TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, November 28, 2009

5 NGƯỜI YÊU NƯỚC BỊ BẮT, ĐÁNH ĐẬP, TỊCH THU TÀI SẢN

Hà nội , 28/11/2009.
Nhóm PV DCNQ.




Sáng ngày 27/11/2009 hàng chục an ninh các cấp từ Bộ, Thành phố, Quận Hai Bà Trưng và công an phường Bách khoa đã ập đến khu vực phố Tạ Quang Bửu, đối diện hiệu sách Minh Châu để bắt giữ 5 người buôn bán quán nước chè chén tại đây.

Lý do của vụ bắt bờ này là vì từ ngày 9/11 cả 2 quán bán chè chén này đã chăng khẩu hiệu “Hoàng sa, Trường sa là của Việt Nam” tại đây và không chịu dỡ bỏ. An ninh đã thu tại đây 2 khẩu hiệu được cuộn lại , treo trên tường và để khi mưa nắng thì chăng ra. (xem ảnh)



Những người bị bắt gồm ông Võ Đức Toàn- 40 tuổi, bà Trương Thị Lan – 33 tuổi, Bà Nguyễn Thị Thêm – 65 tuổi, ông Trương văn Phòng- 30 tuổi, ông Trương văn Thành- 32 tuổi. Toàn bộ số người dân trên bị bắt giữ tại công an phường Bách khoa đến 24h đêm ngày 27/11 mới được thả ra về nhà và sẽ phải liên tục bị triệu tập , an ninh đe doạ sẽ bắt đi tù nhiều năm. Phó đồn công an Bách khoa tên là Vân đe doạ, thề độc sẽ bắt đi tù cho bằng được, nếu không bắt được thì chính y sẽ mút d... cho con trai những người bị bắt. Toàn bộ tài sản của hai quán bán nước bị tịch thu hết bao gồm bàn ghế, chén bát, xe đẩy, hàng hoá...trị giá gần 5 triệu đồng.

Ông Trương Văn Phòng bị an ninh đánh đập dã man khi đem tấm bạt có khẩu hiệu về công an phường. Bà Nguyễn Thị Thêm bị an ninh ập đến nơi thuê trọ tại phường Phương Mai khám nhà và bắt chủ nhà trọ đuổi ngay bà Thêm ra khỏi nhà, hiện bà Thêm không nơi ở phải đi nhờ bà con mỗi người một tối. Gia đình ông Võ Đức Toàn bị hàng chục an ninh xông vào lục soát và lấy đi nhiều hiện vật. Ông Võ Đức Toàn tự nhận một mình là người đã cắt giấy, sơn phun...làm ra 2 tấm khẩu hiệu nêu trên , có chữ “ Hoàng sa, Trường sa là của Việt nam”. Ông Toàn, bà Lan có 2 con còn nhỏ , cháu gái 6 tuổi, cháu trai 3 tuổi, hiện gia đình ông bị đuổi không cho bán chè chén, không có việc làm lại bị tịch thu hết tài sản, cuộc sông rất khó khăn và có nguy cơ đi tù dài hạn chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước.

Chúng tôi cực lực lên án hành vi của an ninh cộng sản đối với nhứng người yêu nước trên và khẩn thiết yêu cầu các cơ quan truyền thông, các cá nhân trong và ngoài nước lên án sự đàn áp dã man này cũng như giúp đỡ những người dân yêu nước qua cơn hoạn nạn dưới chế độ độc tài cộng sản. Liên hệ ông Võ Đức Toàn +84956791436. Email : nguyendinhthang2009@gmail.com .

Hà nội , 28/11/2009.
Nhóm PV DCNQ.

ĐƠN ĐĂNG KÝ TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/ 11/ 2009
ĐƠN ĐĂNG KÝ TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI
KÍNH GỞI : CHỦ TỊCH UBND TP HCM
- Căn cứ Điều 69 Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam .
- Căn cứ Điều 7 Nghị Định 38/2005/NĐ-CP.
- Được sự hướng dẫn của an ninh bảo vệ trụ sở UBND tp HCM.

Nay chúng tôi tên :
VŨ THỊ ĐÀN 67 tuổi . Gia đình liệt sĩ . Địa chỉ : 015 Lương Định Của.
LÊ THỊ HỒNG VÂN 74 tuổi . Địa chỉ : 022 Lương Định Của .
Tổ 14 , Khu phố I , phường Bình Khánh , quận 2 , thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng lòng làm ĐƠN ĐĂNG KÝ tập trung đông người với các nội dung :
I/ MỤC ĐÍCH TẬP TRUNG ĐÔNG NGƯỜI
1/ Nhằm bảo vệ Lụât Pháp Nhà Nước , bảo vệ nhân dân .
Chống quan liêu tiêu cực, lợi dụng chức vụ quyền hạn, phá nát quy hoạch khu Đô thị mới Thủ Thiêm , vi phạm Luật Pháp:
Làm biến mất 160 ha tái định cư tại 5 Phường , chia cho nhau .
Vi phạm Điều 21 Luật Đất Đai năm 1993.
Vi phạm khoản 2.1, Điều 2 QĐ 1997 : Trách nhiệm của UBND quận 2 phải ra quyết định thu hồi đất và chỉnh lý biến đông trên các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho các hộ dân trong khu vực.

Về ranh Quy hoạch, theo Điều I, khoản 1 Quyết định 13585 /KTST-QH ngày 16/9/1998 của Kiến Trúc Sư Trưởng Thành Phố: xác định giới hạn khu ĐTM TT, về phía đông giáp phần còn lại của phường An Khánh, Quận 2.
Theo tờ trình của sở Địa Chính – Nhà Đất số 4945/CV-GTĐ ngày 3/5/2002 :
Vị trí, ranh giới và diện tích khu đô thị mới Thủ Thiêm :
Phía bắc giáp sông Sài Gòn, giáp ranh khu dân cư thuộc phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh …

Theo tờ trình của Ban Quản Lý ĐT-XD KĐTM Thủ Thiêm số: 06/TT-BQL ngảy/5/2002 , vị trí và diện tích như Tờ Trình 4945 .
Quyết định 1997/QĐ-UB ngày 10/5/2002 thu hồi đất Khu Trung Tâm Đô Thị Thủ Thiêm : 621,4328 ha . Nhưng chỉ 3 phường: Thủ Thiêm: 135 ha, An Khánh: 169 ha, An Lợi Đông: 385 ha. Cộng lại đã là 689 ha, trừ diện tích Đại Lộ Đông Tây đã có Quyết định thu hồi 35,6ha, trừ cấp cho 6 công ty đã có Quyết định thu hồi 37,7ha thì vẫn còn 616 ha cộng với 38 ha ở KP3 phường Bình Khánh phục vụ tái định cư bằng 654 ha so với 621, 4328 ha, thì đã thu hồi trái Luật , vượt Quyết định 1997 là 33 ha .
QĐ 65/2002/QĐ-UB ngày 11/ 6/2002 điều chỉnh quy hoạch chi tiết KĐTMTT theo Mục III , khoản 2 về Vị trí đã nói rõ : Phía Đông giáp F Bình Khánh, quận 2 .
Kết Luận : Xác định cụm từ “phía đông giáp một phần còn lại của phường An Khánh Quận 2” là chính xác và khu dân cư KP1, KP2 phường Bình Khánh và KP 1, Bình An chưa có Quyết định thu hồi đất. Các Khu Phố trên không nằm trong ranh thu hồi đất theo QĐ 1997 .
2/ Tố Cáo Ông LÊ TRỌNG SANG , chủ tịch UBND quận 2, vi phạm Pháp Luật :Tùy tiện thay đổi quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm , bản vẽ do Sasaki vẽ , đã được CHÍNH PHỦ phê duyệt , khi ông chỉ đạo theo TB số : 86/TB-VP , 30/1/ 2008 . Thu hồi đất mà không có quyết định thu hồi . Ngoan cố áp dụng các Luật cũ : Nghị Định 22/CP, Luật Đất Đai 1993 ( Thanh tra chính phủ đã kết luận hết hiệu lực ) Nhưng các biện pháp lại áp dụng luật mới ! Quyết Định 05 / 2009/ QĐ-UBND ngaøy 26/ 08/ 2009 , do Chủ Tịch UBND quận 2 ký ban hành , vi phạm Pháp Luật .
3/ Tố Cáo Ông Nguyễn Anh Kha , bí thư kiêm chủ tịch UBND phường Bình Khánh là người kích động , xúi dục người dân đi khiếu kiện đông người ! Chính ông với cách làm việc tích cực cho dự án , đã đánh mất nhiệm vụ cao cả mà Đảng và Nhà Nước giao cho : Là phục vụ nhân dân ! Ông hăm dọa tới 31 tháng 12 năm 2009 mà không giao mặt bằng , ông sẽ cưỡng chế ! Đuổi dân ra đường ! Không cần biết dân sống ở đâu và làm gì để sống khi bị mất nhà mất đất ! Hơn nữa việc tịch thu hồ sơ khiếu nại và băng rôn ( được coi là tang vật ) mà không lập biên bản là vi phạm Điều 40 Nghị Định 150/CP và Điều 60 Pháp Lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, qui định về thủ tục tịch thu tang vật . Khi ra quyết định xử phạt hành chính cũng không có biên bản kèm theo . Hồ sơ chiết tính cho dân lúc đầu được tính trên 17 triệu /1m2 , người dân khiếu nại thì bị giảm dần xuống còn 1.360.000 / 1m2 . Đại đa số dân nghèo nhà ở chỉ có khoảng trên dưới 30 m2 , nên chỉ đền cho mỗi hộ khoảng trên dưới 40.000.000 đồng ! Như vậy với số tiền đền bù này, có phải quyết đuổi dân nghèo ra khỏi nhà , khiến dân mất nhà mất đất! Hộ nào móc nối thì được ban cho tiêu chuẩn tái định cư bằng căn hộ chung cư ! Với điều kiện là không được khiếu nại nữa và được đề nghị phải theo dõi những người tố cáo khiếu nại !
II/ THỜI GIAN : Vào các ngày :
28 tháng 11 năm 2009
29 tháng 11 năm 2009
29 tháng 11 năm 2009
Từ 8 giờ sáng đến 12 giờ .

III/ ĐỊA ĐIỂM
Tập trung tại ngã tư Trần Não – Lương Định Của , quận 2 .
Lộ Trình : khởi hành từ đường Lương Định Của , qua cầu Thủ Thiêm , Nguyễn Hữu Cảnh , Tôn Đức Thắng , Lê Duẫn , Đồng Khởi , Kết thúc tại Nguyễn Huệ sau khi dâng hoa trước tượng đài Bác .
IV / SỐ NGƯỜI DỰ KIẾN
Khoảng 1000 người dân bị ảnh hưởng trong phạm vi 5 phường , quận 2 .
Nội dung các Biểu Ngữ kèm theo Cờ Tổ quốc và Ảnh Bác Hồ .
V / CAM KẾT
Chúng tôi xin cam kết bảo đảm an ninh trật tự , thưc hiện đúng các nội dung đã đăng ký .
Kính mong Chủ Tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh xem xét và chấp thuận .
KÍNH ĐƠN
ĐÃ KÝ
VŨ THỊ ĐÀN      LÊ THỊ HỒNG VÂN
NỘI DUNG CÁC BIỂU NGỮ :
DỰ ÁN MỌC TỚI ĐÂU, DÂN NGHÈO TỚI ĐÓ
( TRẦN THÀNH LONG NGUYÊN CT UBMTTQVN TP HCM . ĐẠI BIỂU QH KHÓA XI )

CHÍNH QUYỀN THÍCH DÙNG CƠ CHẾ QUYỀN LỰC VỚI DÂN
( ĐẶNG TRUNG THIÊN NGUYÊN ĐẠI BIỂU HĐND QUẬN 2 )

YÊU CẦU CHÍNH QUYỀN QUẬN 2 PHẢI TÔN TRỌNG LUẬT PHÁP
KHÔNG ĐƯỢC LÁCH LUẬT
TÙY TIỆN LẤY ĐẤT CỦA DÂN
MÀ KHÔNG CÓ QĐ THU HỒI

KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM QUẬN 2 BẤT HỢP LÝ BẤT HỢP PHÁP
KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM QUẬN 2 LÀM BIẾN MẤT 160 ha TÁI ĐỊNH CƯ
DÙNG BÀN TAY SẮT : CƯỠNG CHIẾM & PHÁ NÁT KĐTM THỦ THIÊM QUẬN 2
KHU ĐTM THỦ THIÊM QUẬN 2 - DỰ ÁN 5 KHÔNG
1/ KHÔNG PHƯƠNG ÁN ĐỀN BÙ
2/ KHÔNG QĐ THU HỒI ĐẤT
3/ KHÔNG TÁI ĐỊNH CƯ
4/ KHÔNG CÓ TIỀN ĐỀN BÙ
5/ KHÔNG CHỦ ĐẦU TƯ

DỰ ÁN MA
KHU ĐTM THỦ THIÊM QUẬN 2
ĐỀN BÙ 1M2 = 1.360.000 đồng
SAU ĐÓ BÁN 1 M 2 :
TRÊN 100.000.000 đồng/ 1 M 2

DÂN MẤT NHÀ ĐẤT ! LỢI NHUẬN VÔ TÚI AI ?

31/12/2009 phải bàn giao mặt bằng , nếu không sẽ bị cưỡng chế

Dân đi biểu tình


Bắt giữ phóng viên chụp hình dân oan

nguon:   http://dcctvn.net/news.php?id=5935

Trẻ sơ sinh còn sống, bệnh viện trả về… lo hậu sự

(Dân trí) - Đưa đứa con mới sinh về nhà lo hậu sự theo lời khuyên của bác sĩ, anh Phương đau buồn đi mua quách, đào huyệt lo tang ma cho con. Khi hàng xóm tới chia buồn, phát hiện đứa trẻ vẫn còn thở, chân tay cựa quậy, da hồng hào…

Ngày 27/11, anh Nguyễn Kim Phương (39 tuổi, ngụ phường Tân Quy, quận 7, TPHCM) phản ánh với PV Dân trí sự việc như sau: Lúc 19h ngày 11/11, anh đưa vợ là chị Trương Thị Thanh Trúc (18 tuổi, ngụ phường Phước Mỹ, TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) vào khoa sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận chuẩn bị sinh. 30 phút sau, vợ anh sinh hạ một cháu trai. Do sinh thiếu tháng nên cháu bé chỉ nặng 1,3kg.

 

Một lúc sau, một cô y tá quấn cháu bé trong khăn, bế cháu và kéo anh Phương sang nhà kho chứa dụng cụ y khoa của khoa sản, nhắn anh Phương nên đưa cháu về nhà sớm để lo hậu sự. Vừa nói, cô y tá vừa đưa cho anh Phương một bọc nilon trắng, bảo anh Phương bọc cháu lại rồi đem về vì cháu bé thiếu ký, yếu ớt nên không thể sống được.
 


Giấy chứng sinh của bé trai con anh Phương.

 

Anh Phương cho biết lúc đó con anh mới được cắt rốn, chưa được hút đờm, chưa làm vệ sinh, có vết bầm và hơi tím tái nhưng vẫn còn thở. Anh Phương van xin bác sĩ cứu con mình nhưng bác sĩ này lạnh lùng bảo: "Cháu thở lấy hơi lên chút xíu rồi "đi" thôi. Anh đưa cháu về lo hậu sự, đừng để cháu mất tại bệnh viện mà tội nghiệp…".

 

Thấy bác sĩ cương quyết, anh Phương đành đón taxi cùng ông bà ngoại đưa con trai về nhà lo hậu sự. Người nhà anh ngay trong đêm đã đi mua quách, đào huyệt, nhang đèn… để chuẩn bị "tiễn" đứa trẻ xấu số.

 

Cháu bé vẫn nằm trong chiếc chăn do các bác sĩ quấn. Khi bà con tới chia buồn mở khăn ra thì thấy cháu da dẻ hồng, vẫn đang thở, tay chân cựa quậy… Người nhà anh Phương lại gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ khoa sản Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận, bác sĩ vẫn khẳng định: "Đừng đem cháu lên bệnh viện làm gì. Cháu thở chút rồi "đi" thôi".

 

Nhưng người nhà anh Phương vẫn quyết đưa cháu nhập viện một lần nữa. Anh Phương cho biết lúc đó anh còn thấy con anh mở mắt, nước mắt trào ra, "may mà tôi chưa để cháu vào bọc nilong theo lời bác sĩ", anh Phương cho biết.

 

Theo anh Phương, gia đình anh làm rất căng bác sĩ mới cho con anh vào lồng kính, thái độ bác sĩ rất khó chịu.

 

Đến chiều ngày 12/11, gia đình anh Phương quyết định chuyển cháu bé vào Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM. Hiện sức khỏe của cháu đã dần hồi phục.
 
Cháu bé được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng I, sức khỏe đã dần hồi phục.

 

"Có phải vì tôi "không biết điều" nên bác sĩ đã cố tình từ chối sự sống của con tôi. Hay phải chăng trình độ nghiệp vụ y tế của bác sĩ tại bệnh viện này có nhiều điều không ổn?", anh Phương bức xúc. 

 

Chiều ngày 27/11, Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận xác nhận sự việc anh Phương phản ánh là có thật. Ban Giám đốc nói đây là thiếu sót về chuyên môn nghiệp vụ của kíp trực hôm đó. Theo giải trình của bác sĩ trực hôm đó, do thấy cháu bé sinh non, quá nhẹ ký, lại yếu kém về chuyên môn nên bác sĩ nghĩ có cố gắng cũng không cứu sống được nên khuyên người nhà đưa cháu về lo hậu sự.

 

Ban giám đốc bệnh viện này cũng phủ nhận lời đồn đại cho rằng để xảy ra sự việc trên là vì người nhà sản phụ Thanh Trúc không chịu "bôi trơn" cho các bác sĩ. Sắp tới, bệnh viện này sẽ lập hội đồng khoa học để xem xét trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể và có biện pháp xử lý. 

 

Công Quang

TQ vừa họp vừa tuần tra Biển Đông

Trong lúc cử các chuyên gia và học giả sang Hà Nội dự hội thảo tại Biển Đông, Trung Quốc cũng cử tàu tuần tra nghề cá Ngư Chính vào vùng quần đảo tranh chấp với Việt Nam, khiến Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối.

Ngày 27/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói: "Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Hôm 26/11, chính Tân Hoa Xã đưa tin về tàu Ngư Chính đến vùng "Tây Sa và Nam Sa".

Trang web của Tân Hoa Xã ở địa chỉ news.xinhuanet.com có hình tàu Ngư Chính 311 và Ngư Chính 303 ngoài biển.

Bản tin này cũng nói rằng Trung Quốc có nhu cầu tuần tra vì "có hiện tượng nước ngoài lợi dụng việc tránh bão để vi phạm lãnh hải" của họ.

Sự việc này nhắc đến tin về vụ ngư dân Việt Nam tránh bão số 9 tại vùng Hoàng Sa.

Các ngư dân này nói họ bị phía Trung Quốc "ngược đãi".

Câu h̉ỏi chủ quyền

Bà Nguyễn Phương Nga trong khi trả lời câu hỏi của báo chí đã nói "Việc Trung Quốc cử tàu đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này,"

Thông tấn xã Việt Nam nói sau khi được tin nêu trên, ngày 27/11 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các hoạt động này, không tiếp tục có các hành động

Cũng trong hai ngày 26 và 27/11 Trung Quốc cử có sáu chuyên gia và học giả đến Hà Nội họp Hội thảo Quốc tế về Biển Đông. Đại biểu Trung Quốc đọc các bài tham luận về an ninh hàng hải và hợp tác về an ninh.

Trung Quốc cho rằng tìm kiếm Quy tắc Ứng xử là tiến trình lâu dài.

Các bình luận bên ngoài cho rằng Quy tắc Ứng xử mà Asean và Trung Quốc bàn tới năm 2002 đã không ngăn cản được các vụ tranh chấp gia tăng.

Tại hội nghị, giáo sư Lý Quốc Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sử địa giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với với phóng viên BBC:

"Chúng tôi muốn thông qua sự giao lưu giữa các học giả của các quốc gia khác nhau, chúng ta sẽ tìm cách hòa giải bất đồng giữa các nước tại Biển Đông".

"Muốn đạt được an ninh Biển Đông, các nước phải nỗ lực xây dựng lòng tin với nhau."

Trung Quốc từ trước tới nay vẫn duy trì quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán song phương với các nước liên quan.

Giáo sư Lý cũng khẳng định, cuộc hội thảo lần này chỉ mang ý nghĩa "học thuật" và không trông đợi một giải pháp thực sự nào.

Ông cho rằng việc đạt một Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông đòi hỏi một quá trình thương lượng lâu dài, cho dù Trung Quốc và các nước đều "mong muốn" tìm cách tháo gỡ bất đồng.

Chuyên gia Trung Quốc nhận định: "Tuy nhiên, khả năng xảy ra xung đột vũ trang tại Biển Đông trong thời đại hiện nay không thể có, có chăng thì chỉ là những va chạm nhỏ."

Tuy thế, BBC không có cơ hội hỏi lại vị khách phương Bắc về vụ tàu Ngư Chính vẫn vào hai vùng quần đảo tranh chấp và cách Trung Quốc diễn giải cụm từ "nỗ lực xây dựng lòng tin".

Truy tố một tài xế xe container dã tâm giết người

Thứ Sáu, 27/11/2009, 11:53

Do chân em Hội bị kẹt dưới bánh xe container, anh Tươi yêu cầu tài xế cho xe lùi lại để cứu em Hội nhưng Tuấn lạnh lùng cho xe chạy tới tông vào xe anh Tươi và cán qua người em Hội một lần nữa.

Thấy tài xế quá bất nhẫn, người dân xung quanh chạy đến, Tuấn vẫn ngoan cố lui xe cán vào người em Hội lần thứ 3 rồi nhấn ga bỏ chạy…

Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa có kết luận điều tra và chuyển Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố trước tòa đối với bị can Đặng Hữu Anh Tuấn (24 tuổi, ngụ ấp 5, xã Sùng Nhơn, huyện Đức Linh, Bình Thuận) can tội "Giết người".

Đây là vụ án từng gây xôn xao dư luận và căm phẫn cho người dân đối với gã tài xế xe container mất nhân tính khi 3 lần cho xe cán qua người nạn nhân, tước đi mạng sống của cô gái 16 tuổi.

Khoảng 22 giờ ngày 14/5, tại trước số nhà 595, đường Lũy Bán Bích, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú xảy ra tai nạn giao thông giữa xe container BKS 57KL - 4281 do Đặng Hữu Anh Tuấn điều khiển và xe gắn máy do em Nguyễn Thị Hội (16 tuổi) điều khiểu làm cho em Hội bị bánh xe container cán ngang chân (phần đùi).

Thấy tai nạn, anh Tươi, một người đi đường (ngụ phường Hòa Thạnh, Tân Phú) dừng xe máy trước đầu xe container rồi lao vào bế em Hội lên. Tuy nhiên, do chân em Hội bị kẹt dưới bánh xe, anh Tươi yêu cầu tài xế cho xe lùi lại để cứu em Hội nhưng Tuấn lạnh lùng cho xe chạy tới tông vào xe anh Tươi và cán qua người em Hội một lần nữa.

Thấy tài xế quá bất nhẫn, người dân xung quanh chạy đến, Tuấn vẫn ngoan cố lui xe cán vào người em Hội lần thứ 3 rồi đánh tay lái lách qua xe gắn máy anh Tươi, nhấn ga bỏ chạy.

Ngay tức khắc anh Tươi cùng nhiều người khác đuổi theo và chặn đầu xe của Tuấn nhưng y vẫn không dừng xe mà tông thẳng vào xe người đuổi theo kéo lê vài mét đường rồi mới chịu dừng lại. Mọi người vây bắt Tuấn giao cho cơ quan công an, còn em Hội do vết thương quá nặng đã chết sau đó.

Tại cơ quan điều tra, Tuấn khai nhận toàn bộ quá trình phạm tội của mình. Y cho biết, sở dĩ mình bất chấp tính mạng của em Hội là muốn tẩu thoát khỏi hiện trường nhưng đã bất thành bởi sự dũng cảm của anh Tươi và những người dân khác. Dư luận đang chờ một bản án nghiêm khắc nhất dành cho kẻ giết người này

Thôi không cùng hàng ngũ Đảng

Phạm Đình Trọng

Tôi là Phạm Đình Trọng, nhà văn, là đảng viên Cộng sản lớp Hồ Chí Minh từ 19.5.1970. Đến nay, 20.11.2009, tôi tự thấy đảng Cộng sản không còn phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ và giá trị nhân văn mà tôi theo đuổi nên tôi tự rút ra khỏi đảng.

Biểu ngữ, hình ảnh về các lãnh đạo cộng sản tại một cửa hàng Hà Nội

Thiếu vài tháng nữa, tôi tròn 40 năm là người Cộng sản. Từ lúc tự nguyện đứng vào hàng ngũ Cộng sản, đến tự rút ra khỏi đảng là một quá trình chuyển biến trong tôi, từ nhận thức bằng tình cảm sang nhận thức bằng lí trí và cũng là quá trình chuyển biến của chính đảng Cộng sản, từ ý chí vì dân, vì nước sang ý chí chỉ vì sự tồn tại của đảng.

Tôi xin trình bày về quá trình hai chuyển biến đó, một chuyển biến thuận, tất yếu, hợp qui luật phát triển và một chuyển biến nghịch, tiêu cực, thoái hóa.

I . Tình cảm đưa tôi đến lý tưởng Cộng sản

Sinh ra trong không khí sôi sục của cuộc cách mạng đã khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa những người cộng sản lên nắm chính quyền. Cuộc cách mạng ấy như cũng khai sinh ra thế hệ chúng tôi, một thế hệ của cách mạng, của nhà nước mới. Cả tuổi thơ, cả tuổi cắp sách đến trường của tôi được sống trong không khí thần thọai của những câu chuyện về lớp người Cộng sản tiền bối chiến đấu hi sinh vì dân, vì nước.

Lý tưởng của những người Cộng sản ấy đã trở thành lý tưởng, thành lẽ sống của thế hệ chúng tôi. Cốt cách lương thiện và dũng cảm của những người Cộng sản ấy cũng là khuôn mẫu cho cốt cách của lứa chúng tôi.

Cốt cách lương thiện và dũng cảm của những người Cộng sản ấy cũng là khuôn mẫu cho cốt cách của lứa chúng tôi.

Phạm Đình Trọng

Rời trường trung học vào bộ đội rồi đi vào cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, chúng tôi lại gặp những người Cộng sản bằng xương bằng thịt vô cùng cao đẹp ở mọi nơi gian nan ác liệt. Máy bay Mĩ tập trung đánh hủy diệt một trận địa pháo cao xạ ở miền Tây Quảng Bình. Người Cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Viết Xuân bị đạn bắn nát đùi vẫn bám thành công sự phất lá cờ đỏ dõng dạc chỉ huy: Nhằm thẳng quân thù, bắn! Với cuộc sống anh hùng đó, với lý tưởng đã có, chúng tôi trở thành người Cộng sản như là lẽ đương nhiên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, đảng phát động đợt kết đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Ngay sau lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi viết đơn xin vào đảng. Lễ kết nạp lớp đảng viên Hồ Chí Minh đầu tiên của cơ quan chính trị Bộ Tư lệnh Thông tin tổ chức đúng vào ngày 19. 5. 1970.

Con vào đảng vào ngày sinh của Bác

Mười chín, tháng năm, năm một ngàn chín trăm bảy mươi

Ba mươi tuổi Bác thành người Cộng sản

Để cho con hai mươi sáu tuổi được là đồng chí của Người

Thơ tôi ghi nhận ngày tôi trở thành người Cộng sản.

Sau này, chuyển sinh hoạt đảng qua nhiều nơi, ngày vào đảng của tôi bị ghi sai thành 12. 5. 1970.

Vào đảng, rồi tốt nghiệp trường Sĩ quan Thông tin, đeo ba lô đi trong bạt ngàn màu xanh Trường Sơn vào mặt trận Tây Nguyên, tôi viết về đảng:

Nâng niu sự sống trong lòng

Đất là mẹ của trái tròn mầm xanh

Bao nhiêu trong mát ngọt lành

Đất chắt chiu để cây cành đơm hoa.

Đảng là đất mẹ bao la

Ta là chồi biếc đó mà, hỡi em!

Lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đảng đã đồng hành cùng dân tộc. Đặt dân tộc lên trên, đảng đã chấp nhận những hy sinh to lớn vì độc lập dân tộc. Với nhận thức đó, tôi đến với đảng hòan tòan bằng tình cảm của một trái tim khao khát lí tưởng cống hiến.

Với tư cách người Cộng sản, tôi đã vững vàng vượt qua mọi gian khổ, ác liệt, đi qua suốt cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt để viết về thế hệ của tôi, viết về thời đại của tôi và tôi trở thành nhà văn quân đội.

II . Lý trí cho tôi nhận thức lại

A. Đưa giai cấp lên trên dân tộc làm cho dân tộc tan rã, li tán, suy yếu

Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.

Giai cấp công nhân là một khái niệm quá chung chung, rộng lớn trên phạm vi thế giới, chỉ có định tính mà không có định hình vì thế cũng khá trừu tượng, không xác định được không gian, không ổn định trong thời gian, không có bản sắc văn hóa riêng và giai cấp công nhân cũng chỉ mới xuất hiện vài trăm năm gần đây cùng với sự xuất hiện của máy hơi nước, máy phát điện.

Với Việt Nam, giai cấp công nhân lại càng mới mẻ, mới có từ đầu thế kỉ trước cùng với sự khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Công nhân chỉ là một hình thái lao động của cả loài người, không của riêng dân tộc nào. Trong khi đó dân tộc là một khái niệm thiêng liêng, là hồn cốt của mỗi con người tồn tại trên thế gian này. Dân tộc là một thực thể đã tồn tại hàng ngàn năm, có không gian sinh tồn được xác định bằng lịch sử, bằng công pháp. Dân tộc có bản sắc văn hóa, tinh hoa văn hóa riêng. Mỗi dân tộc có mặt đến hôm nay đều phải có một tinh hoa văn hóa không thể bị đồng hóa với nền văn hóa khác. Nhiều dân tộc đã tạo nên những nền văn minh rực rỡ đưa loài người bước những bước dài trên đường tiến hóa. V

ăn hóa dân tộc là hạt nhân tập hợp cả cộng đồng tạo nên dân tộc. Mỗi dân tộc trên thế giới góp phần làm rạng rỡ, lung linh thêm phẩm chất NGƯỜI của Nhân loại bằng văn hóa của dân tộc mình. Đơn vị của một cộng đồng người là dân tộc chứ không phải là giai cấp. Không cộng đồng nào có mặt trong gia đình Nhân loại với danh xưng giai cấp công nhân!

Đảng Cộng sản còn tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp vô cùng khốc liệt đánh thẳng vào khối đoàn kết dân tộc, đánh tiêu diệt những tinh hoa của dân tộc!

Phạm Đình Trọng

Đưa giai cấp công nhân lên trên hết, trở thành chủ thể, điều lệ đảng Cộng sản đẩy dân tộc xuống cuối cùng là sự bất công phũ phàng. Trong thực tế, sự đối xử của đảng Cộng sản với dân tộc còn là sự phủ nhận cay đắng.

Chống ngoại xâm, đưa ra mục tiêu giải phóng dân tộc là đảng Cộng sản đã đồng hành cùng dân tộc, điều đó giúp đảng Cộng sản có sức mạnh vô địch. Nhưng cùng với chống ngoại xâm, với học thuyết chuyên chính vô sản của tín điều Cộng sản, đảng Cộng sản còn tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp vô cùng khốc liệt đánh thẳng vào khối đoàn kết dân tộc, đánh tiêu diệt những tinh hoa của dân tộc!

Cải cách ruộng đất danh nghĩa là đánh đổ tầng lớp bóc lột ở nông thôn nhưng những gì diễn ra đã chứng tỏ rằng đó là cuộc phát động gây hận thù ngay trong lòng dân tộc. Lấy bạo lực chuyên chính vô sản đánh vào giá trị văn hóa, đánh vào đạo lí gia đình, đánh vào văn hóa làng quê, đánh cả vào tín ngưỡng tâm linh, những nền tảng của văn hóa dân tộc.

Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh đã phá sạch cơ sở vật chất của nền sản xuất công nghiệp tư nhân vừa hình thành, biến những người chủ giỏi tính toán làm ăn, biết gây dựng cơ đồ thành trắng tay, thành người làm thuê bằng cơ bắp. Dân tộc Việt Nam thông minh, thao lược đã tạo ra những doanh nhân tài ba Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô . . . ngang sức đua tranh với những nhà tư sản của nước Pháp công nghiệp phát triển để bắt đầu xây dựng một nền công nghiệp tư nhân phát triển ở Việt Nam. Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Bắc không những phá sạch cơ sở công nghiệp tư nhân ban đầu đó mà còn chối bỏ, kìm hãm tài năng, trí tuệ nhân dân. Chỉ sử dụng cơ bắp làm thuê làm cho nền kinh tế miền Bắc thụt lùi hàng trăm năm. Tiếp tục cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam đã đưa kinh tế cả nước xuống vực thẳm, đưa dân tộc Việt Nam thông minh, tài giỏi tới nghèo khổ, hèn mọn. Dòng người bỏ nước ra đi kéo dài trong nhiều năm đến sống vạ vật ở những trại tị nạn khắp thế giới là hình ảnh của sự hèn mọn ấy. Đổi mới, trở lại kinh tế thị trường chỉ là trở lại cung cách làm ăn thông thường, phổ biến của cả thế giới, trở lại với tư bản, tư doanh mà trước đó đã hai lần bị cải tạo, bị xóa sổ tức tưởi. Trở lại kinh tế thị trường là sự xóa bỏ đầu tiên nguyên lí cơ bản của tín điều Cộng sản đã cứu được nhân dân khỏi sự khốn cùng, cứu được nhà nước khỏi sụp đổ.

Vụ án Nhân văn Giai phẩm là sự dằn mặt của chính quyền công nông, của nhà nước chuyên chính vô sản với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ. Nhân văn Giai phẩm chính là cuộc cải cách ruộng đất đối với trí tuệ đã dập tắt thê thảm những quầng sáng rực rỡ nhất của trí tuệ Việt Nam, vùi dập những trí tuệ Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo . . . , vùi dập tàn nhẫn những tinh hoa sáng nhất của dân tộc.

Toà án Nhân dân Hà Nội xét xử vụ "Nhân văn - Giai phẩm" ngày 19-1-1960 (ảnh từ Talawas)

Suốt chiều dài lịch sử, luôn phải đối đầu với những lực lượng xâm lược khổng lồ nhưng dân tộc Việt Nam nhỏ bé vẫn tồn tại được đến hôm nay là nhờ tâm hồn Việt Nam đã tạo nên nền văn hóa Việt Nam đặc sắc, sâu đậm, bền vững cùng núi sông Việt Nam, là nhờ ý thức dân tộc mạnh mẽ sâu đậm trong mỗi con người Việt Nam. Nền văn hóa dân tộc ấy, ý thức dân tộc ấy đã gắn kết dân tộc Việt Nam thành một khối vững mạnh, tồn tại qua ngàn năm Bắc thuộc, qua trăm năm thực dân thống trị.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhà giầu ở nông thôn, nhà tư sản ở thành phố, quan lại triều đình cũ, trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước đều tham gia kháng chiến đánh giặc. Là những người giỏi giang, thành đạt, là tinh hoa của dân tộc, họ có sức lôi cuốn, tỏa sáng, có vai trò rất to lớn trong đánh giặc giữ nước, họ càng vô cùng cần thiết trong xây dựng đất nước. Nhưng tín điều Cộng sản đưa giai cấp công nhân lên làm chủ thể, lấy giai cấp nông dân nghèo là đồng minh, coi các thành phần khác là đối lập, cần đánh đổ, cải tạo, chuyên chính. Những cuộc đánh đổ (cải cách ruộng đất), cải tạo (công thương nghiệp tư bản tư doanh), chuyên chính (Nhân văn Giai phẩm) là những đòn chí tử, liên tiếp đánh vào khối đoàn kết dân tộc.

Chiến thắng năm 1975 không phải là chiến thắng của ý thức hệ Cộng sản mà là chiến thắng của ý chí dân tộc, của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Chiến thắng năm 1975 không phải là chiến thắng của miền Bắc với miền Nam mà là chiến thắng của cả dân tộc Việt Nam. Đặt dân tộc lên trên, chúng ta sẽ có một tiềm lực vô cùng to lớn để xây dựng đất nước. Cơ sở vật chất kĩ thuật và lực lượng lao động cao cấp còn ở lại miền Nam là một vốn quý, một bệ phóng thuận lợi để nhanh chóng cất mình bay lên cùng những con rồng kinh tế châu Á. Nhưng giành hết chiến thắng của dân tộc về đảng, những người Cộng sản trở nên kiêu ngạo, tự mãn, lại càng tư tin vào tín điều Cộng sản. Lại say sưa đấu tranh giai cấp. Lại cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Lại hủy hoại khối lượng lớn của cải, làm tan hoang những cơ sở vật chất của một nền sản xuất công nghiệp tương đối phát triển! Lại hận thù dân tộc, đẩy hàng vạn người đã tham gia chính quyền cũ vào những trại cải tạo, gây chia rẽ, li tán trong lòng dân tộc.

Thời cơ mất đi. Tiềm lực vô cùng quí giá để phát triển đất nước cũng mất đi. Đất nước bị đẩy đến tận cùng quẫn bách. Kinh tế kiệt quệ. Lòng người ly tán. Thế giới cấm vận. Năm 1975, kinh tế Việt Nam ngang ngửa với các nước Đông Nam Á thì nay tụt lại sau vài chục năm.

Chiến thắng năm 1975 không phải là chiến thắng của ý thức hệ Cộng sản mà là chiến thắng của ý chí dân tộc, của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Phạm Đình Trọng

Nỗi đau ly tán còn khoét sâu trong lòng dân tộc lại lộ ra mỗi khi lãnh đạo nước ta đến Mỹ đều có những đoàn người của cộng đồng người Việt ở Mỹ rầm rộ biểu tình chống đối. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phải đi cổng sau vào Nhà Trắng gặp Tổng thống Mỹ vì cổng trước bị đoàn người biểu tình phong tỏa! Đau quá! Người đứng đầu nhà nước đã đánh thắng Mỹ phải đi cổng sau Phủ Tổng thống vào gặp người đứng đầu nước chủ nhà thua trận! Nỗi đau li tán dân tộc dẫn đến nỗi đau quốc thể! Đặt giai cấp lên trên dân tộc nên đến nay đất nước thống nhất đã hơn 30 năm mà vẫn chưa thể hòa giải, hòa hợp dân tộc!

Nước Đức thống nhất sau Việt Nam 14 năm rưỡi. Ngày 9. 11. 1989 bức tường Berlin dài 155 kilomet do nhà nước Cộng sản Đông Đức xây bị dân Đức phá sụp đổ. Hai miền Đông – Tây nước Đức ôm chầm lấy nhau. Nước Đông Đức Cộng sản bị xóa sổ, bị gom về với Tây Đức Tư bản. Đặt dân tộc Đức vĩnh hằng lên trên ý thức hệ nhất thời, không có một trại cải tạo nào dành cho viên chức chính quyền Đông Đức. Địa lý Đức thống nhất. Dân tộc Đức cũng thực sự thống nhất, hòa hợp. Bà Angela Merkel Thủ tướng nước Cộng hòa Liên bang Đức hiện nay vừa tái trúng cử nhiệm kì thứ hai từng là đoàn viên thanh niên Đông Đức trước đây.

Nỗi đau ly tán của dân tộc Việt Nam còn âm ỉ, nhức nhối đến hôm nay là hậu quả tất yếu của kiên trì tín điều Cộng sản đưa giai cấp lên trên dân tộc, là trách nhiệm không thể chối bỏ của đảng Cộng sản.

B. Đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích dân tộc

Với chuyên chính vô sản tạo ra những cuộc đấu tố, thanh trừng thảm khốc, với nền kinh tế kế hoạch duy ý chí bóp nghẹt sản xuất và cuộc sống, với nền văn hóa nghệ thuật khuôn phép, xơ cứng, triệt tiêu tìm tòi, sáng tạo, sau gần nửa thế kỉ tồn tại, hệ thống Cộng sản thế giới khuôn xã hội con người vào khuôn mẫu ra đời từ thế kỉ 19 trái tự nhiên, tất yếu phải sụp đổ. Từ một hệ thống Cộng sản thế giới trải rộng thành một khối lớn từ châu Âu sang châu Á nay chỉ còn năm nước Cộng sản như năm hòn đảo chơi vơi và Việt Nam là một hòn đảo chơi vơi và nhỏ bé. Đây chính là lúc phải bừng tỉnh để nhận lại đường, từ bỏ sự trì trệ, trái tư nhiên, đưa đất nước trở lại dòng chảy tiến hóa, cùng nhịp bước với sự phát triển của loài người.

Làm việc này không phải chỉ vì đất nước, vì dân tộc mà trước hết vì chính đảng Cộng sản để đảng thoát khỏi xơ cứng, trì trệ của những tín điều đã bị thực tế cuộc sống bác bỏ, đã bị lịch sử chứng minh là sai trái, để đảng Cộng sản vẫn giữ được vai trò lãnh đạo bằng lòng tin và sự gửi gắm của nhân dân, chứ không phải bằng điều 4 của Hiến pháp, không phải bằng bạo lực chuyên chính vô sản. Nhưng đảng ở cấp cao đã không làm được như thế! Không có sự nhạy bén, năng động của tư duy công nghiệp để thắng sức ỳ của tư duy nông nghiệp thô sơ, không có sự mẫn cảm và sáng láng của trí tuệ và tài năng tạo ra bước ngoặt cần có cho dân tộc, vẫn kiên trì với những tín điều Cộng sản, những người lãnh đạo đảng ở cấp cao đã bình thản neo đất nước ta, dân tộc ta trên hòn đảo chơi vơi. Để tồn tại được trên hòn đảo chơi với đó, đảng đã thực hiện hai điều ngược với quyền lợi nhân dân và dân tộc.

Bạo lực chuyên chính vô sản lại được sử dụng với nhân dân

Nhân dân có tiếng nói xây dựng, đóng góp, nói tiếng nói bức thiết của cuộc sống, tiếng nói vì lợi ích chính đáng của người dân nhưng không thuận tai đảng, không phù hợp với lợi ích của đảng, có hại cho sự tồn tại của đảng thì nhân dân nói tiếng nói đó liền bị đẩy sang phía kẻ thù "âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch", phải chuyên chính! Đẩy nhân dân trở thành kẻ thù, hàng loạt vụ bắt bớ đã diễn ra, hàng loạt cuộc đấu tố dựng tội tàn nhẫn, hàng lọat phiên tòa đã tuyên những bản án khắc nghiệt.

Chuyên chính vô sản đã gây ra Cải cách ruộng đất, Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, Vụ án Nhân Văn Giai phẩm, Vụ án Xét lại chống đảng, đã chà đạp lên số phận bao người trung thực, tài giỏi, gây nỗi kinh hòang cho dân tộc, gây thiệt hại vô cùng to lớn cho đất nước. Những cuộc bắt bớ, đấu tố đang diễn ra là cuộc cải cách ruộng đất kinh hòang năm nào vẫn đang âm thầm tái diễn đến tận hôm nay! Sức mạnh tạo ra bằng lòng tin mới là sức mạnh trường tồn, vô tận. Đó là sức mạnh của lẽ phải, của nhân nghĩa, của lòng người. "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân" (Nguyễn Trãi). Sự nhân nghĩa tạo ra sự yên dân, tạo ra sức mạnh trường tồn. Sức mạnh của bạo lực là sức mạnh nhất thời, sức mạnh nghịch đạo. "Cái còn thì sẽ còn nguyên / Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan" (Trần Đăng Khoa) Sức mạnh bạo lực ngự trị ở xã hội yên hàn là sự bất ổn lớn của cuộc sống, là nguy cơ lớn cho dân tộc.

. Liên minh thua thiệt với Trung Quốc

Tác giả phê phán dự án khai thác bauxite với Trung Quốc

Là một đảng nhỏ bé, lại theo đuổi chủ nghĩa quốc tế vô sản, đảng Cộng sản Việt Nam muốn tồn tại không thể thiếu thành tố quốc tế. Suốt quá trình tồn tại trước đây, đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi đảng Cộng sản Liên Xô và nhà nước Xô Viết là niềm tin, là chỗ dựa vững chắc. Đảng Cộng sản Liên Xô giải tán. Nhà nước Xô Viết tan rã. Mất chỗ dựa tưởng như trường thành bền vững muôn đời, chơi vơi giữa thế giới đang ầm ầm biến chuyển không thuận cho Cộng sản, lại ảo tưởng rằng cùng là nước Cộng sản, cùng kiên trì con đường Xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc sẽ thay thế Liên Xô, giương cao ngọn cờ Cộng sản, làm chỗ dựa cho các nước Cộng sản còn lại, những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã cố quên đi bản chất tham lam, bành trướng của Trung Quốc, cố quên đi bàn tay những người lãnh đạo Trung Quốc còn đỏ lòm máu nhân dân Việt Nam, cố quên đi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nước ta do Trung Quốc phát động giết hại hàng vạn đồng bào chiến sĩ ta năm 1979, cố quên đi những cuộc chiến do Trung Quốc gây ra chiếm đất, chiếm biển đảo của ta. Cuộc chiến năm 1974 đánh chiếm tòan bộ quần đảo Hòang Sa của ta. Cuộc chiến năm 1988 đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa của ta, giết hại gần 70 chiến sĩ ta. Cố quên đi để cầu thân với Trung Quốc, tìm chỗ dựa để đảng tồn tại, cố lấy lòng lãnh đạo Trung Quốc để giữ chiếc ghế quyền lực!

Nhìn thấy cuộc chiến tranh chống Mỹ của ta rất có lợi cho Trung Quốc. Cuộc chiến tranh ấy vừa làm cho Mỹ sa lầy, yếu đi, để Trung Quốc vượt lên, vừa làm cho Việt Nam kiệt quệ càng phải phụ thuộc vào Trung Quốc, Trung Quốc liền trù tính thiết kế cuộc chiến tranh ấy theo công thức: Đánh Mỹ = Máu người Việt Nam + Vũ khí, trang bị Trung Quốc. Viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ rất to lớn, cấp bách. Sự phối hợp giữa Việt Nam với Trung Quốc trong đối sách quốc tế của cuộc chiến tranh cũng rất quan trọng, khẩn thiết. Khẩn trương, cơ mật như vậy nhưng lúc đó đâu có cần lập đường dây nóng, đường dây bảo mật! Thế mà ngày nay, trong mối bang giao hòa hiếu thông thường, trong cuộc sống hòa bình, dân chủ, công khai, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, Trung Quốc và Việt Nam lại phải lập đường dây nóng, đường dây bảo mật giữa lãnh đạo hai nước. Đầu tháng 6. 2008, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang Trung Quốc, đường dây nóng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được đề xuất. Chỉ bốn tháng sau, tháng 10. 2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Trung Quốc chính thức kí kết văn bản thiết lập đường dây này. Tháng 5. 2008, tên đường dây được gọi là đường dây nóng. Đến tháng 10. 2008 được gọi là đường dây bảo mật. Với người dân, đó là đường dây vô cùng bất bình thường. Từ đường dây bất bình thường đó mà bao nhiêu điều bất bình thường trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã xảy ra. Nhà nước Trung Quốc cứ ngang ngược lấn tới và nhà nước Việt Nam cứ cam tâm chấp nhận!

Trung Quốc sát nhập quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào phủ huyện Tam Sa của họ. Học sinh, sinh viên Hà Nội liền mang cờ Tổ quốc, mang băng chữ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam tập hợp đông đảo nhưng ôn hòa và trật tự trước sứ quán Trung Quốc. Ngày 9. 1. 2008 có mặt ở Hà Nội, tôi đã được chứng kiến cuộc tập hợp của lòng yêu nước đó. Tôi đã được nghe tiếng hô Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Đó là tiếng nói của lịch sử dựng nước Việt Nam, tiếng nói của những người Việt Nam ở những thế kỉ xa xưa đã dong buồm cánh dơi ra nhận đất Hoàng Sa, Trường Sa, tiếng nói của Lê Qúy Đôn, nhà bác học Việt Nam từ thế kỉ 18 đã vẽ chuỗi đảo cát vàng Hoàng Sa, Trường Sa trong bản đồ Việt Nam, tiếng nói của đội binh Hoàng Sa được triều đình nhà Nguyễn phái ra giữ đất Hoàng Sa, tiếng nói của những người lính Việt Nam đã bỏ mình ngoài biển Đông trong cuộc chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa. Đó là tiếng nói của ý chí mọi thế hệ người Việt Nam khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ với mảnh đất đã thấm đẫm máu xương tổ tiên người Việt, là tiếng nói vô cùng cần thiết trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Nhưng một lực lượng công an hùng hậu được huy động đến quyết liệt và nhanh chóng giải tán cuộc tập hợp của lòng yêu nước, bắt đi những người nồng nhiệt bộc lộ lòng yêu nước. Nhìn sắc áo xanh, áo vàng công an giăng kín che chở sứ quán Trung Quốc và sát khí đằng đằng xua đuổi, giằng kéo bắt bớ thanh niên ta, giật xé băng chữ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, trong lòng tôi nghẹn một nỗi đau xót, tủi nhục!

Ngày 17 tháng 2 năm nay, 2009, tròn 30 năm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng là lần giỗ tròn thứ 30 hàng vạn đồng bào chiến sĩ ta đã ngã xuống để bảo vệ đất đai biên cương nhưng gần ngàn cơ quan thông tấn báo chí cả nước được lệnh không được nói một lời, không được viết một chữ nhắc đến sự kiện này, không được nhắc đến sự hi sinh bi tráng và cao cả của đồng bào chiến sĩ ta trong cuộc chiến giữ nước này! Trong khi đó, một nhà xuất bản cấp nhà nước của ta lại xuất bản tập sách dịch của Trung Quốc ca ngợi những người lính Trung Quốc đã sang chinh phạt Việt Nam! Ôi chao, để làm đẹp lòng những người lãnh đạo Trung Quốc, để có chỗ dựa cho đảng, chúng ta phải vô ơn và nhục nhã phỉ báng cả hương hồn liệt sĩ của chúng ta! Đảng tồn tại bằng cách đó, làm sao tôi có thể đứng trong đảng đó được!

Báo Du Lịch đăng bài tri ân chiến sĩ quân đội ta đã chiến đấu hi sinh để bảo vệ Trường Sa thì báo bị đình bản! Blogger viết blog bày tỏ sự bất bình trước việc dân ta đánh cá trên vùng biển của ta bị lính Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp bóc, thì Blogger bị bắt! Còn báo Điện tử đảng Cộng sản Việt Nam sốt sắng tiếp sóng tuyên truyền cho Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa là của Trung Quốc thì báo bình thản vô can!

Những sự việc đau lòng, tủi nhục này diễn ra hàng ngày nhiều lắm, không sao kể xiết!

Những nhượng bộ, thỏa hiệp để Trung Quốc vạch lại biên giới, phân chia lại vùng biển, chiếm đất, chiếm biển của ta. Trong thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 3. 3. 2009 tôi đã dẫn chứng về việc mất đất mất biển. Những hợp đồng kinh tế dễ dãi, ưu ái dành cho Trung Quốc. Đại dự án bô xít gây lo lắng bất an cho cả dân tộc về môi trường, về văn hóa, về an ninh quốc phòng và đại dự án bô xít không vì nhu cầu cấp bách của sự phát triển kinh tế đất nước mà chỉ vì năm 2001, vừa trở thành người lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang Bắc Kinh ra mắt những người lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, từ bô xít đột ngột xuất hiện trong tuyên bố chung Giang Trạch Dân – Nông Đức Mạnh: "Nhất trí thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trong dự án bô xít nhôm Đắc Nông". Năm 2006, từ bô xít lại được nhắc lại trong thông báo về chuyến thăm Việt Nam của Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào: "Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô xít Đắc Nông"! Thế là dự án bô xít Tây Nguyên trở thành "chủ trương lớn của đảng và nhà nước ta" (Lời tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).

Căn nguyên vì sao Trung Quốc cần khai thác bô xít của Việt Nam và mối nguy hại của việc khai thác bô xít Tây Nguyên tôi đã nêu trong thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 3. 3. 2009. Điểm xuất phát của dự án bô xít Tây Nguyên là từ chuyến đi Trung Quốc của người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam và từ chuyến đi Việt Nam của người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc, sự nôn nóng thúc giục thực hiện dự án bô xít Tây Nguyên của phía Trung Quốc, sự phân tích thấu đáo của các nhà khoa học chỉ ra sự thua thiệt về kinh tế, mối nguy cơ về môi trường, về văn hóa, nỗi bất an về thế chiến lược quốc phòng của dự án bô xít Tây Nguyên đã cho thấy chủ trương lớn này của đảng không vì dân tộc Việt Nam! Cũng không vì dân tộc Việt Nam những đoàn người Trung Quốc lũ lượt đến Tây Nguyên, đào bới bô xít, đến Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa làm cảng biển, những người Trung Quốc xục xạo khắp rừng sâu núi thẳm với danh nghĩa thăm dò khai thác khóang sản nhưng thực chất họ làm gì chúng ta không biết! Càng không vì dân tộc Việt Nam những đoàn ô tô tải sức chở trên 20 tấn đêm đêm ầm ầm chở khoáng sản hiếm, tài nguyên quí của nước ta kìn kìn chạy sang phương Bắc!

Vì mối giao hòa với Trung Quốc làm chỗ dựa bảo đảm cho sự tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam mà đất đai của tổ tiên không được bảo toàn, quyền lợi kinh tế đất nước không được coi trọng, đạo lí làm người, văn hóa dân tộc không được giữ gìn, cả đến quyền công dân, lòng yêu nước của nhân dân không được nhìn nhận thì tôi không thể là đảng viên Cộng sản như vậy. Tôi xin trở về làm quần chúng, làm dân thường, đau nỗi đau của dân, cùng dân lo toan giữ lấy nước.

III. Đảng đang thực hiện những điều trái với Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong đời sống chính trị của đất nước ta hiện nay, từ ngữ có tần số sử dụng cao nhất là từ Hồ Chí Minh. Thần thánh hóa Hồ Chí Minh, đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn nói đi theo con đường Hồ Chí Minh đã chọn, rầm rộ học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhưng trong thực tế đã hoàn toàn làm trái tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trong bài viết "Ăn mày dĩ vãng – thực chất cuộc vận động học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh", tôi đã thẳng thắn nêu ra sự làm trái đó chính là để bảo vệ tư tưởng dân tộc rất sâu đậm của Hồ Chí Minh, bảo vệ hình ảnh bình dị và vô cùng gần gũi, thân thiết với dân của Hồ Chí Minh, những mong đảng tỉnh táo, dũng cảm nhìn nhận, xem xét lại. Hai cội nguồn sức mạnh của đảng là tinh thần dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mà cốt lõi tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là dân tộc. Khởi đầu con đường cách mạng của Hồ Chí Minh là dân tộc và đích đến của con đường ấy cũng là dân tộc. Như trên tôi đã nêu, đảng đã lấy giai cấp đánh tan rã, li tán, suy yếu dân tộc. Nay đến tư tưởng Hồ Chí Minh, đưa ra học tập ồn ào nhưng từ lâu, đảng đã bác bỏ những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh. Bài "Ăn mày dĩ vãng" tôi viết về sự bác bỏ đó. Đó là đóng góp của tôi, một đảng viên với đảng, là bộc lộ lòng yêu nước, bộc lộ tấc lòng trung trinh với dân tộc, với tổ quốc Việt Nam thân yêu của tôi.

Tình cảm của tuổi trẻ đưa tôi đến với đảng Cộng sản. Hiểu biết của nhận thức và thực tế cuộc đời đưa tôi đến quyết định từ bỏ sự lựa chọn cảm tính của tuổi trẻ.

Phạm Đình Trọng

Nhưng trong cuộc họp tôi được mời tham dự với nội dung "Nghe UBKT/ĐU thông báo việc giải quyết tài liệu Ăn mày dĩ vãng – thực chất cuộc vận động học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ", ngày 13. 11. 2009, đảng ủy nơi tôi sinh hoạt đã kết luận bài viết của tôi "đã phủ định chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã thể hiện rõ đồng chí không còn trung thành với đảng, với tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đã xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh" Đó là kết luận áp đặt, khiên cưỡng, thiếu thiện chí với tôi và né tránh, không đủ dũng khí nhìn vào sự thật.

IV. LỜI KẾT

Tất cả những điều tôi trình bày ở trên bộc lộ sự thất vọng của tôi về đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Vì thế tôi xin từ bỏ đảng tịch đảng viên Cộng sản. Cuộc sống luôn vận động và phát triển. Tư tưởng con người cũng luôn vận động và phát triển. Không còn vận động và phát triển được sẽ bị cuộc sống đào thải. Tình cảm của tuổi trẻ đưa tôi đến với đảng Cộng sản. Hiểu biết của nhận thức và thực tế cuộc đời đưa tôi đến quyết định từ bỏ sự lựa chọn cảm tính của tuổi trẻ. Tôi đã tự nguyện vào đảng, nay tôi tự rút ra khỏi đảng cũng là việc rất bình thường, lành mạnh đối với đảng cũng như với riêng tôi. Đảng ủy cần nhìn nhận sự việc ở góc nhìn của sự vận động, là sự bình thường, sinh động của cuộc sống, không nghiêm trọng hóa sự việc để dẫn đến quy kết, truy bức tư tưởng.

Nhà văn Phạm Đình Trọng đang sống ở TP. HCM. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, cũng là lá thư tác giả gửi cho Đảng ủy Phường 15, Quận Tân Bình, TP. HCM.

Bấm Bấm vào đây để xem ý kiến độc giả

Khoảng 7 triệu trẻ em Việt Nam “đạt chuẩn nghèo”

(Dân trí) - Thiếu thốn nghiêm trọng nhất là vấn đề nước và vệ sinh; hơn 60% trẻ em dân tộc thiểu số đang sống dưới mức nghèo khổ...


Khoảng 7 triệu trẻ em VN phải sống trong điều kiện thiếu thốn. (Ảnh minh họa)

Thông tin trên được đưa ra trong bản báo cáo Phương thức tiếp cận mới về nghèo ở trẻ em Việt Nam vừa được công bố ngày 25/11, do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH cùng nhiều bộ ngành liên quan thực hiện. Đây cũng là nội dung chính nằm trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2006-2010.


Cũng theo báo cáo trên, cứ 3 trẻ em thì có tới hơn 1 em không được tiêm phòng đầy đủ trước 5 tuổi. Gần một nửa số trẻ em không được tiếp cận công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn gia đình và 2/3 trẻ em không có quyển sách trẻ em hoặc sách tranh nào để đọc.
Một trẻ em được xác định là nghèo nếu như em đó không được đáp ứng ít nhất 2 trong 8 nhu cầu cơ bản: giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, giải trí, tham gia và bảo trợ xã hội. Với phương pháp tiếp cận đa chiều này thì tỷ lệ trẻ em nghèo ở Việt Nam vào khoảng 31%, cũng có nghĩa Việt Nam đang có khoảng 7 triệu trẻ em nghèo.

Thanh Trầm

"VN phá giá tiền gây căng thẳng ở châu Á" , sao "Thủ tướng khẳng định không phá giá tiền đồng???"

Quyết định phá giá đồng tiền Việt Nam đang làm căng thẳng gia tăng trên cả châu Á vì các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu trong vùng đang tranh nhau tạo ưu thế khi đơn đặt hàng từ Âu Mỹ dần phục hồi.

Đó là đánh giá của báo Wall Street Journal trong bài từ Hà Nội và Hong Kong 27/11/2009 về tin Việt Nam phá giá 5 phần trăm tiền đồng hôm thứ Tư vừa qua.

Các tác giả bài báo, James Hookway và Alex Frangos cho rằng đây là lần thứ ba từ tháng 6/2008 Việt Nam phá giá đồng tiền của mình.

Tuy nhiên, lãnh đạo Việt Nam chỉ gọi sự kiện quan trọng này là "điều chỉnh linh hoạt".

Tờ Wall Street Journal nhận định rằng có thể không có mấy nước châu Á làm theo Việt Nam nhưng nước cạnh tranh như Thái Lan đang phải chuẩn bị để không bị rớt khỏi cuộc chơi.

Nhà đầu tư quan tâm

Ông Phạm Thiên Long, chuyên gia tài chánh độc lập từ thành phố Hồ Chí Minh gọi quyết định thay đổi tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra tâm lý lo lắng cho nhà đầu tư.

Bấm Trả lời BBC hôm 27/11, ông Phan Thiên Long nói:

"Chứng khoán thế giới chỉ biến động hai ba hôm nay thôi, nhưng ở Việt Nam thị trường có 5 hay 6 phiên giảm giá, với lý do là người ta đặt dấu hỏi về khả năng điều hành vĩ mô, làm cho kinh tế không có ổn định.

Ông Long gọi siết chặt tín dụng là điều cần làm. Và lẽ ra phải làm từ nhiều tháng trước đây.

"Quan trọng nhất là ngành ngân hàng. Vì cái sự quyết liệt nhất của chuyện này là thắt chặt tín dụng. Nhưng phải thắt trước khi nó lên đỉnh điểm."

Thời điểm điều hành tỷ giá và lãi xuất cho vay của Ngân hàng Nhà nước cũng đã làm cho nhiều người quan tâm. Theo ông Long, Ngân hàng Nhà nước trước sau cũng sẽ độc lập khỏi chính phủ vì "đây là xu thế chung của thế giới."

"Việt Nam đi sau nước khác, các nước khác họ đã làm như vậy, không có lý do gì mình đi ngược lại, làm như vậy không giống ai."

Tính cạnh tranh

Báo kinh tế có uy tín ở Anh, tờ Financial Times hôm qua 26/11 cũng có bài cho rằng quyết định phá giá tiền của Việt Nam"chắc chắn không làm tính cạnh tranh cao hơn" (non-competitive devaluation).

Trên thực tế, như Financial Times (FT) đánh giá, đây là cách "trợ giá thô" cho ngành xuất khẩu Việt Nam, là làm thiệt hại cho các nước xuất khẩu khác.

Nhưng sẽ không có chuyện Việt Nam bị trả đũa.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam không phá giá VND mà chỉ điều chỉnh linh hoạt

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu

Theo tờ báo này, các chính phủ châu Á khác đang tìm cách hạn chế nguồn "tiền nóng" chảy vào.

Còn Việt Nam đang có vấn đề ngược lại, với khoản thâm hụt ngân sách 9,4 phần trăm GDP năm nay.

Theo FT, cả tiền đầu tư nước ngoài trực tiếp và nguồn ngoại hối về Việt Nam cũng giảm.

Ngoài ra, trên thực tế giá chợ đen của đồng đôla cũng đã biến đổi, khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải chính thức hóa tỷ giá mới nhằm ngăn chặn tình trạng "trượt dốc", theo FT.

Tuyên bố chính thức

Hãng tin Bloomberg 25/11 cho hay việc tiền đồng mất giá trên thị trường chợ đen cũng đã bắt đầu.

Còn theo bài trên Wall Street Journal, Việt Nam vừa phá giá tiền đồng, vừa tăng lãi suất lên 8% nhưng cả hai quyết định đều có động cơ là giải quyết các vấn của trong nước, như nhu cầu chống lại nạn đầu cơ.

Các nguồn tin khác thì đặt câu hỏi vì sao các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam trước đó liên tục nói là "không phá giá tiền đồng".

Hồi tháng 6/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu được báo chí Việt Nam trích lời, nói như thế.

Đấy cũng là quan điểm của cả Thủ tướng và Chủ tịch nước Việt Nam phát biểu tương tự, ít ra là theo các báo Việt Nam.

Tuy nhiên, đây có thể chỉ là cách dùng từ khác của quan chức Việt Nam.

Theo lời Thống đốc Nguyễn Văn Giàu được VnExpress trích lời mới hôm 25/11 thì: "Thủ tướng khẳng định Việt Nam không phá giá VND mà chỉ điều chỉnh linh hoạt tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, dựa trên mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến cán cân thanh toán quốc tế".


Cập nhật lúc 20:57, Thứ Tư, 25/11/2009 (GMT+7)
,

 - Đây là khẳng định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu về các quyết định can thiệp thị trường tiền tệ vừa ban hành và áp dụng từ ngày 26/11/2009.

 

Ông Giàu cho biết, trước diễn biến phức tạp của thị trường ngoại hối mấy ngày qua, giá vàng cũng tăng đột biến,  tối 24/11, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã ngồi bàn kỹ và đi đến quyết định điều chỉnh chính sách tỷ giá.

 

"Thủ tướng khẳng định Việt Nam không phá giá VND mà chỉ điều chỉnh linh hoạt tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, dựa trên mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến cán cân thanh toán quốc tế. Vì thế, đã quyết định điều chỉnh nhanh để can thiệp"- ông Nguyễn Văn Giàu nói.


Mô tả ảnh.
Thống đốc Nguyễn Vău Giàu: "Thủ tướng khẳng định Việt Nam không phá giá VND" - ảnh Phước Hà. 

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết thêm:

 

- Tôi cũng vừa công bố với tổng giám đốc 5 ngân hàng thương mại lớn và Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng là NNHH sẽ can thiệp mạnh từ chiều 25/11.

 

Cùng với can thiệp từ NHNN, các bộ ngành khác sẽ thực hiện rà soát thuế, mức thuế nhập khẩu nào còn khoảng trống thì phải xem để điều chỉnh. 

 

Bộ Công Thương cũng xem mặt hàng nhập khẩu nào không cần thiết, có tác động đến nhập siêu. Đồng thời, Thủ tướng sẽ yêu cầu một số tập đoàn kinh tế nhà nước xuất khẩu nắm giữ ngoại tệ lớn, tập trung nguồn tiền đó vào hệ thống ngân hàng và bán cho NNNN.

 

- Thưa ông, NHNN tính toán sự mất giá của VND như thế nào sau các quyết định điều chỉnh nói trên? Tác động của nó đến kinh tế vĩ mô, người dân và DN?

 

- Với hai nội dung giảm biên độ tỷ giá từ ±5% xuống ±3% và  tăng tỷ giá liên ngân hàng,  qua lần điều chỉnh này, VND mất giá khoảng 3,44% nếu như tỷ giá giao dịch cao nhất là 18.500 đồng/USD. 

Việc đều chỉnh lần này khiến nghĩa vụ trả nợ quốc gia sẽ tăng lên. Nhưng nếu kinh tế thế giới ổn định, nền kinh tế Việt Nam ổn định và tăng trưởng thì đến một giai đoạn nào đó, nghĩa vụ trên sẽ giảm dần, chứ không tăng mãi.

 

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, tính đến thời điển này, các DN trong nước đã nhập khẩu gần 7 tấn vàng.

 

Cụ thể, trong ngày sốt giá thời điểm 11/11/2009, NHNN đã cấp phép cho nhập 1,1 tấn và vàng đã về nước ngay. Sau đó, các DN tiếp tục nhập và đến nay đã nhập về 6,8 tấn.

 

Tổng cộng, đã có 11 DN được phép nhập khẩu vàng, trong đó có 3 DN không phải ngân hàng.

 

"Hiện tại cung cầu vàng không có gì mất cân đối như lúc trước", ông Giàu nói

 

Ông Giàu cảnh báo, việc kinh doanh vàng hiện nay và việc giá vàng tăng không tạo ra của cải vật chất cho xã hội, không thu hút lao động hay tạo ra lợi ích khác mà chỉ là sự đầu cơ ăn chênh lệch.

Việc điều chỉnh có tác động đến các doanh nghiệp đang vay ngoại tệ. Hiện bình quân lãi suất vay ngoại tệ khoảng 5%/năm,  nếu cộng cả các lẫn điều chỉnh trước đây, lãi suất sẽ là 12,7%. Theo tôi, mức này có thể chấp nhận được.

 

Thế nhưng việc điều chỉnh cũng mang lại nhiều lợi ích. Rõ nhất là tác động hỗ trợ xuất khẩu. Mặt khác, khi điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, nghĩa vụ đóng thuế sẽ cao hơn, giúp hạn chế nhập siêu ở mức độ nào đó. Bên cạnh đó, khi có chính sách can thiệp đúng thì sẽ tạo tâm lý và lòng tin.

 

- Ông dự báo ra sao về diễn biến giá ngoại tệ trên thị trường tự do sau các quyết định này?

 

- Khi điều chỉnh tỷ giá và can thiệp mạnh, tỷ giá sẽ trở lại mức bình thường, thực tế này đã từng xảy ra. 

 

- Thủ tướng yêu cầu một số tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ ngoại tệ lớn bán ngoại tệ cho ngân hàng, ông có thể cho biết nguồn này vào khoảng  bao nhiêu?

 

Tôi khẳng định, đến nay, nguồn ngoại tệ vẫn đủ 12 tuần nhập khẩu, chúng ta chưa yêu cầu kết hối ngoại tệ, và giải pháp đó chưa cần thiết.

 

Nhưng để tránh tình trạng găm giữ ngoại tệ, Chính phủ có ý kiến chỉ đạo một số tập đoàn nhà nước, yêu cầu họ có trách nhiệm trước quốc gia. Quan điểm của tôi là chỉ cần vài ba doanh nghiệp lớn, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu tài nguyên bán ngoại tệ cho ngân hàng thì thị trường sẽ diễn biến tích cực.

 

Lượng ngoại tệ trên tài khoản của các tổ chức, doanh nghiệp gửi ở ngân hàng là khoảng 10,3 tỷ USD. Hiện do tâm lý ngại VND mất giá nên có tình trạng găm giữ.

 

- Với những quyết định này, tỷ giá sẽ biến động mạnh, ông có thể nói gì về tỷ giá trong thời gian tới?

 

Về nguyên tắc, tỷ giá sẽ linh hoạt theo thị trường có sự quản lý của nhà nước. NHNN tùy theo diễn biến của thị trường để điều hành, nhưng tư tưởng là làm sao phải ổn định để các DN có điều kiện làm ăn tốt hơn. Nếu như lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế ổn định đúng như dự báo, tỷ giá cũng sẽ ổn định.

 

Chúng ta điều hành tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước, dựa trên mối tương quan với lãi suất, cán cân thanh toán, lạm phát... chứ không phá giá VND. Vì thế, chính sách thời gian tới vẫn đảm bảo sự ổn định và linh hoạt.

 

- Tại sao NHNN quyết định tăng lãi suất cơ bản khi cách đây không lâu vẫn tuyên bố ổn định. Liệu có phải do lo ngại lạm phát?

 

Việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu là nhằm kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại huy động vốn.

 

Đến thời điểm này, tăng trưởng tín dụng đã lên mức 34,5%. Tăng trưởng tín dụng cao thì gây áp lực trở lại với tỷ giá. 

 

Ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ KH - ĐT, cũng cho biết điều chỉnh như vậy không ảnh hưởng gì đến sự tăng trưởng. Lãi suất cao hơn làm cho giá thành cao hơn một chút.

 

Về mặt lạm phát, lạm phát tháng 11/2009 vào khoảng 0,5-0,6%. Tăng lãi suất cơ bản làm giá  thành của DN tăng nhưng DN sẽ làm mọi cách để không tăng cao, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh đầu ra, sẽ tiết kiệm vốn, sử dụng hiệu quả nguyên liệu.

 

 

 Sẽ không tiếp tục hỗ trợ lãi suất ngắn hạn

 

Ông Nguyễn Văn Giàu cho biết, Thủ tướng cũng kết luận sẽ kết thúc gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn theo Quyết định 131 đúng thời hạn ngày 31/12/2009.

 

Trước đây, có thông tin ra ngoài là kéo dài gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đến hết quý I/2010 với mức hỗ trợ 2%, nhưng trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 10 của Chính phủ không đề cập vấn đề này.

 

Đây là điều hợp lý vì đã nâng lãi suất cơ bản, mà vẫn giữ gói hỗ trợ này thì không có ý nghĩa.  

 

Phước Hà

Friday, November 27, 2009

Nở trường, nở lớp, không nở nhà vệ sinh

Thứ Sáu, 27/11/2009, 05:00 (GMT+7)

TT - Số lượng học sinh (HS) tăng đều nhưng nhà vệ sinh (NVS) không tăng, thậm chí còn quá thiếu so với nhu cầu bình thường của HS. Nơi được gọi là NVS vẫn cứ là nỗi ám ảnh của HS, nỗi ray rứt của lãnh đạo nhà trường.

Nhà vệ sinh Trường tiểu học Tân Quý Tây chỉ có bốn phòng nằm giữa đồng ruộng, HS phải băng qua bờ ruộng dài (ảnh chụp từ cổng sau trường) - Ảnh: P.Đ.

Trường THPT Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM có mười khu NVS với khoảng 100 phòng vệ sinh. Với tổng số 2.700 HS, tính ra cứ 27 HS có một NVS. Đây được xem là "tỉ lệ vàng", niềm mơ ước của hầu hết các trường khác. Nhưng những trường được như THPT Lương Thế Vinh chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Hơn 100 HS/phòng vệ sinh

Trường THCS Kim Đồng, trường có diện tích khiêm tốn nhất Q.5, vốn là một trường tiểu học từ trước năm 1975 có sức chứa khoảng 20 lớp, dưới 1.000 HS. Hơn 30 năm cơi nới, sửa chữa, hiện trường có 48 lớp với 2.330 HS. Nhưng số phòng vệ sinh không nở theo số lớp. Trường có ba khu NVS, trong đó một khu NVS cũ nằm sát khu nhà dân, bốc mùi nên trường đã chuyển sang làm kho, một khu dành cho giáo viên.

Nhiều năm qua hơn 2.000 HS phải chia nhau khu NVS với mười phòng nam và mười phòng nữ. Lưu lượng HS ngày càng đông nhưng do cơ sở vật chất hạn chế, thiếu phòng học, NVS, trường chỉ có thể mở tám lớp bán trú. Ray rứt trước thực trạng này, trường đã tự tìm nguồn tài trợ từ các mạnh thường quân, cải tạo khu nhà kho trên nền NVS cũ thành 20 phòng vệ sinh mới vừa đưa vào sử dụng tháng 11 này.

"Ôm nỗi buồn riêng"

Có một thực tế hầu hết NVS trường học được xây theo kiểu cá nhân, từng phòng riêng biệt, rất ít trường có khu vệ sinh tập thể. Mỗi khu vệ sinh chỉ vài phòng, nghĩa là cùng lúc chỉ có vài HS được vào trong, các bạn khác phải "ôm nỗi buồn riêng" đứng đợi bên ngoài. Sau giờ chơi, giờ nghỉ trưa... NVS thành một bãi chiến trường: dưới sàn nước lênh láng, lớp nhớp dấu giày dép, đất cát và kinh khủng hơn là mùi hôi bốc lên do giội không kỹ. Đó là chưa kể mùi lưu cữu lâu ngày đã thấm vào tường NVS. Thêm nữa, NVS thường được xây nơi góc khuất, nền thấp. Ở những trường vùng trũng, nước ngập thì NVS ngập trước tiên và là nơi ẩm thấp nhất sau khi nước rút.

Trong khi đó Trường tiểu học Bình Mỹ, huyện Cần Giờ có hai cơ sở nằm đối diện nhau nhưng chỉ có bốn phòng vệ sinh dùng chung cho thầy cô và HS nằm trong khuôn viên cơ sở chính. Thầy cô và HS cơ sở phụ muốn đi vệ sinh phải băng qua đường sang cơ sở chính xếp hàng chờ. Tương tự, Trường tiểu học Long Thạnh (Cần Giờ) có năm phòng vệ sinh tối om do chỉ có một cửa chính đi vào chung cả nam lẫn nữ. Bên trong các phòng vệ sinh đều xuống cấp nghiêm trọng.

Khó khăn hơn, Trường tiểu học Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh có 500 HS nhưng chỉ có bốn phòng vệ sinh dành cho HS (hai phòng nam và hai phòng nữ). Chuyện đi vệ sinh ở trường này quá nhiêu khê vì khu vệ sinh nằm trên một mảnh đất nhỏ ngoài khuôn viên trường. Muốn "đi", HS phải băng qua một bờ ruộng nhỏ dài hơn 20m. Ngày mưa HS đi lại rất khó khăn.

NVS trường nào cũng có nhưng đối với HS đó là nơi "bức xúc quá mới ráng vào". Hầu hết HS "để dành" về nhà, chỉ quăng vội cặp xuống là chạy ù vào NVS.

Không đủ chỗ rửa tay

Ở nhiều trường tại TP.HCM, HS 100% bán trú hoặc học hai buổi. Mỗi ngày các em có thể ở trường gần mười giờ, ăn, ngủ, mọi hoạt động vệ sinh diễn ra ở trường mà cả trăm HS mới có một NVS quả là kinh khủng! Thực tế ở hầu hết các trường phổ thông tại TP.HCM, trường nào đạt tỉ lệ 50 HS/NVS là quá mừng. Hầu hết khoảng 100 HS trở lên mới có một phòng vệ sinh.

Câu chuyện này không mới nhưng không dễ thay đổi, khắc phục. Nói như thầy Kim Vĩnh Phúc, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh: "Có được nhiều NVS như thế này là một may mắn của trường. Khi xây dựng, đơn vị đầu tư đã có tầm nhìn xa, thấu hiểu được tầm quan trọng của NVS trong trường và dũng cảm dành diện tích xứng đáng cho khu vực này. Trong khi đó, nhiều trường bạn cũng là trường mới nhưng NVS vẫn thiếu nghiêm trọng, rất cực''.

Còn nói như thầy Trần Mậu Minh, hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1: "Trường tôi số lượng NVS thuộc loại nhiều so với các trường khác. Chuyện liên quan đến NVS là câu chuyện dưới cờ thường xuyên ở trường tôi. Giờ chơi là giờ các em "oanh tạc" dữ dội khu NVS, ý thức sử dụng NVS thế nào để nơi ấy không thành bãi chiến trường, làm thế nào nhanh hơn để bạn có nhu cầu vào trong đó.

Mùa cúm, HS được khuyến cáo phải rửa tay thường xuyên. Nếu các em rửa tay đúng cách, thời gian rửa sạch hai bàn tay khoảng hai phút. Giờ chơi vài mươi phút, với những trường có hàng ngàn HS, chỉ riêng số vòi rửa phải lên đến hàng trăm. Liệu có mấy trường dám chắc trường mình có đủ chỗ cho HS rửa tay?".

Trước thực tế số lượng HS tăng nhanh từng năm, khi xây dựng một ngôi trường hoặc một dãy phòng học mới, đơn vị đầu tư luôn ưu tiên diện tích xây lớp học, sau đó là đầu tư thiết bị, thậm chí nếu thiếu đất người ta sẽ thu nhỏ diện tích NVS. NVS chưa được nhìn nhận đúng mức tầm quan trọng của nó khi mà thời gian có mặt ở trường của HS hiện nay có thể nhiều hơn ở nhà.

Còn trường cũ muốn xây thêm NVS không dễ dàng gì, nói như thầy Trần Lung Trường THCS Kim Đồng: xây khu NVS kéo theo những vấn đề khác như hầm, cống thoát, hệ thống cấp nước... Chuyện này cần được lưu tâm từ đầu, ngay khi những ngôi trường còn là bản thiết kế. Bởi lẽ việc thiếu thốn, mất vệ sinh ở khu NVS trường học sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật mà HS sẽ gánh chịu.

PHÚC ĐIỀN

Vinashin đầu tư vốn vay quá dàn trải

Cập nhật lúc 20:27, Thứ Năm, 26/11/2009 (GMT+7)

 - Nguồn vốn 750 triệu USD huy động từ trái phiếu quốc tế đã bị Vinashin đầu tư rất dàn trải và phần lớn chưa phát huy hiệu quả.  Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính về tình hình sử dụng vốn của tập đoàn này nêu rõ như vậy.

Bộ Tài chính cho biết, đến hết năm 2008, Vinashin đã giải ngân xong 750 triệu USD và bắt đầu thu hồi và cho vay quay vòng số vốn thu hồi.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính nhận định, Vinashin đã đầu tư quá dàn trải. Cụ thể, tổng số dự án sử dụng nguồn vốn này lên tới 219 nên số lượng dự án dở dang nhiều. Tính đến 31/12/2008, số lượng dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đồng bộ là 56 dự án, số còn lại là 163 dự án. Như vậy, có đến 75% số dự án chưa phát huy tác dụng.

 

Mô tả ảnh.
Hàng trăm triệu vốn vay chưa phát huy tác dụng. (Ảnh: moit)

Về tình hình trả nợ nước ngoài, cho đến nay, Vinashin vẫn thực hiện được việc thanh toán lãi trái phiếu, riêng kỳ hạn 15/01/2009, Vinashin gặp khó khăn về việc mua ngoại tệ để thanh toán nên Bộ Tài chính đã phải hỗ trợ để không chậm thanh toán. 

Tuy nhiên, việc thu hồi nợ của các đơn vị thành viên đã được cho vay lại từ nguồn vốn trái phiếu thì 100% các đơn vị sử dụng vốn trái phiếu quốc tế đã không trả được khoản lãi tính đến 31/12/2008 là 57,20 triệu USD, tương đương với hai kỳ trả nợ lãi của trái phiếu quốc tế. 

Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân tình trạng này chủ yếu là các dự án dở dang quá nhiều, không đưa vào khai thác kịp nên không đảm bảo tiến độ hợp đồng đã ký dẫn đến nhiều hợp đồng bị huỷ và hoãn. 

Cụ thể, Vinashin có tổng số tàu đã ký hợp đồng chính thức (firm order) đến 31/03/2009 là 173 chiếc, với trị giá hợp đồng  trên 4 tỷ USD nhưng đã có tới 14 tầu bị huỷ với trị giá hợp đồng bị huỷ là 392,29 triệu USD (chiếm 9,67%, trị giá hợp đồng đã ký kết) và 32 tầu tạm hoãn với trị giá 696,97 triệu USD (chiếm 17,18% trị giá hợp đồng đã ký kết).

  • Song Trà
,

Thursday, November 26, 2009

Những khu đô thị vắng người - Kỳ 1: Sàn nóng, đô thị hoang

TT - Nhiều dự án nhà đất ở các khu đô thị mới quảng cáo ì xèo trên báo. Người mua tranh nhau bốc thăm mua đất nền. Thế nhưng chủ yếu là mua đi bán lại kiếm lời chứ ít ai xây nhà, thậm chí có xây rồi cũng bỏ hoang đó. Vì sao?

Hàng loạt dãy nhà ở khu công nghiệp - đô thị Mỹ Phước 2 (huyện Bến Cát, Bình Dương) đã mọc lên nhưng cửa đóng then cài, chưa có người đến ở (ảnh chụp chiều 22-11) - Ảnh: T.T.Dũng

Hàng loạt đô thị và khu dân cư mới đang mọc lên tại Bình Dương và Đồng Nai. Nhưng không ít nơi bị bỏ hoang, trở thành nỗi lo của chủ đầu tư do sức mua tại địa phương chưa theo kịp và hạ tầng kết nối với TP.HCM chưa hoàn chỉnh.

Nhưng có một điều an ủi cho chủ đầu tư các dự án này là giao dịch mua đi bán lại vẫn sôi động. Diễn biến này khác hẳn với thị trường bất động sản ở TP.HCM vốn đang chịu cảnh trầm lắng.

Những ngôi nhà mới xây nhưng vắng bóng người tại KCN - đô thị Mỹ Phước 2 (Bình Dương) - Ảnh: T.T.D.

Nhà hoang, đô thị vắng

Mua để kinh doanh

Ông Trần Văn Dũng - giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương - thừa nhận do khả năng tài chính của cư dân địa phương không cao, khách mua là người đến từ TP.HCM chủ yếu với mục đích kinh doanh nên các khu dân cư hay đô thị trên địa bàn đều thưa vắng bóng người. Thậm chí, theo ông Dũng, ngay cả khu dân cư Chánh Nghĩa nằm ở thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) cũng còn đất nền bỏ hoang dù đã được xây dựng và hình thành cách nay hơn mười năm.

Lưng đẫm mồ hôi với công việc trộn hồ dưới cái nắng gay gắt của buổi trưa, chị T. (đường NK9, Khu đô thị - công nghiệp Mỹ Phước 3, Bình Dương) vẫn niềm nở tiếp chuyện chúng tôi. "Thỉnh thoảng cũng có vài ba người đi xem đất, nhưng nhiều hôm chẳng thấy một bóng người lạ. Còn người quen càng không có vì chưa ai đến ở cả…" - chị T. nói.

Xung quanh ngôi nhà đang cất dở dang của chị T. hầu hết là các khu đất đang bị bỏ trống, cỏ xanh mượt mọc cao đến ngang lưng. Đối diện nhà chị là một dãy phố hơn 30 căn hai tầng, cửa đóng im ỉm với nhiều mảng tường rêu bám điểm những vết nứt, cùng các ô kính đã bị ai đó đập vỡ.

Vốn là nông dân ở xã Thới Hòa (Bến Cát, Bình Dương), chị T. cho biết chưa bao giờ nghĩ đến sống ở khu đô thị. Nhưng từ khi đất bị giải tỏa, gia đình chị cũng phải mua một nền đất tại khu đô thị từ số vốn được đền bù.

Chị T. hi vọng khu dân cư rồi sẽ đông đúc hơn nhưng "chắc phải vài năm nữa". Trên một con đường tráng nhựa khác ở khu đô thị cũng khá vắng vẻ, chị Út B. buồn rầu cho biết tiệm tạp hóa của gia đình thỉnh thoảng đón vài vị khách lạ đến uống ly nước, mua một gói thuốc.

Phần lớn thời gian trong ngày chị tập trung chăm con trong khi chồng làm việc ở một nhà máy tại khu công nghiệp để kiếm tiền. "Gia đình tui sinh sống ở đây nhiều năm, nhưng các dãy phố cất lên ở tất cả các con đường trong khu này ít khi thấy bóng người. Nhiều nhà mới xây trông đẹp lắm nhưng đang xuống cấp vì không có người ở..." - chị Út B. nói. Thay vào đó, con đường đẹp nhất ở khu vực này lại là nơi có nhiều văn phòng của các công ty môi giới mua bán đất.

Dọc hai bên tất cả trục đường chính tại Khu công nghiệp - đô thị Mỹ Phước, nhiều dãy phố cao tầng cả mới lẫn cũ chen nhau nhưng phần lớn đều cửa đóng then cài, bỏ mặc cho dây leo và nhện giăng. Bao quanh những dãy nhà phố bỏ hoang này, các khoảnh cỏ tươi tốt được nhiều người dân trong vùng tận dụng để đưa trâu, bò và cả dê vào chăn thả. Đây cũng là hình ảnh thường thấy ở hầu hết các khu dân cư, khu đô thị mới mọc lên ở Đồng Nai và Bình Dương.

Vẫn sôi động mua đi bán lại

Trái với tình cảnh vắng vẻ ở các khu dân cư cũng như khu đô thị mới, hoạt động mua bán đất nền ở các dự án này vẫn diễn ra khá sôi động kể từ đầu năm đến nay. Đầu tháng 11, hàng trăm khách hàng đã chen chúc tại chi nhánh TP.HCM của một công ty bất động sản Bình Dương. Một trong những lý do là nhiều khách hàng đã không được bốc thăm mua đất nền.

Anh Nguyễn Văn H. (quận 7, TP.HCM) bức xúc cho biết anh cùng một số người thân trong gia đình đã đóng tiền "đặt chỗ" lên tới 30 triệu đồng/nền để tham gia bốc thăm mua đất nền dự án The Green River (một tên gọi của dự án khu dân cư ấp 5B Thới Hòa, thuộc Khu công nghiệp - dân cư Thới Hòa, huyện Bến Cát, Bình Dương).

Tuy nhiên, do không được nhân viên môi giới gửi thư mời, anh đã không được vào hội trường để rút thăm mua đất nền như cam kết. Tương tự, nhiều người đã đặt chỗ với số tiền khá lớn nhưng vẫn phải ngồi ngoài với lý do... đến trễ. Điều khá ngạc nhiên là nhiều người thậm chí chưa biết "mặt mũi" của khu dân cư này, chưa nói đến hồ sơ pháp lý của dự án.

Trước đó, các đợt bán sản phẩm của các dự án khu đô thị Hoàng Gia, Hưng Phước, Rạch Bắp (Bình Dương)... do các công ty kinh doanh bất động sản tại TP.HCM tung ra cũng thu hút hàng trăm khách hàng chen lấn nhau đăng ký mua. Trong số khách hàng này, không ít người đến từ các địa phương xa xôi ở các tỉnh Tây nguyên, ĐBSCL và cả khu vực phía Bắc.

"Hầu hết khách hàng mua đất nền tại các tỉnh đều là người TP.HCM, họ mua đi bán lại kiếm lời chứ chẳng ai có ý định cất nhà để ở cả…" - bà Đỗ Thị Loan, tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nói. Theo bà Loan, từ các khu đô thị tại Bình Dương đến khu các dân cư Lộc Thọ - Phước An (Đồng Nai), nhiều dãy phố được chủ đầu tư xây dựng và bán cho khách hàng rồi... để đó, chịu xuống cấp.

Mục tiêu 10 năm, thậm chí 20 năm sau

"Không phải là một vài năm hay 5 năm, mà mục tiêu của dự án là 10 năm tới, thậm chí có thể là 20 năm sau. Chúng tôi không đầu tư lướt sóng mà là đầu tư dài hạn với kỳ vọng sẽ đón đầu triển vọng Bình Dương thật sự trở thành vệ tinh trong không gian đô thị mở rộng của TP.HCM. Nhưng thách thức sẽ vẫn rất lớn, đó là hạ tầng kết nối giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận.

Chỉ đến khi việc đi lại giữa TP.HCM và các vệ tinh này được hoàn thiện hơn, người dân TP.HCM mới tìm đến một không gian sống, một lối sống đô thị tại các tỉnh. Người dân Bình Dương có thể giàu, có thể hoàn toàn đủ tiền để mua những ngôi nhà trong khu đô thị này, nhưng có lẽ họ là những người cuối cùng vào sinh sống tại đây". Đây là những lời tâm sự của ông Khoo Teck Chong - tổng giám đốc Công ty CP SetiaBecamex, chủ đầu tư dự án khu đô thị sinh thái Ecolakes - tại buổi giới thiệu về dự án này.

HẢI ĐĂNG

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty