TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, October 1, 2011

ANH HÙNG TRƯƠNG VĂN SƯƠNG VÀ HÈN TƯỚNG : NGUYỄN CAO KỲ



Đó là hai ông Nguyễn Cao Kỳ và Trương Văn Sương. Trước ngày 30/4/1975, hai ông đều thuộc Quân Đội của Việt Nam Cộng Hòa. Một người mang cấp bậc Thiếu Tướng và đã có khi làm tới Thủ Tướng, Phó Tổng Thống; một người là Trung Úy Địa Phương Quân.

Ngày tàn cuộc chiến, khi Sài Gòn hấp hối, ông Nguyễn Cao Kỳ mặc quân phục xuất hiện trước đám đông hô hào ông sẽ ở lại cùng đồng bào tử thủ, nhưng sau đó ông đã leo lên máy bay trực thăng đáp xuống tàu USS Blue Ridge của hạm đội 7 Hoa Kỳ ngoài khơi Vũng Tàu.

Khi đó ông Trương Văn Sương đang ở Sóc Trăng, không có tin tức ông đang làm gì, và có tuyên bố gì không. Chỉ chắc chắn một điều là ông ở lại quê hương và đi "tập trung cải tạo" trong sáu năm, và sau đó ông đã vượt biên thành công đến bến Tự Do.

Ông Nguyễn Cao Kỳ sống trên đất Mỹ mang theo đầy đủ vợ con và sống cuộc đời tự do no ấm hạnh phúc (ông bà NCK chủ nhân của một ngôi nhà to ở Huntington Beach, một tiệm rượu (liquor) ở Santa Ana, những tiệc to tiệc nhỏ ở tư gia; bà Đặng Tuyết Mai nổi tiếng tại những sòng bạc ở Las Vegas; bà còn khai trương cửa hàng bán thời trang loại sang có tên La Parisienne trong Westminster Mall – theo Đào Nương Phiếm Dị
, Tuần báo Saigon Nhỏ số 1306 phát hành tại Orange Cty ngày 5/8/2011, trang 87.

Ông Trương Văn Sương xuống tàu quay về tìm đường "phục quốc" và bị bắt rồi bị kết án tù chung thân. Vợ con ông lao đao với cuộc sống như hầu hết vợ con của những người phục vụ trong chế độ cũ phải đi "cải tạo".

Ông Nguyễn Cao Kỳ, bắt tay "cựu thù", nói là về lại Việt Nam để bắc nhịp cầu "hoà hợp hòa giải". Ông có yêu cầu nhà cầm quyền cho tu sửa lại Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà, nhưng không được đáp ứng. Thành công của ông được người ta nói đến là làm mai mối cho doanh nhân Mỹ khai thác sân Gôn (Golf). Ông phát biểu với truyền thông những lời ca ngợi chính quyền Cộng Sản, đồng thời khích bác những người trước kia cùng chiến tuyến đang tiếp tục đấu tranh chống lại chế độ đương quyền, kết tội họ "lính đánh thuê cho Mỹ".

Trong nhà tù biệt xứ trên Miền Bắc, ông Trương Văn Sương vẫn trước sau như một, tiếp tục giữ lập trường chống lại độc tài cộng sản, không hề khuất phục trước bạo lực.

Ông Nguyễn Cao Kỳ đưa vợ con về làm ăn ở Việt Nam: bà vợ cũ ĐTM mở tiệm phở ở Sàigòn nơi bà một thời là phu nhân của tướng quân; bà vợ mới (vợ cũ của thuộc cấp ông ngày trước) làm ăn lớn với những người nắm chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền ở Hà Nội; con gái của ông, Nguyễn Cao Kỳ Duyên được bố khuyên về mở quán cà phê ở Đà Nẵng.

Ông Trương Văn Sương ở trong tù không được nhìn mặt vợ và con khi họ qua đời. Những người con còn lại do lý lịch cha vừa là "Ngụy Quân" lại vừa là " Phục Quốc Phản động" bị phân biệt đối xử, nên cuộc sống bị khó khăn nhiều bề.

Ông Nguyễn Cao Kỳ chết tại bệnh viện ở một nước thứ ba. Nguyện vọng của ông trước khi mất là đưa hài cốt về quê quán Sơn Tây, nhưng nhà cầm quyền CS chưa cho phép nên hài cốt của ông đang lưu lại Hoa Kỳ, trong một ngôi chùa không phải của người Việt, nhưng của người Đài Loan.

Ông Trương Văn Sương chết tại nhà tù Nam Hà và phải chôn tại đất chôn tù, mặc dầu con ông ra tận nơi ông chết xin đưa về quê quán Sóc Trăng.

Ông Nguyễn Cao Kỳ được người nhà phủ lên quan tài cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng Hoà và trưng tấm hình ông ngày trước trong bộ quân phục với quân hàm.

Ông Trương Văn Sương trong cổ quan tài của nhà tù.

Những người đứng bên quan tài hay di cốt ông Nguyễn cao Kỳ ăn mặc và tướng mạo trông sang trọng.

Những người đứng bên quan tài ông trương Văn Sương chỉ là bạn tù và hai người con ăn mặc trông nghèo khổ.

Những chi tiết trên đây về ông Nguyễn Cao Kỳ và ông Trương Văn Sương có nguồn từ tin tức tôi đọc được qua mạng lưới thông tin toàn cầu,và nay ghi lại theo trí nhớ. Nếu có gì không đúng sự thật và có điều gì xúc phạm đến hai ông, tôi cúi đầu xin vong linh hai ông niệm tình tha thứ cho.

Tôi ghi lại trên đây một số tin tức về hai ông mà hầu hết có tính cách đối lập nhau không nhằm mục đích để ca tụng người này hay lên án người kia.

Tôi ghi lại vì trong khi "so sánh" sự trở về và cái chết của hai người cựu binh Nguyễn Cao Kỳ và Trương Văn Sương, tôi thấy xuất hiện một khuôn mặt cựu binh khác. Người lính thứ ba này chưa trở về, đang sống nhưng đã chết, tên là Nguyễn Bá Chổi. "Khúc ruột ngàn dặm" lưu lạc nào mà chẳng cô độc chốn đất khách quê người (1) lại chẳng khát khao quay về nối liền bụng Mẹ, nhưng Mẹ đã chết từ dạo ấy.

Cả ba người cựu binh ấy đã từng qùy gối xuống đưa cao tay tuyên thề đem thân mình bảo vệ Mẹ, nhưng đã không làm tròn sứ mạng, đã "giữ quê quê mất, dựng nhà nhà tan" (2)

Đó là thân phận của ba người cựu binh của một quốc gia có tên Việt Nam Cộng Hoà đã bị xóa tên.

Nhưng đứng đâu thì đứng, nói gì thì nói, nhìn sao thì nhìn, giải đất hình chữ S của Tổ Tiên sau bao thăng trầm, do ngoại bang xâm lăng dày xéo lẫn huynh đệ tương tàn nồi da xáo thịt, vẫn còn đó như di sản cha ông với thương tích đầy mình và máu người dân vẫn đang tiếp tục rỉ dưới tay bạo quyền bản xứ, và đang đứng trước họa xâm lăng từ kẻ thù truyền kiếp hung hiểm thâm độc hơn bao giờ.

Giang Sơn ấy bây giờ mang tên nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, và quân lực vẫn mang tên Quân Đội Nhân Dân.

Chỉ sợ rằng hai chữ Việt Nam ngạo nghễ qua bao đời giờ phải khép nép đứng lẻo đẻo làm cái đuôi cho cái thân XHCN đã thúi rửa, và cái Quân Đội đã bị choá mắt bởi 16 chữ vàng mà bỏ Nhân Dân Việt đi theo Nhân DânTệ, như ông Cựu Đại tá một thời của QĐND đang cảnh báo "Linh hồn Quân Đội Nhân Dân lâm nguy" (3)

Người viết cầu mong các anh bộ đội của Quân Đội Nhân Dân sẽ lâm tròn sứ mạng bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam, để ít ra các anh không phải lâm vào tình huống chắc chắn còn tệ hại hơn cái chết-dù-đang-sống của người cựu binh thứ ba, một trong những người lính của nước Việt Nam Cộng Hoà mà các anh đã đánh thắng năm 1975.

Hội Hữu nghị Việt - Trung kỷ niệm 62 năm quốc khánh Trung Quốc


Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc vừa tổ chức lễ kỷ niệm 62 năm quốc khánh Trung Quốc, ngày 1 tháng 10 năm 1949, tại Hà Nội vào hôm qua.

Đại sứ mới của Trung Quốc tại Việt Nam là ông Khổng Huyễn Hữu, cùng qua chức Đảng cộng sản Việt Nam cũng có mặt tại buổi lễ kỷ niệm.

Tại buổi lễ, ông Khổng Huyễn Hữu đã thông báo về những nét mới tại Trung Quốc đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. 

Đại diện Việt Nam, chủ tịch hội hữu nghị hai nước là ông Đoàn Mạnh Giao cũng chúc mừng đại sứ Trung quốc cùng nhân viên đại sứ quán Trung Quốc nhân dịp ngày quốc khánh, và đề nghị chuyển lời chào đến lãnh đạo Trung Quốc nhân dịp này. 

Ông Đoàn Mạnh Giao khẳng định các chuyến thăm hai nước, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau là nhân tố quan trọng, đúng theo tinh thần và lợi ích của nhân dân hai nước.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp tân đại sứ Trung Quốc


Cũng trong ngày hôm qua, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tiếp tân đại sứ Trung Quốc mới tại Việt nam là ông Khổng Huyễn Hữu.

Ông Nguyễn Phú Trọng nói Việt Nam sẽ luôn coi trọng việc thắt chặt và phát triển tình hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc. 

Liên quan đến các vấn đề đang tồn tại giữa hai nước, người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam nói hai bên nên tiếp tục đàm phán hòa bình để giải quyết các vấn đề trên tinh thần đồng chí, tôn trọng lẫn nhau và theo luật pháp quốc tế.

Hiện cả Trung Quốc và Việt Nam đều có tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Trường sa và Hoàng Sa trên biển Đông.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Việt Nam tuyên bố bảo đảm các quyền tự do căn bản


Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tuyên bố trước Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York là, Việt Nam bảo đảm các quyền tự do căn bản.

RFA Screen capture

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại buổi tuyên bố trước Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, hôm 27-09-2011.

Tôn trọng nhân quyền?

Trong buổi hội luận kéo dài hơn một tiếng đồng hồ hôm thứ Ba vừa qua, khi được yêu cầu cho biết Việt Nam đã có những tiến bộ nào đáng ghi nhận trong lĩnh vực nhân quyền, nhất là về tự do tôn giáo, ông Phạm Bình Minh nói rằng đã có rất nhiều thay đổi trong 20 năm qua:

Hãy nhìn vào nước Anh vài tuần hay vài tháng trước, chính họ cũng đã thông qua một luật hay quy định để control các vụ đốt phá tại London.

Phạm Bình Minh

"Tôi biết một số người trong phòng này đã đến Việt Nam và đã thấy những thay đổi ở Việt Nam, đặc biệt là từ 1975 đến nay, một điều chưa từng thay đổi đó là cam kết bảo vệ quyền con người của Việt Nam, nếu các bạn nhìn vào chính sách của Việt Nam, chính sách chúng tôi luôn tập trung vào điều kiện sống tốt hơn cho người dân, đồng thời đi cùng đó là quyền con người, đó là cam kết của chúng tôi. Tất nhiên có những cách tiếp cận khác nhau với quyền con người, vì thế mà hàng năm chúng tôi có các cuộc đối thoại với các nước khác về quyền con người trong đó có Hoa Kỳ." 

Tiếp tục bị chất vấn về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, nhất là việc công an thường mạnh tay trấn áp các tiếng nói bất đồng với chính phủ, ông Phạm Bình Minh đã viện dẫn vụ bạo loạn ở nước Anh hồi đầu tháng 8 khiến sau đó chính quyền phải dùng các biện pháp bị xem là mạnh tay để trấn áp, để chống đỡ cho tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam:

"Như quý vị đều biết, Việt Nam tham gia vào hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người, cũng giống Hoa Kỳ… cả quyền chính trị và kinh tế đều bao gồm trong hiến pháp Việt Nam.

000_Was4284173-250.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại trụ sở LHQ ở New York, hôm 27-09-2011. AFP PHOTO.
Nếu đề cập đến một vài cá nhân thì đúng là cũng giống như nhiều nước, bất cứ ai vi phạm hiến pháp, luật pháp thì họ phải bị xử lý, chịu án tù. Tôi nhớ gần đây chúng tôi có đối thoại với Anh, họ có nói đến việc chúng tôi control các cuộc biểu tình, nhưng hãy nhìn vào nước Anh vài tuần hay vài tháng trước, chính họ cũng đã thông qua một luật hay quy định để control các vụ đốt phá tại London. 

Cho nên nếu bạn có vấn đề về an ninh thì bạn phải có biện pháp, cho nên đó là bình thường, nhưng chúng tôi tôn trọng nhân quyền trên mọi khía cạnh vì chúng tôi là thành viên của công ước quốc tế về nhân quyền."

Về vấn đề chính quyền Việt Nam bị tố cáo đàn áp tín đồ Công giáo qua vụ Cồn Dầu hồi tháng 5/2010 đã khiến Quốc hội Hoa Kỳ quan tâm, giáo dân lúc đó tố cáo công an đánh chết người trong lễ an táng một cụ bà ở giáo xứ Cồn Dầu Đà Nẵng; ông Phạm Bình Minh trả lời rằng vụ Cồn Dầu là tranh chấp đất đai và chính phủ Việt Nam không đàn áp tôn giao.

Việt Nam vẫn là nước cộng sản

Khi được cử tọa đề nghị cho biết chính sách của nhà nước Việt Nam đối với người Việt hải ngoại, những người phải bỏ nước ra đi sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam nói rằng:

Chúng tôi có đảng cộng sản, trong đại hội  đảng chúng tôi đã áp dụng cơ chế thị trường vì nó phù hợp với sự phát triển của Việt Nam nhưng chúng tôi vẫn là một nước cộng sản.

Phạm Bình Minh

"Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, hiện có nhiều việt kiều đã trở về VN để thăm họ hàng bạn bè và làm ăn, có một số vẫn chưa muốn về vì chúng ta biết là có cuộc chiến việt nam cho nên vẫn còn những hiểu lầm và hận thù cho nên chúng ta hiểu lý do nhưng chúng tôi luôn chào đón họ chở về Việt Nam, tất cả mọi người."

Cũng trong buổi hội thoại này, khi một cử tọa đặt câu hỏi rằng: "Theo đánh giá của cá nhân ông thì Việt Nam hiện nay thực sự là một quốc gia theo Cộng sản hay Tư Bản?", Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh cười và trả lời: 

"Câu này khó đây, chúng tôi có đảng cộng sản, trong đại hội  đảng chúng tôi đã áp dụng cơ chế thị trường vì nó phù hợp với sự phát triển của Việt Nam nhưng chúng tôi vẫn là một nước cộng sản như tên nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam." 

Tưởng cũng xin được nhắc lại, người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam có mặt tại New York để tham dự phiên họp thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.   

Đây là chuyến công du Hoa Kỳ lần đầu tiên của ông Phạm Bình Minh trong cương vị Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Nông dân trắng tay vì vỡ đê bao hàng loạt


2011-09-30

Lũ lớn làm vỡ hàng loạt đê bao khép kín ở đồng bằng sông Cửu Long, hàng ngàn héc ta lúa thu đông đã ngập dưới nước, nông dân trông đợi thêm thu nhập nhờ vụ ba nay trắng tay trong nợ nần.

Photo courtesy of khoahoc.vn

Người dân và chính quyền đang gia cố một đoạn đê bao ở ĐBSCL bị sạt lở.

 

Hai tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long là An Giang và Đồng Tháp đang chịu thách thức vì những ý tưởng muốn thay đổi thiên nhiên từ cách nay gần 1 thập niên, đó là ngăn lũ kiểm soát lũ để có thể làm thêm một vụ lúa thứ ba trong năm. Con người đã tìm cách ngăn dòng nước lũ với hệ thống đê bao khép kín dài hàng trăm cây số, mỗi ô bao rộng hàng trăm héc ta. 

8 ngàn héc-ta lúa ngập trong lũ

Tính đến sáng 29/9 An Giang đã bị vỡ đê ở 7 nơi. Theo Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Saigon Online nhiều nơi đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2.000 gây vỡ đê, khiến 8 ngàn héc-ta lúa thu đông ở An Giang đã ngập chìm trong lũ. Trong khi hơn 400km đê bao khác đang bị đe dọa cùng với 10.000 ha lúa chưa gặt, tức gần 1/10 diện tích lúa thu đông ở An Giang. 

Bên cạnh đó tỉnh Đồng Tháp cũng đã vỡ hai tuyến đê bao ở Hồng Ngự và Tân Hồng, thiệt hại ban đầu khoảng gần 1 ngàn héc-ta lúa thu đông. Trả lời Nam Nguyên ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp phác họa tình hình:

Chân đê bao chừng 5-6 mét cũng không chịu nổi với áp lực nước cao như vậy đâu…có những đoạn chỉ  vỡ chừng 30 mét nhưng mỗi ngày nó sẽ rộng ra thêm, coi như cả một vùng đó sẽ mất lúa.

Nông dân ĐBSCL

"Lũ đầu nguồn hiện nay đe dọa nghiêm trọng sản xuất lúa thu đông tỉnh Đồng Tháp cũng như tỉnh An Giang. Về phía chủ trương, tỉnh huy động mọi nguồn lực để làm sao bảo vệ được tính mạng và tài sản của nhân dân cũng như diện tích lúa thu đông chuẩn bị thu hoạch nhưng tình hình cũng có một số diễn biến phức tạp."

Trong khi An Giang có 500 hộ dân cần di dời khỏi vùng nguy hiểm, thì số lượng này ở Đồng Tháp gấp 10 lần là 5.000 hộ. Ông Dương Nghĩa Quốc cho biết tỉnh Đồng Tháp đã lập 500 đội cứu nạn với hơn 4.200 thành viên. Đề cập tới vụ lúa thu đông, vụ lúa thứ ba mà Đồng Tháp xem như vụ chính, ông Dương Nghĩa Quốc cho biết:

"Đối với tỉnh Đồng Tháp diện tích lúa thu đông khoảng 100.000 ha nhưng thời gian vừa qua tính đến ngày hôm nay đã thu hoạch được 73.000 ha như vậy còn lại trên 25.000 ha chưa thu hoạch…Mực nước đang dâng cao, hiện nay trên tinh thần quyết tâm bảo vệ diện tích lúa còn lại. Nếu có thiệt hại thêm một số nữa thì thực ra cũng không ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu về sản lượng lương thực của tỉnh Đồng Tháp nhưng sẽ ảnh hưởng tới kinh tế và thu nhập của người nông dân. Chính vì vậy Ủy ban Nhân dân Tỉnh Đồng Tháp huy động mọi nguồn lực cố gắng không để lũ tiếp tục ảnh hưởng nhưng việc này còn tùy thuộc vào diễn biến mưa lũ bão lụt trong thời gian tới đây." 

9-250.jpg
Một đoạn đê bao ở ĐBSCL bị sạt lở. Photo courtesy of khoahoc.vn
Theo các nhân chứng tại chỗ, vài năm qua nước lũ về rất thấp, riêng năm ngoái thể nói là không có lũ, nhờ đó hệ thống đê bao khép kín dày dặc ở đồng bằng sông Cửu Long mới không xảy ra sự cố nào nghiêm trọng. Một nông dân vùng Tứ giác Long Xuyên phát biểu:

"Cứ tính đi dù cho đê bao nó lớn, chân đê bao chừng 5-6 mét cũng không chịu nổi với áp lực nước cao như vậy đâu…có những đoạn chỉ  vỡ chừng 30 mét nhưng mỗi ngày nó sẽ rộng ra thêm, coi như cả một vùng đó sẽ mất lúa, vụ ba này lúa sẽ mất trắng hết…không cưỡng lại được phải chịu bó tay thôi. Hiện nay có những vùng lúa đang sắp chín, có những khu như ở Tịnh Biên, một số vùng ở An Giang lúa đang thời ngậm sữa, tôi thấy tình hình chắc khó chống cự với lũ."

Khó chống cự với thiên nhiên?

Còn lại trên 25.000 ha chưa thu hoạch…Mực nước đang dâng cao, hiện nay trên tinh thần quyết tâm bảo vệ diện tích lúa còn lại.

Dương Nghĩa Quốc

Ngay từ ngày 26/9 trước khi một số tuyến đê bao bắt đầu vỡ, ông Vương Bình Thạnh Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã công bố tình trạng lũ khẩn cấp trên địa bàn An Giang. Quân đội, dân quân tự vệ được huy động ở An Giang cũng như Đồng Tháp để cứu đê dù sức người khó chống cự với thiên nhiên, có điểm vỡ phải gia cố nhiều lần mà nước lũ vẫn xé toác ra. Tất cả các trường từ tiểu học tới trung học cơ sở trên địa bàn Hồng Ngự thuộc tỉnh Đồng Tháp được lệnh đóng cửa từ 29/9 đến 8/10, học sinh được nghỉ học để tránh lũ.

Báo mạng Saigon Tiếp Thị trích lời ông Nguyễn Minh Giám, trưởng phòng dự báo khí tượng thủy văn, đài khí  tượng thủy văn khu vực Nam Bộ phân tích: "Tính chất và diễn biến lũ năm nay khác lũ năm 2.000. thứ nhất lúc đó chưa có hệ thống đê bao nên lũ lớn tràn cả đồng bằng, năm nay hệ thống đê bao khép kín, dòng lũ chảy mạnh theo sông ngòi. Sau 10 năm vùng này chưa có lũ lớn, hệ thống đê bao không được gia cố để chống lũ trong khi diễn biến lũ hết sức phức tạp, nếu lũ mạnh lên trùng với bão lớn, mưa to thì nhiều đoạn trong hệ thống đê bao sẽ bị lũ nhấn chìm." 

7911-380.jpg
Một cánh đồng ở ĐBSCL tràn ngập nước lũ. Photo courtesy of Đất Việt.

Khi chủ trương thiết lập đê bao khép kín để người dân có thể canh tác thêm một vụ ngay trong mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện, giới khoa học đã cảnh báo sớm là thay đổi thiên nhiên, xả hết lũ ra biển sẽ khiến nước không được lưu giữ trong đất, đồng ruộng không được tẩy rửa và không được bồi đắp phù sa sẽ ảnh hưởng lâu dài. TS Lê Văn Bảnh Viện trưởng Viện lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long nói với chúng tôi:

"Năm rồi không có lũ năm nay lũ rất lớn so với 8 năm trước. Đồng bằng sông Cửu Long người ta không nói lũ mà nói lụt, nước dâng tự nhiên bà con quen với quan niệm là sống chung với lũ. Trong lũ sẽ mang lại phù sa cho đồng bằng để bồi đắp các vụ sau. Rồi cá tôm phát triển cái đó là thắng lợi, cũng có một số thiệt hại một phần do chủ quan trong sản xuất, ở những vùng đê bao khép kín làm vụ thu đông người ta rất cẩn thận nhưng mà chủ quan vụ trước lũ thấp thành ra đợt này làm bị thiệt hại." 

Một nông dân đồng bằng sông Cửu Long có nhận xét về vấn đề làm vụ thu đông tức vụ thứ ba bên trong những vùng đê bao khép kín, điều mà ông gọi là lợi bất cập hại, nhưng người dân phải làm theo chính sách của địa phương:

Có những vùng lúa đang sắp chín, có những khu như ở Tịnh Biên, một số vùng ở An Giang lúa đang thời ngậm sữa, tôi thấy tình hình chắc khó chống cự với lũ.

Nông dân ĐBSCL

"Thí dụ trong một vùng đê bao người ta không muốn làm vụ ba, số người không muốn làm khoảng 50%, nhưng chính vì ông chính quyền xã bắt buộc phải làm, gây áp lực phải làm, thành thử người ta phải làm thôi. Nói rằng làm vụ ba sẽ có lợi thế này thế nọ, nếu làm vụ ba thu đông này mình phải đóng tiền như hình thức hợp tác xã, tiền bơm nước ra chi phí này nọ đóng cho đầu công để người ta lo cho mình, người dân thấy là không có lời cho mấy nên không muốn làm. Ở An Giang họ nói không muốn làm nhưng bị bắt buộc phải làm, ý người ta nói cộng đồng đã làm rồi bắt buộc anh phải theo. Nếu mà tình hình vỡ đê kiểu này chừng một hai vụ nữa thì có thể phải bỏ luôn không làm vụ thu đông nữa." 

Giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao trong những năm gần đây khiến các nhà hoạch định chính sách đề nghị chính phủ cho tăng sản lượng thêm 1 triệu tấn lúa trong năm nay, do vậy mới dự báo xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo. Báo Kinh tế Saigon Online đặt vấn đề "chưa thấy ai nói về bài học ngành nông nghiệp đã chỉ đạo nông dân tăng hơn 500.000 héc ta lúa vụ ba năm nay trong khi không dự báo được tình hình lũ lên nhanh như hiện tại.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Bất ngờ khi chính quyền soạn thảo luật biểu tình


2011-09-30

Trong phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội vào chiều 28/9, đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị xây dựng Luật Biểu tình và giao cho Bộ Công An soạn thảo luật.

Courtesy NguyenXuanDien

Người dân biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 05/06/2011.

 
Sự kiện này gây bất ngờ không ít đối với những người quan tâm đến vấn đề biểu tình, trong đó có Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM.

Luật ngăn cấm?

Khánh An có cuộc trò chuyện với ông Lê Hiếu Đằng và được ông cho biết như sau:
Ở Việt Nam thì các anh chính quyền soạn thảo rồi sau đó mới đưa ra trình Quốc hội để thông qua. Do đó các luật thường có hơi hướng của chính quyền.

Lê Hiếu Đằng

Luật gia Lê Hiếu Đằng: 
Tôi cũng hơi ngạc nhiên bởi vì thông thường, làm luật là Quốc hội như ở các nước là do các tiểu ban của Quốc hội làm, nhưng ở Việt Nam thì các anh chính quyền soạn thảo rồi sau đó mới đưa ra trình Quốc hội để thông qua. Do đó các luật thường có hơi hướng của chính quyền, tức là đi vào quản lý hơn là thực hiện các quyền của người dân. Riêng về vấn đề biểu tình thì tôi cũng hơi ngạc nhiên tại sao thủ tướng lại đề nghị luật này, mà lại giao cho công an. Nếu vậy thì cũng dễ có khuynh hướng ra một luật ngăn cấm, chặn đầu này chặn đầu kia hơn là một luật thông thoáng, thành ra tôi cũng hơn ngạc nhiên chỗ đó.

Khánh An: Dạ vâng. Cũng có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Pháp luật thì trong việc ban hành luật này, điều quan trọng là phải chuẩn bị về nội dung và thời điểm thông qua và điều kiện tổ chức để tránh việc "lợi dụng kích động quần chúng biểu tình". Ông nghĩ thế nào về ý kiến này?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Nếu ổng nói ý kiến đó thì rõ ràng ý của mấy ổng là muốn ra luật để ngăn chặn biểu tình, hoặc hạn chế, hoặc có nhiều điều khoản ràng buộc để hạn chế quyền biểu tình đã được ghi trong Hiến pháp. 

l6-305.jpg
Công an, an ninh bắt những người biểu tình chống TQ lên xe buýt tại Hà Nội sáng 21-08-2011. Courtesy Danlambao.
Thành ra tôi cũng lo là tuy có luật, nhưng luật phải như thế nào thì mới thực hiện được quyền biểu tình của người dân, chứ còn luật mà lại hạn chế thì khi có luật lại khó. Thà là không có luật, chứ luật mà ràng buộc nhiều thì lại càng khó khăn hơn cho người dân. Tôi nghĩ động cơ là phải xuất phát thực tình là thực hiện cái quyền dân chủ, vì dân, trong đó có quyền biểu tình. Chứ nếu xuất phát từ việc thấy biểu tình rồi sợ thế này thế kia rồi ra luật để hạn chế thì tôi cho là không nên. Đó không phải là thực tâm để thực hiện quyền dân chủ của người dân.

Cần tôn trọng luật quốc tế

Khánh An: Cũng có ý kiến nói rằng thời điểm này không nên ban hành Luật Biểu tình vì sẽ gây khó khăn cho việc quản lý xã hội ở các địa phương. Vậy theo ông, việc đưa ra Luật biểu tình ở thời điểm nào có quá quan trọng đến như thế không?

Tôi cũng hơi ngạc nhiên tại sao thủ tướng lại đề nghị luật này, mà lại giao cho công an. Nếu vậy thì cũng dễ có khuynh hướng ra một luật ngăn cấm, chặn đầu.

Lê Hiếu Đằng

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi cho cái gốc vấn đề là anh phải quan niệm đây là một cái quyền của người dân để thể hiện ý chí, nguyện vọng của họ khi đứng trước một số vấn đề của đất nước. Do đó nếu mà nó xuất phát từ động cơ là thực tâm thực hiện cái quyền đó của người dân thì vào thời điểm nào cũng vậy thôi. Chứ còn nếu mà anh thấy biểu tình rồi bây giờ anh ra Luật biểu tình để hạn chế, ngăn chặn thì nó lại khác rồi. Thành ra tôi nghĩ, thời điểm này ra theo yêu cầu của việc thực hiện, thực thi dân chủ thì rõ ràng thời điểm này là cần thiết như một số đại biểu quốc hội có đề nghị. Vấn đề là luật đó như thế nào, đó là điều quan trọng.

Khánh An: Ông có tin rằng vì Việt Nam không phải là một mình đứng riêng một thế giới nên cũng phải tôn trọng những nguyên tắc luật pháp quốc tế, như vậy Luật biểu tình cũng phải tôn trọng nguyên tắc của quốc tế, ông có tin tưởng điều đó không?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi quan niệm Việt Nam bây giờ hội nhập với thế giới, thành ra cũng phải hội nhập một cách toàn diện trong một số các vấn đề, nhất là những nước họ có kinh nghiệm về mặt dân chủ thì mình cũng nên có tham khảo luật biểu tình ở các nước. Luật biểu tình này phải là luật tiến bộ, chứ không phải là lạc hậu. Thành ra tôi nghĩ là như vậy phải nghiên cứu các nước như thế nào. Họ xem việc biểu tình là bình thường. Xảy ra biểu tình thì họ bảo vệ để làm sao đừng đi đến những hành động quá khích như phá rối trị an, ngăn trở giao thông… Tôi nghĩ đó là cái chủ yếu nhất mà hiện nay những cuộc biểu tình trên thế giới người ta cũng thực hiện điều đó. Nó không có hại gì an ninh quốc gia, trật tự trị an cả. Chỉ khi cuộc biểu tình biến thành bạo động thì mình mới ngăn chặn.

Khánh An: Cám ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng đã dành thời gian cho Đài Á Châu Tự Do.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Sự ác độc của Trung Quốc thời xưa



Những bức tranh được tìm thấy trong sách cổ đã phác họa lại những nhục hình khủng khiếp thời xưa tại Trung Quốc.

Người ta vẫn thường nghe kể hoặc đọc được trong sách cổ về những nhục hình ghê rợn như tứ mã phanh thây, mổ bụng moi gan, chặt đầu lột da, bỏ vạc dầu…, nhưng nhiều người vẫn chưa được hình dung về những hình phạt khủng khiếp này.

Dưới đây là hình ảnh mô tả lại những nhục hình thời xưa được tìm thấy trong bộ sách cổ của Trung Quốc:

Những nhục  hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời xưa

Những nhục hình khủng  khiếp ở Trung Quốc thời xưa

Những nhục hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời  xưa

Những nhục hình khủng  khiếp ở Trung Quốc thời xưa

Những nhục hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời  xưa

Những nhục hình khủng  khiếp ở Trung Quốc thời xưa

Những nhục hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời  xưa 

Những nhục hình khủng  khiếp ở Trung Quốc thời xưa

Những nhục hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời  xưa

Những nhục hình khủng  khiếp ở Trung Quốc thời xưa

Những nhục hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời  xưa

Những nhục hình khủng  khiếp ở Trung Quốc thời xưa

Những nhục hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời  xưa

Những nhục hình khủng  khiếp ở Trung Quốc thời xưa

Những nhục hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời  xưa

Những nhục hình khủng  khiếp ở Trung Quốc thời xưa

Những nhục hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời  xưa

Những nhục hình khủng  khiếp ở Trung Quốc thời xưa

Những nhục hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời  xưa

Những nhục hình khủng  khiếp ở Trung Quốc thời xưa

Những nhục hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời  xưa

Những nhục hình khủng  khiếp ở Trung Quốc thời xưa

Những nhục hình khủng khiếp ở Trung Quốc thời  xưa

Những nhục hình khủng  khiếp ở Trung Quốc thời xưa

Sưu tầm

Friday, September 30, 2011

Gia hạn giấy chứng nhận hành nghề y tư nhân


16 người chết do ăn dưa lưới nhiễm khuẩn ở Mỹ



200 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm


Sau buổi cơm trưa, hơn 200 học sinh trường tiểu học bán trú Phan Chu Trinh ở phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, đồng loạt xuất hiện các triệu chứng đau bụng, nôn ói và khó thở… phải đi cấp cứu.

Trưa 29/9, khoảng một tiếng đồng hồ sau khi ăn cơm trưa, các học sinh lần lượt xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội, nôn ói, một số em mệt lả người. Ngay lập tức nhà trường đã huy động thầy cô đưa các em đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Thuận An gần đó.

Nhiều học sinh ngộ độc nên phòng cấp cứu quá tải.
Nhiều học sinh ngộ độc nên phòng cấp cứu bệnh viện Thuận An quá tải. Ảnh: Kiều Trang

Số lượng học sinh cần kiểm tra quá đông, một số em hoảng sợ la khóc. Vì vậy lực lượng chức năng của địa phương đã hỗ trợ, dùng xe máy đưa các em nhập viện. Nhiều phụ huynh hay tin đổ về trường để tự mình đưa con em đi cấp cứu khiến bệnh viện trở nên hỗn loạn. Do đó cảnh sát 113, công an phường và dân phòng, dân quân đã tổ chức tái lập trật tự khu vực cấp cứu để tạo không gian thoáng mát cho các y bác sĩ tổ chức khám, điều trị cho các em.

Em bé này quá hoảng sợ nên khóc nức nở, được các bạn an ủi.
Em bé này quá hoảng sợ nên khóc nức nở, được các bạn an ủi. Ảnh: Kiều Trang

Đến chiều, hầu hết các trường hợp bị nhẹ sau khi kiểm tra và cho thuốc đã được cho về nhà tiếp tục theo dõi. Riêng các ca nặng, các bác sĩ lấy máu làm xét nghiệm, truyền dịch.

Học sinh cho biết, bữa cơm trưa có khẩu phần gồm cá kho, canh mướp nấu với rau dền… Nhiều phụ huynh nói chi phí mỗi suất ăn trưa cho các em là 17.000 đồng, thường các cháu về nhà kể cơm và thức ăn rất khó nuốt.

Người nhà lo lắng.
Người nhà lo lắng túc trực ở khu vực cấp cứu khiến bệnh viện hỗn loạn. Ảnh: Kiều Trang

Chiều cùng ngày, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm, đồng thời thu mẫu thức ăn tại bếp ăn của trường để tiến hành xét nghiệm làm rõ nguyên nhân học sinh ngộ độc tập thể.

Nguyệt Triều - Kiều Trang

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng Quốc khánh Trung Quốc?????


29/09/2011 19:49:09
 - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 62 Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1/10/1949 - 1/10/2011), lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gửi điện mừng tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN

Theo đó, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gửi điện mừng tới Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Ngô Bang Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Ôn Gia Bảo.

Trong điện mừng, các lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đánh giá cao những thành tựu mà nhân dân Trung Quốc đạt được trong 62 năm qua, đặc biệt là trong hơn 30 năm tiến hành cải cách mở cửa; bày tỏ vui mừng trước sự phát triển không ngừng của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc; khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức quý trọng tình hữu nghị truyền thống với nhân dân Trung Quốc anh em và sẵn sàng cùng phía Trung Quốc không ngừng nỗ lực để củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước. 

Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng gửi điện mừng tới Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì.
 
PV

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty