TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, June 12, 2010

Nhà riêng phó chủ tịch huyện bị cài lựu đạn

Lao Động số 132 Ngày 11/06/2010 Cập nhật: 9:05 AM, 11/06/2010


(LĐ) - Đó là nhà riêng ông Lê Ngọc Anh - Phó Chủ tịch huyện Ea Kar - ở khối 4, thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar, Đắc Lắc.

Hung thủ đã cài một quả lựu đạn quân dụng ở chế độ sẵn sàng bung chốt trên cánh cổng của nhà riêng ông Anh. May mắn là bà Trần Thị Tân Nhã, vợ của ông Anh khi đi làm về thấy trước cổng có vật lạ đã cảnh giác không đụng và lập tức điện báo cho các cơ quan chức năng của huyện đến kiểm tra, xử lý tại chỗ.

Bước đầu, các cơ quan chức năng của huyện nhận định: Đây là hành vi trả thù cá nhân.

Ngày 10.6 một cán bộ lãnh đạo huyện Ea Kar đã cho biết thông tin trên.

Đ.B.T

Friday, June 11, 2010

PN&HĐ: Các ảo thuật gia và hội chứng IQ ở Việt Nam

Tuần này là sự trở lại của Trực Ngôn với những vui buồn trong phát ngôn và hành động của các nghị sĩ và nghệ sĩ Việt Nam.

Trung tâm hành chính Ba Vì - Màn trình diễn của các ảo thuật gia?

Hà Tây đột nhiên biến mất và rồi hiện ra với bộ mặt khác: Hà Nội. Người dân không phản đối chính sách ngày ấy. Nhưng cho tôi nói thật: họ không hiểu lý do cho dù chúng ta ra rả thuyết trình. Bây giờ khi đi qua hai thành phố Sơn Tây và Hà Đông, nhiều người vẫn ngơ ngác và mang trong lòng nỗi ám ảnh về hai thành phố chết trẻ nhất trên thế gian này. Bởi một chính sách lớn như sát nhập cả một tỉnh Hà Tây, một vùng đất của văn hoá vô cùng đặc sắc, vào Hà Nội mà hình như chẳng ai biết.

Vì thế, mới có chuyện người ta cứ "làm lễ" cho hai thị xã nói trên thành hai thành phố để rồi chưa đầy 9 tháng sau người ta lại đọc lời vĩnh biệt hai thành phố ấy.

Chuyện Hà Tây trở thành Hà Nội chưa kịp nguôi đi bởi thời gian thì người dân lại sững sờ khi chứng kiến màn trình diễn mới: Chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì.

Trong một cuộc thảo luận ở Quốc hội mới đây, những đại biểu QH  cấp "đại cử tri" như Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Hội Luật gia Phạm Quốc Anh, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng...đã phải kêu lên trước màn trình diễn ấy.

Chủ tịch Hội Luật gia Phạm Quốc Anh nói: " Đó cũng là cách tạo cớ cho kẻ đầu cơ tăng giá đất đai. Có người còn bảo, nhiều cán bộ có trang trại lớn ở Ba Vì, muốn có đồ án này để đẩy giá lên, bán đi ôm tiền vào túi".

Câu nói này đúng là của một người đại diện cho dân. Vì đó là ý nghĩ của dân không chỉ khi có dự án chuyển TT hành chính quốc gia lên Ba Vì mà đó là ý nghĩ đã có từ biết bao năm nay rồi trước biết bao dự án. Thử hỏi có người dân nào được sở hữu những miếng "đất vàng" như thế không? Chúng ta có dám công khai những vùng đất đẹp nội ngoại thành Hà Nội đang thuộc về ai không? Tôi tin nhận định của đại biểu Phạm Quốc Anh. Xin đa tạ sự trung thực của ông.

Quả thực như đại biểu Nguyễn Văn Thuận thì nói như một tiếng thở dài não ruột: "Phải tạo chuyển biến rõ rệt nội đô cho đàng hoàng. Nội đô hiện nay cứ nay đào mai bới. Nhà cổ khi bảo giữ, lúc nói phá, không nhất quán".

Chỉ cái việc thiết thực trước mắt và không khó khăn gì lắm mà chúng ta cũng không làm ra hồn thế mà cứ bàn đến chuyện 100 năm sau. Nhưng ngẫm ra thì chẳng có gì ngạc nhiên. Bởi đó chỉ là màn diễn của các ảo thuật gia biến một vùng đất xa xôi thành một thế giới vàng...cho họ. Và đây đâu phải lần đầu tiên họ thể hiện màn trình diễn đó!

Quá nhiều đại biểu Quốc hội đã phân tích hợp tình hợp lý nhưng hình như vẫn chẳng có dấu hiệu gì thay đổi. Họ thấy một sự bất bình thường trong chuyện này. Có đại biểu phải kêu lên như một sự bất lực "Họp Thường vụ QH, tôi đã nêu câu hỏi, Bộ trưởng Xây dựng đã giải trình nhưng tôi vẫn chịu, không hiểu."

Không chỉ mình đại biểu kia không hiểu. Nhân dân cũng không hiểu vì sao lại thế cho dù họ hiểu vì sao người ta làm thế.

Ôi, các ảo thuật gia! Các ngài đã biến ruộng đồng của nhân dân thành sân golf, biến công viên thành khách sạn, biến hồ nước thành mặt bằng, biến 1 giường bệnh viện cho 1 bệnh nhân nằm thành một chiếc giường khổng lồ chứa được 3, 4 bệnh nhân, biến một trung tâm văn hoá thành khu chung cư cao cấp, biến nông dân nhiều khu vực thành những thị dân vô nghề nghiệp, biến những người chỉ sau một đêm có đến mấy bằng cử nhân, thạc sỹ...

Và nhân dân, những khán giả với hàng trăm, hàng nghìn lo toan, vất vả, thiếu thốn... đang đợi một ngày được các ngài biến giấc mơ giản dị của họ thành hiện thực.

Hội chứng IQ ở Việt Nam

Suốt mấy ngày nay, có biết bao nhiêu người Việt Nam đang đi trên đường, đang ăn trong quán, đang uống cà phê, đang cố thoát ra khỏi nạn tắc đường kẹt xe, đang đu mình trên ròng rọc qua sông đến trường, đang nhễ nhại mồ hôi vì mất điện, đang tìm cách chạy trường chạy lớp cho con cái, đang cười nói với bạn bè hoặc đang khóc lóc... bỗng chợt dừng lại, ngẩn ngơ rồi cứ sờ nắn đầu mình giống một người mù sờ nắn một vật thể lạ.

Có nguồn tin cho rằng việc sờ nắn đầu mình là do một căn bệnh lạ vừa tràn đến Việt Nam. Các chuyên gia của Viện Vệ sinh Dịch tễ học Hà Nội nháo nhào tìm nguyên nhân căn bệnh. Nhưng họ đã thất bại. Cuối cùng người tìm ra bệnh lại là các nhà báo. Đó là căn bệnh mang tên IQ.

Căn bệnh này sinh ra từ các cuộc tranh luận trong Quốc hội về việc xây đường sắt cao tốc ở nước ta. Nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội trái ngược nhau và có vẻ bất phân thắng bại.

Người ví xây đường sắt cao tốc giống như sự xuất hiện của một chàng trai trong truyện cổ để đánh thức nang công chúa "tiềm năng" của tỉnh mình đang ngủ trong rừng. Mà tỉnh nào cũng có một nàng công chúa "tiềm năng" đang ngủ li bì mà chưa biết cách nào cho nàng thực dậy. Thế là ai có cơ hội phát biểu đều kêu gọi hãy xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở tỉnh mình là hợp lý.

Người ví làm đường sắt cao tốc như xây móng nhà cho con cháu tương lai. Người bảo con cháu sẽ còng lưng, è cổ ra mà trả nợ. Có người lại bảo lên miền núi mà xem tàu cao tốc. Đó là việc các em học sinh phải dùng ròng rọc để qua sông đi học giống như các ninja Nhật Bản.

Nhưng cuối cùng, đại biểu Trần Tiến Cảnh kết luận: "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm... Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây".

Đại biểu Trần Tiến Cảnh: "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc".

Nếu ông Trần Tiến Cảnh là dân thường thì việc quả quyết của ông "các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc" cũng chẳng ảnh hưởng gì. Nhưng ông đang là đại diện của nhân dân. Chẳng lẽ ông đại diện cho nhân dân ủng hộ một việc mà con cháu của nhân dân chắc chắn sẽ phải tối mặt cày cấy và nuôi vịt đẻ trả nợ nhiều đời vì món tiền "khổng lồ" xây dựng đường sắt cao tốc.

Thiển nghĩ, nếu đại biểu QH nào đó không hiểu được vấn đề QH bàn luận thì "im lặng" là thể hiện lòng yêu nước, thương dân có hiệu quả nhất của họ.

Viết đến đây, Trực Ngôn tôi lại nhớ đến một đại biểu QH vốn người xã Sơn Công, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây cũ là ông Ấn. Ông Ấn là đại biểu QH và trong nhiệm kỳ 5 năm của mình, như ông ấy kể, là ông ấy ăn trầu hết 1000 quả cau (đại biểu QH Ấn nghiện ăn trầu mà) nhưng không phát biểu một lần nào vì "mình biết gì đâu mà phát biểu". Ông Ấn là một người yêu nước, thương dân. Chứ ông ấy không biết gì mà cứ phát biểu thì... than ôi.

Một đại biểu QH tôi biết cũng yêu nước bằng cách không phát biểu gì vì không biết gì. Đó là một diễn viên Chèo của Hà Tây cũ. Khi tiếp xúc cử tri trong cuộc bầu cử QH năm ấy, đến đâu bà cũng chỉ nói "Em xin hát một điệu Chèo phục vụ bà con" vì bà đâu có biết nói về những vấn đề an sinh hay chiến lược phát triển văn hoá. Thấy bà mộc mạc, chân thành thế là nhân dân bỏ phiếu cho bà làm đại biểu QH.

Và trong nhiệm kỳ của mình, bà cũng không phát biểu một lời nào. Nhưng bà không được hát Chèo ở trong các kỳ họp QH. Chẳng lẽ ở Hội trường Ba Đình bà lại đứng lên hát một điệu Chèo về chính sách giáo dục hay quốc phòng ư. Ví dụ: Này bà con ơi...Sao ? Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ ? Không xưng danh thì ai biết là ai... Này i..i...à...í i.. ì, tôi.. đang đứng i..i.. ở Hội trường ì..i..i.. Nhưng nhân dân cũng công nhận bà là người yêu nước, thương dân vì không phát biểu gì.

Đại biểu Trần Tiến Cảnh nói "Việt Nam không phải nước nghèo". Đấy là ông Cảnh nói nhé chứ không phải tôi. Vậy nước ta là nước gì ? Không nghèo thì là giàu chứ gì hay là không giàu không nghèo chăng? Thôi chuyện này cũng chẳng nên nói thêm, mệt lắm rồi, trời lại đang nóng bức, điện lại đang cắt, đường lại đang tắc.

Nhưng hơn 50 tỉ đô la cho đường sắt cao tốc đâu phải chuyện đùa! Trong khi ấy, cơ sở hạ tầng của ngay Hà Nội này tồi tệ đến nhường nào. Đấy là chưa nói đến các vùng ngoại ô và vùng sâu vùng xa. Rồi tàu cao tốc chứ chạy tít mù nhanh nhất nhì thế giới còn nhân dân cứ dùng ròng rọc mà bay qua sông, cứ mặc áo mưa cho dù "trời không mưa nhưng cứ mặc áo mưa" để khỏi bụi, cứ bơi giữa thủ đô khi có một cơn mưa mùa hạ, cứ 3,4 bệnh nhân nằm chung một giường bệnh cho tình cảm, cứ đưa con đến siêu thị chơi vì không có công viên, vườn trẻ... thế nhé.

Một hành động để... mua vui cuối tuần

Nếu cứ viết Phát ngôn và Hành động mãi, Trực Ngôn tôi e rằng mình có thể bị stress vì mệt quá. Mệt vì tâm lý và tình cảm của mình cứ bị tấn công đột ngột giống như những cú sốc. Quả thực, chuyện TT hành chính quốc gia, chuyện đường tàu cao tốc, chuyện đặt hàng rào phân cách rồi lại gỡ ra, chuyện dự báo 3 năm nữa giáo dục đại học sẽ tốt lên, chuyện "anh về đây theo đường dây nào?" (Câu hỏi mà TS Hồ Bất Khuất đưa ra trong bài viết của mình về Bộ GD và ĐT được người dân chọn lựa làm câu hỏi chung cho mọi ngành vì đúng quá) làm tôi thực sự quá mệt.

Nhưng đâu phải mình tôi mệt. Qua theo dõi thấy các đại biểu QH còn mệt hơn nhiều vì cứ tranh luận mãi, chất vấn mãi mà chưa thấy hé lộ điều gì. Mệt vì mình chỉ thích nói những chuyện vui mà niềm vui hiếm quá.

Chính vì thế mà phần cuối này, Trực Ngôn xin trích bài viết của nhà thơ, hoạ sỹ Trần Nhương về đại hội nhà văn khu vực các tỉnh phía Bắc cho bạn đọc và cho cả cá nhân Trực Ngôn được giải trí một chút. Sau đây là nguyên văn bài viết của nhà thơ, hoạ sỹ Trần Nhương:

Thế là 5 năm trôi vèo như một thoáng mây qua cửa. Năm năm trước vào năm 2005 Đại hội diễn ra tại Yên Bái. Lần này giữa mùa hè nóng bức, các nhà văn ra biển Đồ Sơn để họp mặt. Thật là sáng kiến. Hình như Đồ Sơn vừa làm các nhà văn dịu dàng trước gió biển vừa làm họ nóng bừng trước những con sóng lẳng lơ.

Lâu lâu có buổi gặp mặt thật đầm ấm và đông đủ. Tôi gặp lại các bạn từ Lai Châu đến Ninh Bình. Chả biết thảo luận bàn bạc được gì không nhưng cứ bắt tay nhau một cái là sướng.

Nói vậy, nhưng ngẫm lại tôi vẫn hơi buồn vì hình như các nhà văn chúng ta không mấy người can dự vào đời sống xã hội đang nóng bỏng. Rất ít tiếng nói cùng nhân dân. Các nhà văn gần như người ngoài cuộc, e dè, sợ hãi một cái gì đó. Chúng ta đang tự bằng lòng với cái khuôn khổ mà lâu nay chúng ta bị tự do trong đó. Khi văn chương, nhà văn không đi cùng nhân dân, tất bật cùng họ, lo lắng cùng họ, không lên tiếng giúp họ tìm được quyền sống công bằng thì văn chương và thiên chức nhà văn hình như chưa trọn.

Cỗ xe Đại hội VIII đã bắt đầu vận hành. Mở đầu là đại hội khu vực Miền Bắc, tiếp đó là Bắc Miền Trung diễn ra tại Quảng Trị. Trung bình cứ 2 ngày một đại hội khu vực, làm sao để cuối tháng 6 là xong bước này. Vất vả thật, thương cho Chủ tịch và anh em cơ quan chạy như tầu hỏa cao tốc suốt dải đất nước dằng dặc.

Sáng 9-6-2010 đúng lúc khai mạc đại hội thì cúp điện. Đình Kính nói với phụ trách nhà khách Hải Yến liệu mà đi phong bì cho điện lực nếu không BTC sẽ cắt 30% tiền thuê đấy. Nhưng rồi điện vẫn cắt. Dự đại hội có cả đồng chí Ban Tuyên giáo, đồng chí phó chủ tịch Hải Phòng cũng cùng chịu nóng với các nhà văn.

Người ta có chạy máy nổ tạm cho hội trường nhưng vài cái quạt không thể vơi đi cái nóng.

Đại hội sắp khai mạc, tôi nhìn các nhà văn đang toát mồ hôi. Có lẽ các vị đang lo lắng cho đất nước chăng ?

Rồi cũng cứ chơi nóng mặc nóng, đại hội vẫn kiên cường cho đến 11 giờ trưa. Nhiều đại biểu bỏ ra ngoài, Pờ Sảo Mìn đi cùng Đinh Công Diệp, Phạm Xuân Trường kéo Nguyễn Tiến Lộc, Trần Nhương, Phạm Viết Đào đi uống nước dừa.

Tham luận có nét nhất là của nhà văn Trần Quốc Tiến (Nam Định) nhan đề Cái ngưỡng của văn chương đâu rồi. Đó là những lời nói tâm huyết của ông (vì chưa xếp chữ kịp nên Trực Ngôn sẽ đưa lên sau). Còn mọi việc tiến hành và phát biểu vẫn xưa như thế kỉ trước. Ôi những người trí thức vào loại tiên tiến mà vẫn ngựa quen đường cũ...

Kết thúc buổi sáng là bỏ phiếu kín giới thiệu nhân sự cho ban chấp hành gồm có: Đình Kính (Hải Phòng), Thúy Quỳnh (Thái Nguyên), Bình Nguyên (Ninh Bình). Thế ra ở đâu giới thiệu đấy không được với sang các vùng khác, hình như cũng không ổn theo kiểu chào cờ xã ta. Chiều nay sẽ thăm dò chức Chủ tịch Hội. Chắc lại Hữu Thỉnh vì ông vẫn chưa oải, say việc, thích làm việc...

Buổi chiều tham luận của nhà thơ Đỗ Thị Tấc nói các nhà văn hãy về với các bản làng, thủy điện nhỏ, cây cao su đang giết chết các vùng văn hóa, các văn hóa tộc người. Người dân tộc cần một cánh rừng bên nhà cho chôn cất, cho miếng ăn. Chị nói vừa rồi chị về bản đã phải đi xe máy ra đầu bản để đi tè. Khổ thế, miền núi Tây Bắc đã bị mổ thịt. Xin lưu ý các bạn các thủy điện nhỏ đến 90% do Trung Quốc trúng thầu và xây dựng. Từng ngõ ngách bản nhỏ đều có người Tầu thì kinh hoàng...

Chủ tịch Hữu Thỉnh nói về bầu BCH, số lượng nên có đủ khoảng 15 người để có thường vụ. Người BCH phải có năng lực quản lí, có sức tập hợp để hội ta ấm áp, đoàn kết. Cứ oánh nhau như Thái Lan thì khách du lịch cũng bỏ đi. Nhà nước không tiếc tiền, có đoàn kết mới xin được tiền. Nhà văn Đình Kính đề nghị BCH cũ nên để lại 3 người Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí Huân, Trần Đăng Khoa và giới thiệu một số nhà văn 3 miền có cả ông Bùi Công Minh chưa hội viên...

Nhà thơ Dư Thị Hoàn nói về việc Hội đã có nhiều hoạt động giao lưu với thế giới, hóa giải với các nhà văn cựu binh Mỹ. Với các nhà văn người Việt chúng ta chưa hòa giải được bao nhiêu. Hãy mở rộng để các nhà văn người Việt toàn thế giới gặp nhau hiểu nhau hơn, không phân biệt hai bên nữa...

Cuối chiều oi nồng lại nhiều ý kiến rất hay của Kim Chuông và các đồng nghiệp khác. Họ chê một số báo chí của Hội kể cả website rất cổ lỗ, mờ nhạt. Có mấy ý kiến nhắc đến biểu dương Trannhuong.com tại đại hội này nhưng nhà cháu ngại cái anh cá thể mà các bác nêu tên nhà cháu giữa nơi đại hội tưng bừng thế này mặc dù nhà cháu sướng trong bụng nhưng sợ Hội chả thích gì...

Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh lên tổng kết đại hội rất hùng hồn, rất phấn khích như Đại hội VIII đã thành công rực rỡ...Nghe nói ông ăn vội bữa liên hoan rồi phi thẳng lên Nội Bài để kịp bay vào Huế rồi ra Quảng Trị chỉ đạo Đại hội Bắc Miền Trung sẽ diễn ra ngày 11-6-2010. Gần 70 tuổi Hữu Thỉnh dẻo dai thật...

Lời bình nhỏ: Qua những dòng đơn giản và ngắn ngủi của nhà thơ, hoạ sỹ Trần Nhương, bà con đã thấy được phần nào chân dung nhà văn Việt Nam ta chưa ạ?

Hai cảnh sát cầm đầu nhóm 'xin đểu' người đi đường

Ngày 10/6 Công an Hà Nội đã khởi tố, bắt giam thượng úy Nguyễn Văn Hoan và thượng sỹ Nguyễn Chí Huy (Công an huyện Chương Mỹ) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Hoan và Huy là anh em ruột, hiện đã bị tước quân tịch công an nhân dân. Hành vi của họ bị phát giác khi một đồng bọn trong nhóm cưỡng đoạt tài sản bị cảnh sát tóm.

Theo lời khai của người này, công an xác minh vào cuối tháng 5 tại huyện Chương Mỹ, Hoan và Huy cầm đầu nhóm 5 người chặn xe người đi đường đòi kiểm tra giấy tờ và có hành vi "vòi vĩnh" tiền.

Nếu người tham gia giao thông không có tiền, nhóm này bắt mang xe đi cầm đồ ở gần đó lấy tiền để nộp.

Hà Anh

Những nạn nhân trong vụ Nghi Sơn lên tiếng

2010-06-10
Sau khi cảnh đàn áp thương vong có liên quan vấn đề cưỡng chiếm đất đai diễn ra ở Nghi Sơn, Thanh Hóa gần đây, thì không khí khủng bố tiếp tục bao trùm người dân địa phương ấy, nhất là thân nhân của các nạn nhân.

Photo courtesy of vnmedia
Cháu Lê Xuân Dũng chết tại chỗ vì bị bắn trong vụ đàn áp thương vong ở Nghi Sơn.

“Làm không phải thì đánh”

Kể từ ngày 25 tháng 5 vừa rồi tới nay, khi người dân Nghi Sơn, Thanh Hóa trải qua cảnh công an đánh đập cả phụ nữ, trẻ em, người bị tật nguyền, nhất là bắn chết hai nạn nhân và làm bị thương nhiều người khác, thì cho đến nay, các gia đình nạn nhân vẫn trong tình trạng tay trắng. Ông Lê Xuân Long, cha của một trong 2 nạn nhân tử vong này là cháu Lê Xuân Dũng, cho biết chính quyền chưa giải quyết gì cả và đề nghị phía có thẩm quyền giải quyết.

Dự án đại lộ Đông – Tây: Chưa sử dụng đã gặp nhiều sự cố


Lao Động số 131 Ngày 10/06/2010 Cập nhật: 7:58 AM, 10/06/2010
Đoạn đường mới phía Thủ Thiêm thuộc dự án đại lộ Đông - Tây.
(LĐ) - Chưa đưa vào khai thác, nhưng một số hạng mục quan trọng của dự án đại lộ Đông - Tây đã bị lún, nứt, thấm, rò rỉ, khiến người dân lo ngại.

Với loạt bài này, chúng tôi mong muốn các cơ quan có thẩm quyền làm rõ những nghi vấn mà dư luận đặt ra về chất lượng công trình, để từ đó sớm tìm ra các giải pháp kỹ thuật khắc phục triệt để sự cố, đảm bảo công trình  đạt tuổi thọ 100 năm như thiết kế hoặc có những điều khoản ràng buộc đơn vị tư vấn, nhà thầu phải có trách nhiệm dài lâu đối với công trình sau này.

Sau sự cố cả 4 đốt hầm bị thấm, nứt vào giữa năm 2008, các đơn vị liên quan đã tiến hành khắc phục các sự cố và kết thúc vào cuối năm 2009. Nhưng đến nay, sau  khi lai dắt và dìm xuống đáy sông (tức khoảng 6 tháng kể từ khi khắc phục), các đốt hầm lại "trở bệnh". Để khắc phục những vết thấm, rò rỉ hiện nay, các đơn vị dự kiến chọn giải pháp bơm keo, trong khi giải pháp này đã được cảnh báo không bền và không hiệu quả.

Do bù loong neo hay lớp chống thấm cũ đã hư hỏng?

Đầu đường hầm dẫn Thủ Thiêm và bên trong hầm dẫn kín (chụp ngày 10.3.2010).  ảnh: Tr.Phan

Theo Ban QLDA đại lộ Đông – Tây,  công tác sửa chữa các vết nứt trước đây, bắt đầu từ 15.6 và kết thúc vào ngày 30.8.2009, sau đó đã đổ thêm lớp bêtông gia cường, lớp chống thấm, lớp bêtông bảo vệ bắt đầu từ ngày 24.10.2009 và kết thúc 25.12.2009.

Những tưởng sau đợt khắc phục sửa chữa lớn đó, mọi sự cố thấm, rò rỉ nước đều đã được xử lý triệt tiêu, song đến nay khi đã lắp đặt xuống đáy sông Sài Gòn thì cả 3 đốt hầm (đốt số 1, 2, 3) lại xuất hiện tổng cộng cả trăm vị trí bị ẩm, thấm, thậm chí như đốt số 2, số 3 còn bị rỉ nước (căn cứ vào báo cáo của Cty tư vấn Phương Đông - đơn vị tư vấn giám sát - trong đợt kiểm tra ngày 18.5.2010).

Riêng đốt hầm số 4, do vừa được lai dắt và dìm xuống sông (trong ngày 4 và 5.6.2010) nên chưa có báo cáo cụ thể về vị trí ẩm, thấm, rò rỉ. Tuy nhiên, quan sát của PV khi đốt hầm số 4 được lai dắt qua cầu Phú Mỹ, thì phần đỉnh hầm nổi lên trên mặt nước đã lộ ra nhiều vết nứt trên bề mặt bêtông  mà bằng mắt thường vẫn có thể nhận thấy được (Ban QLDA giải thích đó là những vết nứt cũ đã xử lý?).

Theo đơn vị tư vấn giám sát, những vết ẩm, thấm, rò rỉ của các đốt hầm hiện nay khi nằm dưới đáy sông vẫn nằm trong giới hạn cho phép, số vị trí đang giảm dần và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính toàn vẹn của kết cấu hầm? Và nguyên nhân khiến các đốt hầm bị ẩm, thấm, rò rỉ cũng được đơn vị tư vấn nhận định, do có nhiều thiết bị đã được lắp đặt trên bản đỉnh hầm bằng các bù loong neo và ống thổi cát lắp đặt tại tường giữa và tường trong gây ra các tình trạng trên.

Tuy vậy, một số chuyên gia theo dõi việc xây dựng các đốt hầm từ những ngày đầu lại đưa ra dự đoán, lớp chống thấm bổ sung ở bên ngoài hầm (phần tiếp xúc trực tiếp dưới nước) trước đây tại các vị trí bị ẩm, thấm đã hư hỏng và việc tiêm keo epoxy chống thấm cho các vết nứt ở bản nắp hầm tại những vị trí trên lúc trước cũng không có tác dụng. Do đó, có thể khiến cho nước từ bên ngoài có thể thấm vào bên trong hầm (!?). 

Dùng keo có xử lý triệt để thấm?

Giải pháp cuối cùng để khắc phục triệt để tình trạng các đốt hầm bị ẩm, thấm, rò rỉ hiện nay được đơn vị tư vấn giám sát và Ban QLDA đưa ra là dùng keo epoxy bơm vào các vết nứt bằng phương pháp áp lực cao, sau đó phủ một lớp vật liệu hàn gắn. Liệu với giải pháp bơm keo epoxy có đảm bảo công trình đạt tuổi thọ 100 năm tuổi?

Lật lại những tài liệu từ tháng 3.2009 (thời điểm chuẩn bị khắc phục các vết nứt của 4 đốt hầm trước đây), một số chuyên gia đã từng cảnh báo về tính hiệu quả cũng như độ bền của giải pháp trám vá và tiêm keo epoxy vào các vết nứt.
 

Đầu đường hầm dẫn Thủ Thiêm và bên trong hầm dẫn kín (ảnh chụp ngày 10.3.2010).
Ảnh: Trần Phan


Do đánh giá chất lượng các đốt hầm không đạt yêu cầu về chất lượng (nhất là sau khi xảy ra hàng loạt vết nứt vào giữa năm 2008), nên theo một số chuyên gia, nếu có áp dụng tất cả các giải pháp dùng vật liệu mềm để chống thấm cũng không loại trừ được khả năng các lớp này bị hư hỏng khi hầm dìm nằm xuống dưới đáy sông.

Còn đối với keo epoxy, dù có thể tiêm vào sâu bên trong các vết nứt cũng khó dính bám, do tình trạng ẩm, thấm đã len sâu vào mặt bêtông bên trong các khe nứt; trong khi những vật liệu này chỉ có thể có hiệu quả đối với vết nứt có độ sâu 3-5cm. Hơn nữa, các giải pháp này cũng chưa đủ căn cứ để khẳng định không xảy ra thấm dột vào bên trong hầm trong thời gian 100 năm tuổi thọ khai thác.

Mặt khác, từ dự đoán lớp chống thấm bổ sung bên ngoài hiện nay tại một số vị trí đã hư hỏng và hầm đã dìm sâu dưới đáy sông cách mặt nước bên trên 20-26m, một số chuyên gia cũng cho biết, việc chống thấm và bịt các vết nứt gần như chỉ thực hiện được từ bên trong hầm.
 
Trong khi đó, với chiều bêtông của hầm khoảng 1m thì việc tiêm keo, chống thấm cũng chỉ là giải pháp tình huống, tuy có ngăn được thấm thì cũng chỉ là tạm thời, vì nước vẫn có nguy cơ lan truyền thấm sang chỗ khác trong lòng bêtông bản nắp hầm, lâu ngày làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng bêtông và tuổi thọ công trình. 

Tại buổi lai dắt đốt hầm cuối cùng vào ngày 4.6.2010, ông Lê Hoàng Quân – Chủ tịch UBND TPHCM – cho biết: Trong hợp đồng  đã quy định rõ trách nhiệm của nhà thầu về thời gian bảo hành, bảo dưỡng trong bao lâu, rồi trong quá trình sử dụng cũng phải trùng tu, chứ không phải xây xong là hết trách nhiệm, vì vậy người dân yên tâm. Mặt khác, nhà thầu và  đơn vị tư vấn cũng phải có trách nhiệm với công trình về sau này, bởi họ không để ảnh hưởng đến uy tín của Cty họ.

Theo ông Lương Minh Phúc – GĐ Ban QLDA  đại lộ Đông – Tây, hiện nay đang yêu cầu đơn vị tư vấn giám sát trình phương án chi tiết để khắc phục triệt để các vấn đề kỹ thuật. Sau khi khắc phục, công trình phải đảm bảo đạt chất lượng mới được các cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu.
 

Nhóm PV

Thursday, June 10, 2010

China farmer uses cannon to fight eviction

China farmer uses cannon to fight eviction AFP – Chinese farmer Yang Youde fires his homemade cannon on his farm on the outskirts of Wuhan, in central …

BEIJING (AFP) – A farmer in central China has turned his home into a fort equipped with a homemade cannon and fireworks to fight off government eviction in an ongoing land dispute, state media said Wednesday.

Yang Youde, 56, has twice repelled government-backed demolition crews in Hubei province by firing the cannon and peppering workers with fireworks, the Beijing News said.

Yang manufactured his arsenal with used stove pipes and 2,000 yuan (300 dollars) worth of fireworks, it said.

His cannon can fire projectiles up to 100 metres (yards), it said.

"I'm a law-abiding citizen, I don't believe these fireworks can kill," Yang said in an interview.

"I must protect my rights. I believe that the lower-level officials are out to harm the people, but higher-level leaders are enlightened," he said.

"I'm a farmer. My whole life depends on farming. If I surrender, I have nowhere to go."

In the latest confrontation in May, workers beat Yang up after he ran out of fireworks, the report said.

China has witnessed a surge of violent confrontations triggered by land seizures as officials and businesses seek to cash in on a nationwide property boom by evicting residents and developing their land.

In late April, a Communist Party official in Henan province was detained after he ordered a truck driver to run over a protester in a land dispute. The protester was killed.

In another case, a 47-year-old woman set herself on fire in November in Sichuan province over the planned demolition of her husband's garment-processing business. She died 16 days later.

Tuesday, June 8, 2010

'Các nước có IQ cao đều làm đường sắt cao tốc'

- Những người ủng hộ phải gấp rút xây đường sắt cao tốc để có "của hồi môn" cho con cháu nói khi Nhật Bản, Trung Quốc làm, thu nhập bình quân đầu người cũng như Việt Nam. Những ai chưa tán thành làm ngay thì đặt câu hỏi: "Còn những lúc học sinh đu dây đến trường, dân chưa được đáp ứng cả những nhu cầu thiết yếu thì sao không thấy ai so sánh với Nhật Bản xem y tế, giáo dục của họ đến đâu". 

>> Nóng bỏng nghị trường
>> "Siêu dự án" và trách nhiệm của Quốc hội

Mới kết thúc phiên thảo luận buổi sáng về đường sắt cao tốc Bắc - Nam nhưng luồng ý kiến trong Quốc hội phân rẽ rõ rệt. Có ĐB khi đứng lên đã phải mào đầu: "Tôi không được mời đi nước ngoài xem đường cao tốc", hoặc "nên bình tĩnh để lắng nghe ý kiến của nhau".

Những ĐB đã từng được Tổng công ty Đường sắt mời đi tham quan đường sắt các nước, và ĐB các tỉnh thành có đường cao tốc đi qua nếu không ủng hộ 100% chỉ mong xây càng sớm càng tốt, hoặc thận trọng hơn là yêu cầu Chính phủ tính toán kỹ lưỡng thêm. Lý do ủng hộ thì không ai giống ai.

"Đánh thức nàng tiên ngủ trong rừng"

"Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm... Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây", ĐB Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) nói.

Mô tả ảnh.
ĐB Trần Tiến Cảnh (Hà Nam): Ra nước ngoài tôi đi thử rồi

ĐB tỉnh Đắk Nông Lương Phan Cừ ví von: "Miền Trung có những bãi biển xinh đẹp, như những nàng tiên đang ngủ. Có đường sắt cao tốc, giao thông thuận tiện, các nàng tiên sẽ được đánh thức".

Theo ông Cừ, làm đường sắt cao tốc không mất đất sản xuất. Vay cho đầu tư phát triển thì sẵn sàng thắt lưng buộc bụng, "nhất là khi người cho vay vẫn tin tưởng ở chúng ta". Nếu không làm gấp thì đến 2020 có 57 triệu hành khách sẽ thiếu phương tiện đi lại.

Nói như ĐB Hoàng Văn Toàn (Vĩnh Phúc), con tàu cao tốc xây ở Việt Nam sẽ "như biểu tượng của nền kinh tế phát triển, văn minh" mà trước sau con cháu cũng làm.

Còn theo ĐB Trần Du Lịch, nếu bây giờ nâng cấp đường sắt hiện tại cho tàu chạy tốc độ 200km/h, khi nào đủ tiềm lực mới làm cao tốc, không khác gì cha mẹ đủ tiền xây nhà 2 tầng nên chỉ đổ móng vừa đủ, đến đời con cháu muốn xây 5 tầng phải đập đi làm lại. Chi bằng cha mẹ nên "cố" xây luôn móng nhà 5 tầng.

ĐB Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân thậm chí còn muốn xây ở mỗi tỉnh hai ga đầu cuối. Vì trước đó, ĐB Lê Văn Học (Lâm Đồng) phân tích xây 27 ga toàn tuyến là chia quá nhỏ, khoảng cách giữa các ga quá ngắn sẽ ảnh hưởng tốc độ.

ĐB Phan Xuân Dũng (Huế) lạc quan: "Xi măng, sắt thép đang dư thừa sẽ được dùng hết. Hàng nghìn lao động sẽ có việc làm", không khí sẽ hồ hởi như thời sau giải phóng bắt tay làm đường sắt Bắc - Nam. ĐB Dũng còn kết thúc bằng câu hát hân hoan kể chuyện các chàng trai, cô gái con cháu Bác Hồ đi mở đường.

Các ĐB Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội), Lê Văn Cuông (Thanh Hóa), Đào Xuân Nay (Bình Thuận)... cũng chung quan điểm.

"Nàng tiên sẽ hỏi: Tiền đâu?"

Những ĐBQH còn đang phân vân, hoặc phản đối và muốn lùi dự án sang khóa sau chọn một góc nhìn kinh tế hoặc xã hội để phân tích.

Rằng "đây chỉ là giấc mơ đẹp", rằng "xin chủ trương nhưng tờ trình của Chính phủ thì cho thấy sự quyết liệt muốn làm ngay", "ai sẽ hưởng lợi"?

Mô tả ảnh.
Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận: Không ai cấm ước mơ, so sánh nhưng đừng cho rằng nước người có thì ta cũng phải có

Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa - Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng QH Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho rằng âm hưởng chủ đạo trong tờ trình Chính phủ là bác bỏ mọi giải pháp phát triển giao thông khác chỉ để áp đặt cho đường sắt cao tốc với nhiều lập luận thiếu khoa học.

Ông Thuyết dẫn chứng, Chính phủ nói: "Sự đầu tư quá tập trung vào đường bộ đã làm gia tăng quá nhiều phương tiện cá nhân, gây ùn tắc và tai nạn nghiêm trọng".

Tờ trình cũng viết tuyến Quốc lộ 1A chủ yếu phục vụ cho vận tải nội vùng.

"Không tưởng tượng tuyến đường huyết mạch mà chỉ phục vụ vận tải nội vùng. Lãnh đạo ngành giao thông lập chiến lược phát triển như vậy có đúng không? Đồng bào còn gặp nhiều khó khăn trên đường bộ. Dân Pako Kon Tum còn phải đu dây qua sông. Không biết người viết tờ trình có sống ở Việt Nam không?", ông Thuyết hỏi.

Khuyến cáo ĐBQH hãy thận trọng, ĐB Thuyết chỉ ra rằng, ngay báo cáo thẩm tra cũng "đánh tráo khái niệm".

Cơ quan thẩm tra lập luận rằng vận tải đường sắt có nhiều ưu thế và đường sắt hiện nay quá lạc hậu để rồi quả quyết "phải làm đường sắt cao tốc", trong khi "hiện đại" và "cao tốc" là hai chuyện khác nhau.

Cũng theo ĐB Thuyết, thủ tục thẩm tra dự án thiếu khoa học. Lập dự án là liên danh Việt Nam - Nhật Bản, thẩm định lại là Nhật Bản - Việt Nam.

Chủ trì Hội đồng thẩm định dự án chính là cơ quan trình dự án, khác nào nghiên cứu sinh làm chủ tịch hội đồng chấm luận án tốt nghiệp.

Trong khi đó, hiệu quả tài chính, kinh tế hoàn toàn dựa trên giả định, ước đoán. "Nếu hiệu quả như vậy thì ta cứ mời nhà đầu tư vào làm kiểu BOT, miễn thuế 10 năm xem có ai nhận làm không?", ông Thuyết đề xuất.

Lý lẽ dựa vào đất đai, vào khai thác dịch vụ để tăng hiệu quả tải chính, theo ông Thuyết cũng chỉ là bài toán quẩn.

"Có ĐB ví von dự án này "đánh thức nàng tiên ngủ trong rừng". Tôi rất hồi hộp chờ xem câu đầu tiên nàng tiên nói khi mở mắt là gì. Có lẽ nàng sẽ nói "tiền đâu?". Chỉ số IQ của tôi thấp nên tôi chắc chắn không tán thành", ông Thuyết kết luận.

Mô tả ảnh.
Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết: Tôi rất hồi hộp chờ xem câu đầu tiên nàng tiên nói khi mở mắt là gì

Chung quan điểm với ĐB Thuyết, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng, món quà quý nhất cho con cháu là giải quyết triệt để vấn nạn giao thông hai thành phố lớn trong 10 năm tới. Làm tốt đường bộ cao tốc tránh lũ và cải tạo đường sắt hiện tại, nâng tốc độ lên 200km/h. Có được nền tảng như vậy, đến 2020, thế hệ con cháu giỏi giang và thông minh sẽ hoàn thiện nốt giấc mơ đường sắt cao tốc.

"Ta phải xem hiệu quả kinh tế. Không ai cấm ước mơ, so sánh nhưng đừng cho rằng nước người có thì ta cũng phải có", ông Thuận khẳng định.

Không mấy khi phát biểu ở Hội trường, nhưng bấm nút phát biểu sáng nay, ông Thuận tha thiết mong Chính phủ xem lại hiệu quả kinh tế.

Vị Chủ nhiệm UB Pháp luật lo ngại nhất vấn nạn tham nhũng, lãng phí, bao nhiêu phần trăm trong số 56 tỷ USD "rơi" vào túi cá nhân. Vì sao các dự án kinh tế luôn được trình gấp, nay trình, mai quyết, trong khi các dự án giáo dục thì ì ạch, phải chăng vì không "sinh lời"?

Nói về chuyện đi vay, ông Thuận lo lắng khi cả Ngân hàng Thế giới lẫn Ngân hàng Phát triển châu Á đều từng cảnh báo "không nên trèo cao ngã đau". Về phía đối tác Nhật Bản, khi đường lối đối ngoại thay đổi hàng ngày, ai dám chắc 10 năm tới, kinh tế của xứ Phù Tang đi lên hay xuống?

Ông Thuận nhắc nhở, năm 2006, Thủ tướng Nhật Abe từng khuyến cáo, với hạ tầng cơ sở của mình, VN chưa thể làm được đường sắt cao tốc. Đến bây giờ, vì nhu cầu xuất khẩu công nghệ nên phía Nhật muốn VN làm.

Nhiều ĐB trước đó đã ví sự chần chừ của QH lần này không khác gì khi quyết đường dây 500kv Bắc - Nam, nhưng đường dây đó đến nay rất hiệu quả.

Song, theo ông Thuận, chuyện thất thoát điện thế nào, không ai báo cáo. "Ta đang nghiên cứu xây dựng đường truyền tải điện mới có phải vì đường dây này chưa hiệu quả. QH có cần được biết không?".

ĐB Trần Hồng Việt (Hậu Giang) ví chuyện làm bây giờ không khác anh nhà nghèo quyết vay tiền mua ô tô cho bằng anh nhà giàu.

Một Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng khác, nguyên Hiệu trưởng ĐH Giao thông Lê Văn Học phân tích kỹ khía cạnh khoa học, công nghệ. Ông đề xuất làm rõ lý do chi phí cho tư vấn và lập báo cáo chiếm tới 11,5% (5 tỷ USD), trong khi dự án điện hạt nhân Ninh Thuận chưa đến 2%, thủy điện Lai Châu chỉ 4,7%.

"Làm đường sắt cao tốc là mơ ước trong ngành. Từ những năm 1970, những người làm giao thông như tôi chỉ được nhìn thấy qua phim. Nhưng chúng ta cần cân nhắc kỹ", ông Học nói.

Chiều nay, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận dự án này.

  • Lê Nhung - Ảnh: Lê Anh Dũng

Lời nói dối trong rừng nghiến Kim Hỷ

Lao Động số 69 Ngày 29/03/2010 Cập nhật: 8:18 AM, 29/03/2010


(LĐ) - Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (tỉnh Bắc Cạn) rộng tới 15.000ha, trải rộng trên rừng già của 7 xã thuộc 2 huyện Bạch Thông và Na Rì, nơi lưu giữ nhiều nguồn gene động thực vật quý giá, của rừng trên núi đá vôi, biểu trưng cho giá trị độc đáo của vùng Đông Bắc Việt Nam.

Là khu bảo tồn, là miền rừng giàu có nhất tỉnh Bắc Cạn, với hàng vạn cây nghiến cổ thụ trên núi đá vôi, lẽ ra Kim Hỷ phải được bảo vệ đặc biệt, như khẩu hiệu chúng ta thường treo trong rừng đặc dụng: "Bạn đừng để lại trong rừng cái gì, ngoài dấu chân của bạn/ Bạn đừng lấy ra khỏi rừng cái gì, ngoài những bức ảnh đẹp". Thế nhưng,...

Bỏ tiền ra thuê một người dân ở xã Ân Tình, huyện Na Rì dẫn đường, đi qua cột mốc bêtông ghi rõ: "Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ", thời gian chỉ đủ để mồ hôi ướt một manh áo, chúng tôi như lạc vào thế giới của các cuộc tàn sát thiên nhiên hãi hùng nhất.

Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ bị lâm tặc phá nát.

Những cây nghiến cổ thụ, cành lá còn tươi nguyên, nhựa nghiến già còn tứa ra trên thớ gỗ đỏ au.

Lâm tặc vừa chạy tháo thân khi thấy những người liều lĩnh không rõ "lý lịch" cứ phăm phăm đi... Cây gỗ lớn đổ, kéo theo cả một "hệ sinh thái rừng" bị nghiền nát.

Một thân cây to bị đốn hạ.

Người "chỉ điểm" không dám ra mặt khi thấy có "lâm tặc quen mặt" đang đốn rừng, giữa hoang vu, chúng tôi phải để chính cái mũ của người dẫn đường lên các cây gỗ bị làm thịt, để độc giả tiện hình dung các "bảo tàng rừng nghiến trên núi đá vôi" có đường kính cả 1m bị cưa ra làm... thớt như thế nào.

Càng đi sâu, giữa tiếng cưa máy gào rít, thấy cây đổ giữa ban ngày ban mặt, bị các đầu gấu chặn đường dò la và doạ dẫm..., chúng tôi mới càng thấu hiểu rừng đặc dụng ở đây bị "bỏ rơi" đến mức nào. Mới càng thấm thía lời nói dối của kiểm lâm và lực lượng liên ngành địa phương nó đáng sợ đến mức nào.

Cây đổ ngổn ngang.

Với nghiệp vụ, luật pháp, quy chế phối hợp liên ngành và công cụ hỗ trợ, với tiền lương nhà nước trả đều đặn cho cả một ban giám đốc và một hạt kiểm lâm chuyên trách nhằm giữ gìn nghiêm ngặt "Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ" như hiện nay, ai đó nói không giữ được rừng ở nơi này, chỉ là một cách nói dối. Người dẫn đường già nua, cả đời sống ở cửa rừng nghiến của Kim Hỷ, thở dài: Họ không bắt, chứ có gì mà không... bắt được.

Đầu năm 2010, ông Nông Xuân Lanh - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ - nói với nhà báo: "Không loại trừ trong lực lượng (của chúng tôi) có người làm tay trong cho lâm tặc". Ông Lanh đã dũng cảm nói đúng, nhưng không biết ông và những người hữu trách khác đã hành động "đúng" với lương tâm người giữ rừng để rừng bảo tồn thôi bị "chọc tiết" chưa?

Phan Thị Thao Giang

Monday, June 7, 2010

Chủ tịch nước thả chim bồ câu, mặc cho ai xả thịt thú rừng !!!

Chủ tịch nước thả chim bồ câu ngày môi trường thế giới

Sáng nay tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) hàng chục chim bồ câu biểu trưng cho việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường đã tung cánh trong lễ mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6.

Lễ mít tinh là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1-8/6) được tổ chức tại Quảng Bình. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường cùng đại diện tỉnh Quảng Bình và các địa phương trong cả nước đều có mặt tham dự.

Sau phần phát biểu ngắn của các đại biểu, Chủ tịch nước đã cùng Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên mở những chiếc lồng, phóng sinh chim bồ câu. Sự kiện cũng được ghi nhận bởi đại diện UNESCO Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thả chim bồ câu tại lễ  mittinh sáng 5/6. Ảnh: Đ. Giang.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thả chim bồ câu tại lễ mittinh sáng 5/6. Ảnh: Đ.Giang.

Trước đó, tối 4/6, phát biểu tại lễ khai mạc Festival Biển và Hải đảo, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành luôn quan tâm, bảo vệ, giữ gìn và khai thác tài nguyên biển đảo. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên biển đảo hiện cũng còn nhiều khó khăn, bất cập, yếu kém, mà chúng ta cần phải quan tâm giải quyết.

"Chúng ta cần tuyên truyền thật sâu rộng, mạnh mẽ cho người dân thấy được tầm vóc quan trọng của biển đảo về mặt kinh tế, đời sống, an ninh quốc phòng, môi trường", Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải tăng cường quản lý, bảo vệ biển đảo, đem lại nguồn lợi phục vụ đời sống người dân.

Nguyễn Hưng

Kinh hoàng nạn xả thịt thú ở chùa Hương
Lao Động số 52 Ngày 09/03/2010 Cập nhật: 8:23 AM, 09/03/2010
Nguyên "bộ khung" đầy máu me của hươu, nai được bày trước mắt người đi đường.
(LĐ) - Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng.

Suốt nhiều chục ngày lễ và hội, cứ là tắc đường như nêm cối, cáp treo đang chạy bỗng dưng "chết lặng" 90 phút dằng dặc, khách hành hương bị treo trên đỉnh trời.
 
Từ quận Hà Đông, cách chùa 50km, đội quân cò mồi vãn cảnh, chèo đò đã đeo bám khách hãi hùng; nạn trộm cắp, chèn ép khách hoành hành... Nhưng, kinh hoàng nhất, phải là nạn xả thịt thú.

Để thấy rõ thịt tươi, đỏ, thơm, người ta lóc xương, treo nguyên "bộ khung" đầy máu me khủng khiếp của hươu, nai ra trước mắt người đi đường. Để nguyên cả bộ da, lông của hươu, nai, hoẵng... thì người ta mới biết là "hàng xịn" chứ...


Chỗ nào trót cạo lông, thui vàng, thì treo biển ở mũi, ở đầu thi thể loài thú xấu số rằng: "nai rừng"; "hươu rừng" (chứ không phải hươu, nai nuôi!)... Dù là động vật rừng, hay động vật nhà, cứ hành quyết rồi treo lên "hăm doạ" như thế, vẫn là điều không thể chấp nhận được.


Khách mua đông lắm, ai thích, giá cả thoả thuận xong, chủ quán chui vào... bụng dưới con nai, con hươu đang bị treo ngược mà xả thịt, trước sự thèm thuồng của nhiều thực khách.


Riêng bác thú rừng béo mũm này, thì được treo lên cao, treo cùng với một nải chuối xanh, ý rằng, món này nấu với thịt rừng này thì tuyệt hảo.


Chủ quán, ngoài việc vẫy khách, nhử khách, họ còn khoanh tay chửi bới, hoặc tay dao tay thớt, khi thấy ai có ý định chụp ảnh.


* PV Lao Động phải chụp lén bằng thiết bị chuyên dụng của các chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã (toàn bộ ảnh chụp chiều ngày 7.3.2010).

Đỗ Doãn Hoàng

Sunday, June 6, 2010

“Bức tử” lòng đất: Quặng ngày đêm chảy sang Trung Quốc

05/06/2010 23:19 
5 giờ chiều, quặng đã bắt đầu được chuyển qua biên giới - Ảnh: Cao Bắc
Những người già của xã Tri Phương, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) cũng không nhớ chính xác từ bao giờ người ta bắt đầu đào quặng sắt đem bán sang Trung Quốc. Chỉ biết rằng đã từ lâu, lâu lắm rồi, từ những năm 80 của thế kỷ trước người ta đã rầm rộ kéo nhau đi đào quặng. Từ đó đến nay, hằng ngày hằng giờ, quặng âm thầm chảy, chảy mãi về bên kia biên giới.

Nấm mồ 300 nhân mạng

Đường vào Tri Phương xuyên qua những cánh rừng mới tái sinh, cỏ cây lúp xúp, xuyên qua những thung lũng, bãi đất canh tác bỏ hoang lâu ngày. Đi ngang qua Bãi Sập - nấm mồ khủng khiếp chôn hơn 300 người đào quặng năm 1992 - cảm giác ớn lạnh trùm lấy chúng tôi. Người dân Cao Bằng khi nhắc đến thảm họa sập mỏ Kép Ky (xã Tri Phương, huyện Trà Lĩnh) vẫn chưa hết bàng hoàng. Mùa hè năm đó, việc khai thác quặng nơi này diễn ra tự do. Hàng nghìn người từ khắp các tỉnh tập trung về đây đào quặng. Họ dựng hàng trăm lều lán dưới chân đồi.


Chính vì kiếm tiền quá dễ dàng nên học sinh ở xã Tri Phương gần như không muốn học, tất cả chăm chăm vào quặng. Học sinh THCS cứ cuối tuần lại theo người lớn đi làm quặng lấy tiền ăn quà, mua quần áo, điện thoại di động. Đứa bé thì đi nhặt, đi mót quặng, đứa lớn thì đào hầm. Những năm gần đây, Tri Phương gần như không có học sinh cấp III vì chỉ cần học hết THCS là các em bỏ học đi đào quặng kiếm tiền.

Một đêm mưa to gió lớn, cả một mảng đồi lớn ập xuống khu lán trại, tất cả đều không còn. Gần nửa tháng trời tỉnh huy động quân đội, công an, dân quân và người dân địa phương đi đào bới nhưng cũng chỉ tìm được hơn 100 xác người. Có người ước tính vụ sập làm chết hơn 300 người, có người lại khẳng định khu lán trại rộng lớn như vậy phải có đến 500 người. Bãi quặng tự do không ai quản lý nên không ai biết chính xác con số đó là bao nhiêu.

Sau thảm họa khủng khiếp, suốt một thời gian dài không ai dám lại gần bãi sập đào quặng. Thế nhưng gần đây, xung quanh bãi sập bắt đầu xuất hiện những kẻ "điếc không sợ súng" mon men đào quặng. Không ai biết liệu thảm họa năm 1992 có lặp lại?

Dọc theo con đường vào xã, hai bên là những bãi khai thác quặng, nhìn xa như những chiếc tổ mối khổng lồ chi chít những hố, đất đỏ đùn ra miệng hố, theo dòng nước chảy xuống chân đồi đỏ quạch như những dòng máu của núi rừng. Lại gần ngó xuống một miệng hố đã bỏ hoang, chúng tôi giật mình lạnh toát sống lưng, hố sâu hun hút không thấy đáy. Miệng hố, đất có thể sụt xuống bất cứ lúc nào. Chỉ một cái sẩy chân, người ta có thể mất mạng ngay lập tức.

Nhìn xa, bãi quặng như đã bỏ hoang, lại gần, nhìn kỹ mới thấy dưới những bụi cây lớn, dưới những hốc đá, khe đồi, chỗ nào cũng có lán trại của người khai thác quặng. Họ phủ lá cây lên mái, nguỵ trang cực khéo.

Một thầy giáo công tác ở xã Tri Phương cho biết, đã 7 năm từ ngày anh nhận công tác tại xã, chuyện khai thác vận chuyển quặng trái phép chưa bao giờ dừng lại. Hiện nay có hàng nghìn người khai thác quặng trái phép. Mỗi đêm có hàng trăm con la, con ngựa chuyển quặng, mỗi con vận chuyển trung bình 2 tạ quặng. Ước tính mỗi đêm hàng trăm tấn quặng bị chảy sang Trung Quốc. Mỗi khi chính quyền địa phương tổ chức giải tỏa, ngăn chặn thì những người đào quặng tạm dừng hoạt động, được mấy hôm họ làm tiếp tục. Huyện không đủ lực lượng để duy trì chiến dịch giải tỏa nên việc ngăn chặn hầu như không có hiệu quả. Những người đi đào quặng thường là dân tứ xứ. Đông nhất là Thái Nguyên, Bắc Kạn và một số ở các huyện, các xã khác. Còn người dân Tri Phương chủ yếu là đi buôn quặng. Buổi chiều, họ mang xe máy đến các điểm tập kết và thu mua của người đào, chở về nhà đợi đêm xuống thì chở ra gần biên giới tập kết. Sau đó dùng lừa, ngựa thồ qua đường mòn sang biên giới tập kết tại bãi quặng của người Trung Quốc. Xe máy dùng vận chuyển toàn xe Trung Quốc không có biển số. Giá mỗi chiếc xe thế này chừng 2-3 triệu đồng. Khi xe máy bị công an chặn, họ bỏ cả xe chạy, hôm sau đi mua cái mới. Nhiều người mua cả xe tải, xe công nông, xe U-oát để buôn quặng. Mỗi ngày, một người buôn quặng có thể kiếm được vài trăm nghìn, thậm chí có thể kiếm tiền triệu mà không tốn bao nhiêu công sức.

Rời Tri Phương về thị trấn Trà Lĩnh, chúng tôi nghỉ chân uống nước tại chợ xã Quang Trung, bà chủ quán nước kể về một người đàn ông có tên là Hồ, dân tộc Tày vừa xây một căn nhà 3 tầng to nhất chợ xong đã mua liền 2 chiếc ô tô. Chiếc xe tải gần 400 triệu để chở quặng, buôn quặng sang biên giới và chiếc xe con gần 1 tỉ đồng để đi chơi. Người ta giàu có như thế vì buôn quặng thì chắc chắn rằng việc đào quặng trái phép, buôn quặng sang biên giới sẽ còn tiếp diễn dài dài chừng nào tỉnh Cao Bằng chưa có một giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa.

Đường đi của quặng

Cách trung tâm xã Tri Phương chừng 2 km, giữa núi rừng hoang vắng có một bãi đất bằng phẳng chừng 1.000m2 người ta dùng làm chợ quặng. Nói là chợ nhưng thực ra chỉ có duy nhất một căn nhà (đúng hơn là căn lều) xây bằng gạch ba vanh rộng chừng 20m2. Nơi này nguyên là bãi tập kết xe cộ của một doanh nghiệp khai thác quặng. Từ khi doanh nghiệp rút đi, người dân biến nó thành một chợ tự phát. Chợ đông nhất vào buổi chiều khi đoàn người đào quặng gánh sản phẩm đào được từ trên núi xuống. Họ gặp nhau hớn hở, nói cười líu ríu rồi hối hả cân quặng, tính tiền đếm soàn soạt rồi hò nhau ném bao quặng lên ô tô, buộc lên xe máy và phóng vèo đi. Tất cả chuyến mua bán diễn ra chưa đầy 5 phút. Con đường đất bụi tung mù mịt bởi những chiếc xe chở quặng phóng ào ạt.

Bám sát theo sau một xe máy chở quặng, chúng tôi đến gần trụ sở UBND xã Tri Phương. Lúc này là hơn 3 giờ chiều, cửa ủy ban xã mở, cán bộ làm việc bình thường, xe chở quặng vẫn đi qua lại bình thường trước cổng ủy ban xã. Xe chạy chừng 3 km rồi dừng lại trước cổng một ngôi nhà cấp 4 xây bằng gạch ba vanh. Phía trước nhà, một chiếc xe Minsk cũ nát, tháo mất bánh trước dựng đó. Có vẻ như chiếc xe đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh thồ quặng của mình. Cạnh đó là mấy chiếc xe cũ nát không biển số. Hơn chục chiếc bao tải cáu bẩn rách nát lòi cả những cục quặng đen xì ra ngoài vứt lổng chổng đầu hồi nhà. Người điều khiển xe là thanh niên dáng người thấp nhỏ, áo quần lấm lem bùn đất, không rõ da trắng hay đen vì bụi đất quặng bám đầy mặt. Cậu thanh niên nhanh chóng cởi dây chun buộc, lẳng mấy bao quặng xuống sân rồi rồ máy quay lại phía chợ quặng. Chừng 30 phút sau, chiếc xe lại oằn mình cõng thêm 4 bao tải quặng về nhà. Cơn mưa chiều rải rác cũng không đủ sức ngăn những chiếc xe chở quặng lầm lũi cõng quặng từ bãi thu mua về nhà.

5 giờ chiều, con đường nhỏ dẫn ra cột mốc 757 bắt đầu lác đác người dắt ngựa thồ quặng qua biên giới. 8 giờ tối, từng đoàn xe máy ì ạch chở quặng đến tập trung tại một địa điểm gần đường, thuộc xóm Nà Dốc, cách khu nhà của Tổ biên phòng vài trăm mét. Hàng trăm con lừa (dân địa phương gọi là lồ), ngựa và chủ của chúng đang khẩn trương chuẩn bị cho chuyến hành trình. Những bao tải quặng xếp hàng loạt ven đường. Ánh đèn pin, đèn xe máy loang loáng. Tiếng bước chân người, chân ngựa lộp cộp trên đường. Đoàn người đông, nhưng không ồn ào, ai nấy lặng lẽ và nhanh chóng thực hiện công việc của mình. Quặng được đặt lên những chiếc giá hàng gắn trên lưng lừa, ngựa, chằng buộc bằng dây chun rồi rồi hối hả tiến về phía  trước. Ngựa, lừa đi trước, người nối gót theo sau. Có hai con đường vận chuyển quặng sang biên giới. Một đường qua xóm Koỏng Kẹo, rộng rãi, trải bê tông, ô tô có thể chở quặng đi được, nhưng lại đi qua trước cửa khu nhà của bộ đội biên phòng. Chỉ thỉnh thoảng khi bộ đội không ở nhà hoặc lơ là không để ý, người ta mới dám chuyển quặng qua đường này. Một đường khác nhỏ hơn, gập ghềnh toàn đá hộc đi qua xóm Đông Căm (xóm di dân ra biên giới) đi khoảng nửa km là sang đến đất Trung Quốc.

Đêm tối mù mịt, mưa lất phất, đoàn người ngựa âm thầm hối hả tiến về phía trước. Kẻ xuôi người ngược chen chúc trên con đường ngoằn ngoèo lúc thì men theo sườn núi, đá hộc trồ ra đường, lúc xuyên qua đám rẫy ngô ướt rượt. Đường lầy lội trơn trượt chỉ rộng chừng 30 cm nhưng đoàn người, ngựa vẫn bình thản đi lại. Dường như tất cả đã quá quen thuộc với con đường đêm nào cũng đi lại mấy lượt. Vượt qua cột mốc 757 vài trăm mét, bóng tối loãng ra bởi những ánh đèn điện hắt ra từ một khu nhà cấp 4 xây bằng gạch ba vanh nằm chênh chếch dưới chân núi, gần bãi ngô. Đoàn lừa, ngựa dừng trước sân nhà, người ta dỡ quặng, đưa vào kho và trả tiền Trung Quốc cho các phu chở quặng. Tiền công cho phu quặng giá 20 tệ/tạ (khoảng 50 nghìn đồng). Mỗi chuyến, một con lừa, ngựa thồ được 2 tạ. Mỗi phu quặng có từ 2 - 4 con lừa, ngựa tính ra mỗi chuyến cũng kiếm được 200 - 400 nghìn đồng một chuyến. Mỗi đêm tùy số lượng quặng nhiều hoặc ít mà phu quặng có thể kiếm từ vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng. Đoàn người ngựa cứ thế túc tắc vận chuyển đến khoảng 3 giờ sáng. Như thế, hành trình của quặng bắt đầu từ chiều và kết thúc vào 3 giờ sáng.  

Cao Bắc

RFA: Vì sao Việt Nam muốn tăng tỷ lệ nợ công?

2010-06-04

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng muốn nâng tỷ lệ nợ công lên hơn 50% ở những năm sắp tới, trong đó nợ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp lại được nhà nước bảo lãnh.

Photo courtesy of gdt.gov.vn

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ảnh chụp năm 2009.

Tùy thuộc số ngoại tệ nắm giữ

Vấn đề này đã được Đại Sứ Nhật tại Việt Nam cho là không đáng lo so với khả năng trả nợ của Việt Nam, nếu duy trì được đà phát triển kinh tế khoảng 7%.

Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa và được ông cho biết như sau:

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng nếu mà nhà nước phát hành công khố phiếu hay là doanh nghiệp của nhà nước phát hành công khố phiếu, còn gọi là phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhưng với sự đảm bảo của nhà nước thì cũng vẫn là nhà nước chịu trách nhiệm về khoản nợ đó, thì nó cũng thuộc vào loại gọi là công trái, tức nợ của quốc gia.

Việt Nam sẽ mắc nợ nhiều hơn. Khi đó cái khả năng trả nợ tùy thuộc vào phần ngoại tệ mà Việt Nam có thể thu được.

Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa

Cái thứ nhì nữa là khoản nợ đó tùy thuộc vào khả năng gọi là sản xuất của quốc gia, mà nếu nó đã đến 40% GDP như là hiện tại thì đã là con số đáng ngại, và nếu cái mức nó lên 50% trong những năm tới,tức là để chuẩn bị để có thể là sẽ phát hành công khố phiếu doanh nghiệp nhà nước trên thị trường thế giới, tức là quốc gia Việt Nam sẽ mắc nợ nhiều hơn. Khi đó cái khả năng trả nợ tùy thuộc vào phần ngoại tệ mà Việt Nam có thể thu được. Đầu tiên là cái đó nếu mà mình phát hành trên thị trường nước ngoài thì sẽ có rủi ro thứ nhất Việt Nam đã bị bội chi ngân sách nặng chưa chắc có thể trả, thứ hai nữa là nếu trả tiền bằng ngoại tệ thì còn thêm cái rủi ro nữa là rủi ro về tín dụng, không có tiền trả, và còn có rủi ro về ngoại hối nữa, tức là lúc đó nếu mà cái hối suất, cái hối đoái nó sai biệt thì Việt Nam bị nặng thêm một trận nữa. Cái đó tôi nghĩ rằng đó là một điều rất đáng quan ngại.

Bắt đầu những rủi ro

Bản đồ huyện Ba Vì - Hà Nội, nơi Việt Nam dự định xây dựng trung  tâm hành chính quốc gia. Photo courtesy of dothi.net
Bản đồ huyện Ba Vì - Hà Nội, nơi Việt Nam dự định xây dựng trung tâm hành chính quốc gia. Photo courtesy of dothi.net
Việt Long: Thưa ông, ông đại sứ Nhật mới đây có nhận xét là tỷ lệ nợ công của Việt Nam hiện nay là 43,7 % thì không phải là điều đáng lo ngại so với khả năng trả nợ của Việt Nam. Ông có ý kiến gì về cái ý kiến của đại sứ Nhật?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng cái khả năng trả nợ đó nó còn tùy; người ta còn muốn so sánh quốc gia này với quốc gia khác trên thế giới, và nếu mà trường hợp so với những nước đang mắc nợ và đang bị khủng hoảng như là trường hợp Hy Lạp hay là những nước Nam Âu thì Việt Nam nghĩ là mình chưa đến cái mức đó. Nhưng mà cái lối tính toán vay tiền mà chi tiêu quá cái khả năng như vậy là cái điều đã xảy ra cho các quốc gia đang bị ngập nợ bây giờ, và Việt Nam không nên đi vào trong trường hợp đó mặc dù nghĩ rằng ngay bây giờ mình vẫn có thể trả nợ.

Tôi lấy ví dụ cụ thể không thôi là cái dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay nó đã bị bào mỏng vì cái tình trạng suy trầm trên thế giới khiến cho cái khả năng xuất khẩu của Việt Nam đã bị giảm, trong khi đó Việt Nam vẫn cần phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu để duy trì được bộ máy sản xuất của mình. Nội cái đó không thôi cũng là một điều đáng ngại rồi!

Vị lãnh đạo ở trên đã quyết định rồi và chính phủ phải đi theo cái đó và quốc hội sẽ chấp thuận chuyện đó, thì tôi nghĩ rằng là bắt đầu mở cửa cho những rủi ro.

Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa

Do đó khi mà tôi thấy người ta bàn đến cái chuyện có thể nâng cao cái mức gọi là nợ công (quốc trái) thì tôi thấy đó là một điều quá rủi ro và nếu mà không phân tách kỹ, và nếu mà không có tham khảo ý kiến của một số những tổ chức họ có am hiểu và họ có kinh nghiệm về trường hợp đó mà nghĩ rằng tại vì cái vị lãnh đạo ở trên đã quyết định rồi và chính phủ phải đi theo cái đó và quốc hội sẽ chấp thuận chuyện đó, thì tôi nghĩ rằng là bắt đầu mở cửa cho những rủi ro, lúc đó các thế hệ về sau sẽ phải trả nợ.

Việt Long: Thưa ông, ông có nghĩa rằng tỷ lệ nợ công họ nói là 50% GDP vào những năm tới thì họ có bao gồm khoản nợ để mà xây dựng đường tàu cao tốc là 56 tỷ đô la và rồi xây dựng cái thủ đô Hà Nội mới là 60 tỷ đôla trong đó không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng là cái câu hỏi đấy chúng ta chưa có câu trả lời tại vì cho tới giờ này tất cả những dự án vĩ đại kia vẫn còn nằm trong phần dự tính, nhưng mà nếu người ta nghĩ là chuẩn bị dư luận rằng là 40% mắc nợ hay là 50% thì cũng trên cái khả năng trả nợ. Cái đó có thể nó dẫn đến cái việc mà nó giúp cho người ta biết những điều gọi là kinh khủng giống như là cái dự án gọi là làm đường xe lửa cao tốc chẳng hạn hay là làm cái dự án xây dựng lại cả trung tâm hành chính quốc gia của Việt Nam ở Ba Vì. Tôi cho rằng là, cách đây chừng 15 năm Hy Lạp cũng đã tính toán như vậy. Các nước giống như Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha cũng thế. Và cuối cùng sau đó đến giờ này họ tuột đến đó và họ không biết phải xoay sở ra làm sao trên con dốc đó.

Việt Long: Vâng, xin cảm ơn ông Nguyễn Xuân Nghĩa.

Phần mềm kiểm soát Internet ở Việt Nam gây lo ngại cho giới bảo vệ nhân quyền

VIỆT NAM - 
Bài đăng : Thứ bảy 05 Tháng Sáu 2010 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 05 Tháng Sáu 2010

Sử dụng Internet tại Việt Nam
Sử dụng Internet tại Việt Nam
Thanh Phương

Quyết định ký ngày 26/4/201 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đòi các quán cà phê Internet, khách sạn và những cơ sở kinh doanh Internet khác cài đặt một phần mền nhằm theo dõi việc sử dụng Internet trên điạ bàn thủ đô Việt Nam. Quyết định này gây lo ngại cho giới hoạt động bảo vệ nhân quyền.

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định ký ngày 26/4 ra lệnh cho các quán cà phê Internet, khách sạn và những cơ sở kinh doanh Internet khác, phải cài đặt một phần mền nhằm theo dõi việc sử dụng Internet trên điạ bàn thủ đô Việt Nam. Quyết định này gây lo ngại cho giới hoạt động bảo vệ nhân quyền, vì họ sợ việc kiểm duyệt thông tin trên mạng tại thành phố này sẽ gắt gao hơn.

Vào năm ngoái, Trung Quốc đã buộc các nhà sản xuất máy vi tính phải cài đặt phần mềm có tên là « Green Dam », Lục Bá, tức là Đập Xanh, trên mọi máy tính bán ở nước này, với lý do là nhằm ngăn chận các nội dung khiêu dâm trên mạng. Nhưng sau đó, chính quyền Bắc Kinh đã từ bỏ kế hoạch nói trên sau khi những người chỉ trích nêu lên các mối quan ngại về an toàn trên mạng, về đời tư, về ổn định hệ thống.

Nhưng nay, Việt Nam lại muốn áp đặt một thứ phần mềm « Green Dam » mới cho Hà Nội.

Theo quyết định ngày 26/4 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, các máy chủ của những đại lý Internet phải cài đặt phần mềm Quản lý Internet « được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận ». Quyết định nhắc lại những điều nghiêm cấm  mà đầu tiên là, không được lợi dụng Internet để « chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ».

Điều 6 của Quyết định nói trên nhắc lại : người sử dụng Internet « khi phát hiện các trang thông tin, dịch vụ trên Internet có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phải nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chức năng gần đó để xử lý. » Theo dự kiến, từ đây đến 2011, phần mềm này sẽ được cài đặt ở toàn bộ 4000 đại lý Internet của Hà Nội.

Một bài báo đăng trên trang web của tạp chí tin học Computerworld hôm qua (4/6) trích lời ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ, theo đó  : « Hiện nay có đến 25 triệu người sử dụng Internet ở Việt Nam và chính phủ quan ngại vì thấy rằng người dân có một không gian tương đối tự do để trao đổi quan điểm. Chính quyền không muốn thấy có những nguồn thông tin độc lập ».

Computerworld cũng trích lời bà Kim Phạm, giám đốc tổ chức AccessNow, chuyên hỗ trợ về công nghệ thông tin cho các nhà hoạt động nhân quyền, nhận định rằng, cho dù phần mềm quản lý Internet mới được sử dụng như thế nào, việc cài đặt một phần mềm do chính phủ kiểm soát cũng sẽ có tác động tiêu cực đến việc sử dụng Internet ở Việt Nam. Nói cách khác, theo bà Kim Phạm, đây là một quyết định « nhằm cho người dân biết là chính phủ muốn kiểm soát việc trao đổi thông trên mạng ». Bà Kim Phạm cũng ghi nhận là do người sử dụng Internet ở Việt Nam ngày càng quay sang những nơi như Facebook hoặc Yahoo360 để chia sẻ thông tin, những nơi này đã bị ngăn chận ở Việt Nam.

Tạp Computerworld nhắc lại là Internet đã trở thành nơi hội tụ phong trào phản đối những dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Vào cuối năm 2009, trang Bauxitevietnam.info, đã bị đánh sập và cùng lúc đó, tin tặc đã đột nhập website của Hội Chuyên Gia Việt Nam để gài một ấn bản VPSKeys có virus.

Theo Computerworld, các nhà hoạt động nhân quyền tại Hoa Kỳ tin rằng chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc theo dõi những cuộc trao đổi trên mạng, đặc biệt là để xem Internet đã được sử dụng như thế nào để chia sẽ thông tin về Cách Mạng Xanh của Iran, một sự kiện đã gây quan ngại cho Hà Nội.
 

Quãng Ngãi: Thủ phạm đầu độc sông Trà hô hào bảo vệ môi trường

Trong khi dư luận đang đợi kết quả chính thức của cơ quan điều tra trong vụ công ty cồ phần Đường Quảng Ngãi thủ phạm đầu độc sông Trà Khúc thì trong 2 ngày qua, người dân ở thành phố Quảng Ngãi rất bất bình trước những băng rôn kêu gọi bảo vệ môi trường được treo đầy trên các tuyến phố của Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi.

TIN LIÊN QUAN

Băng rôn phía trên in nội dung: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đi đôi với bảo vệ môi trường", "Mỗi người một hành động vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và "Vì tương lai đất nước hãy giữ lấy màu xanh và làm sạch môi trường", phía dưới in đậm dòng chữ Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi. 

Phần nội dung cổ động bảo vệ môi trường.  
Qua tìm hiểu của PV VietNamNet, đơn vị thực hiện treo bằng rôn trên là Công ty truyền thông Thiên Hồng TP.HCM. Đơn vị này được Sở VHTT&DL Quảng Ngãi cấp phép thực hiện các băng rôn tuyên truyền nhân ngày Môi trường thế giới.  

và phía dưới là "nhà tài trợ": Công ty cổ phần Đường Quãng Ngãi.
Thế nhưng, cũng theo Sở VHTT&DL Quảng Ngãi, danh sách đơn vị tài trợ mà Công ty truyền thông Thiên Hồng TP.HCM trình lên không có tên Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi, nhưng không hiểu vì sao hàng loạt băng rôn tuyên truyền trên các tuyến phố lại...có tên Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi. 

Cá chết nổi trắng sông Trà Khúc hồi đầu tháng 5, thủ phạm chính là công ty cổ phần Đường Quãng Ngãi.
Như VietNamNet đã phản ánh, những ngày đầu tháng 5/2010, Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi đã thải hàng ngàn mét khối nước thải ra sông Trà Khúc làm cá chết nổi trắng sông, kế đến là trên 5.000 con vịt của các hộ dân ven sông ở xã Tinh Long và Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh cũng lăn đùng ra chết. Người dân đã đệ đơn kiến nghị Công ty cổ phần Đường bồi thường nhưng vẫn chưa được giải quyết.  
  • Minh Bảo

 

Ngày Môi trường: Chủ tịch nước lo thả bồ câu và trồng cây??? Mặc cho ai khai thác hàng nghìn m3 gỗ lậu??

Chủ tịch nước thả bồ câu và trồng cây nhân ngày Môi trường

(Dân trí) - Sáng 5/6, trong khuôn khổ Tuần lễ Biển đảo Việt Nam, UBTƯ MTTQ VN, Bộ TN-MT và UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ mittinh quốc gia nhân ngày Môi trường thế giới 5/6 và ngày Đại dương thế giới 8/6 tại sân vận động tỉnh Quảng Bình.
Đến dự lễ có Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nhiều lãnh lãnh đạo các bộ ngành T.Ư và địa phương; đại diện các tổ chức quốc tế và hàng nghìn cán bộ, học sinh, lực lượng vũ trang...
 
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (giữa) và các vị lãnh đạo trồng cây tại TP Đồng Hới.
 
Khai mạc buổi lễ, Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN Huỳnh Đảm đã kêu gọi các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể và nhân dân cùng hành động bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học để thực hiện tốt các mục tiêu về môi trường của quốc gia.
 
Với chủ đề "Nhiều loài - Một hành tinh - Một tương lai", năm Đa dạng sinh học quốc tế 2010 là dịp kêu gọi toàn nhân loại ngừng hủy diệt hàng loạt các loài sinh vật và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hệ sinh thái.
 
Bà Katherine Muller-Marin (Đại diện UNESCO tại Việt Nam) nói: "Tôi xin nhắc lại lời của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon trong thông điệp của ông nhân ngày Môi trường thế giới: mọi người tham gia tích cực vào việc bảo tồn đa dạng sinh học không phải là chỉ hưởng ứng ngày này mà là một trách nhiệm thường ngày của tất cả các thành viên trong cộng đồng thế giới".
 
Tại lễ mittinh, Chủ tịch nước và các vị lãnh đạo đã phóng sinh chim bồ câu, thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình, bảo vệ sinh vật và đa dạng sinh học.
 
Cũng trong sáng nay, Chủ tịch nước đã tham gia trồng cây tại đường Thống Nhất (TP Đồng Hới). Các đại biểu dự mittinh cũng tham gia dọn vệ sinh trên bãi biển Nhật Lệ, Bảo Ninh.
 Hồng Kỹ

Ai khai thác hàng nghìn m3 gỗ lậu?

TP - Liên tục những ngày qua, cơ quan chức năng phát hiện hơn 1.000m3 gỗ khai thác trái phép ở Kon Tum đã được vận chuyển về Gia Lai. Khu vực này có một số trạm kiểm lâm canh giữ rừng, song lâm tặc vẫn đưa máy móc thiết bị vào đốn gỗ và đưa ra khỏi rừng.

Gỗ lậu bị kiểm  lâm Ia Grai tịch thu về
Gỗ lậu bị kiểm lâm Ia Grai tịch thu về.

 

Gỗ trên trời rơi xuống

Ngày 8-4-2010, Kiểm lâm Ia Grai (Gia Lai) kiểm tra việc trục vớt gỗ của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 trong khu vực lòng hồ thủy điện Sê San 4 vị trí tại tiểu khu 335 nằm trên trục lộ 664 từ UBND xã Ia O - Ia Grai đi vào Đồn biên phòng 717, tại khu vực cách UBND xã Ia O khoảng 2km, phát hiện 136 lóng gỗ (191,543m3), trong đó có 100 lóng gỗ còn tươi.

Tiếp tục kiểm tra trên tuyến đường này, kiểm lâm phát hiện có bãi gỗ thứ 2 , cách UBND xã khoảng 3 km có 177 lóng gỗ (200,397m3), trong đó có 17 lóng gỗ có dấu búa kiểm lâm ký hiệu KL247 (đây là số hiệu búa Kiểm lâm do Hạt kiểm lâm Sa Thầy - tỉnh Kon Tum quản lý - PV).

Trong số gỗ này, kiểm lâm Ia Grai xác định có 30 lóng gỗ mới bị cắt. Kiểm lâm Ia Grai cho biết không có đối tượng nào đến nhận số gỗ này nên ngày 27-4-2010, đã cho lập biên bản vi phạm hành chính, thu giữ.

Ngày 11-5, kiểm lâm Ia Grai ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, sau đó chuyển giao hồ sơ vụ án sang Công an huyện Ia Grai tiếp tục điều tra làm rõ.

Một nguồn tin cho biết, sau khi Hạt Kiểm lâm Ia Grai, Gia Lai thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tìm chủ sở hữu số gỗ trên thì có một người đến tự xưng là người của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đến nhận và xuất trình một số giấy tờ. Tuy nhiên, qua nghiên cứu hồ sơ, cơ quan Kiểm lâm xét thấy không hợp pháp nên lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng người này bỏ đi không ký.

Theo cơ quan điều tra công an huyện Ia Grai, số gỗ gần 400m3 này chắc chắn có nguồn gốc từ địa phận huyện biên giới Sa Thầy - tỉnh Kon Tum giáp ranh với Ia Grai, bởi địa phận huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai không có gỗ.

Theo thông tin mà chúng tôi có được, trong những ngày qua, tại tiểu khu 749 thuộc lâm phần do Công ty Đầu tư Phát triển Lâm - Nông - Công nghiệp và dịch vụ Sa Thầy quản lý, đoàn liên ngành tỉnh Kon Tum phát hiện có 643 m3 gỗ bị chặt hạ trái phép, hầu hết là gỗ thuộc nhóm I quí hiếm. Số gỗ này đang nằm rải rác trong rừng, chưa vận chuyển ra khỏi lâm phần.

Gỗ ở đâu để xin trục vớt 1.000m3?

Ngày 1-4-2010, Quân đoàn 3 có tờ trình gửi UBND tỉnh Kon Tum, cho rằng: Ngày 22-12-2008 và ngày 18-7-2009, Quân đoàn 3 ký hợp đồng với Ban Quản lý thủy điện 4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thu dọn vệ sinh và trục vớt gỗ củi tại hồ thủy điện Sê San 4. Sau khi vớt gỗ bị chìm dưới đáy hồ, Quân đoàn 3 lập tờ trình trình UBND tỉnh cho phép quân đoàn được tận dụng những cây bị ngập nước nằm dưới lòng hồ thủy điện Sê San 4 vận chuyển về sử dụng vào việc làm mô hình học cụ, đóng bàn ghế, phản, giường nằm cho bộ đội: Về số lượng, quân đoàn xin khoảng 1.000m3".

Tuy nhiên, về việc này ngày 29-4-2010, UBND tỉnh Kon Tum đã có công văn cho rằng: Qua báo cáo của các ngành chức năng tỉnh Kon Tum, hiện nay Quân đoàn 3 chỉ trục vớt được 37m3 gỗ tròn và 150 ster củi trên tổng số hơn 69m3 gỗ và 900 ster củi được UBND tỉnh cho phép tại Văn bản số 2390/UBND-KTN ngày 12-11-2009.

Như vậy lượng gỗ chìm tại lòng hồ Sê San 4 hiện còn không đáng kể. Do đó UBND tỉnh Kon Tum không thống nhất với đề nghị việc trục vớt những cây gỗ bị chìm dưới đáy hồ và tận dụng số cây bị ngập nước trong lòng hồ Sê San 4 của đơn vị này.

UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các đơn vị trực thuộc ngừng mọi hoạt động trục vớt gỗ, củi tại khu vực Sê San huyện Sa Thầy, Kon Tum.

Ngày 28-5 làm việc với chúng tôi, lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp Kon Tum cho biết: Từ năm 2006, tỉnh Kon Tum đã tổ chức cho Cty Đầu tư Phát triển Lâm-Nông-Công nghiệp và Dịch vụ Sa Thầy khai thác thu gom gỗ trong lòng hồ Sê San 4. Hồ sơ thiết kế có 22.526m3 gỗ chính phẩm và 5.631m3 gỗ cành ngọn cùng 52.162 ster củi.

Tuy nhiên, quá trình khai thác số củi tăng lên nhưng lượng gỗ từ đường kính 25cm trở lên lại giảm. Từ khi hồ Sê San 4 tích nước rất khó xác định được gỗ còn nằm dưới lòng hồ này.

Vậy con số 1.000m3 gỗ xin được trục vớt lấy cơ sở từ đâu?

Huỳnh Kiên


Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty