng các công trình cao tầng ven hồ, đặc biệt là hồ Tây và cần có thêm các biện pháp bảo tồn hệ sinh thái vùng nông thôn và kiến trúc cổ, truyền thống của nông thôn; cần cân nhắc việc cho phép xây dựng nhà cao tầng bên cạnh các biệt thự có giá trị, vì các công trình cao tầng sẽ có thể làm ảnh hưởng đến không gian đồng nhất của khu vực trung tâm Hà Nội.

Ngoài ra, ý kiến đóng góp cho rằng cần duy trì trung tâm chính trị, hành chính tại khu vực Ba Đình, Mỹ Đình, Mễ Trì.

* Ngày 28.7, thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn đã có văn bản gửi đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, giải thích một số nội dung về qui hoạch chung xây dựng Thủ đô. Theo đó, để giải quyết dứt điểm vấn đề ngập úng cho đô thị, Đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã nghiên cứu phân Hà Nội thành 8 vùng bảo vệ cho hệ thống các sông có đê gồm sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Bùi, sông Tích, sông Đáy và sông Mỹ Hà.

Quy hoạch cũng đã thống nhất được mức đảm bảo phòng chống lũ, như khu vực nội thành đảm bảo chống lũ 500 năm, khu vực khác trong phạm vi sông Hồng, sông Đuống đảm bảo chống lũ 300 năm, sông Cầu đảm bảo chống lũ 100 năm. Theo đó cũng đã đề xuất chỉ giới thoát lũ cho các sông chính có đê và giải pháp thực hiện cho từng tuyến sông trên địa bàn.

Với đô thị trung tâm phân thành 2 lưu vực chính phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng gồm 7 lưu vực phụ để tính toán chi tiết nhu cầu tiêu thoát, khống chế cao độ nền đảm bảo tần suất tính toán. Ngoài xây dựng bổ sung các công trình đầu mối thoát nước như trạm bơm tiêu thoát, cần nạo vét đảm bảo thông thoáng hệ thống kênh tiêu chính, bổ sung các hệ thống cống thoát theo tiêu chuẩn quy định.

H.Lực - T. Quang - Lệ Hà

Fitch Ratings hạ mức tín nhiệm nợ của Việt Nam

* ADB: tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn rất lạc quan (ac ac ac ac )

SGTT.VN - Fitch Ratings, tổ chức quốc tế chuyên đánh giá thị trường nợ thế giới, vừa hạ mức tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam xuống một bậc, từ mức BB- xuống B+ cho các khoản nợ dài hạn bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam, và giữ mức tín nhiệm cho nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ của Việt Nam ở mức B.

Theo Fitch Ratings, hệ thống ngân hàng Việt Nam rất dễ tổn thương trước những căng thẳng mang tính hệ thống. Ảnh minh hoạ. Ảnh: L.H.T

Bà Ai Ling Ngiam, giám đốc nhóm đánh giá nợ quốc gia khu vực châu Á của Fitch, trong một báo cáo công bố ngày 28.7.2010, cho rằng: "Mức tín nhiệm tín dụng quốc gia của Việt Nam giảm đi trong bối cảnh các nguồn tài chính bên ngoài yếu đi. Nhu cầu về vốn nước ngoài tăng trong khi chính sách vĩ mô không nhất quán, nền kinh tế bị đô la hóa cao độ và hệ thống ngân hàng yếu."

Trong quý 2, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích lũy thêm ngoại tệ vào dự trữ ngoại hối quốc gia bằng các công cụ nợ ngoại tệ phát hành trong nước. Mặc dù vậy, Fitch cho rằng dòng vốn ròng dài hạn vẫn không đủ để bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai, được dự báo là ở mức trên 10% của GDP trong năm nay.

Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề "thâm hụt kép", vừa thâm hụt ngân sách (ở mức 8,7% trong năm ngoái và theo dự báo của Fitch là 8,6% trong năm nay), và thâm hụt cán cân thanh toán. Chính phủ dựa vào việc phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước để bù đắp vào khoản thâm hụt này, việc này được cho là tạo ra những rủi ro về tỷ giá. Tổ chức này dự báo tổng nợ của khu vực tư nhân có thể lên tới 115% của GDP trong năm 2010.

Tổ chức này cho rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam rất dễ tổn thương trước những căng thẳng mang tính hệ thống. Thị trường trong nước dễ bị sốc dẫn đến việc dòng tiền chuyển sang vàng và đô la Mỹ.

Mặc dù vậy, Fitch cho rằng những yếu tố nền tảng của Việt Nam vẫn được hỗ trợ bởi sự ủng hộ của các chủ nợ đơn phương và đa phương, cũng như sự tăng trưởng đáng kể của thu nhập bình quân đầu người kể từ khi có chính sách Đổi mới.

Ngay sau khi mức đánh giá này được đưa ra, ngân hàng Phát triển châu Á cho biết họ ngạc nhiên về mức đánh giá khắt khe này. Ông Ayumi Konishi, giám đốc ADB trả lời hãng Reuters rằng: "Chúng tôi rất ngạc nhiên trước thông báo mới đây của Fitch, vì góc nhìn của chúng tôi về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay là rất lạc quan."

Lan Anh

Quan "ta" sang hơn

TP - Đọc báo thấy chuyện lạ quá trời. Ông Tổng thống Mỹ vừa tiếp ở Nhà Trắng ông tỷ phú Warren Buffelt, khi chia tay lại tặng ông tỷ phú một chiếc cà vạt. Ông tỷ phú đã 79 tuổi, có 47 tỷ USD mà thiếu tiền mua cà vạt sao?

- Món quà ấy ngoài dự kiến, cũng theo báo chí, khi ngồi nói chuyện thấy ông tỷ phú đeo chiếc cà vạt đã cũ sờn thì ông Tổng thống mới nảy ý tặng cà vạt. Nên món quà không đắt tiền mà ý nghĩa rất lớn, nhất là trong tình hình kinh tế khủng hoảng hiện nay.

- Đó là chuyện bên Mỹ. Những nơi khác như bên Bắc Âu đến quan chức cấp cao cũng giản dị.

- Ồ, thật khác với quan chức nước ta, lúc nào cũng thấy những bộ veston giá hàng chục triệu đồng, bóng loáng, có người mỗi ngày thay một bộ được chụp ảnh nguyên con lên báo như các ngôi sao!

- Thấy xe con của các vị mới khiếp nữa. Kiểm toán Nhà nước vừa cho biết, Bộ NN&PTNT đang thừa 29 xe con; Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ninh mua xe cho huyện Đông Triều; Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa mua xe cho Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh. Ở thành phố Cần Thơ thì để ô tô con cho các vị bí thư đã nghỉ hưu từ lâu xài như xe riêng.

- Thế là quan ta sang hơn Tây rồi?

- Nhưng dân thì nghèo hơn.

Kẹo Dừa

Sau loạt bài chống tiêu cực : PV báo Tiền Phong bị đe dọa

>> Vụ phóng viên báo Tiền Phong bị hành hung: 'Xử lý nghiêm!'

TP - Các ngày 26, 27, 28-7, Tiền Phong liên tiếp đăng loạt bài điều tra, bình luận, với tiêu đề chung Biệt thự bức tử rừng thông của tác giả Hà Phan, nói về những tiêu cực, những bất cập trong việc phát triển ồ ạt các dự án du lịch, thủy điện nhỏ, sân golf ở Đà Lạt, dẫn đến phá hủy môi trường, cảnh quan, gây nên những hiệu ứng cung cầu không cân đối ở TP Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Ảnh trong loạt bài
Ảnh trong loạt bài "Biệt thự bức tử rừng thông" của PV Hà Phan.

Tác giả còn nêu đích danh một số quan chức, doanh nhân đã có những hành vi "bôi trơn", mua bán dự án, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Loạt bài này đã bước đầu nhận được sự quan tâm, đồng tình của đông đảo bạn đọc ở Lâm Đồng và bạn đọc cả nước. Bạn đọc đánh giá đây là bài điều tra nghiêm túc, kỹ lưỡng, dũng cảm; phóng viên vào vai tiếp cận trực tiếp với các nhân vật trong bài viết, vấn đề đặt ra sinh động và có sức thuyết phục.

Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ 16 phút chiều qua (28-7), phóng viên Hà Phan đã liên tiếp nhận được hai tin nhắn vào máy điện thoại cầm tay của phóng viên. Tin thứ nhất có nội dung Mày còn viết gì về Lâm Đồng nữa tụi tao sẽ xử cả nhà mày nhé Hà Phan; tin thứ hai Đừng nghĩ tao không dám xử mày và vợ con mày. Những tin nhắn này rõ ràng liên quan đến bài viết trên mặt báo của tác giả Hà Phan.

Phóng viên Hà Phan đã kịp thời trình báo sự việc với các cơ quan công an nơi phóng viên cư trú và nơi đặt trụ sở cơ quan đại diện báo Tiền Phong tại TPHCM. Ban biên tập báo Tiền Phong cũng kịp thời có công văn gửi tới lãnh đạo Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), lãnh đạo Công an tỉnh Lâm Đồng và lãnh đạo Công an TPHCM.

Công văn của báo Tiền Phong nêu rõ: Theo quy định của Luật Báo chí, báo Tiền Phong đề nghị lãnh đạo các cơ quan nói trên cho xác minh, xử lý những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của một số doanh nhân và quan chức ở Lâm Đồng, được nêu trong loạt bài Biệt thự bức tử rừng thông.

Bên cạnh đó, báo Tiền Phong cũng đề nghị lãnh đạo các cơ quan nói trên có biện pháp thích hợp và kịp thời để bảo vệ phóng viên Hà Phan và gia đình.

Lê An

Wednesday, July 28, 2010

3.700 liệt sỹ Việt Nam chôn chung trong mộ tập thể ở Trung Quốc?

Pháo binh Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc tới năm 1991 mới bình thường hóa quan hệ

Tin từ Nhật Bản nói sau một trận đánh cách đây 26 năm, 3.700 lính Việt Nam tử nạn được chôn chung tại vùng núi biên giới Hà Giang nay thuộc về Trung Quốc.

Tài liệu được nói là của Đại học Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng đề cập tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.

Tài liệu này được một người Việt ở Nhật Bản, ông Hà Minh Thành, dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên một số trang mạng.

Theo tài liệu này, trận tiến công của quân đội Việt Nam nhằm chiếm lại điểm cao Núi Đất, hay Cao điểm 1509, được xem là một trong các trận đánh đẫm máu và khốc liệt nhất ở Á châu thời kỳ sau này.

Hai cao điểm Núi Đất (1509) và Núi Bạc (1250) nằm trên biên giới giữa hai nước được phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn.

Tài liệu của Nhật nói trong chiến tranh biên giới 1979, hai cao điểm này thuộc về phía Việt Nam và do Việt Nam chiếm giữ.

Tuy nhiên tháng Tư năm 1984, quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm Lưỡng Sơn.

Trong khoảng thời gian một vài tháng, Cao điểm 1509 đã lần lượt đổi chủ, cho tới tháng Bảy 1984, khi nó nằm trong tay quân Trung Quốc và Việt Nam tổ chức tấn công để giành lại Núi Đất.

Mộ tập thể

Ngày 12/07/1984, Việt Nam đã điều sáu trung đoàn tham gia trận tập kích trên triền núi.

Thế nhưng kế hoạch của họ đã thất bại do bội phản "từ một sỹ quan quân báo cao cấp".

Trong cuốn sách 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' của ba tác giả Trung Quốc Kim Huy (Jin Hui), Trương Tuệ Sinh (Zhang Hui Sheng) và Trương Vệ Minh (Zhang Wei Ming) cũng có chương nhắc đến Bấm trận Lão Sơn, đăng trên mạng quốc phòng china-defense.com.

Nhiều trang mạng tiếng Hoa và tiếng Việt khác hiện cũng có Bấm tư liệu gồm cả hình ảnh về trận đánh ít được nói tới trên truyền thông chính thức tại Việt Nam.

Việt Nam tưởng niệm bộ đội hy sinh hồi chiến tranh Biên giới 1979

Núi Đất lúc đó nằm trong lãnh thổ Việt Nam, thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên, nay là tỉnh Hà Giang.

Các tài liệu đều nói trận đánh bắt đầu từ sáng sớm và kéo dài tới 17 tiếng đồng hồ. Dù rất ngoan cường nhưng phía Việt Nam đã phải rút lui, để lại 3.700 xác tử sỹ tại chiến trường.

Thông tin trong cuốn 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' còn nói hai hôm sau đó, tức 14/07/1984, phía Trung Quốc tiêu diệt thêm 60 lính Việt Nam sang thu gom xác liệt sỹ.

Tất cả các xác binh sỹ Việt Nam sau đó được lính binh chủng hóa học của Trung Quốc hỏa thiêu bằng ống phun lửa.

Trên blog của mình, ông Hà Minh Thành, người nói đã tới khu vực Núi Đất/Lão Sơn cuối năm ngoái, viết ông đã được giới thiệu hố chôn tập thể của các bộ đội Việt Nam.

Khu vực này nay đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Chưa biết liệu phía Việt Nam có kế hoạch quy tập con số tử sỹ này hay không.

Thông tin chưa được kiểm chứng mà một người dân địa phương cung cấp cho ông Thành nói một số bộ đội Việt Nam khi bị chôn vẫn còn sống.

Thông tin về giai đoạn xung đột Việt - Trung sau cuộc chiến 1979 ít được nhắc tới ở Việt Nam.

Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 28/7, ông Bùi Tín, cựu đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam hồi đó nhưng hiện sống tại Paris, cho hay Bộ Tổng tham mưu của quân đội Việt Nam biết về thất bại của trận Núi Đất và quyết định cho rút quân vì thương vong quá cao.

Hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền vào năm 1999 nhưng mãi tới năm ngoái mới thống nhất được đường biên.

Quá trình đàm phán biên giới đất liền được nói kéo dài hơn 35 năm.

Bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó bí thư tỉnh ủy Yên Bái có chữ kí của ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice?


Liên quan đến vụ ông Nguyễn Văn Ngọc - phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái - học lấy bằng tiến sĩ chỉ trong sáu tháng, ông Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) - nói: "Cá nhân tôi không tin là có thể học chương trình tiến sĩ ngắn hạn như vậy".

Ông Nghĩa cho biết không có nước nào quy định chương trình đào tạo tiến sĩ, công nhận bằng tiến sĩ (Ph.D) với thời gian đào tạo trong sáu tháng. Trong trường hợp bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nghĩa cho rằng để xác minh không có gì phức tạp. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, "Bộ GD-ĐT chỉ tiến hành thẩm định khi có yêu cầu của cơ quan sử dụng hoặc của chính đương sự kèm theo hồ sơ về bằng cấp đó" - ông Nghĩa giải thích.

Chân dung Trường SPU

bang.JPG
Ảnh: SGTT

Trong khi đó, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Ngọc học tiến sĩ tại Trường Southern Pacific University (ĐH Nam Thái Bình Dương - SPU) là một trường ĐH trực tuyến. Trường chỉ tồn tại trên trang web www.spuni.edu với tất cả các đầu mối liên lạc (contact) bằng email hoặc qua trang web này. Theo những thông tin thể hiện trên trang web, SPU không có địa chỉ, không có campus (cơ sở trường lớp).

Thông tin trên trang web cho biết SPU được thành lập năm 1995 với danh nghĩa "một viện ĐH phi truyền thống". Mục đích là cung cấp các chương trình học đào tạo từ xa hoặc online (qua mạng), cấp bằng từ diploma, cử nhân, thạc sĩ đến tiến sĩ. Theo quảng cáo của trường, SPU có khả năng "cung cấp các chương trình học phù hợp với đối tượng học viên đa dạng ở khắp nơi trên thế giới".

Tuy là một trường ĐH nhưng SPU không được kiểm định chất lượng. Với những giấy phép hoạt động được công bố trên trang web này, SPU có tên đầy đủ là "Southern Pacific University Limited", đăng ký với danh nghĩa như một công ty thương mại tư nhân tại St.Kitts & Nevis (bang Delaware, Mỹ) và Belize.

Đối với chương trình đào tạo tiến sĩ, SPU có thông báo thời gian đào tạo yêu cầu từ 2-3 năm. Người học có thể học từ bất cứ đâu sau khi đăng ký qua mạng.

Lật lại lịch sử của SPU, vào ngày 28-10-2003, "trường ĐH" này đã bị chính quyền Hawaii (Mỹ) cấm hoạt động do vi phạm pháp luật, có các hoạt động không hợp pháp. Theo các thông tin được cung cấp bởi các thành viên trên http://online.degree.net - một diễn đàn cung cấp các thông tin về chương trình đào tạo, cấp bằng online - thì SPU hiện có rất nhiều văn phòng chi nhánh nhưng đều hoạt động tại Malaysia, cung cấp bằng cấp theo hình thức "mua bán văn bằng".

Học phí không tới 17.000 USD

Tại Việt Nam, tìm kiếm liên lạc với dịch vụ cung cấp chương trình đào tạo và văn bằng của SPU cũng rất dễ dàng. Trên mạng có thể tìm ra hàng chục mẩu tin quảng cáo trên các trang web... rao vặt với nội dung: "Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, học tại chỗ, nhận bằng tốt nghiệp được kiểm định quốc tế. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển hồ sơ...". Học viên có nhu cầu chỉ cần liên hệ vào một email cá nhân thông thường hoặc các số điện thoại...

Dịch vụ cũng cung cấp cả "giảng viên hỗ trợ học tập, hướng dẫn khoa học tại Việt Nam: GS, PGS, TS Việt Nam, ngôn ngữ tiếng Việt". Mức học phí, phí hướng dẫn trọn vẹn khóa đào tạo đối với bằng thạc sĩ gồm 50 USD lệ phí hồ sơ, 6.000 USD học phí nộp chia đều hai lần trong thời gian đào tạo tối thiểu. Đối với bằng tiến sĩ có mắc hơn một chút gồm 50 USD lệ phí hồ sơ, 10.000 USD học phí nộp chia đều ba lần tính trên thời gian đào tạo tối thiểu. Mức học phí dịch vụ này rẻ hơn nhiều so với 17.000 USD của ông Nguyễn Văn Ngọc.

Đáng chú ý, trước đó ông Ngọc được cấp bằng thạc sĩ cũng từ một trường ĐH trong danh sách "đen" nhưng lại được "đóng dấu bảo đảm" là sản phẩm liên kết giữa khoa quản trị kinh doanh ĐH Quốc gia Hà Nội với "đại học" Irvine, có xuất xứ Hoa Kỳ. Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, khóa học thạc sĩ này kéo dài 12 tháng, chỉ học vào thứ bảy và chủ nhật với mức học phí hơn 8.000 USD.

Học viên được khuyến cáo bỏ thêm ngần ấy tiền nữa để đi "thực tế" Hoa Kỳ hai tuần, nhưng nếu không đi thì... vẫn cấp bằng bình thường. Chỉ lướt qua website của một số cơ quan, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng thương mại... đã thấy có cán bộ đang "sở hữu" những tấm bằng "sang" từ một trường quốc tế "dỏm".

Bằng tiến sĩ của ông Ngọc có chữ ký ngoại trưởng Hoa Kỳ?

Theo thông tin của Tuổi Trẻ, tại lớp học lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh MBA dạng "hợp tác quốc tế" với ĐH Irvine của ĐH Quốc gia mà ông Ngọc theo học vào năm 2007, một số học viên đã từng được một người tự xưng là giám đốc Viện Nghiên cứu đào tạo kinh tế - tài chính (trụ sở tại phố Kim Đồng, Giáp Bát, Hà Nội) liên hệ để giới thiệu về khóa đào tạo "lên" tiến sĩ tại SPU, lấy bằng nước ngoài với các yêu cầu rất "nhẹ nhàng".

Chiều 26-7, ông Nguyễn Thanh Nam - giám đốc Viện Nghiên cứu đào tạo kinh tế - tài chính - không thừa nhận mình "dẫn đường đi" cho những vị tiến sĩ theo học Trường SPU, nhưng lại khẳng định chắc chắn về tính pháp lý của những tấm bằng này: "Chuyện SPU bị đóng cửa từ năm 2003 mới chỉ là đóng ở... bộ phận của bang, chứ chỗ khác vẫn hoạt động bình thường".

Ông Nam còn "bật mí": "Bằng của ông Ngọc tôi đã có dịp xem qua, bảo đảm do ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó là bà Condoleezza Rice ký, kèm theo đó là chữ ký của cả... tòa án New York, thống đốc bang New York. Còn bằng tiến sĩ của ông giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Phú Thọ mà gần đây dư luận xôn xao còn có cả chữ ký của cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton".


Theo Tuổi trẻ

Tuesday, July 27, 2010

Tướng Csvn: Cấm Trí Thức Phản Biện Việt Báo Thứ Ba, 7/27/2010, 12:00:00 AM

Thay đổi kích cỡ chữ đọc:

Tướng CSVN: Cấm Trí Thức Phản Biện ; Sẽ Giết Bằng Cách Đụng Xe, Pha Thuốc Độc...

HÀ NỘI (VB) -- Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng trong một dịp tiếp tân với giới trí thức đã công khai nói thẳng, Đảng CSVN cấm phản biện vì như thế là phản động. Tin naỳ được một nhà trí thức Hà Nội ký tên Nguyễn Trung Thực gửi ra loan trên báo Diễn Đàn (diendan.org) bên Pháp.
Chưa hết,  thông tin từ nguồn Diễn Đàn còn ghi lời tướng công an Nguyễn Văn Hưởng hù dọa rằng nhà tù CSVN luôn có chỗ để giam những người không hài lòng với chính phủ, thậm chí để giải quyết dứt khóat sẽ có những màn thủ tiêu bằng cách đụng xe, hay "cũng chẳng cần tông xe làm gì, buổi sáng các vị đi uống cà phê, về tới nhà cứng đơ, không làm gì được nữa."
Cũng cần nhắc rằng trên ấn bản số 1 Tạp chí Nhân quyền Việt Nam, trong đó có bài của ông thứ trưởng Bộ công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nhan đề "Hãy hiểu đúng về nhân quyền Việt Nam!" trong đó dẫn lời ông Hồ để tự biện hộ rằng tại Việt Nam đang có nhân quyền theo kiểu VN qua định nghĩa của ông Hồ.
Tác giả Nguyễn Trung Thực từ Hà Nội đã viết trên Diễn Đàn, trích:
"...Hè năm ngoái, dư luận xôn xao về vụ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kí quyết định cấm đoán các trung tâm nghiên cứu độc lập được phản biện công khai về các vấn đề chính sách do đó mà Viện IDS đã tuyên bố tự giải thể để phản đối). Giới trí thức cả nước đã được thông tin miệng về những lời của thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng. Gặp một số trí thức trong dịp này, ông Hưởng đã dõng dạc tuyên bố như sau: "Nước ta Đảng lãnh đạo, không có phản biện gì cả, phản biện là phản động... Các anh muốn phản biện hả? nhà tù còn nhiều chỗ lắm! mà cũng chẳng cần bắt bớ tù đày làm gì, thời buổi này, tai nạn giao thông là chuyện cơm bữa ; mà cũng chẳng cần tông xe làm gì, buổi sáng các vị đi uống cà phê, về tới nhà cứng đơ, không làm gì được nữa ; các nước người ta đều biết kĩ thuật này, chúng tôi cũng chẳng thua đâu."

Tâm Tưởng của kẻ bệnh hoạn Đàm Vĩnh Hưng

Đàm Vĩnh Hưng: "Người sinh con có thể sẽ không được biết tôi"

Gây bất ngờ với nhiều fan khi quý ông lịch lãm tuyên bố sẽ sinh con vào sang năm. Và việc thực hiện nhiều dự án lớn trong âm nhạc trong năm 2010 chính là để Đàm Vĩnh Hưng tích góp cho sự ra đời của những đứa con.
 
Tuy nhiên, quý ông này cũng cho biết, rất có thể người sinh con cho anh sẽ không được biết mặt anh mà chỉ nhận được sự chăm sóc âm thầm từ phía sau mà thôi.

Chưa bao giờ nghĩ sẽ "về hưu"
 
Mô tả ảnh.
Đàm Vĩnh Hưng

- Công ty nhạc Việt của anh đang hoạt động trong Nam và bây giờ là Công ty cổ phần giải trí truyền thông thương mại và đào tạo siêu sao. Anh đang chuẩn bị cơ sở để "về hưu"?

- (Cười). Có rất nhiều người cũng nghĩ và khuyên tôi như vậy vì cho rằng tôi không thể cứ hát mãi được. Nhiều nghệ sĩ khi đến tuổi thường giật mình bảo "thôi chết rồi, mình già rồi, cần phải nghĩ đến cái gì đó để bán buôn". Nhưng trong thâm tâm, chưa bao giờ tôi có suy nghĩ sẽ tìm một "bãi đáp" an toàn nào ngoài công việc ca hát.

Tôi có đủ niềm tin, đủ khả năng để kéo dài công việc ca hát của mình trong 10 năm, 20 năm nữa. Việc mở thêm một công ty đào tạo siêu sao là một trong những kế hoạch mà cái gì đến thì phải đến thôi. Đến tháng 8 này, tôi sẽ tung ra một dự án rất đặc biệt mà tôi dám đảm bảo rằng, cả nền âm nhạc Việt Nam phải cám ơn tôi. Sẽ không có ca sĩ nào đủ can đảm và khả năng thực hiện dự án đó.
Mô tả ảnh.

- Nhưng ở Hà Nội không có nhiều tụ điểm âm nhạc nên phần lớn các ca sĩ trẻ đều phải lặn lội vào Nam lập nghiệp. Vậy anh sẽ chuẩn bị đầu ra cho họ thế nào?

- Với khả năng quen biết của mình trong nhiều năm qua, hiện tôi đã có sự kết nối với các sân khấu, vũ trường từ Hà Nội đến Hải Dương. Tuy nhiên, với các em mới được đào tạo thì việc biểu diễn hàng đêm chưa phải là cần thiết, mà cần sự va chạm, làm quen với các sân khấu là chính. Theo kế hoạch thì sẽ mất 2 năm để lấy kinh nghiệm. Khi đã thành sao, các ca sĩ không chỉ biểu diễn ở Hà Nội mà còn ở Sài Gòn.

Sinh con không có gì khó
Mô tả ảnh.

- Anh vẫn đắt sô cả trong Nam ngoài Bắc, quản lý công ty, kinh doanh ở trong Nam, giờ lại thêm dự án này. Vậy "dự án" lớn của đời mình đó là sinh con có thực hiện được không?

- Được chứ. Sinh con có gì khó đâu. Hưng đâu có phải mang bầu, có phải sinh nở đâu mà sợ, chỉ là người cung cấp "nguyên vật liệu" thôi mà. Hơn nữa, rất có thể người sinh con cho Hưng còn không được biết mặt Hưng mà chỉ được chăm sóc âm thầm phía sau lưng thôi.

- Nghĩa là…

- Tôi có hai kế hoạch A và B. Một là có vợ, hai là chỉ sinh con, không lấy vợ.

- Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
 
Theo Thanh Hà
GĐXH

Công nhân bất đắc dĩ

SGTT.VN Với nhiều người dân ở tỉnh Bình Phước bây giờ rừng là một ký ức buồn và sắp vĩnh viễn biến mất. Những cánh rừng tự nhiên bạt ngàn ngày nào che nắng che mưa, che bom che đạn giờ đây đang bị "cạo trọc".

Bên những cánh rừng bị hạ xuống có những láng trại mọc lên. Bên trong đó là những "công nhân bất đắc dĩ" sống tạm để mưu sinh. Gọi "công nhân bất đắc dĩ" vì bản thân họ không phải là công nhân. Họ là người dân bản địa ở đây, nhưng vì đã hết đất canh tác, giờ phải đi làm thuê để kiếm cái ăn sống qua ngày.

Những quả đồi không bóng cây

Người ta đang biến những quả đồi vốn ngày xưa là những cánh rừng bạt ngàn thành những đại công trường. Ảnh: Từ An

Tròn 3 năm, chúng tôi trở lại tiểu khu 304 thuộc sự quản lý Lâm trường Nghĩa Trung (nay đổi tên thành Công ty cao su Sông Bé). Nếu trước kia, từ trung tâm UBND xã Nghĩa Trung (huyện Bù Đăng) vào các thôn, bản làng trong xã, chúng tôi phải lội bộ, men theo những con đường rừng rậm rạp, hoang vu hàng chục km mới đến được nhà của đồng bào dân tộc sinh sống. Còn bây giờ, một cảnh tượng "thoáng đảng" khó tin vào tầm mắt. Hàng ngàn quả đồi đã bị "cạo trọc" hết cây cối, những con đường mòn cũng được mở rộng thênh thang…

Trong suốt chặng đường dài hàng chục km, chúng tôi cố tìm một bóng cây để trú mát nhưng đành bất lực, có chăng cũng chỉ là những cây cao su chưa qua khỏi đầu người… Lác đác, bên trong các lô cao su mới trồng có những ngôi chòi lá, bên trên được cắm lá cờ tổ quốc, phía dưới là dòng chữ: "Mừng lễ khởi công khai hoang trồng mới cao su năm 2010".

Ở núi đồi hoang vu này đang có sự thay đổi đến kinh ngạc. Người ta đang biến những quả đồi vốn ngày xưa là những cánh rừng bạt ngàn thành những đại công trường. Hàng trăm phương tiện cơ giới đang ngày đêm ủi cây, khai thác gỗ, tàn sát những chỏm rừng ít ỏi còn lại.

Rừng chỉ còn trong ký ức. Ảnh: Từ An

Ông Điểu Krá, một già làng ở thôn 8, xã Nghĩa Trung bức xúc: "Ngày xưa rừng còn, bây giờ rừng hết rồi. Người ta lái xe ủi, xe xúc vào đây ngày đêm đốn phá rừng. Người dân chúng tôi xót lắm nhưng không biết làm sao, đành phải nhìn rừng mất đi hàng ngày".

Không chỉ ở xã Nghĩa Trung, nhiều xã khác của huyện Bù Đăng, huyện Đồng Phú… một cảnh tượng tương tự diễn ra. Hàng chục ngàn hecta rừng đã và đang bị đốn sạch. Những thân gỗ trăm năm tuổi bị đốn hạ ngỗn ngang trong các cánh rừng bị cho là "rừng nghèo kiệt"... Thay vào đó là những đồi cao su mới được trồng, lú nhú mọc lên.

"Số phận" mang tên "rừng nghèo kiệt"

Từ chủ trương của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su. Bắt đầu từ năm 2008, UBND tỉnh Bình Phước đã cấp phép cho nhiều doanh nghiệp tư nhân thực hiện chủ trương chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su. Từ đó, hàng chục ngàn hecta rừng tự nhiên của nhiều huyện khác nhau bị công khai đốn sạch.

Điều đáng nói ở đây, khi chúng tôi đề cập đến ba chữ "rừng nghèo kiệt", nhiều người dân ở xã Thống Nhất, xã Nghĩa Trung (huyện Bù Đăng) không đồng thuận. Để thêm thuyết phục, nhiều người tình nguyện bỏ nhiều ngày để dẫn chúng tôi thăm thú trên các chỏm rừng ít ỏi còn lại.

Một huyện có 211 dự án "chuyển đổi rừng"

Theo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, chỉ tính riêng ở huyện Bù Đăng, đã có gần 40 doanh nghiệp tư nhân được cấp phép khai thác rừng để trồng cao su. Đến tháng 6.2010, có 211 dự án thực hiện chuyển đổi rừng nghèo, đất trống sang trồng rừng cao su với diện tích trên 42.600 ha, UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt 177 dự án.

Được biết, từ khi tái lập tỉnh (1997), mỗi năm có 3.000 ha rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh bị phá.

Thật xót xa, những nơi ngày xưa là cánh rừng hoang vu có tiếng chim kêu, có tiếng vượn hú giờ đã không còn. Thay vào đó, tiếng máy cưa gầm rú, tiếng cây đổ ầm ầm, tiếng xe cơ giới xập xình, tiếng người gọi nhau í ới… vang động cả góc trời.

Trong suốt hành trình, chúng tôi bắt gặp hàng trăm thân cây có đường kính hơn 1m bị đốn hạ, nằm ngỗn ngang. Cứ cách vài ba bước chân, lại có một thân cây bị đốn hạ xuống.

Theo lời người dân ở đây, "đó chỉ là những cây "tạp", không có giá trị cao mới còn lại ở đây. Còn những cây có giá trị đã bị đốn hạ và xẻ thành gỗ từ lâu rồi".

Ông Nguyễn Văn Hoàng, hạt trưởng hạt kiểm lâm đặc dụng vườn quốc gia Bù Gia Mập nói: "Với chủ trương chuyển đổi rừng nghèo kiệt trồng cao su đã làm rừng đệm bị cạn kiệt, người ta đã trồng cao su hết rồi".

Kết liễu rừng "nghèo kiệt". Ảnh: Từ An

Ông Hoàng lo lắng, sẽ khó giữ rừng được toàn vẹn khi rừng đệm bị phá sạch. "Áp lực phá rừng không chỉ đến từ lâm tặc mà còn ở người dân vào đây để phá rừng lấy đất canh tác", ông Hoàng nói.

Chạy đua với đói nghèo

Chủ trương chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su ở Bình Phước, khiến không ít người dân địa phương bị thu hồi đất canh tác, mất cái ăn từ rừng. Phút chốc, họ trở thành những "công nhân bất đắc dĩ" trên các công trường trồng cao su, "chạy đua" với cái đói, cái nghèo mỗi ngày.

Ông Điểu Krá cho biết, từ xưa đến giờ, hơn 12 hộ dân ở trong thôn đã khai phá được khoảng 30 ha đất canh tác để làm nguồn sống. Nhưng từ khi dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su được thực hiện, 30 ha đất đó đã bị công ty An Lộc (đơn vị được cấp phép chuyển đổi rừng) lấy sạch.

Một điểm "khai hoang trồng mới cao su năm 2010". Ảnh: Từ An

Đấu tranh giành lại đất canh tác, giành lại nguồn sống từ rừng, ông Điểu Krá cùng nhiều người khác đã gửi đơn "kêu cứu" đi nhiều nơi, với mong muốn giữ lại rừng, giữ lại đất canh tác cho người dân.

Theo ông Điểu Krá, riêng UBND xã Nghĩa Trung, người dân đã gửi hơn 10 đơn thư khiếu nại, yêu cầu công ty TNHH An Lộc không được xâm phạm đất canh tác, mồ mả của người dân… nhưng vẫn không được giải quyết thỏa đáng.

Sau đó, ông tiếp tục làm đơn khiếu nại lên UBND huyện Bù Đăng và UBND tỉnh Bình Phước. Đồng thời, ông cùng nhiều người khác trực tiếp xuống trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP.HCM gởi đơn khiếu nại, yêu cầu công ty An Lộc không được xâm phạm mồ mả, trả lại diện tích đất canh tác bao đời…

Về việc này, cơ quan tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã có văn bản gởi UBND tỉnh Bình Phước xem xét. Ngày 20.5.2010, UBND tỉnh Bình Phước có văn bản chỉ đạo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND huyện Bù Đăng thẩm tra, xác minh trong vòng 35 ngày. "Đến hiện tại, người dân chúng tôi vẫn không có đất canh tác, cũng không nhận bất kỳ một văn bản phúc đáp nào của tỉnh", ông Điểu Krá cho biết.

Những cánh đồi đã bị cạo trọc. Ảnh: Từ An

Theo tài liệu chúng tôi hiện có, diện tích rừng chuyển đổi sang trồng cao su ở thôn 8, thuộc tiểu khu 304 là do Công ty TNHH An Lộc khai phá, sang lấp. Tháng 6.2009, công ty An Lộc đã thu hồi 38ha đất "xâm chiếm trái phép" của 35 hộ dân ở tiểu khu 304 và hỗ trợ 3 triệu đồng/ha cho các hộ dân có đất bị thu hồi.

Tuy nhiên, theo nhiều hộ dân ở thôn 8, diện tích công ty An Lộc thu hồi lớn hơn gấp nhiều lần. Bao gồm nhà cửa, mồ mả, rẫy điều, cao su… nhưng người dân không hề nhận được bất kỳ một đồng tiền hỗ trợ nào như họ nói.

Cũng tương tự, nhiều hộ dân ở xã Thống Nhất (huyện Bù Đăng), xã Tân Hòa (huyện Đồng Phú), diện tích đất canh tác cũng bị các doanh nghiệp tư nhân thu hồi vì cho rằng "đất lấn chiếm trái phép".

"Trong xã bây giờ nhiều người không một mảnh đất cắm dùi. Họ phải chấp nhận đi làm công cho các công ty đã phá rẫy, phá nhà của họ. Một số người khác đành khai phá vào diện tích rừng cấm để lấy cái ăn cái mặc", một cán bộ ở xã Thống Nhất cho biết.

Công nhân bất đắc dĩ

Bên trong những láng trại là những "công nhân bất đắc dĩ". Ảnh: Từ An

Trong những ngày đi thực tế, chúng tôi đã chứng kiến hàng trăm láng trại được che chắn tạm bợ trên các quả đồi đang bị "cạo trọc" hết cây cối để trồng cao su.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những láng trại đó được những "công nhân bất đắc dĩ" lập nên để che nắng, che mưa. Gọi "công nhân bất đắc dĩ" vì bản thân họ không phải là công nhân. "Họ là người dân bản địa ở đây, nhưng vì đã hết đất canh tác, giờ phải đi làm thuê để kiếm cái ăn sống qua ngày", người dẫn đường cho chúng tôi nói.

Bên trong các láng trại rất sơ sài, nhếch nhác và có hàng trăm em nhỏ mặt mày lam lũ. Tất cả các em nhỏ ở đây không hề biết đến cái chữ, không hề biết đến trường lớp. Hai chữ "đến trường" rất xa lạ và chưa một lần được trải qua với các em nhỏ ở đây. "Đừng hỏi đến trường lớp, các em bé ở đây trông có cơm ăn hàng ngày đã hạnh phúc lắm rồi", người dẫn đường cho chúng tôi nói.

Ông Điểu Cui, sống trong láng trại cho biết, trước đây mỗi gia đình đều có cái ăn cái mặc nhưng từ khi bị các công ty tư nhân thu hồi đất canh tác, họ phải đi làm thuê, làm mướn cho các công ty này hàng ngày. "Ở trong láng trại này một tháng về một lần, ở nhà không có tiền sống", ông Điểu Cui nói.

Dường như việc mất cái ăn, cái mặc từ rừng, khiến người dân nơi đây trở thành người làm thuê, làm mướn. Hơn thế nữa, họ đang phải gồng mình "chạy đua" với sự nghèo khổ, đói khát hàng ngày.

Từ An

Kê khống mồ mả bị phạt 8 năm tù giam

SGTT.VN - Sau 3 ngày xét xử, sáng ngày 26.7 Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã tuyên án 6 bị cáo đều là cán bộ trong vụ án kê khống mồ mả, cây nước và nhà dân ở dự án khép kín đê bao huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) để lấy tiền Nhà nước.

Bị cáo chủ chốt của vụ án, Nguyễn Lê Minh (thứ hai từ phải qua), bị phạt mức án 8 năm tù giam. Ảnh:

Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Lê Ngô - chánh tòa hình sự - đọc bản án tuyên phạt: Nguyễn Lê Minh, nguyên là chuyên viên Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng 8 năm tù giam; Trần Hoàng Lê, nguyên chủ tịch UBND xã An Thạnh Nhất 7 năm tù giam; Trần Văn Tiền, nguyên cán bộ địa chính xã An Thạnh Nhất 5 năm tù giam; Hàn Trung Quân, nguyên cán bộ Phòng Nông nghiệp - Địa chính huyện Cù Lao Dung 5 năm tù giam; Nguyễn Trung Kiên, nguyên phó chủ tịch UBND xã An Thạnh Nhất 2 năm tù giam và Trần Công Trường, nguyên trưởng Công an xã An Thạnh Nhất 1 năm tù giam. Các bị cáo trên đều bị phạt cùng một tội danh là "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Về trách nhiệm dân sự, Nguyễn Lê Minh phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền 116,9 triệu đồng đã nhận của ông Lâm Văn Bằng và ông Lâm Văn Phẳng ở xã An Thạnh Đông vì số tiền trên Minh có được là do kê khống mồ mả, cây nước, nhà mồ và nhà dân. Do Minh chưa khắc phục hậu quả nên hội đồng xét xử đề nghị cơ quan chức năng tiếp tục kê biên căn nhà số 322 đường Nguyễn Văn Linh, khóm 3, phường 2, TP Sóc Trăng để đảm bảo cho việc thi hành án.

TIN & ẢNH: THIÊN LỘC

Sunday, July 25, 2010

Ten^ Đàm Vĩnh Hưng trong Danh sách Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần VI, nhiệm kỳ 2009 - 2014

Danh sách Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần VI, nhiệm kỳ 2009 - 2014


Chủ tịch:
- Anh Bùi Tá Hoàng Vũ - Phó Bí thư Thành Đoàn

 

Phó Chủ tịch:
- Anh Nguyễn Tri Quang - Phó ban MT-ANQP-ĐBDC Thành Đoàn
- Anh Lưu Phước Duy Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn
- Chị Vũ Tố Quyên - Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên quận 3
- Anh Vũ Trí Thanh - Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ TP.HCM
- Anh Từ Diệp Công Thành - Phó trưởng khoa Cơ khí Trường ĐH Bách khoa
- Anh Nguyễn Thu Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Doanh nhân trẻ
- Đại đức Thích Trí Chơn - Ủy viên Ban Chấp hành Thành hội Phật giáo
- Chị Phạm Khánh Phong Lan - Phó Giám đốc Sở Y tế

Ủy viên Ban Thư ký :
- Chị Nguyễn Ngọc Nhung - Chánh văn phòng Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố, Ủy viên Ban Thư kí
- Anh Khưu Thiên Tinh - Ủy viên Ban Thư kí Hội LHTN Việt Nam Thành phố nhiệm kì V, Phó Ban biên tập website Hội LHTN Việt Nam Thành phố, thành viên Ban Thư kí
- Anh Võ Văn Thuận – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Huyện Củ Chi, Ủy viên Ban Thư kí
- Anh Lê Trung Hải – Trưởng nhóm Những ước mơ xanh, Ủy viên Ban Thư kí
- Anh Huỳnh Nguyễn Lộc – Phó Ban Công nhân lao động Thành Đoàn, Ủy viên Ban Thư kí
- Anh Nguyễn Thanh Đoàn - Ủy viên Ban chấp hành Thành Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố, Ủy viên Ban Thư kí
- Anh Nguyễn Công Tĩnh - Ủy viên Thường vụ Thành Đoàn, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ Thành Đoàn, Phó Giám đốc Quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ Thành phố, Ủy viên Ban Thư kí
- Anh Huỳnh Văn Toàn – Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Huấn luyện Thành phố, Tổng trưởng Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu, Ủy viên Ban Thư kí
- Anh Đặng Tất Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật trường Đại học Luật, Ủy viên Ban Thư kí
- Anh Hoàng Bá Minh Thái – Bí thư Chi đoàn Công ty Cổ phần Dệt Đông Nam , Ủy viên Ban Thư kí
- Anh Dương Rạch Sanh – Tổ trưởng Tổ Thời sự - Kinh tế Báo Sài Gòn Giải phóng Hoa văn, Ủy viên Ban Thư kí
- Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa – Nhạc sĩ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tác trẻ Nhà văn hóa Thanh niên, Ủy viên Ban Thư kí

Ủy viên UB Hội LHTN VN Thành phố
- Anh Đinh Hồ Duy Ngọc - Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam quận 5
- Anh Lê Trương Hải Hiếu – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Quận 1
- Anh Nguyễn Văn Tuyền – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Quận 7
- Anh Tế Ngọc Đức – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Quận 8
- Anh Cao Thanh Bình – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Quận 9
- Chị Lâm Mỹ Trinh – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Quận Bình Tân
- Anh Võ Quang Thy – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Quận Phú Nhuận
- Chị Ngô Thúy Ngọc Thịnh – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Quận Tân Phú
- Anh Đặng Xuân Bình – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Huyện Cần Giờ
- Chị Dương Thị Ngọc Thương – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam phường 16, Quận 4
- Chị Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền – Chủ tịch Hội LHTN Thị trấn Tân Túc, Huyện Bình Chánh
- Chị Nguyễn Thị Yến Linh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sức trẻ Quận Bình Thạnh
- Anh Trần Châu Giang – Chủ tịch Hội Vệ sỹ Long Hải
- Chị Đặng Thị Minh Phương – Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Minh Phương, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc điều hành (CEO)
- Chị Phan Thị Mỹ Anh – Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Lực lượng Thanh niên Xung phong
- Anh Võ Văn Anh – Chủ tịch Hội Thanh niên Khuyết tật
- Anh Trần Phạm Hoàng Anh – Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Huấn luyện viên cấp Thành
- Anh Nguyễn Hồng Phúc – Câu lạc bộ Giai điệu xanh
- Anh Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn, Phó Ban Tổ chức Thành Đoàn
- Chị Nguyễn Thị Bảo Châu - Ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn, Trưởng ban Quốc tế Thành Đoàn
- Anh Trần Bá Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Thanh niên Thành phố
- Chị Huỳnh Thị Quỳnh Hoa – Trưởng phòng Văn hóa – Nghệ thuật Nhà văn hóa Thanh niên
- Anh Trần Hảo Trí – Bí thư Đoàn các Khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố
- Anh Tô Đức Thắng – Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên
- Anh Quách Hải Đạt - Ủy viên Ban Thư kí Hội sinh viên Thành phố, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên
- Chị Tô Thị Tuyết - Ủy viên Ban Thư kí Hội Sinh viên trường Đại học Sư phạm
- Chị Trương Thị Thanh Trúc – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Đăng Trường
- Anh Trương Văn Hiếu – Phó Phòng Kinh tế Khoa học Công nghệ
- Chị Đinh Thị Thanh Thủy – Phó trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Anh Trần Khắc Huy – Phó Chánh văn phòng, Trưởng Phòng Công tác học sinh, sinh viên Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chị Trần Thành Phụng – Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
- Anh Võ Đông Châu – Trưởng ban khen thưởng kỷ luật, Bí thư Chi Đoàn Đoàn Luật sư Thành phố
- Anh Phạm Văn Kết - Ủy viên Thường vụ, Chánh văn phòng Liên đoàn Lao động Thành phố
- Chị Đặng Thị Minh Hiếu – Phó Trưởng ban Tổ chức – Tuyên huấn – Thanh thiếu nhi trường học Hội Chữ thập đỏ
- Anh Nguyễn Hoàng Ân – Chánh văn phòng Hội Nông dân Tp. Hồ Chí Minh
- Chị Lâm Thị Ngọc Hoa – Phó Ban Tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố
- Anh Huỳnh Minh Hưng (Đàm Vĩnh Hưng) – Ca sĩ
- Chị Phan Hồn Nhiên – Nhà văn trẻ
- Chị Phạm Thị Kim Anh – Phóng viên Báo Tuổi trẻ
- Nhạc sĩ Phan Thị Thanh Bình – Nhạc sĩ trẻ, Phó Phòng Dịch vụ Thẻ Ngân hàng Ngoại Thương
- Anh Đinh Quang Trưởng – Tiểu thương Chợ Bến Thành
- Anh Trịnh Đức Duy – Giám đốc Công ty Luật VietSun
- Chị Trần Ngọc Tuyết – Chủ vườn lan Ánh Tuyết, xã An Phú, huyện Củ Chi
- Chị Trần Thị Thanh Tâm – Nhân viên bộ phận Lean, Bí thư Đoàn, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty Đông Minh – KCX Tân Thuận
- Thượng úy Huỳnh Trung Phong – Phó Đội trưởng đội Tham mưu, Bí thư Đoàn phòng Cảnh sát Giao thông Đường bộ
- Anh Abdol SaLam – Ban đại diện cộng đồng người Chăm
- Đại đức Danh Đông – Chị Hội trưởng Chi Hội Changtarangsay
- Linh mục Nguyễn Văn Giáo – Linh mục Nhà thờ Vườn Xoài.



Kontum: Mưa lớn gây ngập, người dân đem xe chặn đường

Chủ Nhật, 25/07/2010, 17:35 (GMT+7)

TTO - Sau nhiều tháng nắng hạn kéo dài, chiều 25-7 trên địa bàn TP. Kon Tum xuất hiện cơn mưa lớn, kéo dài gần một giờ (từ 16g40 đến 17g30), làm cho hàng loạt tuyến đường trong thành phố ngập nước.

Người dân đưa xe ra chặn đường không cho xe qua lại

Có đoạn đường như Trần Hưng Đạo (đoạn gần giáp ngã ba Trần Hưng Đạo-Phan Đình Phùng) thuộc phường Quyết Thắng, TP.Kon Tum, nước ứ ngập sâu trên 1m, nhiều người dân sống hai bên đường một mặt dùng vật liệu chắn nước vào nhà; một mặt mang tất cả xe cộ có được ra chắn hai đầu đường để không cho xe chạy qua, tránh nước dâng cao tràn vào nhà.

Người dân cho biết, tình trạng này đã có nhiều năm nay, đã nhiều lần kiến nghị nhưng chính quyền vẫn chưa có biện pháp nào giải quyết khắc phục.

Tuy vậy, đây cũng là "cơn mưa vàng" khi đã khiến cho hàng nghìn hộ dân canh tác nông nghiệp ở Tây Nguyên mừng vui vì sẽ giảm được lượng lớn chi phí cho tưới tiêu cây trồng.

Tin, ảnh: AN NGHỆ

Cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam bị nứt bề mặt

Chủ Nhật, 25/07/2010, 19:51 (GMT+7

TTO - Sáng 25-7, ông Lê Văn Trung - Trưởng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông công chính Đà Nẵng (đơn vị quản lý dự án cầu Thuận Phước, Đà Nẵng) cho biết sẽ mất một tuần lễ để khắc phục sự cố nứt cục bộ tại một số vị trí trên lớp phủ mặt cầu Thuận Phước.

Và mọi chi phí về việc khắc phục sự cố này sẽ do đơn vị thi công chịu hoàn toàn.

Cầu Thuận Phước mới đưa vào sử dụng được 1 năm đã xảy ra sự cố nứt bề mặt. Ảnh chụp tối 24-7, đơn vị thi công bắt đầu tiến hành khắc phục sự cố - Ảnh: Đoàn Cường

Trước đó, người dân lưu thông trên cây cầu này thấy xuất hiện rất nhiều vết nứt trên lớp phủ mặt cầu, với khe nứt rộng khoảng 1 -2,5 cm. Sau khi kiểm tra, đơn vị quản lý cầu Thuận Phước đã có thông báo và phía  Công ty CP Tư vấn và đầu tư xây dựng ECC ( đơn vị tư vấn và thi công lớp phủ mặt cầu Thuận Phước) đã tiến hành khắc phục sự cố.

Việc sửa chữa này được thực hiện vào buổi tối thay vì ban ngày. Thời gian sửa chữa bắt đầu từ đêm 24-7.

Về nguyên nhân của sự cố, ông Trung cho rằng: "Lớp phủ bề mặt của cầu được sử dụng bằng công nghệ và chất liệu hiện đại nhất vào thời điểm này. Nhưng cũng vì đây là công nghệ rất mới nên việc áp dụng vào thực tế đã có một số sự cố". Phía đơn vị quản lý cũng nhìn nhận một phần nguyên nhân cũng do xe có tải trọng lớn lưu thông qua đây cộng thêm với việc nhiệt độ thay đổi gây biến dạng.

Mất một tuần để khắc phục sự cố cầu Thuận Phước - Ảnh: Đoàn Cường

Cầu Thuận Phước được xem là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam bắc qua cửa sông Hàn (Đà nẵng) được khánh thành vào ngày 19-7-2009. Cầu có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỉ đồng, chiều dài toàn dự án gần 2,1km, riêng phần cầu treo dây võng 655m. Cây cầu được xem là huyết mạch nối liền con đường du lịch miền Trung từ Huế đi Đà Nẵng và Hội An trên tuyến đường biển.

Tin, ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Đại nhạc hội 'Tình Vào Hạ' gặp phản đối dữ dội

Saturday, July 24, 2010 Bookmark and Share

Source: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116422
Lý Tống xuất hiện ở Nam Cali

Ngc Lan/Người Vit

vi Triết Trn & Linh Nguyn/Người Vit

ANAHEIM, California (NV) - Mt đi nhc hi ti vn đng trường Anaheim Arena Anaheim, vi 15 ca sĩ, gp phi s chng đi mnh m t hàng ngàn người Vit Nam chiu Th By, nhưng vn tiếp din bình thường, vi người hát bên trong, người biu tình bên ngoài, và mt hàng rào và lc lượng cnh sát và gác dan đông đo gia hai bên.

Mc tiêu ca người biu tình là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, trước đây 6 ngày cũng b biu tình, và b cu phi công Lý Tng xt hơi cay, khi trình din Santa Clara, min bc California.

Ca sĩ này b nhm riêng, vì b cho là cng sn.



Ông Lý Tống (thứ 2 từ trái sang) tham gia đoàn biểu tình. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)



Mt người tham gia biu tình, tên Hoàng, gii thích: 'Đàm Vĩnh Hưng không phi là ngh sĩ bình thường, mà là ch tch hi ngh sĩ. Bao nhiêu ngh sĩ khác trong nước ra, có ai chng đi đâu. Nhưng Đàm Vĩnh Hưng là cng sn, đi tuyên truyn cho văn hóa cng sn.'

S chng đi này gây nh hưởng ti ít nht mt người trong s nhng người d tính tham gia trình din. MC Thúy Anh, ly lý do vì có s chng đi, t chi tham gia chương trình. Thay vào đó, din viên Thanh Bch làm MC thay thế.

S chng đi cũng nh hưởng người xem, và người mun đi xem. Cô Trang, cư dân thành ph Garden Grove, nói cô 'mê Đàm Vĩnh Hưng.' Tuy nhiên, dù đã cm vé trong tay, cô quyết đnh nhà, vì 'gia đình không thích, nói ra đó người ta biu tình tùm lum, nên dù tiếc mun chết em cũng đành nhà.' Cô nói thêm: 'L đi có chuyn gì thì v nhà mt lm.'


Hình chụp bên trong nhà hát, vài phút trước khi chương trình mở màn. (Hình: Triết Trần/Người Việt)




* Tôn trọng luật pháp

Nhưng nếu c bên biu tình ln bên t chc nhc hi có đim nào đng ý, thì đó là hai bên đu mun tránh 'có chuyn gì' xy ra. Nhiu bn thông báo ca 'y ban Đc nhim chng văn hóa vn cng sn' yêu cu người biu tình 'tôn trng lut pháp.'

Ông Dũng Taylor, người t chc đêm nhc, cũng nói mc đích ca ông là 'mun hai bên có s ôn hòa.' Ông nói: 'Tôi c gng to điu kin đ bên đi xem không có cm tưởng b quy nhiu, còn bên biu tình có tiếng nói ca mình. Đó là mc tiêu ca tôi.'

Cnh sát và gác dan ca vn đng trường Anaheim Arena cũng có cùng mt mc đích đó. H đt mt hàng rào quanh li vào, người biu tình đng bên ngoài hàng rào, và người đi xem thì đi t nhà đu xe vào trong. Hai bên cách nhau mt khong trng ln, và ch gn nhau nht, hai bên cũng cách nhau ít nht 20 mét.

Người đi xem phi đi qua ch kim soát an ninh, rt cht ch, y ht như khi đi máy bay. Và ch đó, đã xy ra mt s vic: Bà Bùi Kim Thành, mt nhà tranh đu quen thuc trong cng đng, sau khi đi qua khi ch kim soát an ninh, trước khi vào ti bên trong, bà đã đng li đ đo cng sn, pht c Hoa Kỳ và c Vit Nam Cng Hòa, và ngăn cn người ta đng vào xem.

Khi gác dan ti đ mi bà ra, bà Thành bc đin thoi và bo bà s gi cp cu 9-1-1. Bà nói vào đó, bng tiếng Vit, 'Phi 9-1-1 không, tôi là lut sư Bùi Kim Thành đang b cng sn khng b.'

Mt cnh sát viên gc Vit ti yêu cu bà đi ra, bà t chi. 'Anh có quyn gì?' bà hi. 'Đây là đt nước Hoa Kỳ, tôi đang gi 9-1-1. Tôi có vé, kêu tôi đi ra là làm sao. Trước đây tôi chp nhn tù là đ bo v lut pháp Hoa Kỳ. Tôi không bao gi chu đi ra theo kiu lut rng.'

Lúc đó, cnh sát đy bà vào. Bà khuu xung, cnh sát đt bà lên xe lăn, đy đi.

Cnh sát viên Minh Nguyn, người bt bà Thành, cho biết bà được đưa v bót, tm thi vi hai ti danh, trespassing (xâm nhp) và obstruction of business (cn tr ch kinh doanh).


* Lý Tống xuất hiện

Cuc biu tình không ch bc phát ti ch. Trước đó, vào bui trưa, ti tr s đài truyn hình VHN, đã có bui tiếp đón đoàn người t min bc California xung tham gia, trong đó có ông Lý Tng.

Sau khi xt hơi cay vào ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ông Lý Tng b bt. Ông đang b truy t vi 5 ti danh đi hình và 1 ti danh tiu hình, nhưng đã đóng tin thế chân và đi xe cùng đoàn bc California đến qun Cam.

Ngay khi mi đến, ông Lý Tng được đông người đón tiếp, khiến ông rt vui. Ông nói vi báo Người Vit: 'Tôi cm thy phn khi, là vì gi này đây tp hp rt đông. Đây là mt trn th nhì Cali, sau mt trn th nht bc Cali, đp tan văn hóa vn ca cng sn Vit Nam.'

Trong đoàn người tiếp đón ông Lý Tng, có nhng viên chc dân c, t ông Andrew Nguyn, y viên hc khu Westminster, ti ông Phm Kim Long, y viên hc khu Qun Cam, ti các ngh viên thành ph Westminster; nhng ng c viên, như Dân biu tiu bang Trn Thái Văn, ng c viên dân biu liên bang, Bruce Trn, ng c viên th trưởng, và Phú Nguyn, ng c viên dân biu tiu bang.

Phái đoàn bc California, theo li ông Nghê L, 'đi t 8 gi sáng' trong '3 xe van và mt xe nh,' và h mun 'nói lên tiếng nói là chúng tôi t v trước s xâm lăng ca cng sn.'

Bà Lê Kim Loan, cư dân Garden Grove, lên tiếng: 'Ngày hôm nay mà không đi (biu tình) thì còn ngày nào mà đi na.'

Mt c già, năm nay đã 100 tui 7 tháng, cũng tham gia biu tình. Mc quc phc áo gm và khăn đóng, ông Nguyn Văn Bách nói ông tng tham gia nhiu cuc biu tình, và ông cũng hot đng nhiu trong 'đng ca Nguyn Hu Chánh.'

* 'Không trọn vẹn'

Các phóng viên có m
t ti ch, k c các phóng viên nht báo Người Vit, ước tính có khong 1,000 người cho mi bên, c bên biu tình ln bên đi xem.

Trong s người đi xem có hai v chng cô Huỳnh, Santa Ana. Cô nói: 'Người biu tình c biu tình, tôi mua vé vô coi. Đây là x t do, người biu tình c biu tình, người hát c hát.' Cô không ngi s có mt ca ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong s các ca sĩ trình din, cô nói: 'Đàm Vĩnh Hưng qua hát nhiu ln ri, không phi ln đu tiên.'

Mt s khán gi khác cng rn hơn. Mt cp v chng ln tui, t chi xưng tên, nói h 'đi coi đ mun chng t không ai có quyn km kp bt c s t do ca ai khác.' Khán gi này nói thêm, 'Nếu đ cho người ta khng chế được mình thì đây và x cng sn có gì khác nhau. Cho nên tôi đi coi đ chng t rng đây là mt x t do.'

Nhưng cũng có nhng khán gi đi xem mt cách hn nhiên.

Mt n khán gi tên Minh Khuê, Fountain Valley, nói cô 'mun đi coi Đàm Vĩnh Hưng và M Tâm.' Cô tiết l là 'lúc đu cũng không tha thiết đi lm,' nhưng sau khi có v xt hơi cay San Jose thì cô 'đi coi xem thế nào.'

Mt khán gi cao tui, xưng tên là Huy, thì li nói ông hiu phía biu tình. 'Người biu tình có cái lý ca h,' ông nói. Nhưng ông vn đi xem. 'Đi coi cái ngh thut ca h là cái gì.'

Vi tình hình trong hát ngoài biu tình, ông Dũng Taylor phát biu: 'Cm giác ca tôi là không có s trn vn. Mt chương trình 2000 khán gi, trong tình hình kinh tế này, là điu các bu show khác cũng hãnh din, nhưng khi thy s phn đi ca đng thương thì không vui.'

Ông nói v người biu tình: 'Dù sao h cũng là đng hương, là cô chú bác, h chng đi chế đ là điu ai cũng đng ý. Nhưng vn đ là người Vit Nam vi người Vit Nam.'

'Cho nên trong lòng Dũng cm thy có gì mâu thun,' ông nói.

Nhưng có ít nht mt người biu tình không thy gì mâu thun. Cô Lê Kim Loan nói, cô đi biu tình 'đ cho cng sn thy là mình chng cng kch lit ch không phi ch có mt s nh người, như h nói.'

(*) Xem thêm hình ảnh cuộc biểu tình: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116450&z=3

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty