TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, July 16, 2011

Năm 2012 bắt đầu thực hiện giãn dân phố cổ


Theo đề án giãn dân phố cổ ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), thành phố cần 4.300 tỷ để di dời 1.800 hộ dân sang khu đô thị mới Việt Hưng (quận Long Biên), trong giai đoạn một.
Di dời 1.800 hộ dân phố cổ Hà Nội sang quận Long BiênẢnh cuộc sống chật chội ở phố cổ Hà Nội

Theo Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Vũ Văn Viện, đề án giãn dân phố cổ chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn một (2011-2015), giãn khoảng 1.800 hộ dân sang khu đô thị mới Việt Hưng, trong đó có 780 hộ sống trong các khu đất công cộng, dự kiến sẽ di chuyển ngay từ đầu 2012. Sang năm 2013 di chuyển tiếp 1.020 hộ. Ước tính nhu cầu đất giãn dân cho toàn bộ đề án là hơn 40 ha.

Dự kiến năm 2015 hoàn thành giai đoạn một và tiếp tục giai đoạn hai (2015-2020). Theo tính toán, nhu cầu giãn dân của khu phố cổ lên trên 26.000 người, tương đương 6.550 hộ dân. Tổng vốn đầu tư giai đoạn một khoảng 4.300 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 400 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động và kêu gọi đầu tư.

Ảnh: Hoàng Hà.
Khu vệ sinh tắm giặt, cơm nước này là của chung của hơn 10 hộ nhà 27 phố Hàng Bạc. Ảnh: Hoàng Hà.

Ông Vũ Văn Viện cho biết, do tính chất nhạy cảm của đề án nên các công việc liên quan đều được tiến hành rất thận trọng. Quận Hoàn Kiếm đã tổ chức điều tra xã hội học đối với trên 950 hộ dân trong diện liên quan. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có xấp xỉ 27% số hộ đồng ý với việc di chuyển.

Trước những vướng mắc của đề án, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi yêu cầu Sở Quy hoạch Kiến trúc phải làm xong quy hoạch điều chỉnh khu tái định cư Việt Hưng phục vụ giãn dân phố cổ trước ngày 20/7. Riêng đề án tổng thể cho giai đoạn một phải xong trước ngày 15/8. Ông Khôi lưu ý các đơn vị liên quan cần có chính sách ưu đãi về nhà ở, giá bán nhà tái định cư cho người dân để tăng đồng thuận đối với cư dân phố cổ.

Theo UBND Hà Nội, phố cổ nằm trên địa bàn 10 phường của quận Hoàn Kiếm, có diện tích là 81 ha, mật độ dân số 840 người một ha (tổng dân số trên 66.000 người). Với mật độ dân số quá cao khiến cho hệ thống cơ sở kỹ thuật quá tải, ô nhiễm môi trường. Vì vậy, hàng chục năm nay Hà Nội lập kế hoạch giãn dân phố cổ, dự kiến đến năm 2020 dân số giảm xuống còn khoảng 40.000, tương đương 500 người một ha.

Nguyễn Hưng

Giá vàng lại lập kỷ lục mới


Các thương hiệu vàng miếng trong nước sáng nay tăng giá thêm 200.000 đồng một lượng, có nơi lên đỉnh cao 39,12 triệu đồng, sau khi thị trường quốc tế chốt tuần ở kỷ lục 1.594,10 USD.

Tại TP HCM, sau khi giá rời xa mốc 39 triệu đồng vào cuối ngày hôm qua, sáng nay cả mua và bán đều vọt qua 39 triệu đồng, đưa chiều bán ra lên mốc kỷ lục mới 39,10 triệu đồng, tăng 200.000 đồng. Trong khi đó, chiều thu gom cũng đắt thêm 210.000 đồng, lên 39,04 triệu đồng.

Tại Hà Nội, các doanh nghiệp lớn cũng niêm yết rất cao so với cuối ngày hôm qua. Ở chiều thu gom, giá tương đương với TP HCM, trong khi chiều bán ra cao hơn 20.000 đồng, lên 39,12 triệu đồng.

Giá vàng cuối tuần vọt lên kỷ lục mới. Ảnh: Lệ Chi

Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI lúc 8h45 phút sáng nay thông báo mua bán lẻ vàng miếng SJC ở 38,98-39,06 triệu đồng. Biên độ mua bán chênh lệch 80.000 đồng. Giá bán buôn của đơn vị này trong sáng nay là 39-39,05 triệu đồng.

Ngày hôm qua, tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, tổng doanh số giao dịch vàng miếng SJC mua bán sĩ của Tập đoàn DOJI đạt gần 5.000 lượng, trong đó khách hàng bán ra nhiều hơn mua. Còn số giao dịch lẻ tại hệ thống bán lẻ của Công ty SJC Hà Nội (thành viên Tập đoàn DOJI) cũng đạt gần 3.000 lượng, trong đó chủ yếu là người dân bán ra.

Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng và niềm tin tiêu dùng của người Mỹ sụt giảm. Chính điều này đã khiến cho giới đầu tư tập trung nguồn tiền vào kênh trú ẩn an toàn là vàng.

Nhờ đó, giá vàng giao ngay trong phiên New York 15/7 đã có sự bứt phá mạnh. Từ mức thấp 1.580 USD, giá liên tục đi lên và hướng về mốc 1.595 USD. Sau đó, thị trường chốt tuần tại mức cao 1.594,10 USD một ounce, tăng 7 USD so với phiên liền trước. Cùng lúc, giá vàng giao kỳ hạn tháng Tám trên sàn Comex của New York cũng chốt tuần tăng hơn 3,1% lên 1.590 USD một ounce.

Đà tăng của giá vàng quốc tế bắt đầu từ hai tuần trước, khi nỗi lo nợ công ở châu Âu lan rộng sang Italia và liên tiếp lập kỷ lục trong tuần này khi việc đàm phán nâng trần nợ trước hạn ở Mỹ gặp nhiều khó khăn và bế tắc.

Theo khảo sát của Kitco.com, trong số 22 người tham gia dự đoán giá vàng tuần tới, có 15 người cho rằng giá tăng, 3 nhận định giảm và số còn lại nghĩ giá không thay đổi.

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng sáng nay theo công bố của Ngân hàng Trung ương vẫn neo ở mức đáy 20.608 đồng. Nhưng các ngân hàng lại giảm giá thu gom, Vietinbank đầu ngày giảm 20 đồng giá mua so với sáng hôm qua, xuống 20.530 đồng, nhưng chiều bán ra tăng 10 đồng lên 20.600 đồng. Sự điều chỉnh không đồng đều này, hiện khoảng cách mua bán của nhà băng này nâng lên 70 đồng.

Trong khi đó, tại Vietcombank, giá công bố giữ nguyên mức giá ngày hôm qua 20.550- 20.600 đồng ăn một USD. Cùng lúc, giá USD trên thị trường tự do TP HCM sáng nay giao dịch phổ biến quanh 20.520-20.600 đồng một đôla (bán ra - mua vào).

Lệ Chi

Chủ tịch thị xã lái xe công gây tai nạn nghiêm trọng


16/07/2011 15:28:44

Theo Nguoiduatin.vn, vào khoảng 18h chiều ngày 15/7, ông Đỗ Quang Thanh, chủ tịch UBND thị xã Phúc Yên đã điều khiển ô tô công vụ có biển số 88A-5995 gây tai nạn nghiêm trọng.

Theo thông tin ban đầu, sau giờ làm việc tại UBND thị xã, ông Thanh đã lấy xe công và tự lái để đi chơi. Lúc đi tới khu vực gần nhà thi đấu thị xã, ô-tô do ông Thanh điều khiển đã đâm vào một người đàn ông cao tuổi làm nghề sửa xe đạp, tên là Thủy.

Ảnh minh họa

 
Cú va chạm mạnh và bất ngờ đã khiến ông này bị thương nặng, gãy nhiều xương sườn, tràn dịch màng phổi. Hiện nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch tại Bệnh viện Việt Đức.

Được biết, từ năm 2007, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có chỉ thị về quản lý xe công, trong đó có quy định nghiêm cấm các lãnh đạo các sở ban ngành, huyện thị dùng xe công vào việc riêng, cấm các lãnh đạo tự lái xe công vụ.

Trao đổi với Nguoiduatin.vn, một lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Vụ việc trên, thường trực Tỉnh ủy vẫn chưa nhận được báo cáo. Nếu đúng thực tế chủ tịch thị xã Phúc Yên Đỗ Quang Thanh dùng xe công vụ tự lái gây tai nạn, thường trực tỉnh ủy sẽ xem xét, xử lý nghiêm".

(Theo Nguoiduatin.vn)

"Hố" của ai?


Sáng 15.7, Đội Thanh tra số 8 - Thanh tra Sở GTVT TP.HCM, Công ty thoát nước đô thị TP (TNĐT) đã đến hiện trường để ghi nhận vụ việc. Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được đơn vị nào quản lý hố này.

 Ngày 15.7, PV Thanh Niên quay lại hiện trường vụ tai nạn taxi lọt hố ghi nhận có nhiều công nhân của Công ty TNĐT đang tiến hành xây một bờ gạch cao gần 1m so với mặt đường. Một công nhân cho biết thêm: "Sáng nay báo chí đưa tin taxi sập bẫy nên cơ quan cử chúng tôi xuống xây thành cao lên để cảnh báo" và khẳng định hố nước này không thuộc quyền quản lý của đơn vị mình.


Công ty Thoát nước Đô thị TP đang xây lại bờ bao tại hố nước nơi xảy ra vụ tai nạn - Ảnh: Giang Phương 

Ông Nguyễn Văn Nhung, một hộ dân gần đó chứng kiến vụ việc kể lại, hôm qua chiếc taxi 56M-1573 đang quay đầu định chạy về hướng đường Bạch Đằng. Khi chiếc xe còn chắn ngang mặt đường Hồng Hà thì cùng lúc một chiếc xe bồn đi tới nhấn còi inh ỏi. Tài xế taxi lúc này nhấn ga định leo lên lề nhường đường thì lọt thẳng xuống hố. "May mắn là tài xế thoát được, chỉ bị xây xát nhẹ", ông Nhung nói. Một nhóm tài xế taxi hãng Mai Linh có mặt tại địa điểm xảy ra vụ tai nạn cho biết thêm, từng có 2 chiếc taxi bị lọt một nửa phần sau thân xe và có cả người đi bộ cũng bị nạn. Đây là chiếc taxi đầu tiên bị lọt hoàn toàn xuống hố.

Công an Q.Tân Bình cho biết đang thụ lý vụ việc, yêu cầu các bên cung cấp hồ sơ để điều tra làm rõ hố thuộc trách nhiệm của ai quản lý. Trước mắt, sẽ tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính tài xế taxi vì đã có hành vi lưu thông trên vỉa hè, lề đường dành cho người đi bộ. Tình huống lọt hố là do tài xế taxi thiếu quan sát. (Đàm Huy)

Theo quan sát của PV Thanh Niên, đây là một nhánh của đường Hồng Hà, P.2, Q.Tân Bình. Đoạn đường này khá hẹp nhưng lại rất đông các phương tiện xe lưu thông, chủ yếu là ô tô, nhiều tài xế phải chọn khoảng trống ít ỏi của lề đường ngay bên cạnh hố cống thoát nước làm nơi quay đầu xe. Hố nước này nằm sát mặt đường bộ hành lại không có rào chắn cảnh báo, đường này lại không có đèn đường.

 Trả lời PV Thanh Niên, ông Lê Văn Thường, Đội trưởng Đội Thanh tra số 8 cho rằng đây là hệ thống thoát nước của sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, vị trí hố thoát nước nằm trên vỉa hè chứ không phải dưới lòng đường. Cơ quan chủ quản trước đó đã xây bờ bao cao 30 cm xung quanh hố nhưng đã bị bể.

Trong khi đó, theo một cán bộ Khu quản lý giao thông đô thị số 1 (Sở GTVT), phần vỉa hè là do Q.Tân Bình quản lý.

Lê Nga - Đình Mười - Giang Phương

Trung Quốc: Mở kho thịt lợn dự trữ


15/07/2011 17:35:27

Nhằm hạ nhiệt giá thịt lợn, Bộ Thương mại Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ tung hàng từ kho dự trữ mặt hàng này ra thị trường, báo Wall Street Journal cho hay.

Ngoài ra, cơ quan này cũng có kế hoạch tăng dần khối lượng của kho dự trữ thịt lợn từ mức khoảng 200.000 tấn hiện nay để những đợt xả hàng trong tương lai có hiệu ứng tác động mạnh hơn tới thị trường.

Trung Quốc thành lập kho dự trữ thịt lợn cách đây 4 năm, nhưng tới nay, khối lượng thịt trong kho này chỉ tương đương 0,4% lượng tiêu thụ thịt lợn hàng năm lên tới 50 triệu tấn của nước này. Bởi thế, việc dùng kho thịt dự trữ để hạ nhiệt giá cả ngoài thị trường không phải là một vấn đề đơn giản.

Người dân Trung Quốc có nhu cầu cao thịt lợn trong sinh hoạt (minh họa IE)

Bắc Kinh đi đến quyết định tung thịt lợn sau khi giá thịt lợn ở Trung Quốc đạt mức kỷ lục vào tháng trước, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mức tăng 6,4% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đây là đợt tăng giá mạnh nhất của mặt hàng này tại Trung Quốc trong hơn 3 năm trở lại đây.

Giới phân tích cho rằng, thịt lợn tăng giá mạnh là một nhân tố quan trọng duy trì những áp lực về giá cả tại Trung Quốc, buộc Bắc Kinh duy trì lập trường chính sách tiền tệ thắt chặt trong 6 tháng cuối năm nay. Nguyên nhân chính khiến giá thịt lợn ở Trung Quốc leo thang là do đàn lợn bị thu hẹp sau dịch cúm hồi năm 2009 và dịch lở mồm long móng hồi năm ngoái.

Nhóm hàng thực phẩm chiếm khoảng 1/3 trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc. Trong đó, mặt hàng thịt, chủ yếu là thịt lợn, chiếm tỷ trọng khác lớn.

Với mục đích tăng nguồn cung thịt lợn, Chính phủ Trung Quốc hôm 13/7 tuyên bố sẽ khởi động lại chương trình đầu tư 2,5 tỷ Nhân dân tệ (385 triệu USD) cho các trang trại lợn quy mô lớn, đồng thời trợ giá 100 Nhân dân tệ (15,5 USD) cho mỗi đầu lợn.

Tuy nhiên, biện pháp này phải mất từ 4-6 tháng mới phát huy tác dụng, bằng quãng thời gian để nuôi một con lợn đủ lớn để khai thác thịt. Trong thời gian chờ đợi đó, việc xả kho thịt dự trữ là biện pháp tạm thời. Mặt khác, chương trình hỗ trợ trên được cho là chỉ có thể tăng số đầu lợn trong đàn lợn của Trung Quốc thêm 2% từ mức 453 triệu con vào năm ngoái.

Phát ngôn viên Yao Jian của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, thịt lợn trong kho dự trữ đông lạnh của trung ương và địa phương sẽ được tung ra thị trường đúng thời điểm. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể và quy mô của đợt xả hàng không được công bố.

Viện Khoa học xã hội Trung Quốc ước tính, kho thịt lợn dự trữ của Trung Quốc năm ngoái đạt khoảng 300.000 tấn. Như vậy, đến năm nay, khối lượng hàng trong kho này đã giảm mạnh.

Không chỉ ở Trung Quốc, giá thịt lợn ở Mỹ cũng leo thang mạnh, dẫn tới việc giá các hợp đồng thịt lợn giao sau tăng theo. Các nhà xuất khẩu thịt lợn dự báo nhu cầu thịt lợn sẽ tăng mạnh trong khu vực Thái Bình Dương.

An Huy (theo Vneconomy)

Friday, July 15, 2011

VNN: Kêu cứu ở những khu đô thị mới

Tác giả: Xuân Long - Hà Anh

Nhiều công trình nhà ở trong khu đô thị mới đã xuống cấp nghiêm trọng
chỉ sau một vài năm sử dụng mà không được tái sửa chữa. Khá nhiều công
trình dù đã bàn giao cho người dân nhưng chủ đầu tư "quên" hoàn thành
cơ sở hạ tầng (cấp điện, nước, hệ thống đường sá, bệnh viện, chợ,
trường học…).

Khá nhiều khu đô thị mới ở Hà Nội đều trong diện 3 không: Không có
trường học, chợ, bệnh viện.

Nhiều người dân được bàn giao nhà từ năm 2005 đang kêu khổ vì tình
trạng xuống cấp của các toà nhà từ ngoại thất đến nội thất. Còn những
người vừa mới nhận bàn giao nhà tại các khu đô thị cũng trong tình
trạng dở khóc, dở cười bởi công trình vẫn ngổn ngang. Người dân buộc
phải sống trong đại công trình với tiếng ồn, bụi bẩn và cơ sở hạ tầng
chưa hoàn chỉnh.
KĐT mới Nam Trung Yên (Hà Nội) vẫn còn nhiều miệng cống lộ thiên. Ảnh: H.A - X.L
KĐT mới Nam Trung Yên (Hà Nội) vẫn còn nhiều miệng cống lộ thiên. Ảnh: H.A - X.L

Xuống cấp quá nhanh!

Những khu đô thị mới xuống cấp nhanh nhất ở Hà Nội chính là khu tái
định cư. Tính đến thời điểm hiện nay, một số khu tái định cư đã được
chủ đầu tư tu bổ, cải tạo nhưng tình trạng xuống cấp vẫn diễn ra hàng
ngày. Bản thân người đại diện cho chủ đầu tư các khu tái định cư trên
địa bàn thành phố phải thừa nhận "làm không xuể, thiếu kinh phí".

Theo những người dân sinh sống tại khu nhà A4 Đền Lừ (quận Hoàng Mai)
thì toàn bộ khu vực nền nhà đều có hiện tượng lún, dột, tường bong
tróc diễn ra ở những ngôi nhà tầng cao. Một số nhà gạch lát bị vỡ, đùn
cát lên, ống nước kém chất lượng, khi dùng xong quên không khóa van,
nước chảy lênh láng vào nhà...

Ông Trần Quốc Tuấn - tổ trưởng tổ dân phố (TDP) 85 nhà A2 Đền Lừ II
cho biết: "Tính đến nay chủ đầu tư có đôi lần cải tạo, nhưng chủ yếu
chỉ là phần nổi của công trình, hầu hết các căn hộ tại khu vực này đều
xuống cấp nghiêm trọng, phía ngoài, rêu phong tường nứt, trong nhà
tường, gạch nhiều nơi hỏng, dột từ trần chảy xuống khiến nhiều nhà dân
khổ vì trời mưa". Đã bao năm rồi, các cabin rác đều phải trông chờ vào
ý thức của người dân.

Có thời điểm, chính những người sinh sống tại khu nhà A2 - A3 - A4 khu
Đền Lừ II phải thuê lực lượng môi trường thông tắc, báo lên chủ đầu tư
mãi không có kinh phí, để lâu tình trạng rác thải ứ đọng ảnh hưởng đến
môi trường sống, buộc lòng người dân phải tự giải quyết. Ông Quách Đức
Trí - nhà A4 tâm sự: "Cống sập, rác tắc nếu không báo cáo thì không
cho phép sửa, nhưng nếu báo cũng không biết đến bao giờ chủ đầu tư mới
giải quyết. Bức xúc nhất của người dân nơi đây là chất lượng nhà xuống
cấp, không biết kêu ai?".

Tình trạng xuống cấp ở các khu tái định cư cũng diễn ra nghiêm trọng
tại khu đô thị Định Công. Toàn bộ khu nhà NƠ 14A, 14B, 14C đều có chỗ
để xe tầng hầm nhưng nền nhà sụt mấp mô. Bể phốt sau nhiều năm cũng
không được hút, buộc lòng người dân phải tự vận động nhau đóng thêm
tiền để thuê hút bể phốt. Có thời điểm người dân gửi lên chủ đầu tư 3
- 4 đơn về việc sửa chữa nền nhà.

Sau nhiều lần đơn kiến nghị, gọi điện, gặp gỡ, chủ đầu tư đã bước đầu
cải tạo lại hệ thống nền nhà để xe và hệ thống thoát nước xung quanh
khu nhà. Có tới 80% hộ dân phải cải tạo diện tích trong nhà mình vì hư
hỏng . Ông Đỗ Viết Doanh - tổ trưởng TDP 27C cho biết: "Hầu hết các
nhà phải làm lại hệ thống thoát nước do vỡ, nền bị cập kênh do thi
công, buộc người dân phải sửa chữa, cầu thang máy chật hẹp, không được
bảo dưỡng, trong khi đó máy nổ chỉ hoạt động cầm chừng.

Cabin rác hỏng, người dân cũng phải bỏ tiền ra sửa vì nhiều lần kiến
nghị lên chủ đầu tư nhưng họ trả lời không có kinh phí sửa chữa. Kêu
nhiều không hiệu quả, người dân buộc phải tự bỏ tiền ra sửa. Không có
điện cầu thang, người dân cũng phải bỏ tiền ra sửa, thay bóng... Trăm
thứ hỏng hóc cũng đổ vào người dân".

Ngổn ngang đại công trường

Cuộc sống của những cư dân tại khu đô thị mới hiện đại cũng không dễ
dàng gì. Người dân tại khu đô thị Văn Khê như sống trong một đại công
trường khi mà chỉ có toà nhà CT1, CT2, CT3 đã bàn giao cho dân đến ở,
còn toà nhà CT4, CT5 và CT6 sẽ bàn giao vào cuối năm 2011 và năm 2012.
Đường sá vào khu đô thị còn mấp mô, bụi từ các toà nhà đang xây luôn
ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Máy móc thi công luôn hoạt động với
công suất cao để kịp bàn giao tiến độ.

Những người dân ở đây cho biết: Mới chỉ có khoảng 50% dân nhận nhà vì
toàn khu vực chưa hoàn chỉnh, nhiều hộ chuyển đến ở chưa lâu đã rao
bán hoặc cho thuê vì quá ồn, bụi và hạ tầng còn... lổn nhổn chưa xong.
Tình trạng cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, nhưng chủ đầu tư đã nhanh
chóng bàn giao nhà cho người dân cũng diễn ra ở khu đô thị Văn Phú, Xa
La, Đại Mỗ.

Lý do mà chủ đầu tư nào cũng đưa ra vì tình trạng trên là: Công trình
làm theo hình thức cuốn chiếu, công trình nào xong trước cho đi vào sử
dụng trước, những công trình chưa hoàn thành tiếp tục làm cho xong để
kịp tiến độ. Tuy nhiên, những khó khăn mà người dân vào sinh sống tại
khu đô thị vẫn nằm ngoài sự quan tâm của chủ đầu tư và cơ quan quản lý
nhà nước.

Theo Lao Động

Bùn đất bủa vây hầm chui đại lộ Thăng Long


Mặc dù trời nắng nhưng nhiều hầm chui đại lộ Thăng Long (Hà Nội) ngập trong bùn đất, mặt hầm đầy "ổ trâu, ổ gà" khiến phương tiện qua lại gặp nhiều khó khăn.
>Hầm chui đại lộ Thăng Long thành sông

Ngày 23/5, VnExpress phản ánh nhiều hầm chui dân sinh trên đại lộ Thăng Long chìm trong nước khiến phương tiện phải bì bõm.
Hai tháng sau, tại nhiều hầm chui trước đây bị ngập úng như hầm số 2, 3, 5, Ban quản lý dự án Thăng Long đã khắc phục, việc đi lại đã thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, hiện dọc đại lộ Thăng Long vẫn còn nhiều hầm chui đang bị xuống cấp, ngập trong bùn.
Cụ thể, tại hầm chui số 6 thuộc thôn Yên Lũng, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, mặc dù trời nắng ráo, nhưng lòng hầm đầy bùn đất.
Theo người dân sống tại đây, đất, cát, sỏi do đơn vị thi công cầu bỏ lại cộng với trời mưa, nước đọng, các phương tiện chạy qua nhiều là những nguyên nhân khiến hầm chui trở nên nhầy nhụa.
Hầm chui dân sinh số 8 thuộc thôn Quyết Tiến, xã Văn Côn, huyện Hoài Đức bị xuống cấp, mặt nền lún nứt, bong tróc.
Thậm chí cả những "ổ trâu" án ngữ trước cửa hầm.
Hàng ngày có rất nhiều xe tải chở đất, đá, vật liệu xây dụng chạy ầm ầm qua hầm.
Phương tiện gặp phải khó khăn mỗi khi qua đây vì phải lạng lách sát mép hầm để tránh "ổ voi, ổ gà" và những tảng bê tông trước của hầm.
Đại lộ Thăng Long là đường cao tốc dài nhất Việt Nam được đưa vào sử dụng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Tổng đầu tư công trình 7.527 tỷ đồng gồm 6 làn đường tách biệt, 2 đường gom, 2 đường cao tốc, 2 đường hầm, 13 cầu vượt ngang đường... Tổng chiều dài tuyến là 29,264 km, bề rộng mặt cắt ngang tuyến đường 140 m.

Phương Sơn

Cận cảnh công trình nghìn tỷ xây mãi chưa xong


15/07/2011 14:54:43
 - Dự án Thư viện tỉnh Nghệ An đầu tư gần 50 tỷ đồng khánh thành mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội xong rồi vẫn "giậm chân tại chỗ". Đến nay, công trình vẫn chưa được chủ đầu tư bàn giao tổng thể.
 
Mặc dù toàn bộ cán bộ thư viện tỉnh Nghệ An đã chuyển về "nhà mới" nhưng mọi thứ vẫn ngổn ngang.
 

Công trình đồ sộ hiện rõ sự nhếch nhác ngay phía ngoài cổng?
Công trình đồ sộ hiện rõ sự nhếch nhác ngay phía ngoài cổng
 Nhà giữ xe của tòa nhà 7 tầng giành nơi chứa
Nhà giữ xe của tòa nhà 7 tầng thành nơi chứa đồ cũ
Về
Về "nhà mới" đã lâu lâu nhưng dưới chân cầu thang tầng 1 vẫn như "bãi rác"?
 Toàn bộ hệ thống cầu thang máy của DA vẫn như thế này!
Toàn bộ hệ thống cầu thang máy của dự án vẫn như thế này
Theo thông báo của Sở xây dựng Nghệ An thì cầu thang của DA không đúng chuẩn. Mới đây, đơn vị thi công đã tháo dỡ cầu thang…
Theo thông báo của Sở Xây dựng Nghệ An, cầu thang của dự án không đúng chuẩn. Mới đây, đơn vị thi công đã tháo dỡ cầu thang…
d
 
ed
Đoạn khớp nối cầu thang với bê tông chỉ chừng 5 phân
1
Trong khi đoạn tầng 7 bị nứt, chỉ cần mưa nhỏ là nước ở một số tầng nhà lênh láng
 Nhìn toàn bộ tầng 7 của DA gần 50 tỷ đồng này mà thấy xót xa!
Tầng 7 của dự án gần 50 tỷ đồng
            Rồi để nằm ngổn ngang từ tầng 4 đến tầng 7
Đồ đạc nằm ngổn ngang từ tầng 4 đến tầng 7
d
 
            Tưởng chuyển về DA, cán bộ, bạn đọc thư viện Nghệ An sẽ có địa điểm lý  tưởng. Ai ngờ vào ở rồi mà sách báo vẫn phải rải xuống nền nhà cho bạn  đọc đọc vì chưa có giá đỡ?
Tưởng chuyển về cơ sở mới, cán bộ, bạn đọc thư viện Nghệ An sẽ có địa điểm lý tưởng. Ai ngờ vào ở rồi mà sách báo vẫn phải rải xuống nền nhà cho bạn đọc đọc vì chưa có giá đỡ

Trọng Đức

Thành phố Đà Nẵng có phó chủ tịch 35 tuổi


15/07/2011 15:14:52
 -  Ngày 17/5, tin từ Ban thường vụ thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh (nguyên là bí thư quận ủy Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn bầu làm phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.  
[links()]
Hiện, ông Nguyễn Xuân Anh (ở Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng, 35 tuổi), là uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng, uỷ viên ban thường vụ thành ủy, bí thư quận ủy Liên Chiểu. 


Ông Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: Báo Đà Nẵng
Ông Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: Báo Đà Nẵng


Đến tháng 6/2011, ông được Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng bầu giữ chức phó Chủ tịch UBND thành phố. Cho tới thời điểm phê chuẩn của Thủ tướng hiện nay, ông Xuân Anh vừa được xem là ủy viên trẻ tuổi nhất từ trước tới nay của cả nước vừa là Phó chủ tịch thành phố trẻ nhất. 

Được biết, trước đây, ông Nguyễn Xuân Anh từng công tác tại ban quốc tế của báo Thanh Niên. Năm 2006 ông chuyển công tác, sau đó được trao các chức vụ như phó giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc sở Kế hoạch - đầu tư Đà Nẵng; phó chủ tịch, phó bí thư rồi bí thư Quận ủy Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
 
Ông Nguyễn Xuân Anh là con trai lớn của nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi.

Sông Tranh

Chúng ta đang bị đầu độc...


15/07/2011 06:48:03
 - Người sản xuất sử dụng tràn lan phụ gia thực phẩm, nông dân lạm dụng hoá  chất bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng... Tất cả những điều  đó đã khiến cho thị trường thực phẩm của ta vô cùng hỗn loạn. Đó là tâm sự của PGS.TS Phan Thị Sửu, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm.

Đừng độc ác đến mức cho chất độc vào thực phẩm

Đã có luật về an toàn thực phẩm, công việc của bà chắc đỡ vất vả hơn?

Luật ra rồi, nhưng không phải ai cũng biết. Công việc của chúng tôi còn bận hơn vì phải truyền thông nhiều nữa, để phổ biến kiến thức. Không phải ai cầm quyển luật như thế này cũng đọc được đâu. Vì vậy, mình phải lọc ra những điều thiết yếu nhất về quyền lợi và trách nhiệm để mọi người dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu.

Tôi cứ nghĩ có luật rồi thì cứ thế mà làm, ai vi phạm thì  phạt?

Nhiều cái phạt nhẹ quá  không đủ sức răn đe. Ví dụ, trong Nghị định về xử phạt, có những điều như sử  dụng chất phụ gia không có trong danh mục mà  cũng chỉ bị phạt 7 - 10 triệu đồng thì còn quá nhẹ. Cho nên phải tuyên truyền cho doanh nghiệp để họ có kiến thức về an toàn thực phẩm và có lương tâm để đừng vì lợi nhuận mà bỏ những chất độc hại vào thực phẩm.
 
PGS.TS Phan Thị Sửu, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh  thực phẩm.
PGS.TS Phan Thị Sửu, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm.

Vậy là vẫn phải trông đợi vào lương tâm của nhà sản xuất?

Đó vẫn là hướng chính. Phải tuyên truyền để người sản xuất không nên quá vì lợi nhuận mà quên lợi ích của người tiêu dùng. Có ý kiến cho rằng cần phải giáo dục về cả tâm linh nữa. Tức là phải nghĩ đến luật nhân quả, đừng có  độc ác đến mức cho cả những chất độc hại vào thực phẩm.

Ai đời, thịt lợn ôi dùng hóa chất tẩy mùi đi để bán cho người tiêu dùng. Ai đời, trồng luống rau riêng để ăn, còn tưới các hoá chất vào những luống rau khác để bán. Như  vậy là không có lương tâm và quá ác  độc. Vì thiếu kiến thức và chạy theo lợi nhuận mà người sản xuất thì dùng hoá chất tuỳ tiện, còn người tiêu dùng thì vô tư sử dụng. Chúng ta đang tự đầu độc cả giống nòi của chính mình.

Nhưng với nhà sản xuất, kinh doanh thì lợi nhuận là trên hết?

Điều đó đúng. Nhưng xây dựng uy tín cũng là vì lợi ích lâu dài của chính doanh nghiệp. Những doanh nghiệp làm ăn chân chính luôn phải nghĩ đến sức khoẻ của người tiêu dùng bởi đó cũng là bảo vệ chính quyền lợi, uy tín, thương hiệu của chính họ.  

Xử phạt nhiều nhưng không ăn thua
Đối với thực phẩm bao gói, nên lựa chọn theo một số tiêu chí: Phải có nhãn mác đầy đủ một số thông tin như địa chỉ nhà sản xuất, hạn sử dụng... và quan trọng nhất là thành phần có những chất gì. Nếu thấy nhiều tên hoá chất khó hiểu là biết loại đó được dùng quá nhiều chất phụ gia thì không nên chọn. Cũng không nên mua các sản phẩm bánh kẹo, nước uống có màu sắc quá đậm, lòe loẹt đặc biệt là cho trẻ em.
Làm công việc này nhiều, chắc bà không dám mua hàng ở các chợ cóc?

Tôi vẫn mua ở chợ cóc, nhưng phải chọn. Ví dụ, thịt lợn thì mua hàng có lẫn mỡ, thịt phải chắc, dẻo, đỏ, nếu thấy thớ to, nhiều nước, siêu nạc thì không mua. Rau cũng chỉ mua những loại có màu sắc tự nhiên, cứng cáp. Không mua loại quá mượt mà, xanh bóng, là những loại được phun thuốc bảo vệ thực vật dạng nhũ dầu chưa đủ thời gian cách ly. Tôi không bao giờ mua các sản phẩm thực phẩm bao gói không có nhãn mác rõ ràng, không có địa chỉ.

Vậy mà họ vẫn bán được những sản phẩm này chứng tỏ vẫn có người mua?

Người mua trở thành người bị hại là tâm lý tham rẻ. Người tiêu dùng chưa biết bảo vệ mình. Đừng chờ lá chắn nào mà phải học tập kiến thức để trở  thành người tiêu dùng thông thái, biết lựa chọn thực phẩm an toàn. Ví dụ, mua nước mắm, nên chọn loại trong thành phần chỉ có cá và muối, vì đó là nước mắm truyền thống. Còn nếu thêm nhiều chất bảo quản, hương liệu, màu, chất điều vị, đấy là nước mắm pha công nghiệp. Nếu có kiến thức, người tiêu dùng sẽ biết lựa chọn sản phẩm nào là tốt và khiến doanh nghiệp phải sản xuất ra các loại thực phẩm an toàn hơn, chất lượng hơn.

Như thế là trách nhiệm lại đổ lên đầu người tiêu dùng rồi, vậy vai trò của nhà quản lý đâu, thưa bà?

Nhà quản lý luôn muốn làm tốt chức năng của mình. Doanh nghiệp thì chạy theo lợi nhuận. Người tiêu dùng thì kiến thức về an toàn thực phẩm còn hạn chế. Muốn giải quyết tốt thì trách nhiệm phải ở cả 3 bên. Không chỉ riêng người tiêu dùng hay nhà quản lý phải thực hiện. Người tiêu dùng sẽ trực tiếp chịu hậu quả khi sử dụng thực phẩm không an toàn. Vì thế, tôi muốn nhấn mạnh rằng người tiêu dùng cũng cần có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ chính sức khỏe của bản thân và gia đình mình.

Phải công nhận là người tiêu dùng nước ta liều thật. Ví dụ như món tiết canh, đã bao nhiêu người bị bệnh phải đi cấp cứu như thế mà họ vẫn ăn.

Thực ra nếu làm bảo đảm, con lợn khoẻ mạnh, giết mổ đảm bảo vệ  sinh thì ăn cũng không việc gì. Như các nước họ  vẫn ăn gỏi cá nhiều lắm, nhưng đó là do môi trường nuôi cá bảo đảm vệ sinh. Còn ở mình điều kiện vệ sinh như thế này, môi trường nuôi trồng, giết mổ như thế, khi bán lại bày bẩn như thế này thì tốt nhất là không nên ăn.

Đấy là do trước đây ta chưa có luật nên họ mới làm bừa bãi thế?

Chưa có luật nhưng cũng có  các quy định, nhưng người ta vẫn làm thế. Có nước nào mà lại thấy hình ảnh con lợn sau khi mổ, xẻ  đôi ra rồi chở bằng xe máy chạy khắp nơi, trông vừa mất mỹ quan vừa mất vệ sinh. Ở các nước, người ta phải bỏ vào thùng lạnh rồi mới chở đi. Mình cũng xử phạt nhiều nhưng không ăn thua, do ý thức của người dân chưa cao.  

Bà nghĩ thế nào về việc dù có tuyên truyền thế nào cũng không thể bằng việc quảng cáo?

Người tiêu dùng hay chọn sản phẩm theo quảng cáo, nhất là trên ti vi, ngày nào cũng xem. Nhiều người bức xúc chuyện quảng cáo lắm. Vì có những quảng cáo thổi phồng, nói quá lên giá trị của sản phẩm, người tiêu dùng có cảm giác như đã bị lừa. Hiện cũng đã có quy định về quảng cáo, nếu quảng cáo sai sự thật sẽ bị phạt nhiều lắm. Nhưng họ cũng có nhiều cách để lách luật. Nhà nước cần phải thắt chặt hơn nữa việc quảng cáo các sản phẩm thực phẩm quá mức làm người tiêu dùng hiểu lầm.

Vâng. Xin cảm ơn những chia sẻ của bà và chúc bà sức khoẻ.

Nhật Minh (thực hiện)

Đoàn tàu Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa


15/07/2011 15:28:38
 - Được phép của Chính phủ Việt Nam, sáng 15/7, đoàn tàu Hải quân Hoa Kỳ gồm các tàu khu trục USS Chung Hoon, USS Preble và tàu cứu hộ USNS Safeguard cùng gần 680 sỹ quan, thủy thủ đoàn đã cập cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm thiện chí Việt Nam.

TTXVN cho hay, trong khuôn khổ chuyến thăm, sỹ quan và thủy thủ đoàn các tàu Hải quân Hoa Kỳ sẽ đến chào lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Đoàn cũng có các hoạt động trao đổi kinh nghiệm chuyên môn của hải quân, công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, thi đấu thể thao, giao lưu văn hóa văn nghệ với cán bộ, chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam và tổ chức khám chữa bệnh nhân đạo.
 
Tàu khu trục hạm USS Chung-Hoon
Tàu khu trục USS Chung-Hoon
Tàu USS Preble, cũng là khu trục hạm lớp Arleigh Burke giống USS Chung-Hoon. Bộ đôi USS Chung-Hoon và USS Preble thuộc đội tàu có sức mạnh nhất trong hải quân Mỹ hiện nay.
Tàu USS Preble, cũng là khu trục hạm lớp Arleigh Burke giống USS Chung-Hoon. Bộ đôi USS Chung-Hoon và USS Preble thuộc đội tàu có sức mạnh nhất trong hải quân Hoa Kỳ hiện nay.
USNS Safeguard, là tàu cứu hộ hàng đầu của hải quân Mỹ
USNS Safeguard, là tàu cứu hộ hàng đầu của hải quân Hoa Kỳ
 
Hải quân tặng hoa, bắt tay nhau
Hải quân hai nước tặng hoa, bắt tay nhau
Chụp ảnh lưu niệm đại diện hải quân 2 nước và chính quyền Đà Nẵng trong lễ đón
Đại diện Hải quân hai nước và chính quyền Đà Nẵng chụp ảnh lưu niệm
Đô đốc Hải quân Tom Carney (bên trái) Tư lệnh Đặc nhiệm 73, và Tư lệnh, Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương
 
 
Sông Tranh

Một số nhân sĩ gửi kiến nghị bảo vệ và phát triển đất nước

Source: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-14-mot-so-nhan-si-gui-kien-nghi-bao-ve-va-phat-trien-dat-nuoc
Tác giả: Tuần Việt Nam
Bài đã được xuất bản.: 14/07/2011 06:00 GMT+7

Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người
lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả
nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một
thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo
vệ môi trường, nhóm nhân sĩ kiến nghị.

Ngày 13/7/2011, 20 nhân sĩ, trí thức đã gửi bản kiến nghị đến Quốc hội
và Bộ Chính trị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện
nay.

Bản kiến nghị gồm có 3 phần: phần 1 phân tích sâu về những sự kiện xảy
ra gần đây trong quan hệ Việt - Trung, phần 2 nói về thực trạng còn
nhiều bất cập trong nước và phần cuối cùng nêu 5 điểm kiến nghị với
lãnh đạo Đảng và Quốc hội.

Trong danh sách ký tên đính kèm bản kiến nghị, có nhiều tên tuổi như
ông Hồ Uy Liêm (Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các hội khoa học
Việt Nam (VUSTA)), Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ( nguyên Đại sứ VN
tại Trung Quốc), nhà nghiên cứu Trần Việt Phương, Trần Đức Nguyên
(nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng), GS Hoàng Tụy, GS
Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Chu Hảo (nguyên Thứ trưởng
Bộ Khoa học và công nghệ), nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Linh mục
Huỳnh Công Minh, ông Lê Hiếu Đằng, Gs Tương Lai, Luật sư Trần Quốc
Thuận, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh, Thiền sư Lê Mạnh Thát, nhà
văn Nguyên Ngọc, Ts Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Châu Phan, Nguyễn
Đình An.

"Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ đang bị uy hiếp"

Trước tình hình Biển Đông nóng lên, nhóm nhân sĩ cho rằng, "Độc lập,
tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm
nghiêm trọng".

"Từ khát vọng trở thành siêu cường, với vai trò là "công xưởng thế
giới" và chủ nợ lớn nhất của thế giới, dưới chiêu bài "trỗi dậy hòa
bình", Trung Quốc đang ra sức phát huy quyền lực dưới mọi hình thức,
nhằm thâm nhập và lũng đoạn nhiều quốc gia trên khắp các châu
lục...Thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những bước leo thang nghiêm
trọng trong việc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông với nhiều hành
động bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc
gia và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia giáp Biển Đông.
Trung Quốc tự ý vạch ra cái gọi là "đường chữ U 9 đoạn", thường được
gọi là "đường lưỡi bò", chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, nhiều lần
tuyên bố trước thế giới toàn bộ vùng "lưỡi bò" này thuộc chủ quyền
không thể tranh cãi của Trung Quốc và đã liên tục tiến hành nhiều hoạt
động bất hợp pháp trên Biển Đông để khẳng định yêu sách trái luật quốc
tế này.

Hiện nay Trung Quốc đang ráo riết tăng cường lực lượng hải quân, chuẩn
bị giàn khoan lớn, tiến hành nhiều hoạt động quân sự hoặc phi quân sự
ngày càng sâu vào vùng biển các quốc gia trong vùng này, gắn liền với
những hoạt động chia rẽ các nước ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc.

Trên vùng Biển Đông thuộc lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam, năm 1974 Trung Quốc đã tấn công chiếm nốt các đảo ở Hoàng Sa, năm
1988 đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của ta;
từ đó đến nay thường xuyên tiến hành các hoạt động uy hiếp và xâm phạm
vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, như tự ý ra lệnh cấm đánh bắt
cá trên Biển Đông, xua đuổi, bắt giữ, cướp tài sản của các tàu đánh cá
trên vùng này, gây sức ép để ngăn chặn hoặc đòi hủy bỏ các hợp đồng mà
các tập đoàn kinh doanh dầu khí của nước ngoài đang hợp tác với Việt
Nam, liên tục cho các tàu hải giám đi tuần tra như đi trên biển riêng
của nước mình. Gần đây nhất, tàu Trung Quốc cắt cáp quang và thực hiện
nhiều hành động phá hoại khác đối với tàu Bình Minh 02 và tàu Viking
II của ta đang hoạt động trong vùng thuộc đặc quyền kinh tế của Việt
Nam; đó là những bước leo thang nghiêm trọng trong các chuỗi hoạt động
uy hiếp, lấn chiếm vùng biển của nước ta.

Vị trí địa lý tự nhiên, vị thế địa chính trị và địa kinh tế trong bối
cảnh quốc tế hiện nay khiến cho Việt Nam bị Trung Quốc coi là chướng
ngại vật trên con đường tiến ra biển phía Nam để vươn lên thành siêu
cường...", bản kiến nghị viết.

Từ phân tích trên, nhóm nhân sĩ cho rằng "xem xét cục diện quan hệ hai
nước, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng Trung Quốc đã đi được những bước
quan trọng trong việc thực hiện ý đồ chiến lược của họ".

Kiến nghị dẫn chứng: Nhập siêu của ta từ Trung Quốc mấy năm qua tăng
rất nhanh (năm 2010 gấp 2,8 lần năm 2006) và từ năm 2009 xấp xỉ bằng
nhập siêu của nước ta với toàn thế giới. Hiện nay, nước ta phải nhập
khẩu từ Trung Quốc khoảng 80-90% nguyên vật liệu cho công nghiệp gia
công của ta, một khối lượng khá lớn xăng dầu, điện, nguyên liệu và
thiết bị cho những ngành kinh tế khác; khoảng 1/5 kim ngạch nhập khẩu
từ Trung Quốc là hàng tiêu dùng, chưa kể một khối lượng tương đương
như thế vào nước ta theo đường nhập lậu. Đặc biệt nghiêm trọng là
trong những năm gần đây, 90% các công trình kinh tế quan trọng như các
nhà máy điện, luyện kim, hóa chất, khai thác bô-xít, khai thác
ti-tan... được xây dựng theo kiểu chìa khóa trao tay (EPC) rơi vào tay
các nhà thầu Trung Quốc với nhiều hệ quả khôn lường.

Trong khi đó Trung Quốc nhập khẩu từ nước ta chủ yếu dưới dạng vơ vét
nguyên liệu, nông sản và khoáng sản, với nhiều hệ quả tàn phá môi
trường. Ngoài ra còn nạn cho Trung Quốc thuê đất, thuê rừng ở vùng
giáp biên giới, nạn tiền giả từ Trung Quốc tung vào. Sự yếu kém của
nền kinh tế trong nước chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xâm nhập, thậm
chí có mặt chi phối, lũng đoạn về kinh tế của Trung Quốc. Chưa nói tới
hệ quả khôn lường của việc Trung Quốc xây nhiều đập trên thượng nguồn
hai con sông lớn chảy qua nước ta.

Cũng không thể xem thường sự xâm nhập của Trung Quốc vào các nước xung
quanh ta. Nếu Trung Quốc thực hiện được mưu đồ độc chiếm Biển Đông,
Việt Nam coi như bị bịt đường đi ra thế giới bên ngoài.

Trong khi đó tình hình đất nước lại có nhiều khó khăn và mối nguy lớn...

Theo các nhân sĩ trên, do "vị trí địa lý nước ta không thể chuyển dịch
đi nơi khác, nên toàn bộ thực tế hiện nay buộc dân tộc ta phải tạo
được bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước:
Là nước láng giềng bên cạnh Trung Quốc đầy tham vọng đang trên đường
trở thành siêu cường, Việt Nam phải bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền quốc gia, trở thành một đối tác được Trung Quốc tôn trọng, tạo
ra một mối quan hệ song phương thật sự vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác
và phát triển.

Mặt trận gìn giữ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, biển đảo, vùng trời
của nước ta trong Biển Đông đang rất nóng do các bước leo thang lấn
chiếm ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc... Tuy nhiên, mặt trận
nguy hiểm nhất đối với nước ta mà Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh
hưởng để thực hiện, đó là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh
tế, chính trị, văn hóa của nước ta...

Sự xuất hiện một Trung Quốc đang cố trở thành siêu cường với nhiều mưu
đồ và hành động trái luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý, gây nhiều tác
động xáo trộn thế giới, tạo ra một cục diện mới đối với nước ta trong
quan hệ quốc tế: Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, có lẽ ngoại trừ
Trung Quốc, đều mong muốn có một Việt Nam độc lập tự chủ, giàu mạnh,
phát triển, có khả năng góp phần xứng đáng vào gìn giữ hòa bình và ổn
định trong khu vực, thúc đẩy những mối quan hệ hữu nghị, hợp tác vì sự
bình yên và phồn vinh của tất các các nước hữu quan trong khu vực và
trên thế giới"

Các nhân sĩ này cho rằng: "cục diện thế giới mới này là cơ hội lớn, mở
ra cho đất nước ta khả năng chưa từng có trong công cuộc phát triển và
bảo vệ Tổ quốc, qua đó giành được cho nước ta vị thế quốc tế xứng đáng
trong thế giới văn minh ngày nay. Để vươn lên giành thời cơ, thoát
hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân
thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những
giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự
do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường

Kiến nghị 5 điểm

Từ những phân tích trên, các nhân sĩ "khẩn thiết kiến nghị với Quốc
hội và Bộ Chính trị"

1. Công bố trước toàn thể nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới thực
trạng quan hệ Việt - Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp
quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo
ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định
thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu
nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ
độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình ... Chúng
ta luôn phân biệt những mưu đồ và hành động phi đạo lý và trái luật
pháp quốc tế của một bộ phận giới lãnh đạo Trung quốc, khác với tình
cảm và thái độ thân thiện của đông đảo nhân dân Trung quốc đối với
nhân dân Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất
cả các nước, đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước
Đông Nam Á và các nước lớn, cùng với các nước có liên quan giải quyết
hoà bình các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

2. Trình bày rõ với toàn dân thực trạng đất nước hiện nay, thức tỉnh
mọi người về những nguy cơ đang đe dọa vận mệnh của Tổ quốc, dấy lên
sự đồng lòng và quyết tâm của toàn dân đem hết sức mạnh vật chất, tinh
thần, trí tuệ để bảo vệ và phát triển đất nước. Cải cách sâu sắc, toàn
diện về giáo dục và kinh tế ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết, là
kế sâu rễ bền gốc để nâng cao dân trí, dân tâm, dân sinh làm cơ sở cho
quá trình tự cường dân tộc và nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nước.

3. Tìm mọi cách thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân
đã được Hiến pháp quy định, nhằm giải phóng và phát huy ý chí và năng
lực của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tận dụng
được cơ hội mới, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức mới của tình
hình khu vực và thế giới hiện nay.

4. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào, mọi người Việt Nam ở trong nước
và ở nước ngoài, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, địa vị
xã hội, hãy cùng nhau thực hiện hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc
với lòng yêu nước, tinh thần vị tha và khoan dung. Tất cả hãy cùng
nhau khép lại quá khứ, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, để từ nay
tất cả mọi người đều một lòng một dạ cùng nắm tay nhau đứng chung trên
một trận tuyến vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau dốc
lòng đem hết trí tuệ, nghị lực sáng tạo và nhiệt tình yêu nước xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.

5. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là đảng cầm quyền duy
nhất và cũng là người chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình đất nước
hiện nay, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân
tộc và dân chủ đẩy mạnh cuộc cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm
năng của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi
mọi tệ nạn tham nhũng và tha hóa, đưa đất nước thoát ra khỏi tình
trạng yếu kém và lệ thuộc hiện nay, chuyển sang thời kỳ phát triển bền
vững, đưa dân tộc ta đồng hành với cả nhân loại tiến bộ vì hòa bình,
tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường.

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty