TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, February 13, 2010

"Tái Mét" Định Cư

Cây lan dại cứu làng tái định cư

Lao Động số 35-36-37 Ngày 11/02/2010 Cập nhật: 6:18 AM, 11/02/2010
Ao nuôi cá cấp cho gia đình anh Đinh Văn Thinh.
(LĐ) - Khi về khu tái định cư, người dân vẫn mong đợi cuộc sống sẽ được ổn định hơn nơi ở cũ. Họ chỉ mong có được một nơi ở tốt, một vùng đất canh tác ổn định. Thế nhưng đã bao năm, cuộc sống của người dân khu tái định cư mỗi ngày lại càng tệ hơn.
Thiếu nước sinh hoạt, thiếu đất sản xuất, cả làng lên rừng hái lá, lay lắt mưu sinh.
Nhọc nhằn nước sinh hoạt
Nằm cách thị trấn Kbang chừng 70 cây số, làng Kon Von 1 (xã Đăk Roong, Kbang, Gia Lai) tọa lạc giữa những cánh rừng nguyên sinh. Đây là một làng tái định cư (TĐC) từ công trình thuỷ điện Vĩnh Sơn.

Friday, February 12, 2010

TĐ Vinashin đã có số nợ quá hạn là 3.812 tỉ đồng

Báo cáo kết quả giám sát tại các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) nhà nước được thảo luận tại Quốc hội (QH) hôm qua 9.11 chỉ mới cho thấy phần nổi của tảng băng trong bức tranh toàn cảnh về hiệu quả hoạt động của các DN này.
ĐB Mã Điền Cư (Quảng Ngãi) cho rằng
Phó trưởng đoàn đại biểu (ĐB) QH TP.HCM Trần Du Lịch ví von: qua báo cáo người ta đã thấy được cả "rừng" và cả những "cành cây". Và vì thấy rõ nét như vậy nên các ĐBQH cảm thấy lo lắng về hiệu quả sử dụng đồng vốn của các TĐ, TCT.

Trên đang kiểm tra, dưới tiếp tục thu hồi hơn 20.000m2 đất

Vụ đất đai Do Lộ:
Cập nhật lúc 12:25, Thứ Tư, 06/01/2010 (GMT+7)
Vụ việc thu hồi đất đai làm dự án ở thôn Do Lộ (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) từ năm 2006 đã được Thanh tra Chính phủ điều tra và có kết luận cụ thể. Đến nay, UBND thành phố Hà Nội đã vào cuộc chỉ đạo bằng 2 văn bản giao cho Sở tài nguyên môi trường và quận Hà Đông thực hiện, báo cáo trước ngày 30/11/2009.

Dân mỏi cổ chờ thành phố kết luận
Khi UBND TP Hà Nội vào cuộc với 2 văn bản đốc thúc các ban ngành liên quan kiểm tra vụ việc ở thôn Do Lộ, người dân thôn này khấp khởi vui mừng bởi sự việc khiếu nại tố cáo họ theo đuổi gần 4 năm trời đang có hi vọng được sáng tỏ.

Những tỷ phú cơm trắng muối vừng

 - 4 năm trời vạ vật vác đơn đi khiếu nại, tố cáo các ông quan từ xã đến quận, 271 hộ dân Do Lộ (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội) thà ăn cơm nắm muối vừng vẫn nhất quyết một lòng không nhận tiền đền bù hỗ trợ. Mặc dù trong số họ, rất nhiều người nếu nhận tiền sẽ trở thành tỷ phú.
Mấy năm nay chúng tôi không có Tết, vì không còn ruộng là không có gạo để dành, không còn hoa màu để bán. Nhưng nếu mình lên xã lấy tiền, là vô tình chấp nhận cho việc làm sai trái của họ các anh ạ” - cụ ông 82 tuổi thở dài ngao ngán.
Tết “xưa”…
Trong căn nhà nhỏ trống hoác “che nắng không ngăn được mưa” nhưng có đến 8 con người của 3 thế hệ sinh sống, bà Nguyễn Thị Diệp (75 tuổi) bồi hồi kể:

May Chỉ Mới Là Đảng Ủy Xã

Phú Yên: Đảng ủy xã cấm lưu hành xe máy trong ngày tết!
TTO - Chiều 11-2, ông Ma Việt - bí thư Đảng ủy xã vùng cao Phú Mỡ, huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên) xác nhận ban thường vụ Đảng ủy xã này đã thống nhất chủ trương cấm tất cả mọi người ở xã Phú Mỡ lưu hành xe máy trong những ngày Tết Canh Dần.
Từ chủ trương này, công an xã Phú Mỡ đã ra thông báo: từ ngày 12-2 (tức 29 tháng chạp) đến 15-2 (mùng hai Tết Canh Dần) tất cả mọi người ở địa phương này không được đi xe máy, chỉ được đi xe đạp hoặc đi bộ; trừ trường hợp đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Việt Báo : Đang Tìm Dầu Biển Đông Vn, Hãng Canada Lạnh Cẳng Hoãn

Thứ Năm, 2/11/2010, 12:00:00 AM
Đang Tìm Dầu Biển Đông VN, Hãng Canada Lạnh cẳng Hoãn
CALGARY, Canada (VB) -- Một công ty Canada khai thác dầu tại Biển Đông Việt Nam đã tuyên  bố hoãn khai thác tại một trong những dự án dầu khí.
Có phải công ty này đã lạnh cẳng trước tình hình Trung Quốc hù dọa sẽ “kiểm ngư tăng cường ở Biển Đông”?
Công ty Talisman Energi Inc. nói là đã tái xem xét một trong các dự án ngoaì biển Việt Nam, tại lô có tên là Block 15-2. Quyết định naỳ loan báo bởi Tổng Quản Trị công ty là John Manzoni, theo tin của báo Montreal Gazette hôm 10-2-2010.

Chân dung Vũ Hải Triều, Phó tổng cục trưởng Tổng cục an ninh

Lê Thạc Ngoan
Hôm nay là ngày đặc biệt. Tôi quyết định nói những điều cần phải nói. Trước đây, tôi im lặng bởi sợ bản thân và gia đình sẽ không thể chịu được áp lực của cường quyền đang nằm trong tay Vũ Hải Triều. Nhưng tôi không thể sống mãi trong sự hèn hạ được. Đã làm người dù có chết thì cũng phải khảng khái, đấu tranh. Cái thiện không thể sợ hãi cái ác được.
JPG - 62.7 kb
Vũ Hải Triều.
Nếu hỏi ai là kẻ ti tiện nhất trong những kẻ ti tiện, đê hèn nhất trong những kẻ đê hèn, tôi xin khẳng định đó là Vũ Hải Triều. Không chỉ đạo được một vụ án nào, nhưng Vũ Hải Triều lại rất giỏi trong việc cướp công của cấp dưới và cho chìm xuồng. Mỗi một vụ án chìm xuồng, công lao cán bộ, chiến sỹ đổ ra sông, ra biển, nhưng Vũ Hải Triều lại càng giàu thêm. Một giọt mồ hôi của cán bộ đổ ra thì Vũ Hải Triều có thêm hàng triệu. Mỗi dịp lễ tết, dù đang phải sống trong căn nhà thuê rách nát, cán bộ, chiến sỹ vẫn phải lo quà cho Vũ Hải Triều và tất cả đều phải quy ra phong bì hoặc chí ít cũng là rượu Chivas 25 năm trở lên. Những ngôi nhà của Vũ Hải Triều ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã được xây lên từ những giọt mồ hôi vắt kiệt sức của cán bộ, chiến sỹ cấp dưới. Đâu đó trong căn nhà Vũ Hải Triều đang ở; tiền của Vũ Hải Triều đang tiêu vẫn văng vẳng tiếng nằng nặc của trẻ con khát sữa, tiếng rên rỉ của người già bởi cha mẹ chúng đã bớt tiền mua sữa, con cái họ đã bớt tiền mua thuốc để biếu Vũ Hải Triều. Trong tiếng leng keng chạm cốc, những chai rượu đắt tiền vẫn có vang vọng của sự căm hờn của doanh nghiệp bị ép phải hầu hạ. Cấp dưới không làm vậy thì chỉ ba ngày sau sẽ bị đẩy đi công tác ở vùng khó khăn, gian khổ; doanh nghiệp không làm vậy thì sẽ bị xách nhiễu, gây khó khăn. Đã có đơn vị công an địa phương xa xôi mang đồ đặc sản quê hương lên biếu Vũ Hải Triều đã rước họa vào thân khi bị Vũ Hải Triều mang đi rêu rao, chê bai. Anh em địa phương ở xa đã không biết rằng, Vũ Hải Triều không có chữ nghĩa, chữ tình mà chỉ có duy nhất chữ tiền.

Giáo Dục theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh

'Chỉ cần thầy đừng… tệ quá!'

Cập nhật lúc 04:45, Thứ Sáu, 12/02/2010 (GMT+7)
,
- “Người “bán" kiến thức là nhân viên của một hãng lớn là nhà nước, người đi học là người "mua" những sản phẩm này nhưng việc thanh toán (thu bao nhiêu, các khoản gì) sẽ đóng cho nhà nước, chứ không phải là chuyện giao dịch giữa người dạy với người học, để có thể "mặc cả" từng tí một”.

Trong phần tiếp theo của câu chuyện,nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho rằng, với góc nhìn như thế, sự biến thái trong quan hệ thầy – trò ngày nay vẫn chấp nhận được.
 
“Bán – mua” vẫn chấp nhận được

Tramway Đà Nẵng - Chờ đến bao giờ?

Công nhân xé những mảnh thùng giấy của các hộp mì tôm, viết những dòng chữ nguệch ngoạc để đến đòi nợ trước trụ sở công ty.
Thứ năm, 11/02/2010, 10:33 (GMT+7)
Năm 2005, trong một hội thảo khoa học về tramway (tàu điện trên mặt đất) với sự tham gia của các nhà khoa học quốc tế, GS.TSKH Bùi Văn Ga, Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Nẵng đã trình bày những tiện ích khi sử dụng hệ thống giao thông mới, có tên: tramway. Kết luận của hội thảo lúc đó, loại phương tiện giao thông này sẽ được sử dụng đầu tiên ở Đà Nẵng vào năm 2007. Thế nhưng, đến tận bây giờ, dự án hoành tráng này có nguy cơ “chết từ trong trứng nước”.
Tramway - tốt nhất cho giao thông công cộng
Đó là ý kiến của GS.TSKH Bùi Văn Ga khi lựa chọn phương tiện giao thông công cộng (GTCC) hiện nay ở TP Đà Nẵng. Theo GS Ga, với dân số chưa đến 1 triệu dân hiện nay, tramway chính là lựa chọn lý tưởng nhất. Tramway chính là hệ thống tàu điện chạy trên mặt đất, sẽ giúp Đà Nẵng sẽ là thành phố có “giao thông xanh” khang trang hơn, hiện đại hơn.
Ý tưởng đưa tramway phục vụ cho mô hình GTCC ở Đà Nẵng bắt đầu từ năm 2004, sau những lần ông đi thực tế tại nhiều thành phố lớn ở Pháp, Đức hay Nhật… Theo GS Ga, nếu lựa chọn mô hình metro (tàu điện ngầm) thì chi phí ban đầu cao gấp 20 – 30 lần so với tramway.

Phó Giám đốc Trung tâm Thủy sản Lào Cai đột tử


(VOV) - Ông Dương Huy Minh, sinh năm 1961, Phó Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai, bị đột tử khi đi thăm một trang trại, nguyên nhân là do cảm nhập tâm.  

Thông tin trên được ông Đỗ Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai xác nhận vào tối 11/1.
Theo ông Đỗ Trung Dũng, nhân ngày nghỉ Chủ nhật (10/1), kỹ sư Dương Huy Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai cùng một cán bộ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai  và một số người khác cùng đi thăm một trang trại ở xã Vạn Hòa (thành phố Lào Cai). Sau khi ăn trưa cùng với gia chủ (5 người chỉ uống có 4 lon bia), mọi người chào chủ nhà và ra về, chỉ còn ông Minh  ra vườn đi tiểu tiện và nói sẽ tự đi xe máy về sau. Gia chủ thấy lâu mà khách không quay trở lại để về thành phố Lào Cai, đã ra vườn tìm gọi thì bất ngờ thấy ông Huy đã đột quỵ xuống vườn và sùi bọt mép. Chủ trang trại liền gọi xe ô tô đi về trước quay trở lại chở ông Minh đi cấp cứu (theo lái xe kể lại lúc đó là 14 giờ 16 phút ngày 10/1/2010). Khi đưa được ông Minh đến phòng khám đa khoa phường Phố Mới (thành phố Lào Cai) là cơ sở cấp cứu gần nhất nơi ông Minh bị đột quỵ, bác sỹ phụ trách phòng khám trên khám và cho biết ông Minh đã bị chết trên đường đưa đi cấp cứu.

Thursday, February 11, 2010

28 Tết, công nhân nhịn đói, sôi sùng sục đi đòi nợ

Cập nhật lúc 18:28, Thứ Năm, 11/02/2010 (GMT+7)
Mô tả ảnh.
Công nhân xé những mảnh thùng giấy của các hộp mì tôm, viết những dòng chữ nguệch ngoạc để đến đòi nợ trước trụ sở công ty.
 – 13h ngày 11/2 (tức 28 Tết Canh Dần) - thời điểm tại nhiều cơ quan, đơn vị... người lao động đã có thể được nghỉ ngơi, nhận đủ lương, thưởng để đưa người thân đi chọn hoa, sắm Tết hay lên đường về quê... thì gần 20 công nhân đại diện cho tổng số 50 người đang làm việc tại công trình trụ sở làm việc Thành ủy – HĐND – UBND TP Hà Đông (Hà Tây cũ, nay là quận Hà Đông, TP Hà Nội) đã đến trước trụ sở Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (14 Láng Hạ) sôi sục đòi nợ.  
Công ty này đã nợ lương của toàn bộ số công nhân kể trên suốt 1 năm qua. Đến 28 Tết Nguyên đán, những lời hứa trả nợ lương vẫn không được thực hiện.

"Hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều"

Chiến Lược Tòan Quốc Chống Biến Đổi Khí Hậu 1

Dạy bơi trên toàn quốc cho học sinh lớp 4

Cập nhật lúc 14:35, Thứ Năm, 11/02/2010 (GMT+7)
 - Học sinh tiểu học, chủ yếu là khối 4 sẽ được các nhà trường tổ chức dạy bơi. Các trường học sẽ đầu tư xây dựng bể bơi hoặc cụm trường với quy mô và hình thức phù hợp.
Mô tả ảnh.
 Ngày hai lần, những đứa trẻ từ lớp mẫu giáo đến THPT của bản Phạc Giàng (xã Hùng Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) phải vượt sông Kỳ Cùng đến trường bằng những chiếc bè thô sơ mà không có bất kỳ phương tiện cứu sinh nào. Ảnh: Lê Anh Dũng
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD-ĐT về việc triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010 - 2015. Theo đó, các tỉnh, thành phố sẽ triển khai mô hình thí điểm dạy bơi trong các trường tiểu học bằng các hình thức phù hợp với từng địa phương.

Anh Em Một Nhà, Giống Nhau Lắm Lắm

Vừa lĩnh lương, 2.000 giáo viên đã bị ép làm từ thiện

Hơn 2000 giáo viên ở Thái Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, đã bị ép quyên góp khoảng 4000 nhân dân tệ (586$) mỗi người cho một chương trình từ thiện được chính quyền địa phương phát động với khẩu hiệu giúp đỡ người nghèo.

Các giáo viên bị ép phải ký vào một cam kết từ thiện từ cuối tháng trước. Số tiền sẽ bị trích từ lương của mỗi người.

Tuy nhiên, vấn đề là chính quyền chỉ nói chung chung là số tiền dùng để giúp đỡ người nghèo chứ không nói rõ nó sẽ "đi đâu về đâu". Không một dòng địa chỉ, không một người nhận cụ thể nào được nêu ra.

Được biết, hồi tháng 9 năm ngoái, tất cả các giáo viên đều được tăng lương. Hơn thế, họ còn được nhận thêm một khoản hời là số tiền chênh lệch giữa lương mới và lương cũ của 8 tháng trước đó. Các giáo viên đã rất phấn khởi và trông chờ vào khoản tiền này.

Tuy nhiên, "nhân tiện" lúc túi tiền của giáo viên đang rủng rỉnh, ngành giáo dục ở đây đã phát động một chương trình từ thiện... bất ngờ. 4000 nhân dân tệ mà mỗi người phải nộp  bằng đúng  khoản tiền chênh lệch tháng lương thứ 8 của các giáo viên.

"Tôi được thông báo rằng phải ký vào một cam kết từ thiện bằng 2 tháng lương chênh lệch. Bạn không có quyền nói đồng ý hay không. Và chắc chắn, bạn cũng chẳng thể đưa ra lí do là không có tiền. Quả thật, chương trình này được phát động rất đúng lúc", một giáo viên cho biết.

Cô giáo này còn bức xúc nói thêm: "Tôi không hề biết số tiền này được quyên góp cho ai và tôi cũng chẳng nhận được một biên lai hay chứng nhận nào. Với một lượng lớn giáo viên bị ép như vậy chắc hẳn họ sẽ thu được một món tiền rất khổng lồ".

Trong khi đó chính quyền và các cơ quan  giáo dục của địa phương lại nói rằng không hề có chuyện ép giáo viên làm từ thiện. Họ còn đưa ra một con số có vẻ rất thuyết phục là 98% của hơn 2.000 giáo viên trong huyện đã tự nguyện ký vào bản cam kết.

"Rõ ràng là chúng tôi không hề ép quyên tiền làm từ thiện vì còn khoảng 2% hoặc, cụ thể là 45 người đã không góp tiền. Nếu họ bị ép làm  như vậy thì tất cả mọi người cùng phải quyên tiền chứ", Jiang - một quan chức giáo dục nói.

Theo Jiang thì 45 giáo viên không quyên tiền hầu hết là những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Một số người khác thì ngoan cố, trơ lì bất chấp việc chính quyền nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

"Những giáo viên được trả lương khá hơn rất nhiều người khác trong huyện chúng tôi. Vì vậy tôi  nghĩ rằng họ nên giúp đỡ những người nghèo. Chương trình từ thiện được tổ chức và mỗi trường sẽ nhận được giấy chứng nhận thay vì chúng tôi phải ký đóng dấu cho từng người một".
 

  • Sinh Phạm (Theo China Daily)

Thủ tướng Triều Tiên xin lỗi vì hỗn loạn do đổi tiền

Cập nhật lúc 18:51, Thứ Tư, 10/02/2010 (GMT+7)

Thủ tướng Triều Tiên Kim Yong-Il đã xin lỗi vì việc định giá lại đồng tiền đã khiến giá lương thực tăng vọt và gây bất ổn trong công chúng, một tổ chức phúc lợi xã hội của Hàn Quốc cho biết.

Du khách nước ngoài ngắm tiền Triều Tiên tại một cửa hàng lưu niệm. 
(Ảnh: Yonhap)
Trong một bản tin thư, tổ chức Những người bạn tốt viết, trong cuộc họp gần đây với những thành viên kỳ cựu của Uỷ ban nhân dân Bình Nhưỡng, Thủ tướng Triều Tiên tỏ ra hối tiếc vì những "rối loạn và bất ổn" do việc ấn định giá sai tại một số cửa hàng do nhà nước quản lý. 

Nhóm Những người bạn tốt có nhiều mối quan hệ tại Triều Tiên, đã trích nguồn như vậy trong tin thư của mình. Ông Kim chịu trách nhiệm về kinh tế Triều Tiên, dưới quyền nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-il.

Triều Tiên ngày 30/11/2009 tuyên bố đổi tiền, theo đó, đồng 100 won cũ ăn một đồng won mới. Tuy nhiên, số tiền đổi bị giới hạn khiến một số trường hợp mất đi toàn bộ số tiền tiết kiệm.

Bất ổn và rối loạn đã đẩy giá cả hàng hoá lên cao và khiến sự thiếu hụt lương thực ở Triều Tiên thêm trầm trọng.

Quan chức phụ trách tài chính hàng đầu trong đảng cầm quyền của Triều Tiên là Pak Nam-Ki đã bị cách chứ vì những hỗn loạn do đổi tiền gây ra, báo giới Hàn Quốc cho biết.

Việc Triều Tiên tiến hành đổi tiền được cho là để triệt tiêu giao dịch chợ đen và giải quyết lạm phát do giá trị đồng nội tệ của Triều Tiên mất giá mạnh kể từ khi nước này tiến hành cải tổ kinh tế vào năm 2002. Ngoài ra, Triều Tiên có lẽ muốn tìm cách moi tiền bí mật trong nền kinh tế ngầm, lượng tiền mà một số công dân của họ ở nước ngoài đang che giấu.

Triều Tiên hiện đã nới lỏng một số hạn chế với thị trường vì công chúng bất bình, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết vào tuần trước.

Nhóm Những người bạn tốt đưa tin, Bộ Ngoại thương Triều Tiên đã chỉ thị cho các công ty thương mại nhập khẩu lương thực vô điều kiện và những người đổi tiền bất hợp pháp bị bắt hồi giữa tháng 1 đã được trả tự do.

Kể từ 1/1 năm nay, Triều Tiên cấm sử dụng ngoại tệ trong nước. Tuy nhiên, theo tổ chức Hàn Quốc thì việc đổi tiền đã được nối lại ở một số địa điểm.

  • Hoài Linh (Theo CNA)

Wednesday, February 10, 2010

VOICE yêu cầu LHQ can thiệp

Bốn người, trong đó có ông Lê Công Định, bị kết án tù với tội âm mưu lật đổ

Một tổ chức phi chính phủ của người Việt hải ngoại, VOICE, vừa nộp đơn cho Nhóm Đặc Trách Chống Giam Giữ Vô Cớ của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention), yêu cầu can thiệp đòi Việt Nam trả tự do cho 10 người hoạt động chính trị bị kết án gần đây.

VOICE là tên viết tắt của "Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment" (Sáng Kiến Thể Hiện Lương Tâm Người Việt Hải Ngoại), đăng ký hoạt động tại Mỹ từ năm 2007.

Thông cáo của luật sư Bấm Trịnh Hội, thành viên sáng lập tổ chức, nói lá đơn của VOICE nhằm "phản ánh việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam và kết án tù 10 nhà dân chủ gần đây là thiếu căn bản luật pháp và vi phạm luật quốc tế".

Theo VOICE, trước đó nhóm đặc trách của LHQ đã tuyên bố việc Hà Nội bắt giam 6 người trong 10 nhà hoạt động bị bắt mà không đem ra xét xử là "vô cớ".

Thông cáo viết tiếp: "Bất chấp luật lệ quốc tế, nhà cầm quyền Việt Nam đã làm ngơ và tiếp tục giam cầm họ cho đến tháng 10/2009 và tháng 01/2010 khi cả 10 người bị đem ra xét xử."

Nói chuyện với BBC, đại diện của VOICE tại Úc, ông Đoàn Việt Trung, giải thích thêm về tiến trình gửi đơn.

"Chúng tôi đưa ra lập luận pháp lý để chứng minh với ủy ban là Hà Nội đã vi phạm luật quốc tế. Ủy ban sẽ xem xét lá đơn. Nếu họ quyết định đi tiếp, họ sẽ viết thư chính thức cho nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu có phản hồi, để họ ra kết luận."

Ông cho biết khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc, nếu có, chỉ mang tính chất gây áp lực cho công luận, chứ không có tính ràng buộc.

Đơn của VOICE thuộc trong số các hoạt động vận động của người Việt hải ngoại để phản ứng lại kết quả các phiên tòa xử bất đồng chính kiến, mà người gần đây nhất được VOICE quan tâm là cô Phạm Thanh Nghiên bị xử bốn năm tù giam hôm 29/01.

Ước tính đã có 16 nhà hoạt động chính trị bị Việt Nam xử án tù trong mấy tuần gần đây.

Một số người bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước, và một số người khác bị khép tội âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.

Các nhà ngoại giao phương Tây đã chỉ trích các diễn biến mà họ xem là hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân.

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có diễn văn, trong đó ông kêu gọi "chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch 'diễn biến hòa bình', đòi đa nguyên, đa đảng".

Kinh tế VN: ‘Càng tăng trưởng càng nghèo’

Cựu bộ trưởng kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá

Lối tăng trưởng chạy theo con số, theo ông Trần Xuân Giá, sẽ 'chỉ làm cho VN nghèo đi.'

Ông Trần Xuân Giá, cựu Bộ trưởng Kế Hoạch Đầu tư tỏ ý quan ngại về cách điều hành kinh tế tại Việt Nam.

Trên bài phỏng vấn đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, cựu quan chức chính phủ, từng điều hành một trong những bộ quan trọng nhất nước, nhận định: "Cả tư duy và mô hình tăng trưởng hiện nay đã không còn phù hợp."

"Chúng ta không thể tiếp tục tư duy tăng trưởng theo lượng, khuếch đại, sùng bái con số và che đậy các khuyết điểm của nền kinh tế được nữa," ông Trần Xuân Giá nói.

"Nếu không, càng tăng trưởng, có thể chúng ta sẽ càng nghèo đi."

Một số trí thức trong nước đã từng quan tâm đến chủ đề này. Ông Nguyễn Trần Bạt, Giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư InvestConsult cho hay nhiều năm trước ông đã quan ngại đến cách làm kinh tế tại Việt Nam.

"Tôi đã nói điều này cách đây 10 năm. Trong một số bài báo, tôi cảnh báo tâm lý tăng trưởng bằng mọi giá. Tôi viết từ rất sớm. Hiện nay nó đẻ ra một cái thực tế mà (cựu) bộ trưởng phải lên tiếng. Chúng tôi, với tư cách là người trí thức bình thường, đã từng lên tiếng trước đó, cảnh báo trước đó, không chỉ cho Việt Nam. Mà cho tất cả các quốc gia kiểu Việt Nam."

Trong bài phỏng vấn đăng trên tuần báo kinh tế có uy tín từ Hà Nội, ông Trần Xuân Giá tự xếp mình vào nhóm những người bi quan về kinh tế Việt Nam.

Bi quan

Chúng ta không thể tiếp tục tư duy tăng trưởng theo lượng, khuếch đại, sùng bái con số và che đậy các khuyết điểm của nền kinh tế được nữa

Trần Xuân Giá - Cựu Bộ trưởng KH và ĐT

Bên cạnh thừa nhận một số thành tích như, "năm 2009 không rơi vào suy thoái, ngăn chặn được nguy cơ phá sản ở nhiều doanh nghiệp, kiểm soát được lạm phát ở mức 6,88%," vân vân, cựu quan chức chính phủ nói đến một số lĩnh vực Việt Nam đang phải trả giá.

Đó là "sự phục hồi của kinh tế Việt Nam diễn ra không đồng đều, chưa vững chắc, tạo nên bức tranh sáng tối lẫn lộn."

Các khó khăn đang tiềm ẩn trong kinh tế Việt Nam, theo ông Trần Xuân Giá, là tỷ giá hối đoái, và lạm phát; chi tiêu công gia tăng; nhập siêu sẽ tăng do giá nguyên liệu trên thế giới tăng, môi trường bị phá hoại nặng nề.

Trước một số ý kiến nhắc đến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới như là nguyên nhân khiến cho kinh tế Việt Nam chao đảo trong năm 2008, ông Trần Xuân Giá chỉ ra, ngay cả trước thời kỳ khủng hoảng (2007 cho đến trước quý 3/2008) Việt Nam đã bộc lộ nhiều khó khăn.

"Nguyên nhân suy giảm của kinh tế Việt Nam không chỉ đến từ bên ngoài. Quan trọng nhất là những nguyên nhân nội tại. Nền kinh tế Việt Nam khi ấy gặp không ít khó khăn.

"Lạm phát cao, nhập siêu lớn. Những yếu kém cơ bản đó nằm ngay trong cả cơ cấu lẫn cơ chế kinh tế của Việt Nam."

Cựu bộ trưởng, hiện tham gia điều hành hội đồng quản trị của ngân hàng ACB, sau đó liệt kê những thiếu sót cơ bản của kinh tế trong nước.

"GDP tăng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư nhưng hiệu quả đầu tư ngày càng kém, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất, tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm tăng cao,

"Công nghệ chậm đổi mới, cơ cấu kinh tế, cơ cấu xuất khẩu chưa thoát khỏi lạc hậu, thị trường trong nước kém phát triển, kinh tế vĩ mô còn nhiều yếu tố bấp bênh, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao, môi trường cạnh tranh chưa bình đẳng, lành mạnh."

Ông Nguyễn Trần Bạt từ công ty InvestConsult lo ngại lối tăng trưởng kiểu "sùng bái con số'' sẽ đưa Việt Nam đến một kết cục không hay.

"Ăn kẹo mãi thì sẽ bội thực đường. Giấy kẹo nó rơi xuống chân mình nó cao đến mức nó làm tắc thở cái người ngồi, hoặc đứng ăn kẹo.

"Cho nên là tăng trưởng theo kiểu như thế này chính là một trong những biện pháp giết chết một cách chắn chắn nhất tương lai, không chỉ tương lai kinh tế, mà nhiều tương lai khác của Việt Nam."

Bấm Bấm vào đây để xem ý kiến độc giả.

Việt Nam là nước đứng top đầu trên thế giới về tìm kiếm từ khóa “SEX” trên mạng.

Giới trẻ và “cơn bão” sex
Cập nhật lúc 09:21, Thứ Tư, 10/02/2010 (GMT+7)
- Công cụ Google, Yahoo và các trang tìm kiếm khác được coi là “người thầy” dạy những bài học vỡ lòng về tình dục cho giới trẻ. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi thống kê mới nhất của Google, Việt Nam là nước đứng top đầu trên thế giới về tìm kiếm từ khóa “SEX” trên mạng.
Nếu đứng ở góc độ của người trong cuộc, khi bắt gặp người yêu mình xem phim sex, bạn sẽ bỏ đi chỗ khác? Lên tiếng phản đối kịch liệt, kiên quết chia tay, hay cùng ngồi xem? Có những bạn chia sex ra làm hai loại: sex sạch và sex bẩn. Và chỉ đồng ý khi người yêu tiếp cận những hình ảnh gợi cảm, hay những bộ phim không quá nặng về yếu tố tình dục. Nhưng nhiều bạn lại kịch liệt phản đối, dù là bất cứ nội dung nào liên quan đến sex, coi việc đó là điều ghê tởm, không thể chấp nhận.
Để có cái nhìn khách quan, một số bạn trẻ đã chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này.
Mô tả ảnh.
Ngày càng nhiều người tìm cảm giác mới về sex trên internet (Ảnh minh họa: Ngoisao.net)
Xem phim sex là… để học hỏi
Sơn, 21 tuổi (Email: Son_son_...@yahoo.com)
Tôi vẫn trả lời người yêu là: Tôi đã từng xem phim sex trước khi gặp cô ấy. Tôi thấy bình thường, có sao đâu. Còn tất nhiên, khi đã có cô ấy, tôi không xem nữa. Cứ thẳng thắn thôi. Muốn yêu nhau lâu dài thì phải hiểu nhau chứ. Con trai ai chẳng tò mò, tò mò khám phá về mình và về người khác giới, mà tư liệu khá đầy đủ lại nằm trong những phim thể loại ấy. Tôi nghĩ nhiều lúc người ta xem phim sex là để học hỏi, muốn có thêm kinh nghiệm. Nhiều cặp vợ chồng nước ngoài mua đĩa sex về xem để “yêu nhau” tốt hơn đó thôi. Nhưng bây giờ sách báo về tâm sinh lý có nhiều rồi, không cần phải xem nữa.

Không có tiền ăn, lấy gì “đồng chi trả”!

SGTT - Chiều xuống, một nhóm năm đứa trẻ nằm co ro trên chiếc chiếu trải dọc hành lang bệnh viện Nhi Đồng 2 nói chuyện với nhau. Cảnh, quê ở Long An, năm nay 14 tuổi, thỏ thẻ: “Bác sĩ vừa kêu mẹ tao lên, nói rằng năm nay nhà tao phải nộp tiền viện phí khoảng năm triệu đồng. Ba tao chết rồi, mẹ lên đây nuôi tao ngày nào cũng ăn nhờ cơm từ thiện, lấy tiền đâu mà nộp. Không biết năm sau tao có được chạy thận nữa không!”.
Những đứa trẻ chạy thận bên hành lang bệnh viện có một ước mơ chung là “được hết bệnh về nhà và đi học”
Với những đứa trẻ nghèo này, bệnh viện là nhà, bạn bè cùng cảnh ngộ là anh em. Tội nghiệp, trong lúc ngoài kia bao đứa trẻ cùng tuổi đang vui đùa thì trong này các em đã phải lo lắng cho tương lai và số phận của mình.
Sống nhờ hành lang bệnh viện
Tại hành lang lầu một, khoa thận – máu bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, có hơn mười trẻ đang điều trị chạy thận ngoại trú, đa số đến từ các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Đồng Nai, Bến Tre… Vì chung cảnh ngộ nên chúng rất hiểu và thương yêu nhau. Khi màn đêm buông xuống, những đứa trẻ chia thành từng nhóm. Dù mang bệnh nặng, dù mới trải qua ba tiếng đồng hồ lọc máu mệt mỏi nhưng khi chơi ném dép thì đứa nào cũng cười khúc khích, ngây thơ, trong sáng. Ở nhóm bên kia, bé Nhã, Minh Tú, Hội, Dung đang nằm trên chiếc chiếu tô vẽ những bông hoa, những ngôi nhà mà chúng mơ ước, có ba, có mẹ và có những đồ chơi cùng bạn bè. Tuy nhiên, cũng có bé không thể nhập cuộc cùng bạn bè vì cơ thể không lành lặn.

Sứ Mệnh Buôn Lậu Được Tuyên Dương

Phá rào: "Đảng ở trong dân, từ dưới lên"
Kỳ cuối: Sứ mệnh của đội tàu viễn dương
SGTT - Vosco là tên viết tắt của đội tàu viễn dương Việt Nam (Vietnam Ocean shipping company). Ra đời từ năm 1970, ban đầu lực lượng còn rất nhỏ bé, Vosco vận tải hàng hoá chủ yếu chỉ trên các tuyến đường nối các nước xã hội chủ nghĩa phía bờ tây Thái Bình Dương với các nước thuộc thế giới thứ ba (Iraq, Indonesia, Algeria, Ai Cập…) để nhập gạo, dầu… về nước.
Tranh biếm hoạ những nguồn hàng của thị trường tự do trong thời bao cấp (báo Lao Động, 17.1.1991)
Từ cuối thập niên 70 và nhất là từ khi bước vào thập niên 80, Vosco cùng với nền kinh tế Việt Nam phải vươn ra thế giới tư bản chủ nghĩa. Ban đầu, Vosco chỉ có ở trung ương. Về sau, các tỉnh và thành phố cũng lập ra những đội tàu viễn dương của mình, mà tiên phong là Hải Phòng. Vosco từ đây là giải pháp “bung ra” về xuất nhập khẩu.
“Kế hoạch” của thị trường
Hàng xuất khẩu phần lớn là hàng của Nhà nước, hoặc Nhà nước trung ương, hoặc Nhà nước địa phương. Miền Nam và miền Trung có các nông sản như càphê, hạt điều, hạt tiêu, tôm đông lạnh, trầm hương, yến, đỗ, đậu phộng. Miền Bắc có than đá (của Quảng Ninh), thuỷ sản đông lạnh, đỗ, đậu phộng, gỗ, vừng và một số rau quả.
Từ năm 1983 – 1984, mặt hàng xuất khẩu phổ biến là sắt vụn. Khi đó, Nhật Bản bắt đầu nhập sắt vụn của Việt Nam để tái chế. Tỉnh nào cũng thu gom sắt vụn đủ các loại và xin phép Chính phủ xuất sang Nhật để nhập một số vật tư và hàng tiêu dùng cho địa phương.

Nokia tài trợ 15.000 USD sản xuất thùng rác công cộng


Ngày 9.2.2010, đại diện Nokia tại Việt Nam đã trao tặng 15.000 USD cho công ty Môi trường đô thị TP.HCM để sản xuất thùng rác công cộng đặt trên địa bàn thành phố. Ông Huỳnh Minh Nhật, giám đốc công ty Môi trường đô thị TP.HCM cho biết, với số tiền này, công ty sẽ đặt hàng sản xuất được 290 thùng rác công cộng.
Số tiền tài trợ trên là những thành quả từ chương trình “tái chế điện thoại – bảo vệ môi trường” do Nokia khởi xướng tại Việt Nam, diễn ra trong sáu tháng cuối năm 2009. Theo đó, tổng số điện thoại cũ được thu gom tại các địa điểm (ở nhiều địa phương) là 7.363 chiếc, và số linh kiện (bao gồm: pin, sạc, tai nghe...) được thu gom là 9.222 linh kiện.
Theo Nokia, số điện thoại và linh kiện trên được hãng này đưa về Singapore để Tes-Amm - một đối tác của hãng - tái chế.

Hòa thượng Thích QUẢNG ĐỘ gửi thông điệp: HÃY CÙNG ĐỨNG LÊN

Tuesday, 9 February 20100 y kien
 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG

Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
———————————————————————————————————-
Phật lịch 2553                                                                         Số 01 /VTT/XLTV

Vấn nạn nhập siêu từ Trung Quốc

Mặc Lâm, phóng viên RFA
2010-02-08
Chỉ riêng trong năm 2009, nhập siêu vào Việt Nam đã lên tới con số gần 7 tỷ đô la, trong đó một số đáng kể đến từ Trung Quốc.

AFP Photo
Đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc.
Mặc Lâm phỏng vần bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nguyên là thành viên của viện nghiên cứu IDS, nguyên cố vần kinh tế cho Văn Phòng Thủ Tướng để tìm hiều thêm chi tiết sau đây:
Rẻ - Chất lượng thấp

BBC: Mang tội lật đổ vì điều tra tai nạn

Hàng ngàn trường học sụp đổ trong trận động đất tháng Năm 2008
Một nhà hoạt động xã hội người Trung Quốc, từng nghiên cứu xem các công trình kém chất lượng có phải là nguyên nhân khiến nhiều người chết trong vụ động đất ở Tứ Xuyên năm 2008 hay không, vừa bị kết án 5 năm tù.
Ông Tan Zuoren chính thức bị khởi tố tội xúi giục lật đổ liên quan tới vụ đàn áp đẫm máu những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Nhưng các nhóm nhân quyền nói nguyên nhân chính khiến ông bị khởi tố chính là các cuộc điều tra của ông.
Nhiều học sinh nằm trong số 80.000 người chết vì động đất.
'Lật đổ̀'
Ông Tan bị bắt khi đang chuẩn bị một báo cáo về quá trình sụp đổ của các ngôi trường trong trận động đất ở Tứ Xuyên.
"Ông bị kết án 5 năm tù giam vì xúi giục lật đổ nhà nước và bị tước các quyền chính trị trong 3 năm," lời luật sư của ông, Pu Zhiqiang.
"Không có khởi tố nào liên quan tới động đất. Tất cả đều nhắm vào ngày 4 tháng Sáu (1989)," ông Pu nói với hãng tin AFP qua điện thoại.
Nhưng những người ủng hộ ông Tan và tổ chức có trụ sở ở London, Amnesty International, nói cuộc điều tra riêng lẻ của ông nhiều khả năng là nguyên nhân chính khiến ông bị giam giữ.
Phiên tòa ở thủ phủ của Tứ Xuyên là Thành Đô bị tạm ngưng không có kết luận hồi tháng Tám năm ngoái.
'Bước lùi'
80.000 người chết vì trận động đất 2008
Hôm thứ Ba vừa rồi bản luận tội cùng với bản án được cho là đã dùng hình phạt cao nhất, cùng được đưa ra trong phiên xử dài chưa đến 10 phút.

Cáo buộc mới vụ Securency

Ông Lương Ngọc Anh

Ông Lương Ngọc Anh là Tổng giám đốc công ty CFTD

Báo Úc The Age, trụ sở tại Melbourne, tiếp tục loạt bài về vụ bê bối liên quan việc in tiền polymer với cáo giác về ngành an ninh Việt Nam.

Bài báo của hai tác giả Richard Baker và Nick McKenzie đăng hôm thứ Ba 09/02 viết công ty Securency thuộc Ngân hàng dự trữ Úc (RBA), đã không tuân thủ cảnh báo của chính phủ liên bang về đối tác của họ tại Việt Nam.

Theo các phóng viên này, cơ quan ngoại thương của chính phủ Úc là Austrade trong hai lần, tháng Ba 2007 và tháng Tư 2008, đã cảnh báo nhà sản xuất giấy và in tiền polymer Securency International rằng đối tác của họ ở Việt Nam là nhân viên công an.

Theo luật pháp Australia, chi tiền cho quan chức nước ngoài để lấy lợi về kinh doanh là tội hình sự.

Tờ The Age viết dù đã có cảnh báo, công ty Securency, mà một nửa cổ phiếu nằm trong tay RBA, vẫn tiếp tục chuyển tiền cho ông Ngọc Anh trong thời gian ít nhất 12 tháng tiếp sau đó.

Lương Ngọc Anh có quan hệ thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ hồi ông Dũng còn giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

The Age

Hồi đầu năm 2007, hội đồng quản trị Securency đã yêu cầu Austrade bí mật tìm hiểu một số nhân vật trung gian làm ăn của họ ở nước ngoài vì lo ngại bị cáo buộc hối lộ.

Securency, công ty chuyên sản xuất giấy polymer và in tiền cho Australia cùng 28 quốc gia khác trên thế giới, hiện đang bị cảnh sát liên bang Úc điều tra cáo buộc hối lộ quan chức Việt Nam và Nigeria.

Cảnh sát Australia đã bố ráp trụ sở chính và nhà riêng của một số lãnh đạo công ty này hồi tháng 11 năm ngoái nhưng chưa có kết luận cuối cùng.

Austrade từ chối cung cấp thông tin về các nhân vật họ đã tìm hiểu, bao gồm cả ông Lương Ngọc Anh, cho báo giới.

Quan hệ phức tạp

Tuy không lấy được thông tin từ Austrade, tờ The Age vẫn được các nguồn tin khác cho hay ông Lương Ngọc Anh là người của cơ quan an ninh Việt Nam.

Austrade được biết đã khuyến cáo Securency tìm luật sư nếu có quan ngại về các khoản tiền chi trả cho ông Ngọc Anh.

Báo The Age còn cáo giác ông Lương Ngọc Anh, Tổng Giám đốc công ty TNHH Phát triển Công nghệ CFTD, có quan hệ thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ hồi ông Dũng còn giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quan hệ làm ăn với Securency bắt đầu.

Ông Ngọc Anh và một số lãnh đạo khác củ̀a CFTD, trong có một đại diện của chính phủ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ở New York, được nói đã thường xuyên tháp tùng ông thủ tướng và các quan chức khác đi nước ngoài.

Cuộc điều tra Securency có thể còn tiếp tục nhiều tháng nữa.

Trong khi đó, phía Việt Nam nói thông tin trên báo Úc về cáo buộc hối lộ quan chức Việt Nam chỉ có thể được coi là "tin tố giác" chứ không thể dùng làm bằng chứng.

Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam Trần Quốc Vượng từng được trích lời nói nếu phía Úc yêu cầu thì Việt Nam sẽ tham gia, nhưng "phải làm đúng, xử đúng, phải xem xét đủ căn cứ kết luận tội theo pháp luật Việt Nam".

"Quan điểm của tôi là nếu rõ ràng tội phạm thì phải làm và làm theo trình tự của pháp luật tố tụng Việt Nam, mình không thể dựa vào tài liệu của nước ngoài để xử công dân của mình được."

Tuesday, February 9, 2010

Phái đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng đi dựng bia tưởng niệm những nhà yêu nước tại Guyane, Nam Mỹ

Lời mở đầu: một loạt bài phóng sự của anh Lê Hoành Sơn, người cùng phái đoàn “dựng bia tưởng niệm 525 nhà yêu nước Việt Nam” tại Guyane, Nam Mỹ, Những anh hùng dân tộc này đã bị lưu đày biệt xứ đến vùng rừng thiêng nước độc của rừng thuộc rặng Amazone tháng 5/193, đã bỏ mình nơi xứ lạ quê người...79 năm qua họ bị bỏ quên, không một mộ bia, không một nén hương, không một lời cầu nguyện v.v...Ngày 30-01-2010 phái đoàn VNQDĐ đã đến dựng bia tưởng niệm cho các anh hùng Việt Nam đã bỏ mình cho nền độc lập của dân tộc đặc biệt các liệt sĩ VNQDĐ sau cuộc Tổng Khởi Nghiã Yên Bái 10/02/1930 do VNQDĐ lãnh đạo. Bài 1



Thăm Nhà Lao An Nam tại Guyane lần đầu tiên:

(Le Bagne Des Annamites en Guyane)



Người chết cho tổ quốc không bao giờ bị bỏ quên, người xả thân cứu đồng bào thì đồng bào ghi nhớ! Hơn 79 năm rồi, từ sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái ngày 10/02/1930 do Việt Nam Quốc Dân Đảng lãnh đạo, đã có 325 chiến sĩ yêu nước Việt Quốc bị lưu đày biệt xứ đến chốn rừng sâu nước độc tại Guyane thuộc Pháp gọi là Nhà Lao An Nam tại Guyane. Chốn lưu đày nằm sâu trong rừng Ínini thuộc rặng Amazone, nay thuộc quận Monstinery-Tonnegrande, nằm cách thủ phủ Cayenne của tỉnh Guyane thuộc Pháp chừng 60 cây số (km). Ngày 25/01/2010 phái đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng do anh Tổng Bí Thư Lê Thành Nhân hướng dẩn đã đến “Dựng bia tưởng niệm các đồng chí VNQDĐ đã bỏ mình tại Guyane sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái 10-02-1930”.



NLAN1
Đây là lối vào nhà lao An Nam - Bản có chử đỏ là để làm dấu của toán tiên phong đặt vào năm 2008
Cách đây hơn một năm, VNQDĐ đã phái người đến đây tìm kiếm những đồng chí của họ đã hy sinh cho tổ quốc bị lưu đày biệt xứ và bị lãng quên từ 79 năm qua, nhờ vậy mới biết được tung tích, xác nhận được được vị trí Nhà Lao An Nam, Trung Ương VNQDĐ đã viết một lá thứ bằng tiếng Pháp gửi đến cho ông Le Cante, quận trưởng Montsinéry-Tonnegrande, yêu cầu giúp đỡ và đề nghị hợp tác dựng đài tưởng niệm hầu biến khu Nhà Lao An Nam thành khu văn hóa lịch sử, nhưng vì điều kiện tài chánh cũng như yếu tố tế nhị về chính trị, chính quyền địa phương giữ thái độ im lặng, quận trưởng Le Cante thấy có một cái gì đó áy náy trong lòng với sự “im lặng trái đạo lý” và đã nhắn qua người liên lạc rằng các bạn hãy can đảm đi tới và chúc thành công, ý nói việc làm của các bạn rất đáng ca ngợi, nhưng rất tiết chúng tôi không hợp tác được vì...



Cuối cùng VNQDĐ không xây dựng được đài tưởng niệm thì quyết định phải dựng bia tưởng niệm các Liệt Sĩ Yên Bái vì lương tâm không cho phép bỏ quên những chiến sĩ yêu nước xả thân cho nền độc lập dân tộc đã chết oan khiên tức tưởi và vong hồn đang vất vưởng nơi chốn rừng hoang, u tịch mà 79 năm qua không hương khói, không một lời cầu nguyện!



Ngày 25/01, phái đoàn gồm đảng viên lão thành 85 tuổi bác Nguyễn Thanh Sơn từ Canada,
NLAN 3
Anh em đang đứng ở lối vào, chuẩn bị đi thăm nhà lao An Nam chiều 26-01-2010
anh Hoàng Chí Linh từ Frankfurt Đức, chị Lê Quý An từ Đức, anh Nguyễn Tâm Thiện từ Pháp, anh Phục Việt từ Pennsylvania, anh Hoàng Linh từ California và anh Lê Thành Nhân từ Texas, một toán đi từ phi trường Orley, Paris và toán khác từ Canada và Hoa Kỳ trực chỉ phi trường Cayenne, Guyane …sau chuyến bay dài gần hai ngày, dừng lại nhiều phi trường với hành trang mang theo không những chỉ quần áo mà muốn đến xứ Guyane của rừng Amazone phải chích ngừa đủ mọi thứ, anh Hoàng Linh tâm sự “nội chuyện chích ngừa không tốn gần $500 USD”, ngoài ra cần đem theo áo quần đi mưa, dày lội rừng, mũ an toàn, thuốc chống vắt muỗi,bọ cạp, rết rừng v.v... và đặc biệt tấm bia tưởng niệm do anh Chí Linh, chị Quý An, anh Tâm Thiện đặt làm bằng đồng nặng gần 50 kilograms (100 lbs) phải vận chuyển bằng đường bộ cồng kềnh từ Đức đến phi trường Orly, từ phi trường Cayenne đến nhà trọ ở quận Montsinéry, sau đó khiên bộ hơn 4 cây số đường rừng đến Nhà Lao An Nam để dựng bia tưởng niệm đầy gian nan vất vả!



Hai toán gặp nhau tại phi trường Cayenne, Guyane lúc 4:00 chiều thứ Hai ngày 25/01, từ đây thuê xe về nhà trọ trong quận Montsinéry-Tonnegrande cách phi trường 60 cây số, nằm sâu trong một vùng thôn quê để đi đến địa điểm vào Nhà Lao cho tiện, vì cây cầu chính trên trục lộ bị gãy phải dùng đường lộ phụ nên đường đi khó khăn dễ lạc phải nhờ ông chủ cho thuê nhà ra đón tại phi trường dưa về chỗ ở.



Anh em gặp nhau tay bắt mặt mừng, nhưng thấy trước mắt nhiều công việc phải lo, nào tiếp xúc với chính quyền, nào mời người tham dự, nào phải đi thăm Saint-Lauren Du Maroni địa điểm đầu tiên các nhà ái quốc bị tàu Martinière chở đến đây v.v. tất cả đều bắt đầu cuộc hành trình từ số “zero” đầy thử thách trong 5 ngày tới, và chỉ có 5 ngày thôi nếu không hoàn thành hoặc gặp bất trắc gì thì khó khăn vì anh em cần trở về đúng chuyến bay để còn đi làm việc, nhất là công việc làm trong thời kinh tế khó khăn này nhiều rủi ro. Do đó, những ngày còn lại thời gian làm việc rất sít sao nên anh em cũng tạm gát qua những hàn huyên tâm sự đến khuya, ai ai cũng phải đi ngủ sớm để ngày mai vào thăm Nhà Lao ra mắt các tiên liệt là các đồng chí hậu duệ đến thăm viếng và dựng bia tưởng nhớ các anh hùng dân tộc vị quốc vong thân nơi xứ người.



Sáng hôm sau vào ngày thứ Ba (26/01), vừa chuẩn bị đi vào Nhà Lao thì ông quận trưởng Montsinéry-Tonnegrande gọi điện thoại nói sẽ đến gặp, nhưng chờ hoài không thấy và ông báo lại cho biết đang bận họp cứu trợ động đất ở Haiti. Đến 1:30 chiều thì anh em quyết định vào thăm Nhà Lao mặc dù đã trễ, nhưng không thể để mất một ngày làm gián đoạn chương trình dự tính.



NLAN 2
Phái đoàn bắt đầu đi vào thăm viếng nhà lao An Nam, người đi sau là lão đồng chí Thanh Sơn 85 tuổi, đến từ Canada.
Từ nhà trọ đến ngõ vào Nhà Lao chừng 20 cây số, ngõ vào Nhà Lao là lối vào ven rừng nhỏ đầy cỏ mọc hoang dại, nếu không có người đã từng đến đây đánh dấu chỉ dẫn thì không tài nào nhận ra rằng đó là lối vào Nhà Lao An Nam, đây là một lối đi hẹp vào rừng bị che khuất bởi cỏ dại mọc cao đến đầu gối…từ đường lộ dẫn vào Nhà Lao là một còn đường mòn rất nhỏ hơn 4 cây số lầy lội (tháng này mùa mưa), nhiều cây ngã chắn lối, nhiều nơi bị nghẽn lối phải rẻ cây đi vòng, nhiều chỗ phải leo lên thân cây ngã cao gần đến ngực để qua đường, đặc biệt bác Thanh Sơn 85 tuổi nhưng vẫn cố gắng cùng với anh em một tay cầm gậy tay kia vịn vào vai anh em trẻ cùng tiến bước. Sau gần 2 giờ lặn lội trong rừng chị Quý An la lớn “đến nơi rồi” khi nhận ra được viên đá của nền nhà còn sót lại và có thể nơi đây là trung tâm của Nhà Lao gọi là La Bagne Anammite chứa 525 người lưu đày biệt xứ trong đó có 325 chiến sĩ VNQDĐ bị bắt từ vụ ám sát tên mộ phu Hervé Bazin và sau cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái 10-02-1930. Rẽ phải chừng 200m thì thấy hai dãy bê tông cốt sắt sừng sững hiện ra, đoàn người đứng trước chứng tích của tội ác khét tiếng của chế độ thực dân: “chuồng cọp”.



AN3
Cảnh âm-u khi đoàn người vừa mới tới nhà lao An Nam chiều ngày 26-01-2010
Lúc đó mới 3:20 phút, nhưng bầu trời sao bỗng âm u lạ thường như màn đêm buông xuống, một án mây đen kéo đến trùm lên Nhà Lao với không khí lạnh lùng trách móc, oán hờn của những vong hồn oan nghiệt còn vương vấn đâu đây chưa siêu thoát. Chúng tôi đốt hương, bác Thanh Sơn và anh Lê Thành Nhân khấn nguyện, xin lỗi, tạ tội 79 năm qua không đến viếng thăm các cụ, nguyện hứa từ đây hằng năm sẽ đến hương khói...các anh em chia nhau cắm hương khắp các chuồng cọp, người nào cũng rưng rưng nước mắt trước cảnh hoang dã, lạnh lùng của núi rừng Amazone mà chính nơi này cha ông chúng ta những chiến sĩ yêu nước đứng lên chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc đã bị lưu đày biệt xứ bỏ mình vĩnh viễn tại đây.



Hương khói làm ấm lòng các cụ hay sao mà bỗng nhiên đám mây biến mất mặt trời ló dạng, ánh sáng xuyên qua khẽ lá rừng già, mọi người cũng thấy ấm cúng và vui vẻ không còn man
NLAN4
Trời trở nên quang đãng sau khi thắp hương khấn nguyện chiều 26-01-2010 (tại chuồng cọp nhà lao An Nam)
g tâm trạng ớn lạnh như khi mới bước vào...máy quay phim, máy chụp ảnh hoạt động liên tục nào chụp những cầu tiêu còn sót lại, chụp chuồng cọp từ nóc đến tận nền, thầm nhủ rằng nơi đây những nhà ái quốc Việt Nam đã trải qua những giây phút nhục hình trong uất hận, cô đơn và tuyệt vọng. Chuồng cọp sau 79 năm đã phủ rêu phong nhưng những nét tàn bạo hiểm ác của nó vẫn còn y nguyên vẹn. Các Nhà Lao cây cối mọc đầy, chỉ còn lại cái nền nhà, cái xe đẩy (wagon) dùng sức trâu ngựa của các chiến sĩ lưu đày giờ đây đã rỉ sét gần hết như muốn phá tan một chứng tích ác độc của chế độ thực dân dùng sức người thay trâu ngựa...Con đường rầy dùng để chuyển sản phẩm làm ra từ Suối Lươn rồi dùng sức tù nhân hằng ngày hì hục đẩy về nộp cho tên cái ngục.... nhìn đâu cũng thấy dấu tích bóc lột độc ác tàn bạo của chế độ Thực Dân đối với người bị lưu đày!


Chụp hình và thâu video xong thì trời đã bắt đầu tối, ánh nắng yếu ớt còn sót lại của buổi hoàng hôn, phái đoàn phải trở về để lo công tác cho ngày mai...

chuong cop
Dấu tích tội ác lịch sử của chế độ thực dân Pháp còn nguyên vẹn - hai dãy chuồng cọp tại nhà lao An Nam (Ảnh CL - 26-01-2010)


(Tiếp bài 2: Tìm tung tích các chiến sĩ yêu nước bị lưu đày biệt xứ đến Guyane cách đây 79 năm)



Lê Hoành Sơn

Monday, February 8, 2010

Giới luật sư quốc tế họp báo để tố cáo tình trạng các luật sư bị cầm tù ở Việt Nam

Thanh Phương

Bài đăng ngày 08/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày  08/02/2010 14:32 TU

Dân biểu Noel Mamère (trái)Thanh Phương/RFI

Dân biểu Noel Mamère (trái)
Thanh Phương/RFI

Ngày 8/2 tại một phòng họp của Quốc hội Pháp, tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư (OIA) và Liên hiệp quốc tế các luật sư (UIA) tổ chức một cuộc họp báo để đánh động dư luận về tình trạng của giới luật sư ở Việt Nam.

Giới luật gia quốc tế đặc biệt quan tâm đến trường hợp của các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và Lê Công Định hiện đang ngồi tù vì đã hành xử quyền tự do ngôn luận theo đúng các công ước quốc tế về nhân quyền.

Tham gia họp báo còn có ông Noel Mamère dân biểu Quốc hội Pháp, thuộc đảng Xanh, và ông Võ Văn Ái, chủ tịch Uỷ ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam.

Trong cuộc họp báo, bà Nathalie Muller, thành viên của tổ chức OIA cho biết đã theo dõi tình trạng của hai luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài ngay từ khi hai luật sư Việt Nam này bị bắt giữ vào năm 2007.

Tháng 11 năm ngoái, OIA đã điều một phái đoàn đến Việt Nam để tìm cách tiếp xúc với gia đình của các luật sư bị cầm tù, cũng như tìm hiểu về những điều kiện hành nghề ngày càng khó khăn của các luật sư ở Việt Nam. Nhưng tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư đã gặp rất nhiều khó khăn do bị chính quyền cản trở.

Cho nên, các tổ chức luật sư quốc tế muốn có sự hỗ trợ của Quốc hội và chính phủ Pháp và rộng ra hơn là của chính giới các nước châu Âu, để bảo vệ hiệu quả hơn các đồng nghiệp ở Việt Nam.

Về phần dân biểu Noel Mamère, cũng là một luật sư, ông đặc biệt nhấn mạnh là Việt Nam vừa kết thúc nhiệm kỳ 2 năm làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an và nay lại là chủ tịch ASEAN, cho nên nước này lại cần phải tôn trọng nghiêm chỉnh hơn các cam kết quốc tế về nhân quyền.

Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, ông Noel Mamère cho biết :

'' Những luật sư nào đòi tự do ngôn luận, đòi dân chủ hoặc bảo vệ những người đấu tranh cho dân chủ đều không thể hành nghề được ở Việt Nam. Những luật sư này bị xét xử chóng vánh trong các phiên tòa, mà thật sự là một sự nhạo báng công lý, rồi sao đó bị giam giữ nhiều năm.

Mục đích cuộc họp báo hôm nay (8/2) chính là nhằm đánh động báo chí, để họ giúp chuyển tải một thực tế trái ngược với điều mà nhiều người vẫn nghĩ đó là Việt Nam là một nước đang tăng trưởng mạnh và cùng với đà phát triển kinh tế, nước này sẽ có dân chủ.

Theo tôi, đối với một số người, Việt Nam có thể là một nơi làm ăn lý tưởng, nhưng đa số thì vẫn sống trong cảnh nghèo khó, mà lại là sống dưới chế độ Cộng sản, giống như ở Trung Quốc, những chế độ độc đoán chuyên đàn áp, tra tấn, vi phạm nhân quyền. Trong những quốc gia như vậy, các luật sư không thể hành nghề bình thường, có thể bị mất tự do và thậm chí bị đe doạ tính mạng như tại Trung Quốc.

Tôi đã mở cửa tòa nhà Quốc hội để hai tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư và Liên hiệp quốc tế các luật sư mở cuộc họp báo hôm nay chính là nhằm đánh động chính giới Pháp, mà trước hết là các đồng nghiệp của tôi ở Quốc hội, mà rất nhiều người cũng là luật sư, kế đến là chính phủ Pháp, để họ không vì vấn đề quan hệ thương mại mà bỏ quên vấn đề nhân quyền.

Tôi sẽ đề cập vấn đề này với ông Axel Poniatowski, chủ tịch Uỷ ban Ngoại giao của Quốc hội Pháp, với các đồng nghiệp của tôi trong Nhóm Hữu nghị Pháp Việt, để đề nghị họ cùng với tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư, với Luật sư đoàn Paris, lập một phái đoàn đi Việt Nam thăm các luật sư bị cầm tù và đề cập với chính phủ Việt Nam về những vụ vi phạm nhân quyền''

Triệu tập 2 chủ sở hữu 92kg vàng

Thứ Hai, 08/02/2010, 06:02 (GMT+7)

TT - Từ lời khai của bốn đối tượng vận chuyển trái phép 92kg vàng bị bắt rạng sáng 4-2, Cơ quan điều tra Công an huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã xác định chủ của số vàng nói trên là Nguyễn Thị Tuyết Vân (39 tuổi) và Nguyễn Ngọc Luân (52 tuổi) đều ngụ thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.

>> Truy tìm chủ sở hữu 92kg vàng
>> Bắt vụ vận chuyển trái phép 92kg vàng

Ngày 7-2, tại cơ quan điều tra, Vân đã thừa nhận là chủ sở hữu của 30/92kg vàng bị bắt. Số còn lại là của Luân. Vân thuê Hồng Đức Sanh và Nguyễn Văn Lợi vận chuyển về giao cho một tiệm vàng ở Q.5 (TP.HCM).

Về nguồn gốc số vàng này, Vân cho rằng đó là tài sản tích cóp từ việc buôn bán thịt bò, cầm đồ... trong nhiều năm, nhưng không giải thích được vì sao số vàng của mình lại giống như khuôn đúc số vàng của Luân.

Còn Luân khai số vàng này là của Đẹp (vợ Luân) gia công rồi nhờ giao cho Trần Phi Toàn và Lê Văn Don vận chuyển về TP.HCM. Sanh và Lợi khai đây không phải lần đầu mà đã ít nhất bốn lần vận chuyển vàng cho Vân từ An Giang đến TP.HCM.

Cơ quan điều tra cũng đã xác định được khách hàng mua 92kg vàng của Vân và Luân là một tiệm vàng ở Q.5. Tiệm vàng này trưng ra bản hợp đồng mua bán nhưng cơ quan điều tra xác định hợp đồng này được thực hiện sau khi ôtô vận chuyển vàng và bốn đối tượng đã bị bắt.

V.TR

Ông cố tổng thống Thiệu thậm có lý: Đừng tin những gì cộng sản nói…

Sunday, 7 February 20100 y kien

 Trong 9 năm làm tổng thống VNCH ông Nguyễn Văn Thiệu chỉ để đời một câu nói mà toàn dân Việt từ Nam chí Bắc rất tâm đắc: Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm… - Trong hình: bên trái, tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, bên phải là tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972  

———-

Niềm Tin Của Dân?

 

Trần Khải

 

Niềm tin của đồng bào tại quê nhà đang đặt ở nơi đâu? Tin vào hướng đi xã hội chủ nghĩa đầy "sáng tạo" của Đảng CSVN đang lèo lái cả nước hiện nay? Tin vào tình bạn chân thành thắm thiết của đàn anh Trung Quốc vĩ đại? Tin vào sự trong sạch của cán bộ quan chức? Không có một thăm dò chính xác nào, bởi vì nhà nước CSVN không hề cho phép thực hiện thăm dò tương tự như thế. Ngay như trưng cầu dân ý, cũng là chuyện nằm mơ ở đâu xa. Thực sự, dân mình còn tin tưởng gì không? Đây là chỗ cũng nên quan sát để xem các chuyển biến xã hội.

Trước tiên là tin vào tin đồn. Tất nhiên, có tin đồn sai, có tin đồn đúng. Nhưng đó lại là chuyện khác. Vấn đề nơi đây là, một tin đồn đang làm cả một (và có thể là nhiều) khu chợ vắng tanh.

Báo Công Thương Điện Tử từ Hà Nội có bản tin nhan đề "Khốn khổ vì hoang tin" đăng ngày 5-2-2010, cho biết chợ Long Biên vắng tiêu điều, bởi vì tin đồn hàng hoa quả Trung Quốc có độc chất. Tới nổi, cả Đạị Sứ Trung Quốc và chính phủ Hà Nội phải thanh minh thanh nga. Báo này kể:

"Có mặt tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên đêm 3-2-2010, mặc dù từ 21h chợ bắt đầu hoạt động nhưng khác hẳn với những phiên chợ cách đây gần 2 tháng, không khí nơi đây giờ ảm đạm khác thường.

 CôngThương - Cả chủ kinh doanh lẫn những công nhân được thuê bốc, dỡ hàng chỉ biết ngồi tán gẫu, gương mặt đầy lo âu khi hàng ế ẩm vì những tin đồn về gần chục mặt hàng hoa quả Trung Quốc có "vấn đề"…

Đìu hiu chợ đầu mối

Không khí khá yên lặng, trong tình trạng ế ẩm, đặc biệt là khu vực C5, nơi tập trung các hộ kinh doanh hoa quả Trung Quốc. Chị Trần Kim Oanh, chủ một cửa hàng kinh doanh cho biết: "Mặc dù đã hơn 18 năm gắn bó với chợ Long Biên, nhưng đây là thời điểm hàng ế ẩm nhất. Theo chị, nguyên nhân này bắt nguồn từ những tin nhắn khuyến cáo không nên ăn hoa quả Trung Quốc vì có chất "phá huỷ nội tạng".

Cũng theo tin nhắn khuyến cáo này thì 5 mặt hàng hoa quả bị "điểm mặt" là: táo, nho, lê, cam và quýt. Tuy nhiên ngay sau đó, cơ quan chức năng và một số phương tiện thông tin đại chúng đã có phản ứng nhằm bác bỏ những thông tin trên.

Ngày 7-1-2010, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, đây là thông tin bịa đặt, đồng thời cho biết: "Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc không đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào có nội dung như vậy".

Còn Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam khẳng định, không có chuyện Chính phủ Trung Quốc lên truyền hình khuyến cáo người dân không nên ăn hoa quả Trung Quốc như tin đồn…" (hết trích)

Câu hỏi nơi đây là, tại sao dân mình tin vào tin đồn như thế? Tại sao không ai tung tin đồn như táo Mỹ và nho Pháp ngâm độc chất? Có phảỉ  đây là một cuộc chiến mới để góp sức cho cuộc chiến đòi lại Trường Sa, Hoàng Sa hay không? Chúng ta không biết chính xác câu trả lời. Nhưng hiển nhiên, loại tin đồn này đáp ứng được tiềm thức của người dân Việt. Nghĩa là, mỗi tin nhắn kiểu như trên thực ra là một viên gạch ném vào để chôn trụ đồng của Trung Quốc dựng lên thời thế kỷ 21. Chúng ta có thể thử yêu cầu Đaị Sứ TQ tung ra tin đồn rằng táo Mỹ, nho Pháp có độc chất xem sao?  Lòng dân là như thế.

Có một tin chính thức của các thông tấn nhà nước: Công an Hà Nội bắt quả tang một Phó Tổng Giám Đốc ngân hàng lớn vì nhận hối lộ 50,000 đô la.

Báo Thanh Niên hôm Thứ Tư 3-2-2010 cho biết:

"Phó tổng giám đốc BIDV bị bắt

 Vào khoảng 15 giờ 15 phút hôm qua, nhiều nhân viên Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN (BIDV) ngỡ ngàng khi chứng kiến ông Đoàn Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc ngân hàng này bị còng tay và được dẫn giải bởi hai công an đi vào trụ sở chính của BIDV (tòa tháp Vincom, số 191 Bà Triệu).

Sau gần 2 giờ đồng hồ khám xét tại phòng làm việc, công an đã đưa ông Dũng đi. Trước đó, cơ quan chức năng cũng đã tiến hành khám xét tại nhà riêng của ông Dũng." (hết trích)

Nên ghi nhận rằng, số tiền 1 tỉ đồng VN tương đương 50,000 đô la Mỹ.

Bản tin báo Lao Động kể chi tiết:

"Chiều 1.2, tại một quán càphê gần trụ sở Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam (BIDV), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ - Công an Hà Nội đã bắt quả tang ông Đoàn Tiến Dũng - Phó TGĐ Ngân hàng BIDV - đang nhận hối lộ gần 1 tỉ đồng của một doanh nghiệp để cho vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi.

Ông Đoàn Tiến Dũng sinh năm 1956, có trình độ kỹ sư xây dựng, thạc sĩ ngân hàng, nguyên là Giám đốc chi nhánh Hải Phòng của BIDV, mới được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc BIDV từ tháng 9.2008 đến nay và được giao nhiệm vụ phụ trách mảng quan hệ khách hàng…." (hết trích)

Nói theo kiểu dân gian là "bắt tận tay, day tận trán." Có đúng là như thế không? Tại sao phảỉ vào quán cà phê để cầm hối lộ 50,000 đôla?  Theo các bản tin, nói rõ là hối lộ 1 tỉ đồng VN. Không bản tin nào nói là giấy Mỹ Kim cả. Mà thậm chí, dù là giấy 100 Mỹ Kim, cũng phảỉ mang ba lô, túi xách mới đủ chứa 50,000 đô la. Cũng không bản tin nào nói hối lộ bằng kim cương hay gì khác.

Như thế, tiền 1 tỉ đồng naỳ phải mang bao bố mới đủ chứa? Có phảỉ là công an gàì bẫy? Một ông học xong kỹ sư, học xong thạc sĩ ngân hàng, nguyên giám đốc chi nhánh Hải Phòng của ngân hàng BIDV, mới lên chức Phó Tổng Giám Đốc, bây giờ ra quán cà phê để vác bao bố tiền hối lộ? Chuyện đúng là  "nằm mơ xã hội chủ nghĩa."

Tại sao, nhân dịp gần Tết, người hối lộ không mang chiếc nhẫn kim cương 50,000 đô la tới tặng quà chúc Tết cho vợ ông Đoàn Tiến Dũng thì có trời mà biết? Hay, tại sao không đưa chiếc nhẫn kim cương tặng con gái ông Dũng để chúc mừng sinh nhật? Như thế, tặng quà sinh nhật hay chúc Tết là bình thường, đâu có cần ra quán cà phê vác bao bố tiền về nhà?  Hẳn là phải có một cái đầu nông dân hợp tác xã mới mắc bẫy như thế?

Như thế, có phảỉ đây là thanh trừng nhau hay không? Nhân thân ông Đoàn Tiến Dũng có họ hàng với quan lớn nào trong chính trị bộ hay không? Không ai rõ.  Nhưng nếu xảy ra bất kỳ chuyện gì cho quan lớn Đoàn Tiến Dũng, thì dân chúng cũng thấy là tự nhiên. Bởi vì niềm tin của dân đơn giản là: cán bộ không hối lộ, sẽ không lên tới ghế cao như thế, và lên ghế cao là phải cầm hối lộ. Vấn đề là, bản tin có vẻ phi lý, nhưng cũng dễ tin. Bởi vì, lòng dân đã thấy là thế. Cũng y hệt như trái cây Trung Quốc tất nhiên là có độc.

Không chỉ người dân thường mất niềm tin, mà ngay như các cựu đảng viên CSVN và trí thức cũng mất niềm tin vào chính phủ từ lâu rồi. Bản tin AFP hôm Thứ Năm cho thấy rằng ngay các  cựu Đảng Viên CSVN cũng "cay đắng lên án điều mà họ gọi là một hệ thống tham nhũng."

Bản tin AFP còn nói các cựu đảng viên nói rằng các lãnh tụ hiện nay "đã bóp méo di sản giải phóng. Họ nói là các lãnh đaọ đã dùng quyền lực để thủ lợi riêng và đã làm mất tính độc lập của VN qua quan hệ với TQ."

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh,  cựu đại sứ CSVN tại TQ và là tướng hồi hưu trong khi vẫn là đảng viên, nói, theo AFP, "Hôm nay, chúng ta có khoảng 3 triệu đảng viên trong Đảng CSVN, nhưng họ không có sức mạnh, không có quyền lực, mà cũng không tin vào quá khứ nữa."

Ông Vĩnh nói, theo AFP, dân chúng đã mất quá nhiều niềm tin vào đảng bởi vì họ thấy Hà Nội nhượng bộ TQ nhiều quá.

Gần đây nhất là cho TQ vaò khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên, làm nhiều người lên tiếng phản đối năm ngoaí, trong đó có Tướng Võ Nguyên Giáp. Rồi còn liên tục lùi bước cho TQ trước các tranh chấp Biển Đông.

Bản tin AFP ghi lời ông Bùì Tín, cựu đại tá CSVN đang lưu vong ở Pháp, nói, "Hôm nay, thái độ của các lãnh đạọ không minh bạch trong quan hệ với TQ," trong khi tấn công các trí thức lên tiếng về hiểm họa mất đất, mất biển.

Bản tin AFP còn ghi lời cựu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, rằng cần phảỉ trừng phạt nặng các đảng viên tham nhũng, trong khi lãnh đạo phải "lắng nghe nhân dân."

Thấy rõ, các lời khuyên này cũng là "giấc mơ xã hội chủ nghĩa." Bởi vì, ngay như Tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói, mà Bộ Chính Trị CSVN còn chưa nghe, huống gì là dân thường. Nghĩa là, niềm tin mất cả rồi. Tuy nhiên, điều để suy nghĩ: ngay như ông Lê Khả Phiêu cũng lớn tiếng chỉ trích Đảng CSVN. Và điều này hẳn là biến động cần quan sát.

Thông tấn xã Đức DPA hôm Thứ Năm 4-2-2010 loan tin rằng cuộc tranh chấp nội bộ của Đảng CSVN đang lên cao điểm, trong đó một bài viết của Cựu Tổng Bí Thư Đảng CSVN Lê Khả Phiêu đăng trên một báo quốc nội đã lên án Đảng về "tham nhũng, quan liêu và cá nhân chủ nghĩa" và kêu gọi tăng thêm dân chủ trong hàng ngũ Đảng.

DPA viết rằng Phiêu, 78 tuổi, nguyên là Tổng Bí Thư Đảng CSVN từ 1997 tới 2001.

Phiếu viết, theo DPA trong bản tin Anh ngữ, rằng Đảng CSVN đang "không nhận ra mất đi trầm trọng niềm tin tưởng của nhân dân tin cậy vào đảng và nhà nước, vì cán bộ đảng viên thiếu đaọ đức gương mẫu và vị trí trí thức."

DPA viết, chuyên gia về VN là Carlyle Thayer nói rằng bài viết của Phiêu là một phần thủ thuật trước khi vào Đạị Hội Đảng lần thứ  11, dự kiến là năm 2011, nơi các cán bộ tranh chức lãnh đạo mới.

DPA viết, Phiêu từng bị tai tiếng vì vụ xì căng đan với Tổng Cục 2, khi cho cơ quan này nghe lén điện thoại các quan lãnh đạo và trao các băng nghe lén cho Phiêu để làm áp lực bắt chẹt.

DPA nói là nhóm đàn em bảo thủ của Đỗ Mười trước kia đã vận động bứng ghế của Phiêu.

Thayers nói với DPA, "Bàì viết này có thể là để trả thù cho cách mà nhóm bảo thủ đối xử với ông ta" thời 2001.

Bản văn dài của Lê Khả Phiêu, có nhan đề "Nguyên Tổng Bí thư và những trăn trở chỉnh đốn Đảng" đăng trên thông tấn VietnamNet hôm Thứ Năm 4-2-2010, sau các lời đấu tố Mỹ và ca ngợi ông Hồ, có các đoạn chỉ trích nội bộ Đảng CSVN trích như sau:

"…Những tồn tại trong Đảng ta hiện nay tuy đã có đấu tranh song đạt kết quả thấp, những biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan liêu, cá nhân chủ nghĩa vẫn kéo dài, niềm tin trong Đảng, trong dân đang bị ảnh hưởng, uy tín của một số đảng viên cộng sản bị giảm sút. Những nguyên tắc cơ bản của Đảng về tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình chấp hành chưa thật nghiêm và còn hình thức. Quan hệ giữa Đảng, giữa Nhà nước với dân có những biểu hiện chưa thực hết lòng vì dân phục vụ. Chưa thực bảo vệ tính chất dân chủ, bảo vệ và giải quyết nguyện vọng chính đáng của dân, khiến lòng dân không yên. Trong khi đó thì ta vẫn chủ quan chưa thấy sâu sắc sự giảm sút lòng tin của không ít người dân đối với Đảng, với Nhà nước, với những cán bộ đảng viên thiếu gương mẫu về đạo đức, thiếu tầm cao về trí tuệ. Phải thực sự phát huy dân chủ trong Đảng thì mới phát huy được dân chủ ngoài xã hội, thực hành dân chủ ngoài xã hội tốt cũng là nhân tố quan trọng để thực hành dân chủ trong Đảng. Vì vậy, phải đảm bảo quyền dân chủ của dân (dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra), phải có những quy định cụ thể, thông báo rõ ràng, công khai và thực hiện một cách nghiêm túc…" (hết trích)

Dân biết? Làm sao biết được, khi các tường lửa dựng lên kín mít, và hễ có trang web dân chủ nào lớn mạnh, là bị đánh sập ngay.

Dân bàn? Tới ngay như Tướng Giáp, Tướng Vĩnh đưa lời bàn cũng như không. Còn Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long…. góp lời bàn là bị đẩy vào tù ngay.

Dân làm? Trời ạ, ngồi trong nhà tọa kháng như cô Phạm Thanh Nghiên còn bị bắt bỏ vào tù, thì làm sao bước ra khỏi nhà để làm gì nữa.

Dân kiểm tra? Thế thì nên mời ông Đạị Sứ Trung Quốc ra chợ Long Biên kiểm tra xem hàng trái cây nhập khẩu từ TQ vào VN xem có ngâm hóa chất độc hay không.  Chứ còn dân nào mà dám bước ra đòi kiểm tra. Ít nhất cũng phảỉ có niềm tin, mới nghĩ là cần kiểm tra.

Thực sự, niềm tin không còn nữa, thì ai mà cần biết, ai mà muốn bàn, ai mà tính chuyện làm, hay ai mà lo kiểm tra nữa làm chi cho mất thì giờ?

 

Trần Khải

Sunday, February 7, 2010

Con ơi! Tết này mẹ không về

Chủ Nhật, 07/02/2010, 05:02 (GMT+7)
Phóng sự ảnh

Tác giả Mai Vinh -
                     Ảnh: QUANG LIÊM
TT - Những ngày này người người đang háo hức với cái tết đầm ấm, đủ đầy. Những háo hức đó có thể đã làm chúng ta hững hờ “lướt qua” nhiều số phận khác. Với họ, những chữ “đầm ấm, đủ đầy” chỉ có thể có trong mơ.
Với phóng sự ảnh cuối cùng của Tuổi Trẻ Chủ Nhật trước khi nghỉ tết, chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc câu chuyện điển hình của cuộc sống nữ công nhân mà bạn có thể bắt gặp ở nhiều khu công nghiệp VN.
“Chị có chồng rồi nên ra đường tự sống đi, đừng ở nhà mẹ nữa”, đứa em trai buông một câu gọn lỏn ngay bữa cơm tối mồng 4 tết 2009 và Nguyễn Thụy Hòa (35 tuổi) dắt đứa con trai chưa biết mặt bố lủi thủi rời vùng quê Đô Lương, Nghệ An. Bà mẹ 30 năm gánh trên vai người chồng bị liệt nửa người chạy đi tìm Hòa trong đêm, rồi hai mẹ con ôm nhau khóc. Sợ đồng lương công nhân không đủ nuôi con rồi đứa con trai phải thất học nên Hòa buông tay để mẹ dắt cháu về. Dạt vào Nam, cô trở thành công nhân Khu công nghiệp Pou Yuen (TP.HCM).
Cả năm trời xưởng 175 CS2 Công ty Pou Yuen không tăng ca, đồng lương 1,5 triệu đồng chỉ đủ nuôi sống Hòa và gửi về quê chút ít nuôi con. 27 tháng chạp mới được nhận lương thưởng nên không có tiền mua vé xe, vả lại tính đi tính lại chi phí đi ra đi vào trong một tuần nên cô cắn răng: không về...

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty