TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, September 24, 2011

Rò hóa chất ở Tổ hợp bauxite Tân Rai:Tôi không ngạc nhiên


24/09/2011 07:02:35

- TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam Vinacomin không ngạc nhiên về sự cố vừa xảy ra tại Tổ hợp bauxite Tân Rai. Dù sự cố rò hóa chất là xút, ông vẫn khuyến nghị, nên chuyển sang thải bùn đỏ bằng công nghệ "khô".

TIN LIÊN QUAN

Chỉ ngạc nhiên về cách ứng xử

Sự cố rò rỉ hóa chất ra môi trường của Tổ hợp bauxite Tân Rai được phát hiện là do bể chứa hư hỏng. Ông bình luận như thế nào về sự cố này?

Tôi không ngạc nhiên về sự cố, vì những sự cố như thế này hoặc lớn hơn nữa đã được các nhà khoa học cảnh báo cách đây 2-3 năm. Điều tôi ngạc nhiên là cách ứng xử của những người có trách nhiệm của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam Vinacomin.

Theo dõi trên báo chí, tôi thấy dường như họ rất coi thường vấn đề an toàn hoá học. Alumina là một dự án hoá chất nhiều hơn là một dự án khai khoáng. Trong khi đó, các cán bộ quản lý và điều hành dự án của Vinacomin chỉ có một số kiến thức thực tế về khai khoáng.

Sau khi đổ hóa chất vào bể trộn, vỏ bao bì bị vứt ngay ngoài trời khi gặp mưa một lượng hóa chất còn sót lại đã theo dòng nước chảy ra môi trường. Đây là
Sau sự cố, đoàn kiểm tra của Sở TNMT Lâm Đồng đã tới Tổ hợp bauxite Tân Rai và phát hiện, vỏ bao đựng hóa chất bị vứt ngay ngoài trời. Gặp mưa một lượng hóa chất còn sót lại đã theo dòng nước chảy ra môi trường. Ảnh Khắc Lịch

Các chuyên gia đã từng cảnh báo, đối với những dự án trọng điểm, lại ở vị trí quan trọng như các tổ hợp bauxite Tây Nguyên, việc dự trù tình huống và xử lý những tình huống bất ngờ rất quan trọng. Ông đánh giá như thế nào về việc dự trù và xử lý sự cố vừa rồi ở Tổ hợp bauxite Tân Rai?

Tôi nghĩ cần đối chiếu ngay với Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để xem ĐMT đó đã được lập với chất lượng như thế nào, những người có "thẩm quyền" đã phê duyệt nó ra sao.

Tôi vẫn nhớ trên các phương tiện truyền thông, một thành viên Vinacomin nói rằng sẽ dùng toán xác suất để quản lý các sự cố của các dự án bauxite. Dư luận chỉ thấy rằng, dự án đã bị chậm tiến độ hàng năm trời, chưa kịp hoàn công mà hoá chất độc hại đã bị rò rỉ.

Mới tháng trước, có thông tin hồ chứa bùn đỏ ở Tân Rai tiếp tục bị chậm tiến độ do mưa kéo dài ảnh hưởng tới tiến độ thi công. Tại sao một công trình xây dựng lại chịu ảnh hưởng bởi thời tiết nhiều như vậy, thưa ông?

Chậm tiến độ do mưa ở Tây Nguyên là chuyện bình thường. Nhưng, không bình thường là ở chỗ chọn thời điểm thi công vào mùa mưa ở Tây Nguyên. Một dự án có hàng ngìn hạng mục công trình lớn nhỏ, có thể và cần phải bố trí lịch thi công phù hợp với thời tiết. Chậm tiến độ là do trình độ quản lý dự án của chúng ta chưa cao.

Thực tế càng chứng minh cần thải bùn đỏ bằng công nghệ "khô"

Gần đây, dư luận lên tiếng về các dự án thủy điện của nhà thầu Trung Quốc bị chậm tiến độ. Ông có lo lắng cho các dự án bauxite ở Tây Nguyên không? 

Tôi may mắn đã được làm việc rất nhiều với các nhà thầu Trung Quốc. Tôi thấy chẳng có gì đáng "lo" về nhà thầu cả. Chậm tiến độ trước hết lỗi là của chủ đầu tư. Chất lượng công trình hay trình độ công nhân kỹ thuật của nhà thầu có thấp chủ yếu cũng do các ban quản lý dự án của phía VN.

Nếu trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ các Ban quản lý dự án thấp thì sẽ dễ bị các nhà thầu qua mặt. Với tôi, cái đáng lo nhất là sau khi bàn giao công trình thì Vinacomin sẽ "xoay" như thế nào với đội ngũ như hiện nay để vận hành dự án này.

Sự cố vừa rồi dù không liên quan tới bùn đỏ nhưng cũng khiến người ta một lần nữa nhắc tới công nghệ thải khô. Ý kiến của ông như thế nào ạ?

Ngay từ đầu chúng tôi đã khuyến nghị rất rõ ràng là phải sử dụng công nghệ "khô" để thải bùn đỏ. Thực tế càng chứng minh điều đó là quan trọng và cần thiết. Kể cả đến bây giờ tôi vẫn khuyên Vinacomin nên chuyển sang thải bùn đỏ bằng công nghệ "khô" vì cũng chưa muộn và chẳng có gì tốn kém cả.

Đang thống kê thiệt hại để yêu cầu bồi thường

Ngày 23/9, UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết đang xem xét thống kê mức độ thiệt hại trong vụ rò rỉ hóa chất xảy ra trên địa bàn trong thời gian qua tại Dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng để yêu cầu đơn vị này bồi thường thiệt hại cho người dân.

Ông Trần Dương Lễ - phó Giám đốc Ban quản lý Dự án tổ hợp Bauxite - nhôm Lâm Đồng cũng cho biết sẽ cùng với các cơ quan chức năng của địa phương xác định mức độ thiệt hại của người dân. Nếu đúng như báo cáo nhanh của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lâm, Ban quản lý Dự án tổ hợp Bauxite nhôm Lâm Đồng sẽ sẵn sàng bồi thường thỏa đáng.

Hiện vẫn chưa có con số chính thức thống kê mức độ thiệt hại do ảnh hưởng của sự cố rò rỉ hóa chất này.

Khắc Lịch

Hoàng Hạnh (thực hiện)

Thi công ẩu, bà hỏa thiêu rụi nhà dân


24/09/2011 20:27:43

 - Sáng 24/9, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà 386B Lê Hồng Phong, phường Phước Long, TP Nha Trang (Khánh Hòa) khiến một người bị thương nặng và thiệt hại nhiều tài sản có giá trị.

Tại hiện trường, đám cháy đã thiêu rụi toàn bộ gian bếp, tầng hầm và phòng khách của căn nhà. Nhiều vật dụng có giá trị như ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại... đều cháy thành than.

Bà Phan Thị Minh (57 tuổi), chủ ngôi nhà bị cháy, cho biết: Nhà kế bên đang xây dựng nên xin được tháo hàng rào sắt trên tầng hai nhà bà Minh để tô nhà đang xây. Lúc đầu bà không cho sau chủ thầu sang năn nỉ nên bà đồng ý. Tôi có việc đi một lát, lúc về thấy nhà đã cháy rụi.

Tất cả tài sản đã bị thiêu rụi

Một người hàng xóm gần đó cho biết: Khoảng 9h, bỗng nghe nhiều tiếng nổ lớn khiến người dân hoảng hốt. Khi họ chạy ra xem thì thấy một công nhân đã để cây gậy thép chạm vào dây điện lưới phía trên làm chập điện. Sau đó ngọn lửa bùng phát.

Vụ tai nạn khiến công nhân này bị phỏng nặng, rơi từ tầng hai xuống, phải cấp cứu tại bệnh viện. Một người công nhân khác may mắn thoát chết. Trong nhà bà Minh còn có một người đang ở dưới tầng hầm, khi ngọn lửa bùng phát người này cũng đã kịp chạy thoát.

Lực lượng chức năng đã huy động 2 xe cứu hỏa và dập tắt đám cháy 1 giờ sau đó. Vụ việc đang cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.

Vũ Khuê

Miền Trung: Đường sạt lở, tàu thuyền hư hỏng


24/09/2011 20:22:19

 - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong 2 ngày qua (từ ngày 22  - 24/9) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có mưa lớn trên diện rộng với lượng mưa trung bình phổ biến từ 200-300 mm, một số nơi trên 400 mm như: huyện A Lưới (422 mm), Tà Lương (455 mm), Phong Mỹ huyện Phong Điền (431 mm).

Mưa lớn cũng làm cho nhiều tuyến đường huyết mạch trung tâm TP.Huế như Đống Đa, Hùng Vương, Bến Nghé… hay tuyến QL 1A đi qua thị xã Hương Thủy và cửa ngõ phía Nam TP.Huế, nhiều đoạn bị ngập sâu trong nước gần nửa mét.

Đường nội đô thành phố Huế ngập nửa mét nước.

Đáng chú ý, tại tuyến QL 49 đi huyện miền núi A Lưới đang trong quá trình thi công, sửa chữa, nâng cấp do mưa lớn nên đã gây sạt lở tại nhiều điểm, lực lượng cứu hộ phải túc trực 24/24 giờ để ứng cứu, thông đường. Đến sáng ngày 24/9, cũng trên tuyến đường QL 49 đi qua địa bàn xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) lại xuất hiện nhiều điểm sạt lở mới, gây khó khăn cho người và phương tiện qua lại.

Tính đến chiều tối ngày 24/9, trên địa bàn Thừa Thiên – Huế mưa vẫn còn đang tiếp diễn với lưu lượng khá lớn, phổ biến trong khoảng 100-200 mm. Mực nước tại các con sông trên địa bàn đang lên khá nhanh và vượt qua mức báo động 1.

Theo Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi, hiện toàn tỉnh có 916 tàu/8.631 lao động đang hoạt động trên biển. Trong đó khu vực Hoàng Sa là 39 tàu/485 lao động; Trường Sa 130 tàu/2.847 lao động; vùng biển phía bắc 129 tàu/1.032 lao động.

Cùng với giữ vững liên lạc với số tàu trên để thông báo diễn biến tình hình của vùng áp thấp để các phương tiện chủ động phòng tránh,  cơ quan chức năng tỉnh đã nghiêm cấm các tàu thuyền trong tỉnh ra khơi.

Neo đậu tàu thuyền

 
Theo Trung tâm Thông tin Duyên hải Đà Nẵng báo thì hiện có một tàu cá mang số hiệu QNg 98588 có 13 ngư dân, đã bị gãy lái, cong chân vịt, đang được 2 tàu cá của tỉnh mang số hiệu  QNg 8388 Ts và QNg 4459 Ts, đang lai dắt vào huyện đảo Lí Sơn. Tuy nhiên do sóng lớn, gió to nên đã phát tín hiệu cấp cứu, nhờ hỗ trợ.  Như vậy tính đến thời điểm này, đã có 3 tàu thuyển trong tỉnh bị chìm và hư hỏng.

Sau cơn mưa lớn và kéo dài trong 2 ngày qua, tại khu vực miền núi của tỉnh đã xảy ra điểm sạt lở đầu tiên, ở km 31-Quốc lộ 24B, đoạn Ba Tơ-Sơn Hà, với tổng khối lượng đất đã bị sạt khoảng 6000m3.  

Hoàng Gia - Công Nguyên

NGƯỜI DÂN TỴ NẠN CỘNG SẢN ỦNG HỘ CÁC BẠN TRẺ TRONG NƯỚC


Demokratie And Pluralismus = Biểu Ngữ Dân Chủ và Đa Đảng Cho Việt Nam tại Germany.

Hình ảnh minh họa: Sinh hoạt biểu tình tuần qua trên khắp các châu lục. 16 xin được cám ơn và vinh danh các chiến sĩ Paltalk như William P. , Trương Nhân,  … đã kiên trì chuyển tải tin tức, hình ảnh đều đặn mỗi ngày.

    Úc Châu – Melbourne (Đêm Thắp Nến).

Đồng ca: Phải Lên Tiếng- Anh Bằng

Bài đọc suy gẫm: Họ Trả Lời Y Chang Nhau tức "Tranh Luân" -  trích từ Face Book của Joyce Ann Nguyễn, một người 17 tuổi, tuy còn bé và mới tị nạn cộng sản 1 năm tại Norway (Na-Uy) nhưng có cái nhìn sâu sắc về những luận điệu, trả lời giống hệt nhau của các "cán hay cớm mạng còn gọi là CAM" mỗi khi họ tranh luận trên các diễn đàn internet. 


Có 1 điều tôi nhận ra thế này, sau khi tranh luận với nhiều người khác quan điểm chính trị.
- Nếu bạn ở trong nước và viết bài so sánh giữa nước ta và nước ngoài, họ sẽ nói bạn là ếch ngồi đáy giếng và ko biết gì.
Nếu bạn ở nước ngoài và nói những điều tương tự, họ sẽ bảo bạn ăn cơm ngoại bang và quay về chống phá tổ quốc.
Nếu bạn rời VN được 1 thời gian ngắn, họ sẽ bảo bạn chưa kịp thấy những cái xấu xa của các nước tư bản.
Nếu bạn đã sống ở nước ngoài 1 thời gian dài, họ sẽ bảo bạn đã đi lâu rồi và ko biết tình hình VN đã thay đổi và phát triển như thế nào.
- Nếu bạn nói bạn muốn tự do dân chủ, họ sẽ nói bạn ăn tiền nước ngoài, hoặc bạn là người của VNCH.
- Nếu bạn nói về những vấn nạn của VN, họ sẽ nói nước nào cũng có vấn đề và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ.
- Nếu bạn phê bình lãnh đạo, họ sẽ nói ko có ai hoàn hảo, rồi hỏi bạn có làm được như thế ko, và hỏi bạn, bạn có cãi lời cha mẹ ko mà lại chỉ trích những người lãnh đạo.

    Châu Âu – Pháp- Balê (Paris)

   Germany – Frankfurt am Main.

  Châu Mỹ-  Đông Bắc Hoa Kỳ- Thủ phủ Washington D.C. (nhà của bác Obama). Biểu tình trước tòa lãnh sự tàu.

- Nếu bạn hỏi vì sao họ có thể làm ngơ và ko quan tâm tới những vấn đề của đất nước, họ sẽ nói VN ko cần những người như bạn.
- Nếu bạn nói bạn mong muốn 1 sự thay đổi, họ sẽ bảo thật ra bạn chỉ muốn chống phá đất nước chứ ko làm được gì.
- Nếu bạn nói bạn muốn có tự do thực sự cho đất nước bạn, họ sẽ nói màu sắc dân chủ mỗi nước khác nhau, mỗi nơi có chế độ khác nhau, và đất nước ta hiện nay đã được tự do, độc lập, hạnh phúc.
- Nếu bạn nói có đa đảng vẫn tốt hơn 1 đảng, vì sự cạnh tranh bao giờ cũng tạo nên sự hoàn thiện và phát triển, họ sẽ hỏi bạn có chắc như thế sẽ tốt hơn ko, và đa đảng là loạn.

   Thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana.

   Tiểu bang Utah.

   Tây Bắc Hoa Kỳ- Tacoma City – Seatle bang Washington (quê hương của Bill Gate, Microsoft)


- Nếu bạn chê TQ, họ sẽ chê Mỹ.
- Nếu bạn nói đến yêu cầu và phản kháng, họ sẽ hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc mà đòi hỏi tổ quốc phải làm gì đó cho bạn, hoặc bạn chỉ nói và ko làm được gì.
- Nếu bạn hỏi chủ nghĩa cộng sản tốt đẹp đến thế vì sao lại sụp đổ ở các nước Đông Âu, họ sẽ bảo vì các nước Đông Âu ko theo đúng chủ nghĩa cộng sản, hoặc từ bỏ ko có nghĩa là nó ko tốt, hoặc 1 ngày nào đó những nước này sẽ quay lại con đường cũ.
- Nếu bạn hỏi vì sao họ nói tư bản đang giãy chết, hoặc tư bản ko tốt, vậy tại sao trên TG có rất nhiều nước tư bản, họ sẽ nói bạn hùa theo số đông.
- Nếu bạn muốn biểu tình chống TQ, hoăc bức xúc vì những người biểu tình bị bắt giữ, họ sẽ bảo biểu tình chẳng ích gì, và VN là nước nhỏ, phải nhún nhường trước TQ, và bắt giữ là đúng. 

    Northern California- San Francisco: Trưóc tòa lãnh sự tàu.

    Trưóc tòa lãnh sự việt cộng.

   SanJose- California (nơi mệnh danh là thủ đô văn hóa của người tị nạn)


   "Cực" Nam Cali- San Diego

Đồng bào từ mọi bang của Hoa Kỳ tụ về trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New-York để biểu tình to phản đối cả tàu cộng lẫn việt cộng trong ngày 19/9/2011.  Hình dưới: Boston- Tiểu bang Massachusetts

- Nếu bạn viết bài về chính trị, và nói VN ko có tự do dân chủ, xã hội lắm bất công, họ sẽ bảo bạn là kẻ phản quốc, thất bại trong cuộc sống và đem lòng hận thù.
- Nếu bạn bức xúc vì nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt giữ và bỏ tù, họ sẽ nói như thế là hoàn toàn đúng, và có những người thậm chí còn nói, và đem giết chết cả gia đình dòng họ mới đủ.
- Nếu bạn còn trẻ, họ sẽ nói bạn lo học và còn quá non và thiếu trải nghiệm để phán xét.
- Nếu bạn đã lớn, họ sẽ nói bạn nên lo kiếm tiền và chuyện lớn để nhà nước lo.
- Nếu bạn hỏi, xã hội bình an hạnh phúc đến thế, vì sao sau 1975 rất nhiều người vẫn bỏ đi, họ sẽ bảo những người này ko quen chịu khổ, là tay sai Mỹ- Ngụy chay đi ăn bơ thừa sữa cặn.

Á Châu – Việt Nam – Sài Gòn.  Biểu tình dưới mưa. Tin chi tiết HLTL Blogspot

- Nếu bạn hỏi thế tại sao bây giờ người ta vẫn ra đi bằng hàng trăm hàng ngàn cách khác nhau, họ sẽ im lặng.
- Nếu bạn hỏi những người lãnh đạo như thế nào lại ký tên đồng ý tiến hành những dự án nguy hiểm cho môi trường và an ninh lãnh thổ đất nước, bất chấp bản kiến nghị, họ sẽ im lặng.
- Nếu bạn nói, trái ngược với luận điệu những ai muốn tự do dân chủ là dân miền Nam tay sai Mỹ- Ngụy, có rất nhiều người đấu tranh hiện nay được sinh ra trong chính xã hội này, và thay đổi quan điểm, và những người đấu tranh này cũng là người thành đạt và có vị trí trong xã hội, họ giải thích thế nào, họ sẽ giữ im lặng.
- Nếu bạn nói về việc tấm bản đồ "lưỡi bò", và người dân VN bị đánh cướp và giết chết, nhưng nhà nước ko làm gì cả, họ sẽ giữ im lăng.
- Nếu bạn chứng minh chế độ hiện nay hoàn toàn đi ngược với lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, họ sẽ giữ im lặng.
- Bạn nói bạn đơn thuần là người yêu nước, và đau đớn với số phận dân tộc, họ sẽ nói bạn dối trá, bạn là đồ phản động, nhưng bình thường với những vấn đề chính trị, họ găn vào cái mác "nhạy cảm" và lờ đi ko quan tâm.
Và những gì tôi vừa viết nói lên điều gì, ngoài việc những con người ấy được dạy dỗ và tuyên truyền để có luận điệu và lý lẽ y hệt nhau?

Joyce Anne Nguyen.

Mức lương tối thiểu vần còn quá thấp


Hơn 98% công chức Việt Nam nói rằng mức lương tối thiểu đang áp dụng cho cán bộ, viên chức và sĩ quan quá thấp, không đảm bảo nhu cầu thối thiểu cho người hưởng lương.

Đây là kết quả được Bộ nội vụ công bố trong một hội thảo về chính sách tiền lương được tổ chức ở Hải Phòng ngày hôm nay.
Để có được kết quả này, Bộ Nội vụ đã tiến hành khảo sát ở 15 tỉnh thành, và 3 bộ là Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ khoa học công nghệ và Bộ Y tế. Đây là một trong những họat động được hỗ trợ thực hiện bởi dự án hỗ trợ cải cách hành chính của Bộ Nội vụ do UNDP tài trợ.
Khảo sát cho thấy từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu đã điều chỉnh tăng 7 lần từ 210,000 đồng một tháng lên 830,000 đồng một tháng, tăng hơn 295%, cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng GDP.
Các ý kiến từ cuộc khảo sát và tại hội thảo cho rằng nên đưa mức lương tối thiểu áp dụng với cán bộ công chức lên bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp để động viên khuyến khích cán bộ, công chức gắn bó, tận tâm với công việc, làm tròn trách nhiệm, và chống tham nhũng.
Hiện mức lương tối thiểu áp dụng cho người lao động tại các doanh nghiệp được quy định từ 1 triệu 400 ngàn đến 2 triệu đồng một tháng tùy vùng. 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

'Xây tượng đài hoành tráng cũng như nhà nghèo nuôi voi chơi'


"Hình thức làm công trình tưởng niệm bây giờ đã rất khác. Gần đây nhất, kỷ niệm sự kiện 11/9 ở Mỹ, họ cũng không làm những tượng đài cao vút, đồ sộ trên nền 2 tòa tháp cũ", ông Phạm Trung, Trưởng ban Mỹ thuật hiện đại (Viện Mỹ thuật) trao đổi với VnExpress.
'Mẹ tôi chắc không vui nếu tượng đài tốn kém'Quảng Nam trần tình về 410 tỷ đồng xây tượng đài mẹ Việt Nam

- Vừa có chuyến thăm mô hình tượng đài mẹ VN anh hùng tại Quảng Nam, cảm nhận của ông như thế nào về công trình này?

- Trước thông tin Quảng Nam xây tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, những người nghiên cứu mỹ thuật đã rất quan tâm bởi lẽ công trình đội giá nhiều lần với số tiền rất lớn, trở thành tượng đài có kinh phí lớn nhất Việt Nam, vượt qua cả tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khi tôi xem mô hình bằng xi măng với tỷ lệ 1/1, ấn tượng đầu tiên là không thỏa mãn, không choáng ngợp về thẩm mỹ, về hiệu quả thị giác mà chỉ thấy đồ sộ. Tôi cũng liên tưởng ngay nếu xây dựng ngoài thực địa, với những công năng lồng ghép (bảo tàng, nơi người dân tới vui chơi, du lịch…), trong không gian nắng và gió khắc nghiệt của miền Trung thì khối tượng này sẽ rất thô và khô.

Tác giả có thể hiện tứ văn học rất hay là tượng sừng sững như núi, có hồ nước phía dưới với ý tưởng "Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Tuy nhiên, công trình này không thể hiện được điều đó bởi ấn tượng thị giác là khô, nhiều chi tiết vụn, không có sự chắt lọc và không có tính điêu khắc.

Ảnh: Vũ Huy Thông.
Tượng mẹ VN anh hùng đã xong mô hình xi măng tỷ lệ 1/1. Ảnh: Vũ Huy Thông.

Về quy hoạch mặt bằng, cấu trúc tổng thể cũng không thỏa mãn, dàn trải, rời rạc, mặc dù về sau có thêm tiểu cảnh cây xanh trong không gian chung. Có thể lấy một ví dụ bằng hàng trụ biểu bên ngoài. Tác giả cố gắng khai thác những hình tượng nghệ thuật, mô típ chạm khắc dân gian, như hoa sen, mây, đàn nhạc, chân dung phụ nữ... nhưng khi càng lồng ghép thì thấy sự tả kể, vụn vặt càng lộ rõ.

Nói thẳng là những minh họa đó mang tính cải lương, "tân cổ giao duyên" và nó càng làm cho tính chất tưởng niệm và chủ đề về mẹ VN bị dàn trải, sức thuyết phục về mặt nghệ thuật không cao, mang nặng tính dân gian nhiều hơn là tính bác học, chuyên nghiệp.

- Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, tượng hoành tráng mới thể hiện hết tầm vóc của mẹ VN anh hùng, xứng tầm thế giới, ông nghĩ sao về điều này?

- Tư duy thẩm mỹ của người Việt từ hàng nghìn năm nay đều do điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế quy chiếu. Người Việt không có tư duy phát triển theo chiều cao, không có truyền thống làm tượng đài, tượng ngoài trời. Các công trình kiến trúc thường phát triển theo chiều ngang, tiêu biểu như các cung điện ở Huế và đình chùa khắp cả nước.

Từ năm 2006, Viện Mỹ thuật VN tổ chức hội thảo về điêu khắc ngoài trời VN hiện đại. Rất nhiều ý kiến cảnh báo tượng đài ngoài trời VN ngày càng xấu đi, xa rời thẩm mỹ truyền thống của người Việt. Vậy có nên làm tượng đài nữa không? Thế nhưng, sau hội thảo không thấy tình hình tiến bộ mà càng có nhiều tượng đài to và xấu hơn.

Có thể là do kinh tế phát triển nên nhiều nơi, nhiều người muốn làm to hơn song điều ngược lại là hiệu quả xã hội từ các công trình đem lại rất hạn chế. Càng làm, các công trình tượng đài càng tiêu tốn nhiều và không tạo ra được những điểm nhấn thẩm mỹ thị giác bởi tính công thức và minh họa cổ động rập khuôn, không đạt được thành tựu về giáo dục cộng đồng và giáo dục thẩm mỹ.

Ở VN hiện nay rất ít người có khả năng làm tượng đài mà cả tư duy lẫn tay nghề tốt. Những công trình hoành tráng sử thi chỉ đếm trên đầu ngón tay, ví dụ Mẹ Tổ quốc của ông Nguyễn Hải, tượng Nhà tù Lao Bảo của Phạm Văn Hạng, tượng đàiNgã ba đồng Lộc của Lê Đình Quỳ, một số tác phẩm của Phan Gia Hương, Lưu Danh Thanh, Tạ Quang Bạo... Tức là rất ít người làm được những công trình mà có cảm giác có tính hoành tráng, sử thi. Ngay cả các sáng tác của họ, chất lượng nghệ thuật cũng không ổn định.

Các trường đào tạo của chúng ta không có chuyên ngành đào tạo điêu khắc hoành tráng, trừ ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Các trường khác chỉ dạy điêu khắc tượng tròn, còn điêu khắc ngoài trời đòi hỏi kinh nghiệm và hình thức đào tạo riêng thì ta không có.

Ảnh: Vũ Huy Thông.
Các trụ biểu với nhiều họa tiết. Ảnh: Vũ Huy Thông.

Là nhà nghiên cứu nghệ thuật, ông đánh giá thế nào về xu hướng làm tượng đài đồ sộ hiện nay?

- Hiện nay trên thế giới người ta không làm tượng đài như ở ta nữa. Ngay cả Trung Quốc cũng làm rất ít, chuyển sang những hình thức khác. Gần đây nhất, kỷ niệm 10 năm sự kiện 11/9 ở Mỹ, tại khuôn viên của tòa tháp đôi bị đánh sập, họ không làm những tượng đài cao vút, đồ sộ mà tại nền 2 tòa tháp cũ, họ đào hai cái hồ vuông, nước chảy liên tục vào đấy, xung quanh ghi tên những người thiệt mạng. Ngày tưởng niệm họ chiếu 2 cột đèn laser lên trời, kỹ thuật không có gì ghê gớm nhưng ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Hình thức làm công trình tưởng niệm bây giờ đã rất khác. Các nước có nhiều hình thức đáng học hỏi chứ không như của ta, hàng chục năm nay vẫn công - nông - binh giơ tay và tượng đài thành công thức, mang nặng tính cổ động, minh họa.

Tất cả điều đó chứng tỏ sự không tiến bộ về thẩm mỹ đến nỗi có ý kiến tiêu cực rằng nên xếp tượng đài vào lĩnh vực xây dựng, không bàn về thẩm mỹ nữa; hay nên chăng dừng xây tượng đài cho đến sau 2020, để lúc đó kinh tế ổn định, các điều luật rõ ràng hơn thì mới bàn... Trong một cuộc hội thảo do Hội Mỹ thuật VN tổ chức cách đây vài năm, có nhà điêu khắc có thâm niên và uy tín trong việc làm tượng đài ở nước ta từng dũng cảm thừa nhận: "Tượng đài là nơi làm kinh tế của các nhà điêu khắc".

- Nhân nói về bệnh phì đại, ông đánh giá thế nào về mối liên hệ của phong trào đua nhau làm cái to nhất, lớn nhất, lập kỷ lục ở VN hiện nay?

- Thực ra, bệnh thành tích, bệnh muốn chứng tỏ mình là biểu hiện của sự thụt lùi văn hóa, một biểu hiện của sự thích ồn ào, khoe mẽ của tính thực dụng kiểu "trọc phú" chơi trội. Bởi vì, mình phải biết mình là ai. Dân tộc VN có truyền thống văn hóa lâu dài hàng nghìn năm, truyền thống chống ngoại xâm. Tuy nhiên, kinh tế VN thì chỉ mới thoát nghèo và nước ta về lãnh thổ, dân số là nước trung bình trên thế giới. Chúng ta có quyền tự hào ở những khía cạnh nhất định, thế nhưng khi cả xã hội đua nhau làm mọi thứ mà cái gì cũng muốn ghi vào kỷ lục, nhưng giá trị thực chất thì rất đáng ngờ, thì nó gây nên một cơn sốt mà có nhà văn hóa đã nói là "sự lên đồng tập thể". Ở đây, rõ ràng thể hiện sự trục trặc về văn hóa, một lối sống bề nổi, chụp giật và ngạo mạn.

Tôi có thể khẳng định, với hình thức làm tượng đài ngày càng phóng to về quy mô, bảo thủ về hình thức và kỹ thuật, tiêu tốn ngày càng nhiều tiền mà lại lồng ghép nhiều công năng trái chiều.... thì đó sẽ là một sự thất bại về mặt nghệ thuật của VN. Tượng mẹ VN là ví dụ chung cho sự thất bại này.

Nói cách khác, xây dựng tượng đài được ví như nhà nghèo nuôi voi cưỡi chơi, tốn kém vô cùng, và sự ảnh hưởng về mặt giáo dục tinh thần, xã hội cho cộng đồng ngay tại khu dân cư có công trình xây dựng và cho văn hóa nói chung là không cao, nếu không nói là rất đáng ngại nếu tượng đài đó chất lượng xây dựng, thẩm mỹ xấu.

Ảnh: Nguyễn Hưng.
Ông Phạm Trung: "Nhiều công trình điêu khắc to lớn, kềnh càng, khoa trương khánh thành gần đây đã kéo thụt lùi thẩm mỹ điêu khắc, nghệ thuật tượng đài trở về như những năm 1960-1970, nặng tính chất minh họa, cổ động". Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Vậy theo ông công trình này nên làm thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại trong khi đã triển khai dự án được 4 năm?

- Khi làm tượng đài, có nhiều yếu tố chi phối. Hội đồng thẩm định địa phương có nhiều thành viên không có chuyên môn nhưng lại có tiếng nói quyết định và ra những bài toán mà các nghệ sĩ phải làm theo, thành ra đẽo cày giữa đường...

Tôi cho rằng, dư luận có thể cứ phản đối, còn địa phương họ vẫn sẽ cứ làm nếu không có chỉ đạo nào từ cấp cao hơn. Theo nghệ sĩ Đinh Gia Thắng, chi phí phóng tượng chỉ là 1/2 của con số hơn 410 tỷ đồng, còn lại là các hạng mục, sân vườn. Nếu địa phương có thực tâm cầu thị thì họ sẽ cắt bớt các hạng mục khác. Thực ra nếu họ dùng tiền ấy làm nhà tình nghĩa, làm bệnh viện, trường học thì giá trị nhân văn hơn nhiều.

- Cá nhân ông, nếu có thẩm quyền, ông sẽ xử lý như thế nào?

- Nói thẳng, nếu có thẩm quyền tôi sẽ không cho làm ngay từ đầu, mà lựa chọn nhiều phương án khác, thậm chí có thể mở nhiều cuộc thi, tìm kiếm các đồ án, giải pháp trên phạm vi cả nước. Công trình nên chọn phương án xây dựng vừa phải, tinh xảo. Vẫn có thể lấy mẹ Thứ làm mô thức chung, hoặc hình tượng nào đó khái quát được lịch sử văn hóa dân tộc, nhưng cái chính phải là chọn được người sáng tác có nghề. Bài toán ấy phụ thuộc vào đề bài, công trình được đặt ở đâu, ý nghĩa, yêu cầu cụ thể, vị trí đặt thì sẽ ra hình thức cụ thể. Khi càng cô đọng, xúc tích thì công trình càng có tính biểu tượng, đại diện cho văn hóa dân tộc.

Tôi cũng mong rằng, nhà quản lý nên cầu thị, dừng hãm bớt tốc độ xây tượng đài. Đây không chỉ ý kiến của riêng tôi mà nhiều chuyên gia trong ngành kiến trúc, mỹ thuật từng phát biểu.

Biểu quyết của độc giả trên VnExpress.net từ 20/9 đến chiều 23/9
Biểu quyết của độc giả trên VnExpress.net từ chiều 20/9 đến chiều 23/9.

Nguyễn Hưng thực hiện

Bà ăn xin nuôi cháu bị bỏ rơi vào đại học


- chuyên mụcTin Tức|Sự Kiện Hàng Ngày |
Chúng tôi tìm đến nhà bà Trần Thị Nguyệt (số nhà 22 ngõ Hai Bà Trưng, TP.Nam Định) khi trời đã chập choạng tối. Thứ ánh sáng nhờ nhờ ập vào căn phòng bé xíu như hộp diêm, càng khiến khung cảnh nhuốm màu nghèo khó.

Ngồi trên chiếc giường tre, bà Nguyệt - năm nay đã ở tuổi 72 "cổ lai hy" - gầy gò tựa như thanh củi khô, lờ rờ vuốt phẳng từng đồng tiền lẻ cong queo. Số tiền đó là thành quả một ngày bà rong ruổi khắp các ngõ phố của thành Nam, nhận từ những người hảo tâm. 4 năm nay, bà làm cái công việc mà người ta gọi là ăn mày ấy để nuôi đứa cháu gái - chẳng phải máu mủ ruột rà, được bà "nhặt" về khi mới 15 tháng tuổi - học hết cấp III, rồi bước chân vào giảng đường Đại học Mở Hà Nội...

Đi ăn mày nuôi cháu

Căn phòng bà Nguyệt sống chỉ rộng khoảng 6m2, không có thứ gì đáng giá. Một chiếc giường tre ọp ẹp, một chiếc tủ cũ kỹ, một chiếc quạt già nua, tất cả như chính chủ nhân của nó. Bà lão cũng già nua, thân hình gầy tong, ốm yếu, mái tóc gần như đã bạc trắng. Theo thời gian, sự vất vả đã hằn dấu lên khuôn mặt bà những vết nhăn khắc khổ.

Thời gian biểu "một ngày như mọi ngày" của bà: Sáng, dậy sớm nấu cơm, nồi cơm dùng cho cả ngày. Sau khi ăn một bát cơm, khoảng 7h, bà bắt đầu cuộc hành trình qua khắp các phố để xin những đồng bạc lẻ của những người hảo tâm. Buổi trưa, bà về nhà, "làm" 1 bát cơm nguội, hôm nào "sang" thì bà "tự thưởng" bìa đậu hoặc quả trứng luộc. Nghỉ ngơi một chút, rồi lại lên đường. Chiều tối, bà trở về, trệu trạo nhai 1 bát cơm nguội  (lại 1 bát) cho qua bữa tối. Với những bữa cơm như thế, tôi thật không hiểu nổi sức mạnh nào đã khiến bà có thể rong ruổi cả ngày trên khắp phố phường.

Bà quê ở huyện Duy Tiên, Hà Nam. Chiến tranh loạn lạc, gia đình ly tán, bà trôi dạt đến thành Nam này. Chẳng còn ai thân thích, không chồng, không con, bà bán xôi sáng và làm những việc không tên khác để lần hồi kiếm sống. Cuộc đời bà cứ lặng lẽ trôi qua trong sự vất vả, lầm lụi, như bất kỳ số phận không may mắn nào khác trên thế gian này.

Dùng tay vuốt những tờ bạc cong queo, giọng bà vui vui: "Hôm nay tôi xin được 25 nghìn. Vậy là nó lại được thêm chút tiền để trang trải học hành trên Hà Nội rồi". "Nó" mà bà nhắc tới chính là em Phạm Thị Thu Thảo - hiện đang là sinh viên năm thứ hai Trường Đại học (ĐH) Mở Hà Nội. Thảo chẳng phải là cháu chắt ruột rà của bà, mà chỉ là một bé gái được bà "nhặt" về khi mới được 15 tháng tuổi.

Ra đường "xin" chữ

Bà kể lại: Cách đây 20 năm, bố mẹ của Thảo - vốn quê ở Nghệ An di cư ra đây làm ăn - là hàng xóm của bà. Mẹ Thảo vì lừa đảo mà bị đi tù, người chồng "gà trống nuôi con", hằng ngày mưu sinh bằng nghề đạp xích lô. Thương tình, bà nhận trông nom Thảo khi Thảo mới 15 tháng tuổi.

Thế rồi khi Thảo 2 tuổi, một hôm người bố đã bỏ vào miền Nam, để lại đứa con gái tội nghiệp, cứ chiều chiều lại chập chững chạy ra ngõ, kêu khóc nghe mà não lòng: "Bố đâu? Bố đâu?". Vài tháng sau, người bố đã chết vì tai nạn lao động khi mới 27 tuổi.

Bà nghẹn ngào: "Mẹ đi tù, bố chết nơi đất khách quê người, để lại Thảo cho tôi. Biết làm sao đây? Tôi đã trót nuôi nó rồi, đuổi đi thì thất đức lắm, tôi không bao giờ làm thế. Làm thế liệu khi gắp miếng thịt, và miếng cơm có nuốt được không?". Nhưng nuôi dưỡng một con người đâu phải giản đơn, bà thở dài: Số phận đã đẩy hai mảnh ghép cô đơn đến với nhau, thì hai bà cháu rau cháo nuôi nhau. Trời chẳng chặn đường sống của ai bao giờ đâu!

Bỗng chốc bà biến thành "người mẹ" nuôi con mọn. Tôi hiểu, thật khó có thể kể hết những khổ cực, nhọc nhằn mà bà đã trải qua để nuôi đứa cháu gái từ khi chập chững đến khi bước vào giảng đường ĐH. Hẳn bà đã nhìn thấy từ bé Thảo cái thân phận côi cút như chính bà ngày xưa. Bà kể lại: "Hồi bé, Thảo hay ốm đau, mà nhà lại không có tiền đi bệnh viện. Đêm hôm, nó mà bị bệnh, tôi chỉ biết khép cửa, để cháu lại trong nhà, rồi lao đi tìm ông lang".

Bà làm đủ mọi nghề không tên để kiếm những đồng tiền khó nhọc nuôi mình và đứa cháu. Người ta cứ bảo: "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", nhưng tôi nghĩ, hình như câu tục ngữ đó chưa bao giờ đúng với bà. Thảo chỉ là một giọt nước lã thôi, nhưng giọt nước lã ấy đã được đánh đổi bằng biết bao giọt mồ hôi mặn chát từ bà lão gầy gò. Nhiều người bảo bà gửi Thảo vào trại trẻ mồ côi cho "nhẹ nợ", nhưng bà giận dữ khi nghe những lời đó, dù rau cháo nuôi cháu còn hơn là bà làm cái điều trái với lương tâm như thế!

Rồi cũng đến lúc Thảo cắp sách đến trường. Người bà mù chữ lại hằng ngày lụi cụi đưa đón cháu đi học. Bà kể lại: "Đừng tưởng tôi mù chữ mà không "gia sư" được cho cháu nhé! Mỗi tối, những đề văn nào "khó nhằn", Thảo đọc to lên cho tôi, rồi từ đó, tôi giúp nó dựng dàn ý cho bài viết". Văn thì vậy, nhưng những bài toán khó thì bà... chịu chết. Bà nghĩ ra một cách, có lẽ là cách gia sư "độc" nhất mà tôi từng biết!

Sau đó, người ta hay thấy hai người - một già, một trẻ - líu ríu đứng cạnh đường, hai tay đang mở cuốn sách toán. "Cứ thấy người nào dáng vẻ có học, là tôi lại gọi với lại, nói rằng họ thông cảm, họ có thể giải hộ cháu tôi bài toán này không?". Nhiều người lúc đầu bất ngờ, nhưng sau đó, khi hiểu ra, họ đều vui vẻ... đứng ngay vỉa hè giảng cho Thảo. Bà đã dẫn Thảo đi "xin chữ" như thế suốt những năm Thảo học cấp I.

Đến khi Thảo lên cấp II, thì hai bà cháu mới thôi "toán học đường phố". Bà tự hào: "Nó chăm lắm, chẳng bao giờ phải giục nó ngồi vào bàn học bao giờ". Tôi hình dung ra cái cảnh mỗi buổi tối, dù trời đã khuya, nhưng cuối giường, Thảo vẫn đánh vật với con chữ; và nơi đầu giường, bà Nguyệt nằm còng queo như con tôm, cũng chẳng biết bà có ngủ được hay không!

Khi Thảo đỗ cấp III, tiền học phí người ta không miễn nữa, mà giá cả mọi thứ cứ tăng cao, tỉ lệ nghịch với sự xuống sức của bà, bà không thể làm lụng được như trước nữa. Lúc này, Thảo lại đang tuổi ăn, tuổi lớn. Có những hôm, trong nhà đến cả một hạt cơm cũng không còn. Có những khi dạ dày trống rỗng, khiến Thảo không thể nhét nổi cái chữ vào đầu. Bà tự nhủ: "Không thể để nó đói cơm, khát chữ được. Dù phải đi ăn mày thì vẫn phải cho Thảo đi học". Bà chợt nghĩ: "Ừ nhỉ, tại sao mình không đi ăn mày? Dù người ta khinh nghề ăn mày, nhưng có hề gì, miễn là nó không bị "đứt gánh giữa đường".

Vậy là 4 năm nay, với bộ đồ rách rưới, ngày nào cũng như ngày nào, dù nắng hay mưa, bà lê la khắp hang cùng, ngõ hẻm của thành phố để xin những đồng bạc lẻ. Không phụ công bà, Thảo càng quyết tâm học hành. Thế rồi, cách đây một năm, một sự kiện chấn động chẳng khác gì một quả bom phát nổ trong cái ngõ nhỏ của những người nghèo ấy: Cháu gái bà lão ăn mày đã đỗ khoa Du lịch Trường ĐH Mở Hà Nội, với ước muốn thành một hướng dẫn viên du lịch. 

"Cô bé lọ lem"

Tôi gọi Thảo như vậy, bởi chuyện một cô bé bị bỏ rơi bước từ vòng tay bao bọc của một bà lão ăn mày lên giảng đường ĐH thực sự là một câu chuyện cổ tích "cô bé lọ lem". Thảo tâm sự: "Ngay từ hồi bé, bà đã không giấu em chuyện bố mẹ em. Em hiểu được thân phận mình, hơn nữa, bà lại quan tâm, yêu thương, chăm sóc em - một người không cùng huyết thống như vậy - khiến em càng phải nỗ lực hơn gấp nhiều lần. Em hiểu rằng chỉ có học thật tốt mới đền đáp được công ơn của bà và là để thoát khỏi cảnh nghèo nàn. Nói anh đừng cười, chứ em... tự tin quá mức, em thích đối đầu với những khó khăn và vượt qua nó". Quá khứ của bố mẹ, khiến em nhiều khi phải sống trong sự lạnh lùng của không ít người. Tôi có cảm giác em như con nhím, phải xù lông ra để chiến đấu với chính số phận bất hạnh của mình. 

Giống bà, những bữa ăn sinh viên của Thảo cũng thật đạm bạc: Sáng em không ăn, trưa ăn mì tôm, chiều cắm nồi cơm, rồi mua thức ăn ở bên ngoài. Thực ra có một lý do thật tế nhị ở đây: "Em không biết nấu nhiều món, vì hồi nhỏ, bà không để em làm cái gì cả, chỉ học về rồi ăn cơm thôi" - Thảo ngượng ngùng. Tình thương của bà đã để lại "tác dụng phụ" cho em như thế! 

Mỗi tháng một lần, bà Nguyệt lại lên thăm cháu, mang theo gạo, rồi con gà, con vịt... và tất nhiên cả những đồng bạc góp được để cháu đóng học phí, trang trải nơi Hà thành. Vậy là bữa ăn của Thảo lại được "một phút huy hoàng". "Em mong muốn sau này ra trường, trở thành hướng dẫn viên du lịch, rồi đón bà lên Hà Nội sống cùng. Nhưng bà bảo còn lâu bà mới lên thủ đô, bà thích ở quê hơn. Hiện bà và em vẫn đang "bất đồng quan điểm" về vấn đề này lắm" - Thảo cười thật tươi.

Theo Đoàn Tất Thảo (Lao động)

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty