TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, August 21, 2010

Danh Sach Tu Chinh Tri PGHH bi VC bat giu

1-Nguyễn văn Điền, 70 tuổi, ở xã Tân Phước (Đồng Tháp) bị bắt ngày 05-8-2005, kêu án 7 năm tù, hiện đang thọ hình tại trại tù Xuân Lộc (đồng nai).

2-Võ Văn Bửu, 40 tuổi, ở Xã Mỹ An (An Giang) bị bắt ngày 05-8-2005, kêu án 7 năm tù, hiện đang thọ hình tại trại tù Xuân Lộc (ĐN).

3-Mai Thị Dung, 40 tuổi, (vợ Võ Văn Bửu) bị bắt một lượt với chồng, bị kêu án 5 năm tù, sau đó bị kêu án thêm 6 năm tù, tổng cộng 11 năm . Hiện nay (8-2010)bị bịnh rất nặng, không đi đứng được, nắm chờ chết, nhưng nhà cầm quyền CSVN không cho đi chửa trị gì hết.

4-Nguyễn Thanh Phong, 36 tuổi, ở Xã Mỹ An (An Giang) bị bắt ngày 05-8-2005, kêu án 5 năm tù, hiện đang thọ hình tại trại tù Xuân Lộc (ĐN).

5-Tô Văn Mãnh, 60 tuổi, ở Xã Mỹ An Hưng (Đồng Tháp) bị bắt ngày 05-8-2005, kêu án 5 năm tù, hiện đang thọ hình tại trại tù Xuân Lộc (ĐN).

6-Võ Văn Thanh Liêm, 70 tuổi, ở Xã Long Điền A (An Giang) bị bắt ngày -5-8-2005, kêu án 7 năm tù, hiện đang thọ hình tại trại tù Xuân Lộc (ĐN).

7-Võ Thành Long, 35 tuổi, ở Xã Long Điền A (An Giang) bị bắt ngày 05-8-2005, kêu án 5 năm tù, hiện đang thọ hình tại trại tù Xuân Lộc (ĐN).

8-Nguyễn Văn Thơ, 68 tuổi, ở Xã Tân Hòa (Đồng Tháp) bị bắt ngày 02-10-2006, kêu án 6 năm tù, hiện đang thọ hình tại trại tù Xuân Lộc (ĐN).

9-Dương THị Tròn, 65 tuổi, (vợ Nguyễn Văn Thơ) bị bắt một lượt với chồng , kêu án 4 năm tù, sau đó bị kêu án thêm 5 năm tù, tổng cộng 9 năm, hiện đang thọ hình tại trại tù Xuân Lộc (ĐN).

10-Lê Văn Sóc, 60 tuổi, ở xã đông thạnh 9vi4nh long0 bị bắt ngày 04-11-2006, kêu án 6 năm 6 tháng, hiện đang thọ hình tại trại tù Xuân Lộc (ĐN).

11-Nguyễn Văn thùy, 29 tuổi, ở Xã Đông bình (Vĩnh Long) bị bắt ngày 24-11-2006, kêu án 5 năm, hiện đang thọ hình tại trại tù Xuân Lộc (ĐN).

12-Lê Văn Tính, 69 tuổi, ở Thị trấn Phú Mỹ (An Giang) bị bắt ngày 28-11-1996 tại Campuchia, bị dẫn độ về Vn, bị kêu án 20 năm, hiện đang thọ hình tại trại tù Xuân Lộc (ĐN).

13-Bùi Văn Nhã, 67 tuổi, ở Thị Trấn Phú Mỹ (An Giang) bị bắt ngày 13-3-1997, kêu án tù chung thân, hiện đang thọ hình tại trại tù Xuân Lộc (Đn).

14-Trần Văn Thiệp, 47 tuổi, ở Xã Định Yên (Đồng Tháp) bị bắt ngày 408-2007, kêu án 6 năm tù, hiện đang thọ hình tại trại tù Láng Biển (Đồng Tháp).


15-Đổ Thị Minh Hạnh, 26 tuổi, ở Di Linh (Lâm đồng) bị bắt ngày 23-2-2010, hiện đang bị giam giữ tại Công An TP.HCM, không xét xử.

16-Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 30 tuổi, ở 14/12 bến Chương Dương F Cầu Kho Q 1 TP.HCM, hiện đang bị giam giữ ở Công An TP.HCM, không xét xử

Friday, August 20, 2010

Kẻ Vô Học Hữu Dụng

"Thần đèn" trên biển

Thứ Năm, 5.8.2010 | 09:11 (GMT + 7)

(LĐ) - Cơn bão Conson quét qua Hải Phòng làm 3 con tàu biển bị "tuột xích", trôi về thượng nguồn, đâm vào cây cầu bắc ngang sông Cấm. Giữa lúc bầu trời còn đầy những đám mây mọng nước đang vần vũ, lực lượng cứu hộ đã lôi được 2 con tàu "sổng chuồng" khỏi "cái hôn" với cầu Bính.

Trong đám đông kẻ hiếu kỳ đứng trên thành cầu nhìn 5 tàu kéo đang hộc lên vì bất lực trước Vinashin Orient (con tàu thứ ba bị mắc cạn dưới gầm cầu), có một cặp vợ chồng mang vẻ mặt bất mãn. Anh chồng thốt lên: "Giật thế kia thì có đến 10 tàu kéo cũng không ra!". Một vị cán bộ của Vinashin cả đêm không ngủ, ủ rũ như một miếng giẻ ướt vắt trên sào, cáu tiết: "Anh là cái thằng đếch nào? Có giỏi thì xuống mà kéo!". Ngay tối hôm đó, anh ta xuống sông kéo thật.

Giám đốc Trần Văn Văn ra hiện  trường chỉ đạo trục vớt.
Giám đốc Trần Văn Văn ra hiện trường chỉ đạo trục vớt.

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh

Anh ta là Trần Văn Văn, 45 tuổi, Giám đốc Cty TNHH dịch vụ thương mại Mạnh Nam, nhà ở 50/51 phố Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng. Cty có 3 cổ đông là Văn, vợ và con trai, có tên giao dịch bằng tiếng Anh là Manhnam Sertraco. Thế nhưng, cả 3 cổ đông, cũng như gần hết nhân viên Cty, đều không biết chữ để hiểu nó nghĩa là gì! Đơn giản vì họ là những dân chài, từ nhỏ sống trôi nổi trên sông nước, thích làm tính nhẩm hơn học ngữ pháp. Văn kể rằng, anh sinh ra dưới thuyền. Trong lúc ông bố lặn bắt ba ba, thì Văn lặn mò sắt vụn. Văn lặn giỏi lắm, bố mẹ muốn đánh thì phải bắt tại chỗ, không thì Văn nhảy xuống sông lặn mất. Năm 17 tuổi, Văn lấy được vợ hơn Văn 3 tuổi, cũng là dân thuyền chài. Họ gặp nhau tự nhiên như 2 con đò cập vào nhau khi trời mưa bão. Vèo cái, họ đã có 5 đứa con. Mạnh, Nam là tên 2 cậu con trai.
Gần 20 năm, cả nhà Văn cứ lang thang khắp các dòng sông với chiếc thuyền con. Chồng lặn kiếm ăn, vợ ngồi trên cầm dây kéo. Cuộc sống ở nơi đầu mom, bãi sú biến Văn thành một con người của biển: Thông minh, dũng cảm, chấp nhận thách thức... Năm 1994, trong lúc loay hoay đi tìm con tàu đắm ở vùng cửa đèn Tây Vàng chấu, Hoàng Giang - Trưởng phòng An toàn hàng hải Cảng vụ Hải Phòng gặp một thanh niên khoảng 40 cân, đen nhẻm, tóc tan tác như đang trong cơn bão, cập thuyền nài nỉ: "Em tìm thấy, anh cho em ít tiền!". Thế rồi chỉ 2 lần lặn, Văn đã reo lên: "Đây rồi!". Lần lặn này là khởi đầu cho "cuộc tình" lâu dài giữa Trần Văn Văn và Cảng vụ Hải Phòng.

Năm 2000, Văn làm một cuộc cách mạng gây rung động cả họ hàng. Anh bán căn nhà dưới nước của mình, chiếc thuyền ximăng lưới thép dài 6m, chỗ rộng nhất trải được một chiếc chiếu (2m) - để mua căn nhà trên bờ. Mảnh đất 80m2 có một túp lều chồng gạch ba banh, mái tôn dột nát, tận trong ngõ sâu của một xóm nghèo, mèo và chó cũng gầy ốm, nhưng nó làm cuộc đời Văn bớt tròng trành.

Rồi có những người biết tài bơi lặn của Văn, họ đến gạ anh cùng làm ăn chung. Cũng chỉ vì không biết chữ, nên Văn chẳng dám hợp tác. Anh đi vay lãi mua được con tàu đầu tiên. Từ đấy, đời Văn lên hương. Tiếng lành đồn xa, anh được mời đi khắp nơi, từ Quảng Ninh tới Cà Mau (có lần sang tận Trung Quốc) tìm kiếm, trục vớt tất cả những thứ bị chìm: Từ tàu bè, bom mìn đến người chết! Chưa bao giờ Văn thất bại.

May cho Văn là anh có một người vợ đẹp và đảm. Chị có làn da trắng như vảy cá, mũi cao, mắt to, loé sáng - đặc điểm khiến chị không phải mẫu người phụ nữ bị trêu chọc khi đi trên đường phố. Văn nhận: "Vợ tôi giỏi lắm! Nghe tôi kể là đã biết ngay vớt được hay không vớt được. Chẳng cần phải đến nơi sờ!". Nhờ sự quản gia của chị, bây giờ Văn có 2 tàu trục vớt cứu hộ, có nhà 3 tầng kiên cố, có tivi màn hình phẳng để tối theo dõi thời sự, phim. Thỉnh thoảng, Văn lái xe Innova 7 chỗ đưa vợ đi ăn nhà hàng, trong ví Văn thấy có cả tiền đôla Mỹ và vài cái "cạc" "giám đốc Cty". Hai đứa con út, đứa học lớp 6, đứa lớp 12 - những đứa con có nhiều chữ hơn cha. Và cả Văn cũng đẹp hơn ngày xưa: Mái tóc tan tác được chuốt keo mượt, ốp như tài tử cải lương.

Tàu Vinashin Orient mắc kẹt tại  cầu Bính, được giải cứu thành công.
Tàu Vinashin Orient mắc kẹt tại cầu Bính, được giải cứu thành công.

Vớt được mọi thứ

Chiều ngày 18.7, Thứ trưởng thường trực của Bộ GTVT - ông Ngô Thiện Đức - triệu tập cuộc họp khẩn tại Cảng vụ Hải Phòng, sau khi cả 5 tàu kéo thất bại trong nhiệm vụ giải thoát tàu Vinashin Orient dưới gầm cầu Bính. Thời gian không chờ. Nước sông đang "chết", nếu để nước ròng mà kéo có khả năng bị lật tàu. Các chuyên gia phân tích đủ các lực, mà không dẫn ra giải pháp nào hơn là thêm tàu kéo! (Hải Phòng có tàu kéo nào thì đã đem dùng cả rồi còn đâu!). Phương án Cảng vụ Hải Phòng mời Trần Văn Văn vấp phải bức màn ngờ vực từ phía những bậc áo cao, mũ dài. Hy vọng vào anh thuyền chài mỏng tang như lớp vecni trên gỗ! Nhưng vì "có bệnh thì vái tứ phương", họ đã miễn cưỡng để Văn nhập cuộc. Anh kéo về 2 sà lan và một đống các thiết bị cứu hộ tự chế. Giữa đêm, những người thợ không biết chữ của Trần Văn Văn hối hả lặn xuống, móc cáp, thổi bùn, khát thì uống nước sông Cấm. Và sau 5 tiếng vừa kéo, vừa nâng, họ đã bắt Vinashin Orient phải  nổi lên, trôi ra khỏi cầu. Trên bờ, người ta ôm nhau chúc mừng thành công. Lãnh đạo Hải Phòng và Bộ GTVT thấy nhẹ người như đang bị ngạt mũi lại hít thở được. Còn Văn được đưa lên đài truyền hình để nói: "Em có biết nói gì đâu!" - anh nói với hàm răng sáng loá trong một nụ cười hạnh phúc. Tôi hỏi tại sao đội bóng chân đất của anh lại thắng đội bóng "hoàng gia" - 5 con tàu kéo 8.000 sức ngựa? Văn đáp: "Dưới nước không cậy sức được, mà phải có mẹo! Cộng thêm tí liều!".

Bằng công thức "mẹo cộng liều", Văn đã giải thoát được tàu Đông Hoa hơn một vạn tấn trọng tải, bị bão đánh nhảy lên bãi đá ngầm vùng biển Quảng Ngãi, cứu hộ nhà nước đã phải bó tay. Có người sông nước mách cho chủ tàu Đông Hoa cầu Văn đến cứu. Văn mang đến một "con rùa" 65 tấn, 2 neo 5 tấn, dùng 2 dây cáp "phi" 120, dài 1.000m, 2 đường cáp "phi" 40, dài 100m... Chỉ sau 2 ngày, Đông Hoa lại về với biển!
Vợ Văn nói rằng, anh là người thích mạo hiểm, luôn trong tình trạng đặt chân lên vùng cát lún. Khi nghe tin tàu Hoàng Chiến 08 bị lật ở biển Hải Phòng, Văn sôi lên muốn ra tay. Song, chị vợ lại khoá cửa nhốt chồng trong nhà, lý do: Đang mùa biển động, tàu bị chìm lấp dưới hàng mét bùn... Một tối, Văn bỏ di động ở nhà, quần đùi, áo may ô lẻn ra ngoài, vay tiền mua quần áo dài, bay vào - bay ra Sài Gòn để ký hợp đồng. Vớt xong Hoàng Chiến 08, anh mới báo tin cho vợ đang không biết chồng ngụp lặn ở vùng biển nào! Vụ đó, chủ tàu thu hồi hàng chục tỉ đồng (1.500 tấn thép cuộn), phần Văn được cái vỏ tàu.

Tháng 5.2010, tàu nước ngoài đâm gãy đôi sà lan NĐ 0096 có 12 thùng container bị chìm, sóng cuốn trôi hàng cây số, có cái nằm ngay giữa luồng tàu chính. Văn mò ra chúng nhanh hơn các thiết bị tìm kiếm hiện đại của Bảo đảm hàng hải VN, loại bỏ nguy cơ tắc luồng. Nhiều lần Văn trục tàu nhanh đến nỗi hợp đồng còn chưa ký xong, tàu đã được vớt lên rồi, kéo đi. Chủ tàu cứ tưởng mất tàu! Bất cứ tàu chìm ở tư thế nào, Văn nói: "Chúng tôi đều vớt đẹp như văn công!".

Biển chỉ dịu êm và sung sướng với du khách. Còn với người làm trục vớt, biển dữ dội, nguy hiểm và khó lường hệt như người đàn bà đẹp! Nhiều lần Văn tưởng đã chết vì tàu bị lật, anh chìm sâu dưới 30m nước. Nhưng ở dưới nước, Văn lại bình tĩnh, tự tin như những thổ dân sống trong rừng rậm, thuỷ thần không bắt được anh và những người thợ dũng cảm của anh. Văn thú nhận: Anh chỉ sợ người trên bờ, những kẻ bắt nạt người thật thà và hiền lành như vợ chồng Văn. Anh đã từng là người nghèo nên thương người nghèo. Văn chẳng bắt bí ai trong hoạn nạn. Vớt con tàu đắm, người khác đòi mười, anh chỉ lấy ba, điều đó làm cho khối kẻ tức anh, họ đe doạ anh dù họ không có tài năng như anh. Dân cứu hộ khắp dải đất hình chữ S phục lăn Văn, vì anh đã biến nhiều điều không thể trở thành có thể bằng các con thuyền nhỏ như lá tre trên biển của mình.

10 năm trục vớt hàng trăm tàu thuyền lớn nhỏ, ôtô, bom, mìn, vật cản luồng lạch. Công anh lớn lắm! Hãy tưởng tượng xem một ngày tàu thuyền không ra vào cảng Hải Phòng vì bị tắc luồng! Góp phần đắc lực bảo đảm an toàn hàng hải con đường giao thông huyết mạch miền Bắc - một cái Huân chương Lao động với Trần Văn Văn không phải là điều xa xỉ. "Trừ các anh cảng vụ ra, chẳng ai thèm biết em đâu!" - Văn nói xong rồi lặng lẽ đi ra Quảng Ninh - ở đó có con tàu chìm, dầu đang rò chảy ra biển!

Hà Linh Quân

Thursday, August 19, 2010

Ảnh thị trường: Chế nón lính thành nón bảo hiểm

SGTT.VN - Nón lính chế độ cũ và cả nón cối cũ nhập từ Trung Quốc đang được một số nơi mua lại và chế tác thành nón bảo hiểm giao thông, bán ở lề đường quanh công viên Văn Lang, quận 5 và một số điểm dọc lề đường Nguyễn Văn Cừ.

Giá loại nón bảo hiểm giao thông tái chế này dao động từ 60.000 đến 300.000 đồng/nón. Khách mua đa số là nam giới, ngoài lý do cho rằng chất lượng loại nón này bền và khó bể, một số người bán còn nêu lý do khác, "những người thích chơi xe gắn máy, môtô và xe máy cổ, thường khoái mốt đội nón "ngầu" này".

Ảnh: Lê Quang Nhật

Wednesday, August 18, 2010

Loạn cán bộ xài bằng giả

Thứ Ba, 17/08/2010, 09:00 (GMT+7)

TT - Gần 200 cán bộ nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đã sử dụng bằng tốt nghiệp trung học bổ túc giả dưới danh nghĩa Sở GD-ĐT Cần Thơ cấp. Sau khi phòng khảo thí Sở GD-ĐT TP Cần Thơ xác minh đây là bằng giả, một vài nơi lại xuất hiện công văn giả để "hợp thức hóa" bằng giả.

Tiếp PV Tuổi Trẻ sáng 16-8, bà Nguyễn Thị Thuận - trưởng phòng khảo thí Sở GD-ĐT TP Cần Thơ - cho biết từng nói thẳng trước đại hội đảng bộ một số xã, huyện về chuyện hàng trăm cán bộ sử dụng bằng giả. Bà Thuận còn nói bà đã nhận được nhiều công văn từ quận ủy, huyện ủy của các tỉnh thành trong khu vực ĐBSCL, thậm chí từ các quận huyện của TP.HCM, yêu cầu kiểm tra, trả lời vấn đề thật - giả văn bằng tốt nghiệp hệ trung học bổ túc của cán bộ.

Giả chồng lên giả

Mở tủ hồ sơ, bà Nguyễn Thị Thuận cầm ra một xấp dày bản sao các giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và bằng tốt nghiệp mà bà ghi rõ bên lề là bằng giả, chứng nhận giả. Phần nhiều trong số các hồ sơ này là các trường hợp thuộc tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, TP.HCM. Trong đó có trên 100 trường hợp thuộc tỉnh Sóc Trăng, nhiều người trong số này hiện đang là cán bộ của một số xã, phòng ban của huyện.

Theo bà Thuận, qua đơn tố giác, ban tổ chức của một số huyện đã yêu cầu xác minh thông qua công văn gửi đường bưu điện hoặc cử cán bộ đến gặp trực tiếp bà. Qua đó cho thấy hầu hết các văn bằng và giấy chứng nhận này đều giả mạo phôi bằng, chữ ký của lãnh đạo sở, kể cả con dấu. Cụ thể, nhiều văn bằng khi kiểm tra cho thấy không trùng khớp hội đồng thi vào thời điểm thi được ghi trên các văn bằng, giấy chứng nhận tạm thời, kể cả người ký giấy hoặc bằng tốt nghiệp cũng "trật chìa", trong danh sách thi, tốt nghiệp không có tên người cần xác minh...

Bà Thuận nêu trường hợp của cán bộ Lâm Thanh Tùng (huyện Tịnh Biên, An Giang) và nói: "Dù tôi đã có công văn trả lời Huyện ủy Tịnh Biên về việc văn bằng của ông Tùng là không do sở cấp, nhưng không hiểu sao tại ban tổ chức Huyện ủy Tịnh Biên lại xuất hiện công văn của Sở GD-ĐT TP Cần Thơ với nội dung bằng tốt nghiệp của ông Tùng là thật.

Tương tự là trường hợp ông Hà Hữu Hiểu (Sóc Trăng), sau khi tôi ký công văn trả lời là bằng giả thì tại địa phương lại xuất hiện văn bản của Sở GD-ĐT Cần Thơ do tôi ký xác nhận văn bằng tốt nghiệp là thật. Có nghĩa là giấy xác nhận này cũng giả nốt từ chữ ký tới con dấu của sở".

Giấy xác nhận giả cho một tấm bằng giả

Công an vào cuộc

Bà Thuận cho biết phòng an ninh chính trị nội bộ (PA83) công an các tỉnh thành như Sóc Trăng, Cần Thơ đã nhiều lần liên hệ với bà để xác minh nhiều trường hợp bị tố cáo có bằng tốt nghiệp trung học bổ túc giả, qua xác minh thì tại tỉnh Sóc Trăng có đến 90% các trường hợp giả mạo. Theo lời bà Thuận, ngày 5-8-2009 Công an Sóc Trăng gửi công văn yêu cầu Sở GD-ĐT Cần Thơ xác minh bằng trung học bổ túc của 10 cán bộ, phòng khảo thí trả lời 10 trường hợp này đều không do Sở GD-ĐT Cần Thơ cấp.

Theo ông Phạm Vũ Toàn - phó  trưởng phòng PA83 Công an TP Cần Thơ, phòng cũng nhận được tin của một nông dân ở huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) tố giác năm người ở xã Đông Thạnh mua bằng tốt nghiệp trung học bổ túc với giá 9,5 triệu đồng mỗi bằng. "Các đương sự này mua bằng thông qua một người môi giới. Họ không có tên trong danh sách dự thi và Sở GD-ĐT Cần Thơ cũng không cấp bằng hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp. Họ đều thường trú tại Kiên Giang nên chúng tôi chuyển hồ sơ vụ việc cho Công an Kiên Giang thụ lý, điều tra".

Công văn Sở GD-ĐT TP Cần Thơ khẳng định giấy xác nhận trên là giả

Thực tế có thể nhiều hơn

Chiều qua, thượng tá Đặng Thị Bền, trưởng phòng PA83 Công an tỉnh Sóc Trăng, cho biết phòng đang thụ lý điều tra về một đường dây làm bằng giả xuyên quốc gia. "Do việc làm bằng giả này liên quan đến nhiều địa phương, thậm chí cả Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh khác, nên chúng tôi đang tiến hành phối hợp điều tra khẩn trương, cẩn thận và vụ việc chưa kết thúc".

Trước con số được phòng khảo thí Sở GD-ĐT Cần Thơ đưa ra trên 100 trường hợp ở tỉnh này bị phát hiện bằng tốt nghiệp giả, thượng tá Bền cho biết thực tế có thể còn nhiều hơn, PA83 đang tiếp tục xác minh. Riêng các cán bộ sử dụng văn bằng giả, thượng tá Bền khẳng định các địa phương không cơ cấu những cán bộ này vào danh sách ứng cử đại hội đảng bộ cơ sở, cũng như bố trí chức danh và việc xử lý vẫn đang được các cơ quan chức năng làm tiếp thời gian tới. 

PHƯƠNG NGUYÊN

Không biết có công văn giả xác nhận bằng cấp giả

Ngày 29-3-2010, ban tổ chức Huyện ủy Tịnh Biên (An Giang) gửi đến phòng khảo thí Sở GD-ĐT TP Cần Thơ bản sao tấm bằng tốt nghiệp bổ túc THPT số hiệu 3360318/BTTH do Sở GD-ĐT TP Cần Thơ cấp cho ông Lâm Thanh Tùng, hiện là cán bộ ở huyện Tịnh Biên.

Đồng thời đề nghị xác minh việc cấp bằng tốt nghiệp đối với ông này. Theo thông tin trong bằng tốt nghiệp, ông Tùng sinh ngày 9-10-1970 tại Tịnh Biên, là học sinh của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Bình Thủy, trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp ngày 18-8-2007 tại hội đồng thi Trường tiểu học Trần Quốc Toản.

Qua xác minh, trưởng phòng khảo thí Nguyễn Thị Thuận, thừa lệnh giám đốc Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, ký công văn trả lời ban tổ chức Huyện ủy Tịnh Biên khẳng định bằng tốt nghiệp của ông Tùng là giả. Khóa thi ngày 18-8-2007 tại TP Cần Thơ không có hội đồng thi Trường tiểu học Trần Quốc Toản, ông Tùng không có tên trong danh sách dự thi và tốt nghiệp THPT hệ bổ túc, không được cấp bằng tốt nghiệp...

Ông Lâm Thanh Tùng hiện đương chức chủ tịch UBND xã Tân Lập, huyện Tịnh Biên. Tiếp xúc với chúng tôi tại UBND xã Tân Lập, ông Tùng cho biết trước đây học xong THCS, ông đi học ở Trường trung học Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ và tốt nghiệp năm 1996.

Giai đoạn 2002-2003 ông học bổ túc văn hóa lớp 12 tại Trường THPT Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn. Hai đợt thi tốt nghiệp năm 2004 và 2005 tại An Giang ông đều thi rớt. Với tấm bằng tốt nghiệp THCN tại Trường trung học Kinh tế kỹ thuật Cần Thơ năm 2005, ông đăng ký học Đại học Mở TP.HCM tổ chức tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên An Giang rồi nhận bằng tốt nghiệp đại học hồi tháng 3-2010.

Về tấm bằng tốt nghiệp bổ túc THPT, ông Tùng cho hay do thi hai lần tại An Giang không đậu nên ông về thi tại Cần Thơ. "Tôi thi tốt nghiệp ở hội đồng thi Trường Trần Quốc Toản và đậu khóa thi này" - ông Tùng khẳng định.

Ông nói mới đây ban tổ chức Huyện ủy Tịnh Biên có mời ông làm việc, sau đó cho rằng tấm bằng tốt nghiệp bổ túc của ông là không hợp lệ. Còn chuyện công văn xác nhận bằng cấp cho ông là thật thì ông hoàn toàn không hề hay biết, ban tổ chức huyện ủy cũng chưa có ý kiến hay thông báo gì.

Đ.VỊNH

Phó bí thư thị ủy Phúc Yên sẽ “hồi hương”hôm nay 15.8

SGTT.VN - Phó bí thư thị ủy Phúc Yên (Vĩnh Phúc) Nguyễn Thanh Toản cho PV SGTT biết sẽ cùng gia đình "hồi hương" vào hôm nay 15.8 sau khi đã tự ý xuất cảnh sang Malaysia từ ngày 9.8 mang theo hai con trai, gây xôn xao dư luận.

Ông Nguyễn Thanh Toản (thứ hai từ phải sang) đang ăn cơm cùng với vợ và các bạn từ Việt Nam sang đón ông trở về. Ảnh: Hữu Lực

Vào lúc 19 giờ 15 phút tối 14.8, ông Nguyễn Thanh Toản đã liên lạc với phóng viên SGTT. Ông Toản cho biết, hiện ông đang ở Malaysia cùng với gia đình gồm bố vợ là ông Nguyễn Minh Đăng, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và vợ là Nguyễn Thị Nhung. Ông Đăng và chị Nhung cùng một vài người nhà khác đã bay sang Malaysia từ ngày 11.8 để tìm gặp ông Toản và thuyết phục ông trở về.

Ông Toản cho biết, lý do ông bỏ ra nước ngoài đem theo hai con trai vì bức xúc chuyện gia đình. Hiện tại mọi người trong gia đình ông đã gặp nhau và họ đã… hiểu nhau. Ông Toản cũng cho biết, trước khi đi ra nước ngoài, ông đã báo cáo với bí thư thị ủy Nguyễn Văn Vịnh là đi du lịch cùng gia đình ra nước ngoài khoảng một tuần và ngay tối đầu tiên đến Malaysia ông đã điện thoại cho ông Vịnh chứ không phải là không liên lạc được. Ông Nguyễn Thanh Toản cho hay, ông cùng gia đình sẽ "hồi hương" vào hôm nay 15.8.

Trao đổi với SGTT, bí thư thị ủy Phúc Yên Nguyễn Văn Vịnh cho biết, vụ việc ông Nguyễn Thanh Toản, phó bí thư thị ủy nếu đi nước ngoài phải có sự đồng ý của thường trực tỉnh ủy. Sự việc sẽ được sáng tỏ khi ông Nguyễn Thanh Toản trở về Việt Nam và phải giải trình trước các cơ quan chức năng.

>> Vĩnh Phúc: Phó bí thư thị ủy Phúc Yên tự ý bỏ ra nước ngoài

Hữu Lực

Monday, August 16, 2010

Tom Lantos Human Rights Commission Hearing on Religious Freedom in Vietnam

Tom Lantos Human Rights Commission Hearing on Religious Freedom in Vietnam


Tom Lantos Human Rights Commission (TLHRC)

Hearing Announcement:

Status Update: Religious Freedom in Vietnam

2-4:30 p.m.

Wednesday, August 18

B-318 Rayburn HOB

The overall human rights and religious freedom situation continues to deteriorate under the rule of the current government of Vietnam. Despite its ascension to the World Trade Organization in 2007, which many believed would help improve Vietnam's poor rights record, the situation for political dissidents and religious communities remains precarious. The U.S. Commission on International Religious Freedom's (USCIRF) 2010 Annual Report recommended that the State Department re-designate Vietnam as a "country of particular concern" (CPC) on account of the Vietnamese government's stringent control and repression of religious activities.

Furthermore, USCIRF's 2010 Annual Report notes that "property disputes between the government and the Catholic Church continue to lead to harassment, property destruction, and violence." The recent events in Con Dau village exemplify this emerging pattern of persecution. Government officials have arrested, beaten and detained residents of the village, which is a coterminous Catholic parish in the Diocese of Da Nang, Central Vietnam in order to force them to abandon their land and century-old cemetery in order to make way for a new "green" resort.

To discuss these issues, we will welcome as our witnesses:***

  • Leonard A. Leo, chair, U.S. Commission on International Religious Freedom
  • Tai Nguyen, brother of Nam Nguyen, who died after a police beating
  • Quang Nguyen, brother of Lieu Nguyen, who escaped to Thailand
  • Luan Nguyen, sister of Liem & Minh Nguyen, who are still detained
  • T. Kumar, director of international advocacy, Amnesty International

***Witness list subject to change.

If you have any questions, please contact Elizabeth Hoffman (Rep. Wolf) or Hans Hogrefe (Rep. McGovern) at 202-225-3599.

Frank R. Wolf, M.C. James P. McGovern, M.C.

Co-Chairman, TLHRC Co-Chairman, TLHRC

Danh Sach Tu Chinh Tri Tai Trai Giam Z30A

1. Truong Van Duy
2. Le Van Tinh
3. Do Van Thai
4. Nguyen Huu Cau
5. Nguyen Van Hoa
6. Nguyen Van Trai
7. Nguyen Long Hoi
8. Nguyen Tuan Nam
9. Tran Van Duc
10. Nguyen Xuan No
11. Tran Van Thieng
12. Bui Van Thuy
13. Nguyen Van Canh
14. Do Thanh Nhan
15. To Van Hong
16. Van Huong
17. Pham Xuan Thong
18. Nguyen Hoang Son
19. Huynh Anh Tu
20. Huynh Anh Tri
21. Nguyen Ngoc Phuong
22. Nguyen Van Chung
23. Huynh Anh
24. Vu Hung
25. Do Thanh Van
26. Pham Ba Hai
27. Huynh Buu Chau
28. Ho Long Duc
29. Van Ngoc Hieu
30. Le Kim Hung
31. Truong Quoc Huy
32. Tran Quoc Hien
33. Le Nguyen Sang
34. Son Nguyen Thanh Dien
35. Nguyen Van Phuong
36. Tran Hoang Giang
37. Truong Minh Duc
38. Tran Tu
39. Vo Van Thanh Liem
40. Vo Van Thanh Long
41. Vo Van Dien
42. Nguyen Thanh Phong
43. Vo Van Buu
44. Mai Thi Dung
45. Nguyen Van Thieng
46. Duong Thi Tron
47 Le Van Soc
48.To Van Manh
49. Nguyen Van Thuy
50. Doan Van Duyen
51. Tran Van Thiep
52. Nguyen Van Hai
53. Truong Minh Nguyet
54. Nguyen Van Ngoc

CSVN dan ap PGHH

Sunday, August 15, 2010

Phó Chủ tịch xã dùng bằng giả

Thứ Sáu, 13.8.2010 | 11:56 (GMT + 7)

(LĐO) - Dù mới học hết lớp 7, nhưng ông Nguyễn Văn Hiền - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Hợp (Kiến Thuỵ - Hải Phòng) lại khai vào lí lịch Đảng viên là 10/10 Bổ túc văn hoá (BTVH). Và có cả giấy chứng nhận "đã tốt nghiệp..." để "trụ" vai lãnh đạo xã nhiều năm qua.

 

Dùng bằng giả để thăng tiến

Theo phản ánh của ông Hoàng Đông Oanh, Bí thư chi bộ thôn Đại Lộc 5; Hoàng Văn Tuấn, uỷ viên Thanh tra nhân dân thôn Đại Lộc 2 và nhiều cán bộ đảng viên và nhân dân xã Đại Hợp (Kiến Thụy),   ông Nguyễn Văn Hiền, Phó chủ tịch UBND xã  đã sử dụng bằng cấp giả, nắm giữ những chức vụ chủ chốt và làm lãnh đạo xã trong nhiều năm qua.

 Ông Hoàng Đông Oanh và ông Hoàng Văn Tuấn đang kể chuyện bằng giả
Ông Hoàng Đông Oanh và ông Hoàng Văn Tuấn đang kể chuyện bằng giả

Qua tìm hiểu cho thấy; ông Nguyễn Văn Hiền, (SN 5/10/1960, trú tại Đại Hợp, Kiến Thuỵ) chỉ học đến lớp 7, sau đó đi bộ đội (từ tháng 7/1978 đến 5/1982) rồi về làm tại đội thuỷ lợi của HTX nông nghiệp Đại Hợp. Từ năm 1990 - 1994, ông Hiền tham gia công tác công an xã và cán bộ thuế xã Đại Hợp. Từ năm 1995 đến tháng 4/2004, ông Hiền làm kế toán ngân sách xã. Nhằm 'bôi trơn" cho con đường thăng tiến, ông Hiền đã móc nối với một "quan chức" Trường BTVH Trung học huyện Kiến Thuỵ để "hợp thức hoá" tiêu chuẩn cán bộ bằng tấm bằng BTVH.

Tìm hiểu rõ hơn về vụ việc này, PV đã đến  Ban tổ chức huyện Uỷ Kiến Thuỵ và photocopy bản "Giấy chứng nhận học lực" (đã được Phòng tư pháp huyện Kiến Thuỵ công chứng - PV) do ông Nguyễn Danh Sương, nguyên Hiệu trưởng Trường BTVH Trung học Kiến Thuỵ (nay là Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Kiến Thuỵ) ký ngày 16/2/1995

Ông Nguyễn Khắc Lục, Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Kiến Thuỵ khẳng định: "Giấy chứng nhận" cấp cho học sinh Nguyễn Văn Hiền là không có giá trị pháp lí. Tiêu đề ghi là "Giấy chứng nhận học lực", nhưng trong phần nội dung thì không nói gì đến số điểm, xếp hạng học lực... Nội dung chính của "văn bằng" này lại ghi "Đã tốt nghiệp chương trình BTVH trung học khoá ngày …tháng 6 năm 1992"  tại Hội đồng thi huyện Kiến Thụy. (?)

"Văn bằng" của ông Hiền đang lưu trong Hồ sơ đảng viên tại Ban tổ chức huyện Uỷ Kiến Thuỵ.

Khai man lý lịch

Không chỉ "giả mạo" Giấy chứng nhận học lực, ông Hiền còn ngang nhiên khai man trình độ văn hoá 10/10 vào Hồ sơ lí lịch đảng viên để qua mặt các cơ quan chức năng. Ông Đồng Xuân Điển, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Đại Hợp cho biết: Tại quyển sơ yếu lý lịch Đảng viên số 5021857, ngày 24/5/1986 lưu tại Đảng uỷ xã ông Hiền khai trình độ văn hoá là 7/10. Còn tại quyển sơ yếu lí lịch đảng viên số 2090959, ngày 3/2/1996, ông Hiền khai trình độ văn hoá 10/10 BTVH.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó ban tổ chức Huyện uỷ Kiến Thuỵ cho biết: Ngày 18/3/2010 Ban tổ chức chúng tôi đã làm việc với thường trực Đảng uỷ xã Đại hợp về thẩm định tiêu chuẩn chính trị cán bộ quy hoạch diện huyện uỷ quản lý thì ông Hiền vẫn chưa có bằng cấp 3 gốc để đối khớp với "giấy chứng nhận học lực" photô công chứng lưu trong hồ sơ đảng viên của chúng tôi...".

Để tìm hiễu rõ hơn, PV đã "gõ cửa" cậy nhờ Sở GD&ĐT Hải Phòng sao lục văn bằng đã tốt nghiệp BTVH trung học Kiến Thuỵ, khoá tháng 6/1992 của ông Nguyễn Văn Hiền. Bà Phạm Hồng Vân, chuyên viên bộ phận một cửa kiêm cán bộ Phòng khảo thí - Sở GD&ĐT xác nhận: "Trong hồ sơ lưu danh sách trúng tuyển tốt nghiệp BTVH năm 1992 không có tên học sinh Nguyễn Văn Hiền, sinh ngày 5/10/1960 tại Hội đồng thi BTVH Kiến Thuỵ".

Như vậy sự thật đã rõ ràng, ông Nguyễn Văn Hiền, cán bộ đảng viên xã Đại Hợp đã khai man lí lịch đảng, sử dụng văn bằng giả để thăng tiến

Thành Vinh

“Rút ruột” công trình, đường bê tông thành đường… cát

Thứ Bảy, 14.8.2010 | 11:33 (GMT + 7)

(LĐO) - Hơn 300m đường  trải bê tông đã hoàn tất, nhưng sau một tuần con đường đã trở thành "đường cát". Bởi  chỉ cần dùng một que củi vạch xuống đường thì cát, sỏi  bung lên từng mảng. Đó là thực trạng tại đường liên thôn của Thôn Trạch Lôi, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ (Hà Nội).

Cát, sỏi  bung lên khắp mặt đường, như cái
Cát, sỏi bung lên khắp mặt đường, như cái "bâỹ" đối với người qua lại.

Đường bị "rút ruột", dân bức xúc

Vào tháng 12. 2008, UBND huyện Phúc Thọ có quyết định phê duyệt bản vẽ thiết kế về việc cải tạo, nâng cấp công trình đường bê tông thôn Trạch Lôi, xã Trạch Mỹ Lộc.  chủ đầu tư công trình là UBND xã Trạch Mỹ Lộc với tổng giá trị dự án duyệt là gần 1 tỷ đồng. Ngày 7/10/2009 UBND huyện Phúc Thọ có quyết định phê duyệt đấu thầu công trình đường liên thôn Trạch Lôi với chiều dài 751m.

Sau đó huyện đã có quyết định giao gói thầu cho công ty tnhh một thành viên xây dựng Xuân Hoà với giá chỉ định thầu 848 triệu đồng, thời gian thực hiện hợp đồng trong bốn tháng.

Người dân địa phương rất phấn khởi khi công trình được khởi công. Giữa tháng 6/ 2010 đơn vị thi công tiến hành đổ bê tông đoạn đường dài 300m. Nhưng một tuần sau, niềm vui của người dân đã biến thành nỗi bức xúc vì đường bê tông xuất hiện nhiều chỗ bị rạn nứt.  Cô Khuất Thị Hoà (xóm bống dế, thôn trạch lôi) bức xúc nói: "Không hiểu đơn vị thi công kiểu gì mà bê tông vừa khô đã rạn nứt khắp nơi. mặt đường bở đến nỗi lấy thanh tre vạch xuống là cát, sỏi cứ thế bung lên. hễ có mưa, cát bị rã ra thành từng lớp. người dân đi như đi trên đường cát".

Dùng chân đạp nhẹ mép đường bê tông bong ra từng mảng .
Dùng chân đạp nhẹ mép đường bê tông bong ra từng mảng .

Anh Hoàng Thoan, người dân địa phương phản ánh: "Dân chúng tôi không thể chấp nhận được việc thi công ẩu và có dấu hiệu tham nhũng rút ruột công trình của đơn vị chủ thầu".

Đơn vị thi công không biết vì sao!?

Trước thực trạng trên, người dân đã phản ánh tới chính quyền địa phương và yêu cầu đơn vị thi công dừng việc thi công. ngày 14/6/2010 UBND xã Trạch Mỹ Lộc đã lập biên bản kiểm tra và đưa ra kết luận: Phần đường đã thi công không đúng với thiết kế. tim đường đổ mỏng, một số khoang bị nứt, trong 7 điểm kiểm tra có 6 điểm sai thiết kế… Cũng trong biên bản này chính quyền xã đã yêu cầu dừng việc thi công đường.

Để khắc phục tình trạng, đơn vị thi công đưa ra phương án: đổ dày thêm 7cm, sau đó tăng lên 10cm (đổ đè lên nền đường cũ). với việc khắc phục này, người dân địa phương đã không đồng tình.

Ông Khuất Duy Kim – chủ tịch UBND xã Trạch Mỹ Lộc nói: "Phản ánh của người dân là đúng sự thật. đơn vị thi công đã làm sai so với thiết kế, chất lượng thi công không đạt tiêu chuẩn. Bê tông, cát sỏi sau một tuần đã bị hư hỏng… đơn vị thi công đưa ra phương án xử lý bằng cách đổ thêm 10cm.  Tuy nhiên, phương án đưa ra phải có sự đồng thuận của người dân, khi đó việc thi công khắc phục đường mới được tiến hành  ".

Còn ông Vũ Văn Dũng – Giám đốc Cty TNHH một thành viên xây dựng xuân hoà biện minh: "Thời gian qua, giá vật liệu xây dựng tăng cao nên hệ thống thoát nước chúng tôi có dùng gạch loại B, gạch phồng và cát đen. đoạn đường đã đổ, phía công ty đã mua từ trạm trộn bê tông tươi của Vinanconex trên Sơn Tây, nhưng không biết vì sao khi đổ xong lại xảy ra tình trạng đó".

Vào ngày 13. 8 vừa qua, chính quyền địa phương, đơn vị thi công cùng tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của người dân. Trong cuộc họp này, đơn vị thi công đưa ra phương án khắc phục đổ thêm 15cm theo đúng thiết  kế ban đầu. Nhưng với phường án này, nhiều hộ gia đình lại tỏ ra lo lắng bởi mỗi khi trời mưa xuống, nhà ở sẽ trở thành máng chứa nước vì đường quá cao so với nền nhà.

Đạt Lê

Khốn khổ vì chạy theo “tiến độ" kiểu nhà thầu Trung Quốc

Phạm Huyền

(VNR500) - Không ít chủ đầu tư Việt Nam giờ đây đang khốn khổ vì chạy theo những sự cố thiết bị của nhà thầu Trung Quốc, chạy theo lời hứa về tiến độ sửa chữa cũng như, toát mồ hôi khi thỉnh thoảng lại nhận được “yêu sách” tăng giá tiền vật liệu.

TIN LIÊN QUAN

Choáng vì những sự cố triền miên

Để nói về chất lượng thực hư ra sao của các nhà thầu Trung Quốc, có lẽ, chẳng còn so sánh nào chuẩn xác hơn là chuyện chiếc xe máy.

Giãi bày với VNR500, chính TGĐ Công ty CP nhiệt điện Hải Phòng, ông Trần Hữu Nam đã tâm sự rằng: “Tôi cũng từng đi xe máy Trung Quốc rồi, nay hỏng cái này, mai hỏng cái kia, nay thay đồ này, mai lại thay đồ kia thì mới chạy được. Nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc làm thì tình hình vận hành... cũng như thế đấy”.

Mô tả ảnh.
Công trường nhiệt điện Hải Phòng 1

Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 (2x300MW) do tổ hợp nhà thầu thực hiện bao gồm Tập đoàn điện khí Đông Phương – Trung Quốc (DEC) lo thiết bị phụ trợ và thi công, còn Tập đoàn Marubeni - Nhật Bản lo thiết bị chính là tua bin máy phát. Gói EPC này trị giá hơn 500 triệu USD.

Không thể “cả nể và dĩ hoà vi quí”, một thói quen thường thấy ở các chủ đầu tư Việt Nam , việc hỏng hóc triền miên của tổ máy 1 đã khiến vị TGĐ này như “tức nước vỡ bờ”.

Từ lúc hoà lưới đồng bộ hôm 15/6/2009, đến nay là 14 tháng, nhưng thời gian tổ máy 1 hoạt động được chỉ khoảng chừng 2 tháng. Công suất mà tổ máy 1 đã phát được chỉ có … 280 triệu kWh. Vào thời điểm thiếu điện đỉnh điểm vừa qua, tổ máy này cũng chỉ đóng góp được 130 triệu kWh, một con số còn cách xa so với 300MW công suất thiết kế.

Điểm lại quá trình hoạt động, ông Nam khó mà nhớ hết đã có biết bao nhiêu sự cố xảy ra ở tổ máy 1, cứ lặp đi lặp lại một vòng luẩn quẩn là “chạy dăm ngày, lại hỏng”. Đáng tiếc nhất là, đúng lúc cả nước thiếu điện căng thẳng thì tổ máy này lại đắp chiếu cả 3 tháng liền.

Đa số hỏng hóc đều liên quan thiết bị phụ của nhà máy như máy nghiền, hệ thống đốt than, cẩu, quạt khói, quạt gió… Vấn đề nằm ở chỗ, mức độ sự cố không phải là quá nặng, nhưng thời gian khắc phục sự cố của DEC quá lâu. Mỗi khi hỏng, họ lại ngồi tính toán đánh giá nguyên nhân, lựa chọn phương án sửa, nói chung là rất chậm. Đây là dây chuyền đồng bộ nên khi 1 thiết bị phụ hỏng thì cả dây chuyền cũng tê liệt luôn”, ông Nam cho biết.

"Chưa hết, cách làm việc, năng lực quản lý của nhà thầu Trung Quốc này rất kém. Chúng tôi thực sự rất mệt mỏi”, ông Nam bày tỏ.

Ông ngán ngẩm bảo: “Đơn cử như chuyện, chuyên gia, cán bộ, kỹ sư của họ không biết tiếng Anh. Khi chúng tôi ra công trường làm việc với họ, phải có người phiên dịch, rất mất thời gian. Rồi chuyện làm hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ dự án để nghiệm thu, thủ tục xuất nhập khẩu, họ làm rất chậm và thiếu khoa học, cực kỳ lộn xộn”.

Ông Nam bức xúc: “Chưa hết, nhà thầu DEC nay bảo xin tăng thêm 20 triệu USD để bù giá vật liệu xây dựng tăng, mai lại bảo tăng thêm 40 triệu USD và có lúc thì đề nghị tới tăng tới tận 100 triệu USD. Đây là gói thầu EPC, là chìa khoá trao tay. Khi họ ký hợp đồng với ta, họ phải lường hết mọi rủi ro rồi chứ”.

Đến nay, so với tiến độ trong Qui hoạch điện 6, nhiệt điện Hải Phòng 1 đã chậm hơn 20 tháng.

Dây dưa, làm việc cầm chừng

Nếu như chuyện sự cố triền miên ở nhiệt điện Hải Phòng 1 là ví dụ điển hình cho chất lượng thiết bị Trung Quốc thì câu chuyện làm ăn dây dưa của nhà thầu Trung Quốc ở dự án giai đoạn 2 mở rộng gang thép Thái Nguyên là điển hình cho “môn võ phổ biến của đối tác nước này: Bỏ giá rẻ, làm cầm chừng để… xin tăng giá theo kiểu bù trượt giá!

Mô tả ảnh.
TISCO đã chủ động loại nhà thầu Trung Quốc khi làm dự án cán thép

Dự án này do Công ty Gang thép Thái Nguyên- TISCO làm chủ đầu tư, ký EPC trị giá 161 triệu USD với Tập đoàn Khoa học công nghệ và thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) hiệu lực từ ngày 3/9/2007.

TISCO cho hay, sau 17 tháng, khi 57% quĩ thời gian thực hiện hợp đồng đã đi qua, chúng tôi điểm lại thì thấy, MCC mới chỉ thực hiện được khối lượng công việc rất ít ỏi, như lập xong thiết kế cơ sở, hoàn thành thiết kế chi tiết 1 trên tổng số 7 hạng mục, chuyển được 1 lô thiết bị đầu tiên, và chỉ có … 20 công nhân đến làm lán trại. Đã thế, bộ máy điều hành dự án ít khi có mặt ở Việt Nam mà chỉ có nhân viên.. trực văn phòng, không có thẩm quyền gì để giải quyết công việc tại dự án.

Mọi tiến độ các hạng mục mà MCC làm đều bị trượt, trong khi, MCC lại luôn gây sức ép, yêu cầu TISCO phải tăng giá hợp đồng, đòi hỏi nhiều điều kiện có lợi như… bố trí ăn nghỉ miễn phí tại nhà khách TISCO, cung cấp thép cho dự án, cung cấp phòng làm việc, điện nước phục vụ thi công, cho mượn kho bãi hiện trường. Mặc dù TISCO đã đáp ứng mọi đòi hỏi đó nhưng MCC vẫn… không tích cực triển khai dự án.

Ông Ngô Sỹ Hán, Phó TGĐ TISCO chia sẻ với VNR500: “Tháng 2/2009 là đỉnh điểm căng thẳng giữa chúng tôi với MCC. Căng tới mức, chúng tôi phải gửi hàng chục văn bản “gào thét” khắp nơi, kêu cứu Bộ Công Thương rồi nhờ cả đại sứ quán Trung Quốc can thiệp”.

Trước sự quyết liệt gay gắt này của TISCO và sau khi Bộ xắn tay vào chỉ đạo, hợp đồng EPC được điều chỉnh lại theo hướng, MCC vẫn làm tổng thầu EPC nhưng sẽ chỉ làm phần E- thiết bị, phần P- kỹ thuật thiết kế, còn phần C- xây lắp do một nhà thầu Việt Nam đảm nhiệm coi như thầu phụ, nhằm tăng cường giám sát.

Đến nay, MCC đã cải thiện phần nào thái độ làm vịêc nhưng, hậu quả là dự án bị chậm 1 năm, 3 tháng, ông Hán nói.

Cắt nghĩa về kiểu cách làm việc của MCC, ông Hán rất thẳng thắn: “MCC không phải là kém năng lực đâu.Vì công nghệ lò cao 500.000 tấn phôi/năm là loại lò cao nhỏ so với công nghệ gang thép của Trung Quốc, do đó, họ thừa sức làm. Nhưng vì khi ký EPC với ta, tính thời giá từ năm 2005, cộng thêm yếu tố khủng hoảng kinh tế, giá vật liệu tăng nên họ vin vào cớ đó để thi công chậm, cầm chừng và xin tăng giá”.

Ông Hàn cho rằng: “Đây là võ của nhà thầu Trung Quốc mà nhiều chủ đầu tư Việt Nam đã gặp”.

Chính vì thế, dự án cán thép 500.000 tấn ở Thái Trung của Tisco, ông Hán đã chỉ đạo không cho nhà thầu Trung Quốc tham gia mà đấu thầu và ký hợp đồng với nhà thầu Ý.

Vì nếu để họ “nhảy vào dự án này” là bất lợi cho mình. Họ làm giá rẻ, trình độ cũng sẽ làng nhàng trong khi, cán thép là khâu quyết định đầu ra sản phẩm can mình”, ông Hán đánh giá.

Phạt hợp đồng: chờ được vạ thì má đã sưng

Theo tìm hiểu của VNR500, hai câu chuyện trên đã và đang trở nên phổ biến trên khắp các công trường Việt Nam, nơi mà nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu hàng trăm triệu USD nhưng làm không đến nơi đến chốn.

Trong đó, có cả dự án khổng lồ như Boxit Lâm Đồng!

Đợt căng thẳng nguồn điện vừa qua, 4 công trình trọng điểm nguồn điện phía Bắc là Nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh, Sơn Động, Cẩm Phả do Trung Quốc làm liên tục hỏng hóc, gần như đứng ngoài việc hỗ trợ nguồn điện cho cả nước khi hụt nguồn thủy điện. Trong báo cáo gần đầy về ngành năng lượng tháng 7/2010, Bộ Công Thương mới chỉ có một dòng ngắn gọn đánh giá là “do chất lượng thiết bị kém”.

Trong khi đó, phạt được nhà thầu Trung Quốc rất gian nan. Ví dụ, theo điều khoản trong hợp đồng EPC dự án nhiệt điện Hải Phòng 1, chậm 5 tháng là phạt 10% giá trị gói thầu.

Nhưng căn bệnh “chậm tiến độ” đó lại cũng có đan xen lỗi của phía chủ đầu tư Việt Nam như chậm bàn giao mặt bằng, chậm ứng vốn. Để bóc tách lỗi và phạt, mất nhiều thời gian mà chưa chắc đã phạt được hết khung hợp đồng.

Dự án nhiệt điện Phả Lại 2 trước đây cũng chậm hơn 20 tháng, TKV vất vả đàm phán và cũng chỉ phạt được nhà thầu vài triệu USD.

Ông Trần Hữu Nam vẫn quả quyết: “Khi nào bàn giao chính thức nhiệt điện Hải Phòng, nhà thầu Trung Quốc sẽ không thoát khỏi chuyện phạt hợp đồng!

Tuy nhiên, với bất cứ ngành công nghiệp nào, đặc biệt là điện thì việc các đối tác Trung Quốc làm kém đã gây hệ lụy thiệt hại xã hội là rất lớn mà khó có thể đong đếm được.

Tiếc rằng, Bộ Công Thương cũng chưa một lần rà soát chất lượng thi công từ nhà thầu Trung Quốc tại 90% công trình nhiệt điện hay các công trình khai khoáng, luyện kim khác. Và thậm chí, như DEC, làm rất kém công trình nhiệt điện Hải Phòng nhưng mới đây, tháng 3/2010, vẫn trúng thầu nhiệt điện Duyên Hải 1 tới 1,4 tỷ USD. Và trên thực tế, nhiệt điện Hải Phòng là công trình điện đầu tiên của DEC ở Việt Nam.

Lanh Su Quan VC tai Houston

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty