TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, June 4, 2011

Bằng ‘đỏ’ và bằng giả

In
Viết bởi Phi Khanh/Người Việt   
Thứ bảy, 04 Tháng 6 2011 00:00

Phi Khanh/Người Việt

Sau đợt bầu cử Hội Ðồng Nhân Dân ba cấp và bầu cử Quốc Hội lần thứ 13 vừa diễn ra tại Việt Nam hôm 22 tháng 5 vừa qua, điều mà người dân quan tâm nhất, có lẽ là những tấm bằng của các ứng cử viên.


Có nhiều người hôm qua vẫn còn là một người mới xong hệ xóa mù chữ nhưng đùng một cái, họ có tên trong danh sách ứng cử viên với đủ thứ bằng đại học, trung cấp... (Hình: Phi Khanh/Người Việt)

Có rất nhiều tấm bằng như, bằng cao cấp chính trị, trung cấp chính trị, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, học hàm giáo sư, phó giáo sư... Nhìn chung, mọi cái bằng không đủ làm cử tri tin tưởng cho mấy, nếu không nói là không có chút niềm tin nào.

Vì sao? Có lẽ nên giải thích vấn đề này theo hai hướng: Những tấm bằng "đỏ" (nó có sự nhúng tay, can thiệp bởi thành tích phục vụ Ðảng Cộng Sản trong quá trình học tập, làm việc của cán bộ) và những tấm bằng giả.

Những tấm bằng "đỏ" thì chuyện hiển nhiên trong chế độ này, không có gì để bàn, và cũng không cần nhắc đến chất lượng khoa học của nó. Bởi đơn giản, nó được xây dựng trên nền tảng "cống hiến" và phục vụ, nỗ lực phụng sự cho đảng phái một cách có đầu óc.

Ðơn cử một ví dụ, một tiến sĩ dạy ngành lý luận chính trị tại Trung Tâm Lý Luận Chính Trị Quốc Gia Ðà Nẵng chỉ học hết lớp 10, sau đó học thẳng vào đại học và thẳng một lèo leo lên tiến sĩ vì ông có thành tích phục vụ chế độ cực kỳ tốt...

Và cũng theo ông tiến sĩ này thì có rất nhiều đồng nghiệp của ông cũng có bằng cấp kiểu như ông. Thậm chí có người còn được nhà nước phong cho học hàm phó giáo sư, giáo sư...

Ở những tấm bằng "đỏ" này, chí ít người cầm nó cũng có một quá trình có phấn đấu và có phục vụ.

Nhưng, tỉ lệ cán bộ dùng bằng giả hiện nay có thể nói là chiếm con số tối đa. Cho dù trên danh nghĩa thì đó là bằng thật, bằng thi cử đường hoàng, có con dấu và mã số lưu của Sở Giáo Dục, Bộ Giáo Dục... Nhưng, nếu có ai cắc cớ, thử làm một bài test với một cán bộ có tấm bằng đại học hoặc trung cấp thì thấy ngay cái lỗ hổng kiến thức của họ.

Một ông bí thư xã, trước đây học xong lớp 8, nghỉ học và tham gia chiến trường Campuchia, sau đó về quê làm chỉ huy vũ trang, dần dần bò lên đến chức trưởng công an xã, và rồi trong đợt bầu cử này, có tên trong danh sách ứng cử viên với hàng đống các bằng trung cấp, đại học. Trong khi đó chẳng ai biết ông học lúc nào, bởi suốt hai mươi mấy năm nay, ngày nào mà không thấy ông lượn lờ ở các quán cà phê, quán nhậu và cơ quan xã.


Chạy bằng, khó hay dễ?

Xin thưa là việc chạy bằng giả ở đây không khó chút nào. Mà có lẽ khắp Việt Nam đều giống hệt nhau điểm này. Nghĩa là, không có việc gì khó mà dùng tiền không giải quyết được, nếu dùng tiền vẫn không giải quyết được thì dùng đến thật nhiều tiền... Sẽ xong chuyện.

Một thầy giáo tên Kh. từng dạy ở trường cấp III Nguyễn Duy Hiệu, Ðiện Bàn, Quảng Nam (một trường thuộc hàng xuất sắc của miền Trung bởi từng đào tạo ra nhiều môn sinh xuất sắc, nổi tiếng trong ngành khoa học như: Trần Văn Thọ, Nguyễn Chung Tú...), nay đang làm nghề nấu đám cưới và thi thoảng chạy một số bằng giả cho cán bộ.

Ông này chạy bằng rất ngọt, với giá từ 15 đến 30 triệu đồng, ông có thể thổi cho một người đọc chưa vững 24 chữ cái thành một cử nhân hẳn hoi.

Những cái loa này luôn là phương tiện bốc phét về năng lực của cán bộ. Nó đã trở thành vũ khí truyền thống của bộ máy tuyên truyền... (Hình: AFP/Getty Images


Ông Kh. nói: "Tui mà lên các vùng miền Tây Quảng Nam thì tui được tiếp đãi như một ông vua, bởi lẽ, tui nắm nhiều bí mật về cán bộ trên đó nhất. Gần như 100% bằng đại học của tụi nó là do tui thổi. Chứ tụi nó ăn tro mò trấu thí mồ, đọc chữ còn chưa biết ngắt dòng, ngắt câu thì bằng với cấp quái gì!"

Ngồi một chút, ông ve râu nói tiếp: "Chuyện bằng giả là chuyện rất hiển nhiên và rất tự nhiên ở Việt Nam, hãy thuộc công thức này: Có cán bộ, có bằng giả, có bằng giả, có cán bộ. Vậy đấy, nên chi tui lo chuyện bằng thật cho con tui mà phải chơi bằng giả. Thật ra, lúc này còn đói quá, tui phải làm đủ thứ để nuôi mấy đứa con ăn học. May mà con tui học giỏi, nghe đến chữ bằng cấp là tui thấy ớn tới cổ rồi!"

Thường thì các trường bổ túc là cái lò chạy bằng giả hoàn hảo nhất. Có nhiều cách chạy: cán bộ bổ túc đứng ra lo liệu, cán bộ giáo dục liên kết với giáo viên bổ túc lo liệu, hoặc một người khéo léo, quen biết với Sở Giáo Dục, đặc biệt là thân với cán bộ phòng bổ túc của Sở Giáo Dục tỉnh thì lo việc này ngọt nhất. Thậm chí "danh chính ngôn thuận"!

Ðơn cử trường hợp 3, ông Kh. nói: "Vụ này thì không cần liên kết với cán bộ bổ túc đâu, chỉ cần một người nhanh nhảu là làm ok à, khi có khách hàng (chỉ cán bộ) đến yêu cầu, việc đầu tiên là cho họ có bằng tốt nghiệp bổ túc cấp III cái đã, việc này thì tui phải có một bảng danh sách các học viên theo độ tuổi, khi cần, tôi sẽ cho tụi nó một ít tiền, bảo tụi nó đến rút học bạ về giao cho mình. Xem như mình mua hẳn học bạ."

"Xong, mình sẽ tẩy toàn bộ họ tên của người trong học bạ, thay vào đó tên của ông cán bộ, cái cần nhất của mình là bảng điểm, chữ ký giáo viên bộ môn và con dấu phê 'được thi tốt nghiệp', vì mấy cái học bạ không có con dấu giáp lai, thậm chí trước đây không có dán hình nữa kia, mà có dấu giáp lai cũng vậy thôi à, mình xiếc cái rẹt rồi nộp vào trong Sở Giáo Dục thi diện thí sinh tự do (nghĩa là diện rớt thi lại...),. Trong đó thì có nội gián của mình rồi. Ðương nhiên là cái bằng tốt nghiệp đó là thật rồi!"

"Ðó chỉ là một chiêu nhỏ trong vô vàn chiêu thức làm bằng giả, và quan trọng nhất là nếu bây giờ mà họ thu bằng giả, thì cùng lắm mình đi ở tù, nhưng ai bắt mình nếu như gần 100% cán bộ đều bị dính bằng giả. Tôi cam đoan nếu như tố ra hết, sẽ chẳng còn mấy người để làm cán bộ quản lý dân. Vậy xem như huề. Họ bảo vệ tui không hết í chứ!"


Bằng giả tốn bao nhiêu?


Câu chuyện bằng giả trên đây chúng tôi moi được nhờ đóng giả một cò con đi kết nối với ông Kh. làm bằng giả cho một số cán bộ miền núi.

Và chúng tôi còn được biết thêm một thông tin mới, bằng giả hiện nay không sợ giả nữa, có con dấu Bộ Giáo Dục hằn hoi, giá rất mềm, bằng trung cấp chỉ tốn 13 triệu đồng, bằng đại học tốn 25 triệu đồng. Ðương nhiên là những trường này dỏm, nếu trường xịn thì lên vài chục, vài trăm triệu. Nhưng cái mà cán bộ cần thì loại trường nào cũng được, miễn là có bằng.

Thật ra, con số mười mấy triệu đồng, vài chục hay vài trăm triệu đồng để chạy một cái bằng giả và hưởng lương theo hệ số đến cuối đời thì không đắt đỏ chút nào. Nhưng cái giá của bằng giả thì quá đắt. Nó đắt bởi cả một hệ thống mù mờ, kiến thức lọ mọ, tham quyền cố vị và đánh mất lòng tự trọng, sự lũng đoạn của tri thức quốc gia.

Mà đắt hơn cả là sự biến mất của lương tri giáo dục và đạo đức quốc gia, bởi lẽ, quốc gia có cường thịnh, có đạo đức, có tốt đẹp hay không, người ta thường tham chiếu ở bộ máy chính quyền. Một bộ máy chính quyền với hàng triệu cái bằng giả thì đất nước sẽ ra sao? Dân tộc sẽ đi về đâu? E rằng câu hỏi này đâm ra hóc búa?!

Quân đội Mỹ không dễ 'buông' Biển Đông


Bộ Quốc phòng Mỹ đang có nguy cơ bị cắt giảm ngân sách trong bối cảnh quân đội Trung Quốc rầm rộ mở rộng vùng hoạt động bao gồm Biển Đông, nhưng giới chức Washington cho thấy họ không dễ 'buông xuôi".

Trong hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La đang diễn ra tại Singapore, giới quan sát nhận định phái đoàn Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates dẫn đầu có thái độ về vấn đề Biển Đông bớt mạnh mẽ hơn so với năm ngoái, khi ông tuyên bố Mỹ có mối quan tâm đặc biệt tới Biển Đông và khẳng định quyền lợi kinh tế và an ninh của Mỹ gắn liền với khu vực này.

Ngoài ra, trong năm ngoái hàng loạt quan chức cấp cao của Mỹ cũng nhấn mạnh đến quyền lợi quốc gia của nước này trong vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông. Khi đó quan hệ quân sự Mỹ - Trung đang ở mức độ căng thẳng và quan điểm về Biển Đông của Mỹ đã gặp phải sự phản đối gay gắt từ Bắc Kinh.

Giới chức Philippines lên thăm tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson ghé thăm Manila hồi tháng trước. Ảnh: AP.
Giới chức Philippines lên thăm tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson ghé thăm Manila hồi tháng trước. Ảnh: AP.

Còn quan hệ quân sự Mỹ - Trung hiện nay đã có những cải thiện rõ rệt kể từ đầu năm, với liên tiếp các cuộc gặp song phương giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước. Trên đường tới dự Đối thoại Shangri-La 2011, ông Gates cũng nhấn mạnh đến mong muốn cải thiện hơn nữa quan hệ đối thoại với quân đội Trung Quốc.

Quan điểm không muốn làm mất lòng Trung Quốc của ông Gates, cộng với việc Bắc Kinh cử phái đoàn rầm rộ nhất từ trước đến nay dự Đối thoại Shangri-La do Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt dẫn đầu, càng khiến giới quan sát có cơ sở khẳng định Mỹ sẽ không có có tiếng nói mạnh mẽ như trước về vấn đề Biển Đông.

Thêm vào đó, ngân sách quốc phòng Mỹ đang đối mặt với nguy cơ bị cắt giảm mạnh, cũng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chính sách quân sự của nước này. Lầu Năm Góc được cho là đang trong quá trình sắp xếp lại lực lượng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Đông Nam Á. Mức độ thành công kế hoạch này sẽ phụ thuộc lớn vào việc ngân sách Lầu Năm Góc sẽ bị cắt giảm nhiều hay ít.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 13/4 công bố một kế hoạch giảm chi tiêu cho quốc phòng xuống mức 400 tỷ USD trong 12 năm tới. Trong khi đó một số nghị sĩ và cả các nhà phân tích độc lập của Mỹ còn kêu gọi phải cắt giảm thêm. Với việc cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan dần kết thúc, tiết kiệm chi tiêu cho quốc phòng là trung tâm trong giải pháp ngăn chặn thâm hụt của chính phủ Mỹ hiện nay.

Trong bối cảnh trên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates trong chuyến dự Đối thoại Shangri-la lần cuối cùng trước khi nghỉ hưu được dự đoán sẽ mang theo sứ mệnh trấn an các đồng minh châu Á. Theo đó ông sẽ làm rõ rằng không nên coi việc cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ sẽ dẫn tới việc thu hẹp sự hiện diện của quân đội nước này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bản thân giới chức Mỹ cũng lo ngại việc một số khu vực tại châu Á sẽ ngả về phía Trung Quốc, nếu Washington khiến họ nghĩ rằng Mỹ đang bỏ rơi nơi đó hoặc giảm sự ủng hộ về quân sự. Đáp lại điều này, trước thềm hội nghị an ninh tại Singapore, ông Gates tuyên bố sẽ sử dụng diễn đàn này để tăng cường quan hệ quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á, bất chấp nguy cơ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng.

"Đã có nhiều nước tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, từ Singapore, Indonesia, Việt Nam, Phillippines, Malaysia, Australia cho đến các đồng minh truyền thống của Mỹ như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Mỹ cần phải linh hoạt khi phát triển mối quan hệ với các quốc gia này", Foreign Policy dẫn lời ông Gates.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh việc đang tìm kiếm cách xây dựng mối quan hệ với những nước châu Á để giải quyết những thách thức đa dạng trong tương lai tại khu vực này, đồng thời cam kết duy trì vai trò của Mỹ như là một đối tác đáng tin cậy của các đồng minh trong khu vực.

Nói cách khác, Mỹ đang muốn thể hiện rõ thông điệp họ không dễ dàng "buông" khu vực châu Á bao gồm Biển Đông để Trung Quốc có thể tự do hành động, bất chấp những khó khăn nội tại. Ông Gates không úp mở về điều này khi bình luận trước khi đến Singapore: "Người Trung Quốc không có ý định cố gắng cạnh tranh với chúng tôi trên tất cả các khả năng, nhưng tôi nghĩ họ đang có ý định phát triển các khả năng nhằm giúp họ có quyền tự do đáng kể trong hành động ở châu Á và mở rộng ảnh hưởng".

Tuy nhiên, thế khó của Mỹ lúc này là vừa muốn khẳng định tiếp tục hiện diện quân sự tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương như trước, vừa không muốn làm tổn hại mối quan hệ với Trung Quốc đang được cải thiện. Trong hơn 4 năm lãnh đạo Lầu Năm Góc vừa qua, ông Gates cũng coi quan hệ với Bắc Kinh là vấn đề ưu tiên đặc biệt.

Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington cũng luôn nóng lạnh thất thường vì chứa đầy những va chạm trên nhiều lĩnh vực, mà gai góc nhất là vấn đề Đài Loan. Đầu năm 2010, Bắc Kinh ngừng mọi liên hệ quân sự với Washington để phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Từ đầu năm nay quan hệ quân sự song phương đang có tiến triển và giới quan sát cho rằng ông Gates sẽ nhân Đối thoại Shangri-la 2011 để thúc đẩy xu hướng này trước khi rời nhiệm sở.

Trong khi đó, trước nhận định Trung Quốc và Mỹ đang tranh giành ảnh hưởng tại châu Á, bao gồm Biển Đông, lãnh đạo một số nước châu Á đã tuyên bố rõ họ không cần phải lựa chọn giữa Bắc Kinh hay Washington. Thủ tướng Malaysia Najib Razak trong bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La hôm qua đã nêu rõ điều này.

Ông Najib Razak cho rằng "cần phải tránh tình trạng đơn cực kiểu Chiến tranh Lạnh trong khu vực", do đó các châu Á không nên đặt mình trước sự lựa chọn làm đồng minh của Mỹ hay Trung Quốc. Theo đó các nước châu Á cần hợp tác với cả hai bên gồm một là siêu cường quân sự truyền thống và một là quyền lực đang lên của thế giới.

Mỹ cũng tỏ ra khôn khéo khi Đô đốc Robert Willard, tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, tuyên bố trước khi đi Singapore: "Mỹ không đứng về bên nào trong một cuộc tranh chấp. Đây là một cam kết chắc chắn để cho thấy rằng các bên liên quan tới tranh chấp cần phải cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hòa bình và thông qua đối thoại, chứ không phải bằng những va chạm trên biển hoặc trên không".

Đình Nguyễn

Mỹ mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm nay tuyên bố sẽ mở rộng sự hiện diện quân sự khắp Thái Bình Dương, đồng thời tiếp tục phát triển mối quan hệ đối tác quốc phòng với các nước trong khu vực, bao gồm Việt Nam.
Mỹ không dễ 'buông' Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2011 ở Singapore. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2011 ở Singapore. Ảnh: AFP.

Tuyên bố của ông Gates được đưa ra trong bài phát biểu tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La, đang diễn ra tại Singapore. Ông chủ Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng, bất chấp nguy cơ bị cắt giảm ngân sách về quốc phòng và chưa giải quyết xong cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, Mỹ sẽ vẫn mở rộng sự có mặt của quân đội trên khắp vùng Thái Bình Dương.

Theo đó sẽ có thêm những chiến hạm mới và công nghệ an ninh của Mỹ được triển khai nhằm bảo vệ các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương, cũng như bảo vệ các tuyến đường biển trong khu vực. Ông Gates khẳng định vấn đề ngân sách sẽ không ảnh hưởng tới chính sách này và tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước châu Á ngày càng lo ngại về sự mở rộng của quân đội Trung Quốc.

"Mỹ và châu Á sẽ càng trở thành mối quan hệ không thể tách rời trong thế kỷ này. Thực tế trên sẽ giúp giữ vững những cam kết của chúng tôi đối với các đồng minh, trong khi vẫn duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ và tư thế răn đe trên khắp vùng vành đai Thái Bình Dương", BBC dẫn bài phát biểu của ông Gates.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói thêm: "Trong những năm tới, quân đội Mỹ cũng sẽ tăng cường thăm các cảng biển, đẩy mạnh hoạt động của hải quân và nỗ lực huấn luyện đa phương với nhiều nước trên toàn khu vực. Những hoạt động này không chỉ mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước bạn bè và đồng minh, mà còn giúp xây dựng năng lực chung để đối phó với các thách thức trong khu vực".

Bộ trưởng Robert Gates trong bài phát biểu được chờ đợi cũng nhắc lại thất bại lịch sử của cuộc can thiệp quân sự Mỹ vào Việt Nam trong những năm đầu sự nghiệp của ông trước đây, vốn được khởi sự từ công việc trong Cục tình báo trung ương CIA năm 1966. Theo ông những gì xảy ra sau đó đã cho nước Mỹ một bài học.

"Trái ngược với các dự đoán, sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam không có nghĩa là chấm dứt sự hiện diện của chúng tôi tại châu Á. Trên thực tế, như tôi đã đề cập từ trước, chúng tôi đã theo đuổi một mối quan hệ mới với Trung Quốc và đang mở rộng quan hệ đối tác quốc phòng trong khu vực, bao gồm Việt Nam", ông Gates nhấn mạnh.

Chiến hạm của Mỹ thăm cảng Đà Nẵng năm 2010. Ảnh: US Navy.
Chiến hạm USS John S. McCain của Mỹ thăm cảng Đà Nẵng năm 2010. Ảnh: US Navy.

Ông chủ Lầu Năm Góc nêu rõ mối quan hệ quân sự của Mỹ với các đồng minh truyền thống là Nhật và Hàn Quốc sẽ được hiện đại hoá, trong khi quan hệ đối tác với Singapore và Australia được tăng cường. Cụ thể Mỹ và Australia sẽ phối hợp hải quân trong khu vực để ứng phó nhanh với các thảm hoạ nhân đạo, đồng thời mở rộng huấn luyện chung với Singapore nhằm đối phó với các thách thức mà quân đội hai nước cùng đối mặt tại Thái Bình Dương.

Đặc biệt, Mỹ sẽ triển khai tới Singapore một loại chiến hạm mới được phát triển chuyên hoạt động ở khu vực gần bờ. Loại tàu cơ động này có trọng tải nhỏ hơn so với chiến hạm thông thường chuyên chiến đấu ngoài biển khơi. Chúng sẽ không đóng thường trực tại Singapore mà hoạt động tại quốc đảo Đông Nam Á này theo từng dịp khác nhau.

Ông Robert Gates dự kiến sẽ nghỉ hưu và chuyển giao ghế bộ trưởng quốc phòng cho ông Leon Panetta, đương kim giám đốc CIA, vào cuối tháng này. Phiên họp về việc phê chuẩn chức vụ mới cho Panetta của Thượng viện Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 9/6 tới. Đây là lần thứ 7 ông Gates có mặt tại khu vực châu Á trong vòng 18 tháng qua và lần cuối cùng ông dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La.

Giai đoạn lãnh đạo Lầu Năm Góc trong hơn 4 năm rưỡi qua của ông Gates sẽ được nhớ đến với những thay đổi liên tục trong quan hệ quân sự Mỹ và Trung Quốc, vốn được ông luôn coi là vấn đề ưu tiên. Bắc Kinh và Washington đang cải thiện các đối thoại về quân sự nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều bất đồng chưa thể giải quyết.

Đình Nguyễn

Biểu tình chống Trung Quốc tại Los Angeles


2011-06-04

Thứ Bảy này, hai hội đoàn thanh niên ở quận Cam, Thanh niên Sinh viên Phó Đức Chính và Thanh niên Cờ Vàng, tổ chức buổi biểu tình tại Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles.

Photo courtesy of ddcnd.org

Cộng đồng người Việt ở Mỹ biểu tình chống TQ trước Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles hồi năm 2007.

 

Cuộc biểu tình này nhằm phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Nhân dịp này, Thông tín viên Ngọc Trân phỏng vấn hai người bạn trẻ, anh Ngãi Vinh, đại diện cho Thanh niên Sinh viên Phó Đức Chính và chị Ngọc Phương Nam, đại diện cho Thanh niên Cờ Vàng ở Nam Cali, mời quý vị cùng theo dõi.

Phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải 

Ngọc Trân: Được biết, anh ở trong Ban Tổ chức biểu tình tại Tòa lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles cuối tuần này. Xin anh cho biết mục đích biểu tình của Thanh niên Sinh viên Phó Đức Chính phối hợp với Thanh niên Cờ Vàng là gì?

Thứ Bảy này, chúng tôi tổ chức biểu tình tại Tòa lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles là để lên án tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

Anh Ngãi Vinh

Anh Ngãi Vinh: Thứ Bảy này, chúng tôi tổ chức biểu tình tại Tòa lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles là để lên án tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Họ đã tự cho rằng họ có chủ quyền hơn 80% diện tích trên biển Đông của chúng ta, qua bản đồ "đường lưỡi bò" mà họ tự vẽ, để rồi dựa vào bản đồ đó, họ xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Trong vài năm qua, họ đã ngang nhiên áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển nước ta, bắt giữ và bắn giết ngư dân chúng ta, khi những người dân đang đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. 

Nhất là gần đây ba tàu hải giám của Trung Quốc đã hành xử thiếu văn minh, ngang nhiên tấn công tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, khi con tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Ngoài ra, chúng tôi tổ chức biểu tình còn với mục đích hỗ trợ người dân trong nước, nhất là các anh em thanh niên, sinh viên, được quyền bày tỏ lòng yêu nước, chống lại hành động xâm lược của Trung Quốc.


Ngọc Trân: Anh vừa nói đến mục đích biểu tình cuối tuần này là để hỗ trợ thanh niên, sinh viên trong nước. Như anh đã biết, hơn 3 năm trước, sinh viên Việt Nam cũng đã hai lần tổ chức các buổi biểu tình tại Đại sứ quán và Lãnh Sự quán Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn, để phản đối chính phủ Trung Quốc hợp thức hóa 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thành lập Thành phố Tam Sa. Và những sinh viên này đã bị lực lượng an ninh gây khó dễ, cũng như nhà trường đã ngăn không cho sinh viên xuống đường, khi cho rằng, các bạn sinh viên còn nhỏ, chỉ nên lo học hành, chuyện bảo vệ đất nước hãy để nhà nước lo. Anh nghĩ sao về vấn đề này? Anh có nghĩ rằng, các bạn học sinh, sinh viên ở Việt Nam, nên xuống đường phản đối Trung Quốc vào Chủ Nhật sắp tới, như lời kêu gọi đã được phổ biến trên mạng?

Anh Ngãi Vinh: Tôi thấy ngăn cản yêu nước là vô lý. Trước hết, tôi tin rằng không có quy định nào về tuổi tác cho lòng yêu nước. Lịch sử Việt Nam đã ghi lại những tấm gương nhỏ tuổi đã thể hiện lòng yêu nước, như Trần Quốc Toản mới 15 tuổi, nhưng đã có tinh thần yêu nước khi thấy đất nước bị quân Nguyên xâm lược. 

bieutinh_13-250
Cộng đồng người Việt ở Mỹ biểu tình chống TQ trước Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles hồi năm 2007. Photo courtesy of ddcnd.org
Vua mở hội nghị để bàn kế chống giặc, nhưng vì tuổi nhỏ nên Trần Quốc Toản không được cho vào dự họp, nên Quốc Toản bực tức, tay cầm trái cam bóp nát lúc nào không biết. Sau đó, Quốc Toản về nhà, tập họp người nhà và gia nhân, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, may lá cờ thêu sáu chữ vàng: "Phá cường địch, báo hoàng ân", tức là "phá giặc mạnh, báo ơn vua", kéo quân đi tìm giặc đánh và đã lập được nhiều chiến công.

Người thiếu niên anh hùng đó vẫn còn là tấm gương sáng cho bao thế hệ thanh niên noi theo. Nên tôi tin rằng, người dân Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, giới tính, có quyền thể hiện lòng yêu nước của mình. Tôi tin rằng các bạn học sinh, sinh viên ở Việt Nam chắc chắn không đợi ai "cho phép" yêu nước, mà sẽ noi gương yêu nước của Trần Quốc Toản và của bao thế hệ cha ông chúng ta. Tôi tin rằng các bạn trẻ sẽ xuống đường, thể hiện lòng yêu nước, phản đối hành vi ngang ngược, xâm lược của Trung Quốc. 

Tổ quốc Việt Nam là của tất cả người dân Việt Nam. Không ai được độc quyền yêu nước, và cũng không ai có thể ngăn cản người dân Việt Nam, nhất là tuổi trẻ Việt Nam, thể hiện lòng yêu nước. 

Có tội với tiền nhân nếu để mất nước

Ngọc Trân: Còn chị Ngọc Phương Nam, xin chị cho biết mục đích biểu tình của Thanh niên Cờ Vàng lần này?Là người Việt sống ở hải ngoại, chị nghĩ sao về hành động của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước ta trong thời gian qua?

Nếu đất nước này có rơi vào tay Trung Quốc, thì Đảng Cộng sản Việt Nam không những có tội với tiền nhân, có tội với tổ tiên và với hàng triệu người Việt đã ngã xuống.

Chị Ngọc Phương Nam

Ngọc Phương Nam: Chúng tôi, Thanh niên Cờ Vàng, cùng với Thanh niên Sinh viên Phó Đức Chính, tổ chức buổi biểu tình thứ Bảy này, ngoài việc phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, ngang nhiên quấy nhiễu tàu đánh cá Việt Nam và liên tục bắt bớ ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc, chúng tôi còn phản đối nhà nước Việt Nam, đã không thể bảo vệ ngư dân. 

Tôi thấy, chưa có ngư dân nước nào bị Trung Quốc quấy nhiễu, hành hạ như ngư dân nước mình. Nhiều người đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng đã bị Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc, đã phải mắc nợ, thậm chí phải bỏ nghề đánh cá, không dám đi biển, mặc dù cha ông họ đã bao đời làm nghề đánh cá trên vùng biển đó. 

Nhà nước Việt Nam đã không bảo vệ được ngư dân, yếu hèn và nhu nhược với quân xâm lược, lại còn hợp tác với Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải, lãnh thổ nước ta, đã chiếm giữ trái phép hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và nhiều phần đất ở biên giới của Tổ tiên để lại, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xem họ là đồng chí, là anh em. 

Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận chính sách ngoại giao, dựa trên phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt, hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, trong khi Trung Quốc xâm phạm biển, đảo của mình, bắn giết ngư dân mình. Nhà nước Việt Nam cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây nguyên để tạo điều kiện cho họ đô hộ nước mình. Đấy là hành động đi ngược lại lợi ích của dân tộc.

bieutinh_12-250
Cộng đồng người Việt ở Mỹ biểu tình chống TQ trước Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Los Angeles hồi năm 2007. Photo courtesy of ddcnd.org
Nếu đất nước này có rơi vào tay Trung Quốc, thì Đảng Cộng sản Việt Nam không những có tội với tiền nhân, có tội với tổ tiên và với hàng triệu người Việt đã ngã xuống, qua các giai đoạn lịch sử, mà họ còn mang tội với thế hệ mai sau, vì đã không giữ được mãnh đất của Tổ tiên để lại.

Ngọc Trân: Chị vừa nhắc đến nguy cơ đất nước rơi vào tay Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng, nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, người Việt hải ngoại không nên can dự, mà hãy để hai nước cộng sản đánh nhau. Chị nghĩ sao về ý kiến này? Đồng bào hải ngoại nên làm gì nếu cuộc chiến xảy ra?

Ngọc Phương Nam: Chúng tôi, Thanh niên Cờ Vàng, cũng như đa số người Việt hải ngoại nói chung, cho dù mang quốc tịch nước nào đi nữa, nhưng trong mình vẫn còn mang dòng máu Việt Nam, thừa hưởng di sản của tổ tiên để lại, đó là dòng máu của Bà Trưng, Bà Triệu, không thể ngồi nhìn Trung Quốc biến Việt Nam thành Tây Tạng hay Tân Cương.

Lịch sử đã chứng minh, gần một ngàn năm người dân Việt sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đã phải sống trong tủi nhục như thế nào, đã bị họ đồng hoá ra sao. Nếu đất nước Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc, để người phương Bắc cai trị người dân Việt thêm một lần nữa, dân ta sẽ bị đồng hoá, lúc đó văn hóa Việt với 4.000 năm văn hiến sẽ không còn.

Chúng tôi tin rằng, người Việt Nam ở trong hay ngoài nước đều nghĩ rằng, chủ quyền quốc gia dân tộc là tối thượng. Tôi tin rằng, không ai muốn thấy đất nước ta bị Trung Cộng cai trị. Đồng bào hải ngoại nên làm gì nếu Trung Quốc đánh Việt Nam? Có lẽ mọi người tự tìm câu trả lời cho riêng mình.

Ngọc Trân: Xin cảm ơn anh Ngãi Vinh và chị Ngọc Phương Nam đã dành thời gian cho buổi trò chuyện này. 


NHẤT CỬ LƯỠNG TIỆN


8
0
 
Rate This

NẾU NGÀY ẤY, “BÁC” ĐỪNG ĐI… CỨU NƯỚC


Cách đây 16 năm, năm 1995, nhà thơNguyễn Chí Thiện đã phát biểu trong một cuộc họp báo tại vùng Hoa Thịnh Đốn một bài phát biểu nói về trách nhiệm của người cầm bút như sau:

"Cộng sản Lenin cách đây gần một thế kỷ có bảo rằng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn giẫy chết của chủ nghĩa tư bản. Nhưng nó đã giẫy một thế kỷ rồi, chẳng những không chết mà cứ khoẻ mãi ra. Còn cái chính quyền của ông ta dựng lên, thì nó đã… chết không kịp giẫy. Bây giờ, chính quyền CSVN cũng đang ở giai đoạn hấp hối. Nhưng đây là giai đoạn hấp hối của lịch sử. Nó có thể kéo dài một năm, hay ba năm, chứ không phải là hấp hối của một con người chỉ trong một hai hôm. Chúng ta kiên nhẫn chờ đợi, nhưng kiên nhẫn chờ đợi không phải là thúc thủ. Người Mỹ có câu: "Ngòi bút còn mạnh hơn lưỡi gươm". Cho nên nhiệm vụ của chúng ta – ở hải ngoại cũng như ở trong nước thì lấy đâu ra vũ lực mà chống đối. Vì vậy, chúng ta nên dùng ngôn luận, nên dùng ngòi bút, dùng tiếng nói để soi sáng cho người nào còn tăm tối, còn bị chúng mê hoặc, lừa bịp. Số người này ở trong nước còn nhiều, thậm chí có một số kiều bào ở hải ngoại về cũng có những nhận thức thật sai lầm.

Trách nhiệm của chúng ta là phải đưa được ánh sáng chân lý, đưa được lẽ phải, làm thế nào cho dân tộc Việt Nam hiểu được thế nào là tự do, hiểu thế nào là nhân quyền; nhiều người còn mù mờ, ngay cả ý thức về tự do, về nhân quyền họ vẫn chưa có. Nếu làm sáng tỏ được tất cả những điều đó thì vấn đề (giải thể chế độ độc tài để quang phục quê hương) sẽ mau chóng được giải quyết".

Lời kêu gọi của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cách đây 16 năm đã chẳng làm cho chế độ VC sứt cọng lông chân nào, lại còn sống hùng, sống mạnh, nói chi đến chuyện… chết không kịp giẫy – như chế độ cộng sản Liên Sô đã giẫy chết ngay cái nôi của nó.

Lý do là vì đảng VC cai trị đất nước bằng quyền lực và họng súng.

-Với tiền bạc thủ đắc được từ quyền lực, VC chủ trương "tát cạn, bắt lấy" 3 triệu người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại bằng mọi thủ đoạn. Bọn chúng dùng tay sai tìm mọi cách đánh phá gây chia rẽ trong hàng ngũ người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại.

-Trong khi đó, VC dùng chính sách bưng bít thông tin đối với 87 triệu người dân trong nước. Do đó, làm sao người dân trong nước hiểu được thế nào là tự do, dân chủ, nhân quyền. 

Ngay cả những thảm cảnh mà trẻ em và phụ nữ Việt Nam phải gánh chịu như phải trần truồng cho ngoại nhân lựa chọn, dùng thử trước khi mua về làm vợ tập thể hoặc sau đó đem đi bán vào động mãi dâm, rất ít người dân trong nước được biết. Ngay cả những chuyện công an đánh chết người. Chuyện Trung Quốc đuổi bắn ngư dân VN, chuyện tàu hải giám TQ cắt cáp của tàu Bình Minh 2 này nọ v.v… vốn là những chuyện "xa lạ" đối với đa số người dân trong nước!

Chỉ có một số người có internet mới có thể biết được những chuyện này.

Một vài thí dụ như vụ xử án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, vụ xử 7 dân oan ở tỉnh Bến Tre mới đây chỉ có những người liên hệ mới được biết. Và người Việt ở hải ngoại biết qua báo chí điện tử.

Trong khi đó thì báo chí VC, các cơ quan thông tin tuyên truyền của VC rùm beng lên về những việc làm của các lãnh tụ VC, như chuyện Trương Tấn Sangtuyên bố sẽ "trừ sâu" để những con sâu sẽ không còn làm sầu nồi canh đất nước; trong khi chính ông ta là "Con Sâu Chúa"! Ông TBT Trương Phú Trọng làm thơ theo kiểu thi ca hò vè cổ động bầu cử.

Và mới đây, 6 ngày sau khi 3 tàu hải giám của Trung Cộng đàn áp phá hoại công tác thăm dò dầu hỏa VN (Petro Vietnam PVN) thì Đảng và Nhà nước ta lại làm chuyện hổng giống ai là tổ chức cuộc hội thảo sự kiện 100 năm (5-6-1911 – 5-6-2011) Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Trong cuộc hội thảo có sự hiện diện của nguyên TBT Lê khả Phiêu, Thủ TướngNguyễn Tấn Dũng, Bộ Trưởng Thông Tin Đinh Thế Huynh.

Ở hải ngoại ai cũng biết chuyện Hồ Chí Minh là một huyền thoại.

Và chuyện "Từ thành phố này người đã ra đi/Bao năm ước mơ mong Bác trở về" chỉ là chuyện con anh con trai tên Nguyễn Sinh Cung, tốt nghiệp tiểu học, cha là Tri Huyện Nguyễn Sinh Sắc, bị bãi chức vì say rượu đánh chết người phải bỏ xứ vào Nam, bèn tìm cách trốn xuống tàu đi qua Pháp với ước mơ xin vào học Trường Thuộc Địa để sau này về nước noi gương…Hoàng Cao Khải!

Thế nhưng tại sao lúc nào VC cũng cố bám víu vào huyền thoại Hồ Chí Minh. Chuyện rất dễ hiểu vì quyền lực mà Đảng CSVN đang có dựa trên huyền thoại đảng CSVN có công đánh Pháp, đuổi Mỹ thống nhất đất nước và ông Hồ Chí Minh là người lãnh đạo cuộc chiến tranh này!

Trong khi đó, trong thực tế, ai cũng biết chính vì thi hành chỉ thị của CS Quốc Tế như một tên tay sai đắc lực, lúc dựa vào Tàu, lúc ngã vào Nga, ông HCM đã dẫn đưa dân nuớc đến tình trạng thê thảm như bây giờ. Trong khi các nước khác không theo chủ nghĩa cộng sản thì hiện nay dân chúng đã được hưởng tự do, dân chủ, nhân quyền và đất nước đã phát triển về mọi mặt.  

*

Cứ mỗi lần động dao, động thớt là CSVN lại lôi cái phao Hồ Chí Minh ra!

Vào thập niên 90, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ngay tại cái nôi của nó là Liên Xô thì CSVN lại bày trò kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cộng với cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong khi trong thực tế thì lúc còn sinh tiền ông HCM đã thú nhận là "không có cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh!" "Tư tưởng Hồ Chí Minh" là cái mà đảng CSVN bịa đặt ra trong cơn chết chìm ý thức hệ!

20 năm sau, CSVN lại làm sống dậy cái gọi là Hội  thảo kỷ niệm 100 "Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước" cũng chỉ là để tiếp tục lừa bịp 87 triệu người dân trong nước – như đã tổ chức lễ hội "Ngàn Năm Thăng Long"!

Nhiệm vụ của những người cầm bút vì Lẽ Phải và Sự Thật là phải vạch trần những thủ đoạn bịp bợm của đảng CSVN về việc khai thác huyền thoại Hồ Chí Minh.

Nếu nhân loại mọi người đều biết
Cộng Sản là gì tự nó sẽ tan đi!"

Xin sửa 2 câu thơ trên của ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện thành:

"Nếu mọi người dân Việt Nam đều biết
Chuyện Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước chỉ là bịa đặt
Thì trước sau gì Việt Cộng sẽ ra đi!

*

Xin mượn bài thơ "NẾU NGÀY ẤY…" của tác giả CAU BAY trong báo điện tử danchimvietonline có nội dung rất độc đáo như sau:

"Nếu ngày ấy, bến Nhà Rồng đóng cửa
Người lang thang quay trở lại Nghệ An
Làm giáo làng hay một chân thơ lại
Thì ngày nay dân đã thoát lầm than.
Nếu ngày ấy, sông Sàigòn nổi sóng
Người đang leo bỗng rớt mẹ xuống sông
Bấy sấu đói đã reo mừng rước bác
Thì ngày sau xương đâu trắng cánh đồng.
Nếu ngày ấy, trên boong tàu đêm tối
"Người lao công đang quét dọn hành lang"
Cơn sóng dữ tiễn đưa về đáy biển
Thì ngày nay quê mẹ đã bình an.
Nếu ngày ấy, Paris trời trở lạnh
Cụcgạch hồng không đủ ấm qua đêm
Bác chết cóng trên mình cô đầm nái
Thì ngày nay tổ quốc đã êm đềm.
Nếu ngày ấy, tên toàn quyền rộng lượng
Cho người vào trường thuộc địa khỏi thi
Mẫu quốc đã có thêm Hoàng Cao Khải
Mà An Nam cũng thoát cảnh "bác đi".

Nếu nếu nếu, thêm một ngàn lần nếu
Bác chẳng đi. Đi chẳng có ngày về
Về, thượng mã phong bờ hang Pắc Phó
Thì ngày nay đâu có lũ u mê!"

để chấm dứt bài viết này.

Và xin đề nghị độc giả tiếp tục "NẾU NẾU NẾU, THÊM MỘT NGÀN LẦN NẾU" để bài thơ NẾU NGÀY ẤY… của tác giả Caubay có mục đích vạch trần cái thủ đoạn bịp bợm của cái gọi là "Bác Hồ ra đi tìm đường cứ nước" sẽ dài ra cả ngàn trang để toàn dân đều biết VIỆT CỘNG LÀ GÌ TỰ NÓ SẼ RA ĐI!

LÃO MÓC

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty