TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, September 19, 2009

Tờ Nhân Dân Nhật Báo Bắc Kinh khen Hà Nội 'bắt chước giỏi'

Tờ Nhân Dân Nhật Báo Bắc Kinh khen Hà Nội 'bắt chước giỏi'Sep 19, '09 6:28 AM
for everyone
Một trích đoạn của bài báo bằng tiếng Anh trên Nhân Dân Nhật Báo, nói rằng Hà Nội bắt chước mô hình Bắc Kinh 100%.

Phải 'thực sự nhớ ơn mô hình Trung Quốc'



BẮC KINH - Nhân Dân Nhật Báo hôm 18 Tháng Chín đăng một bài nhận định trên trang báo điện tử, nói rằng Việt Nam “bắt chước 100%” mô hình Trung Quốc, và rằng Việt Nam “cần thực sự nhớ ơn mô hình” này.

Bài viết trên Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, có tựa đề “Có thể bắt chước mô hình Trung Quốc được không?”

Bài báo mở đầu rằng mô hình Trung Quốc là “độc nhất vô nhị.” Trong nhiều năm qua, mô hình này được xem là “đề tài nóng.” Và, vẫn theo bản tin, mặc dầu chưa ai có định nghĩa rõ ràng thế nào là “mô hình Trung Quốc,” nhìn chung, mô hình này liên hệ đến sự phát triển, vốn được xây dựng trên điều kiện cụ thể của quốc gia, gắn liền với hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa, hấp thu vốn và kinh nghiệm các quốc gia Tây Phương, mở cửa ra thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp tư, chứng minh hiệu quả cao về quản lý hành chánh, và thụ hưởng nhiều năm tăng trưởng kinh tế liên tiếp.

Mô hình như vậy thì, theo tiểu tựa của bài viết, có tính “độc nhất vô nhị.”

Thế nhưng, tính “độc nhất vô nhị” vẫn có thể bắt chước được. Bài viết kể ra, có ba nước bắt chước Trung Quốc, là Việt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn.

Bài viết cũng nói rõ, Cu Ba và Bắc Hàn chỉ “bắt chước một phần.” Việt Nam “bắt chước 100%” từ năm 1986.

Nhân Dân Nhật Báo còn viết rõ như thế này: Một học giả kỳ cựu về nghiên cứu Trung Quốc của Việt Nam nói với báo chí Hồng Kong năm 1997, rằng bà ta được yêu cầu nghiên cứu tất cả mọi bước cải cách và mở cửa của Trung Quốc, rồi báo cáo lại cho Ủy Ban Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Báo cáo này đóng vai trò “kim chỉ nam” cho quyết định của Việt Nam vào năm 1986.

Chưa hết, vẫn theo bài báo: Tháng Mười vừa qua, khi tham dự một hội thảo tại Hà Nội về kinh nghiệm cải cách và mở cửa của Trung Quốc, một nhà báo được nói cho biết, là “Việt Nam không chỉ học kinh nghiệm cải cách của Trung Quốc, mà còn học cả lý thuyết xây dựng Ðảng, lý thuyết cùng kinh nghiệm chống tham nhũng của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc.”

Bài báo cũng nói là chính Ðào Duy Quát, tổng biên tập báo Ðiện Tử Ðảng Cộng Sản Việt Nam, gần đây tự có kết luận về kinh nghiệm mở cửa của Trung Quốc. Kết luận của ông Quát như sau: tìm một lộ trình phát triển phù hợp hoàn cảnh đất nước, duy trì sự lãnh đạo của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, và giữ sự thống nhất của mọi sắc tộc thiểu số.

Và bài báo kết luận, “Việt Nam cần phải thực sự nhớ ơn mô hình Trung Quốc, nhờ mô hình này mà Việt Nam có sự phát triển kinh tế nhanh và nền chính trị thì ổn định.”

Bài báo cũng nhắc đến trường hợp Ấn Ðộ. Liệu Ấn Ðộ có “bắt chước” Trung Quốc không? Nhân Dân Nhật Báo viết rằng, Trung Quốc có lịch sử lâu đời, và là nước lớn duy nhất có tiến trình văn minh không bao giờ gián đoạn. So sánh giữa Trung Quốc và Ấn Ðộ thì, Ấn Ðộ có dân số đông thứ nhì thế giới; có một khoảng trống văn minh giữa nền văn minh cổ và văn minh hiện đại; được truyền thông Phương Tây gọi là quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới; “một vài kinh nghiệm cụ thể của Trung Quốc được đánh giá cao và được áp dụng tại Ấn Ðộ.”

Thế nhưng: điều kiện riêng biệt của Ấn Ðộ khiến cho quốc gia này “không thể mô phỏng mô hình Trung Quốc.” (N.V.)

QĐ 97 và trí thức Việt Kiều

Media Player
Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player
Cựu chuyên viên và hiện đang là cố vấn cho Liên Hiệp Quốc, ông Vũ Quang Việt, vừa lên tiếng chỉ trích Quyết định 97.
Quyết định 97 hạn chế giới nghiên cứu tư nhân ra ý kiến phản biện về chủ trương, chính sách của chính phủ.
Viết bài đăng trên mạng viet-studies.info ông Việt cho rằng quyết định 97 có ý đồ biến trí thức thành công cụ của người cầm quyền.
Trao đổi với BBC Việt Ngữ ngày 16/9 ông Vũ Quang Việt, chuyên gia về thống kê kinh tế của Liên Hiệp Quốc nói:
“Đảng CS Việt Nam có một quá trình dài lâu muốn dùng trí thức làm công cụ. Để làm đẹp cho chế độ là chính.”
Thời gian trước đây ông Việt ghi nhận, Việt Nam có tình trạng ngăn sông cấm chợ khiến người dân bị đói ngay trên ruộng lúa của mình. Một số trí thức, trong đó có ông, tham gia góp ý, đề xuất cách quản lý mới.

Bắt đầu đăng ký nuôi chó



Các phường, xã ở TP.HCM hầu như vẫn chưa triển khai thực hiện quy định này vì phải chờ hướng dẫn cụ thể.
Giờ đây, các hộ nuôi chó như thế này phải đăng ký tại địa phương. Ảnh: HTD
Ngày 19-9, Thông tư số 48/2009 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật có hiệu lực. Nội dung quan trọng nhất được nhiều người quan tâm là kể từ 19-9, người nuôi chó phải thực hiện đăng ký với UBND cấp xã, phường và được cấp sổ quản lý. Tuy nhiên, ghi nhận của phóng viên cho thấy việc triển khai quy định này ở TP.HCM có nơi làm được bước thống kê, còn chủ yếu vẫn chờ hướng dẫn của TP. Mới chỉ làm “sơ sơ” Thông tư 48 quy định tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa), tổ chức, cá nhân nuôi chó phải đăng ký với trưởng thôn, trưởng ấp hoặc tổ trưởng dân phố để lập danh sách, trình UBND xã, phường cấp sổ quản lý chó. Sổ quản lý chó phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh; loài, giống, tính biệt, màu lông; ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc-xin, số lô. Triển khai quy định này, bà Lý Hồng Tiết Hạnh, Phó Chủ tịch UBND phường 7 (quận 5), cho biết phường đã thống kê ghi nhận gần 200 hộ có nuôi chó. Ông Tô Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Chánh (Hóc Môn), cũng cho biết trước đây xã có sổ ghi chép số lượng chó nuôi dựa vào thống kê chó được tiêm phòng. Tuy nhiên, con số không chính xác do có trường hợp người nuôi chó nhưng không tiêm phòng. “Hiện quy định người nuôi chó phải đăng ký thì số lượng sẽ đầy đủ hơn, chính quyền giám sát chặt chẽ hơn” - ông Tùng nhận định. Theo ông Thái Nguyên Phương, Chủ tịch UBND phường 4 (quận 10), hiện phường đang thống kê danh sách các hộ nuôi chó hiện có trên địa bàn phường. Khoảng đầu tháng 10, phường sẽ nắm rõ danh sách này để tổ chức tuyên truyền cho các hộ dân về việc làm sổ đăng ký nuôi chó, cách thức quản lý chó, các mức phạt nếu vi phạm... “Bước đầu, phường chỉ chủ động thống kê trước để khi có hướng dẫn của TP thì có thể bắt tay triển khai thực hiện ngay” - ông Phương cho biết. Chủ yếu chờ hướng dẫn Tương tự, phường 4 (quận 10), các tổ dân phố ở phường 6 (quận 5) cũng đang thống kê lại số hộ nuôi chó để chờ khi có hướng dẫn của TP mới triển khai thực hiện. “Chúng tôi biết hôm nay là ngày Thông tư 48 có hiệu lực nhưng phường vẫn chưa thể thực hiện ngay được vì còn nhiều điều cần phải có hướng dẫn cụ thể. Chẳng hạn, thông tư chỉ nói là giao cho phường cấp sổ quản lý chó nuôi nhưng việc tổ chức, thực hiện, xử phạt thì chưa biết ra sao...” - ông Lê Tấn Tài, Chủ tịch UBND phường này nói.
Bắt chó chạy rong để tránh tai nạn cho người đi đường. Ảnh: TRẦN NGỌC
Trong khi đó, ông Phạm Ngọc Châu, Chủ tịch UBND xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), khẳng định xã chưa thể triển khai quy định cấp sổ quản lý chó nuôi vì đến nay vẫn chưa có chỉ đạo hay hướng dẫn thực hiện cụ thể gì từ cấp trên. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm Phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật (Chi cục Thú y TP.HCM), cho biết Chi cục đang tham mưu cho Sở NN&PTNT kế hoạch thực hiện các nội dung của Thông tư 48. Trong đó, nội dung được chú ý hướng dẫn thực hiện là việc cấp sổ quản lý chó nuôi cho các hộ dân. Sau đó, Sở sẽ trình lãnh đạo UBND TP phê duyệt để triển khai thực hiện đồng loạt ở các phường, xã, thị trấn trên địa bàn TP. Tuy nhiên, ông Nguyên nhận định việc thực hiện quy định đăng ký chó nuôi cần có thời gian, không thể một sớm một chiều. Do vậy, công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục vẫn là trọng tâm. “Khi thực hiện Thông tư 48 thì các quận nội thành tương đối thuận lợi, còn những huyện ngoại thành sẽ gặp khó khăn do địa bàn quá rộng” - ông Nguyên nhận định.
Được giải thích, dân sẽ đồng thuận caoBà Lý Hồng Tiết Hạnh, Phó Chủ tịch UBND phường 7 (quận 5), kể khi phường phổ biến quy định đăng ký chó nuôi với địa phương thì không ít bà con cười, cho là chuyện lạ. Tuy nhiên, khi được phường giải thích cặn kẽ mục đích của việc đăng ký thì nhiều người đồng thuận. Phó Chủ tịch UBND phường 12 (Gò Vấp) Huỳnh Thị Thanh Lan cũng cho biết khi nghe phường phổ biến việc đăng ký chó nuôi là để cơ quan chức năng dễ dàng giám sát công tác tiêm phòng bệnh dại là mọi người ủng hộ ngay. “Một khi chủ nuôi ý thức được việc đăng ký nuôi chó thì công tác phòng chống bệnh dại sẽ đạt hiệu quả cao” - ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm Phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật, Chi cục Thú y TP.HCM, hy vọng.
Theo T.NGỌC - T.HẰNG - V.ĐOÀN (Pháp Luật TPHCM)

Đào Hiếu và sự đơn độc 'đáng sợ'


Nhà văn Đào Hiếu và trang web bị đóng cửa
Media Player
Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player
Nhà văn Đào Hiếu từ Sài Gòn cho biết ngành công an đã buộc ông đóng cửa trang web riêng vì "vi phạm luật xuất bản".
Trang daohieu.com, hiện không thể truy cập, thu hút nhiều bạn đọc từ hai năm qua vì các tác phẩm "lề trái" của Đào Hiếu, người cũng đăng lại nhiều bài vở mang tính chất chính trị xã hội.
Nói chuyện với BBC ngày 18/09, ông Đào Hiếu kể lại những ngày làm việc với công an.
Ông cũng bày tỏ cảm giác "cô độc", cho rằng đang có sự "đầu hàng tập thể" trong xã hội Việt Nam.
Nhà văn Đào Hiếu từ Sài Gòn cho biết ngành công an đã buộc ông đóng cửa trang web riêng vì "vi phạm luật xuất bản".

Internet trở thành điểm hẹn thông tin cho nhiều người
Trang daohieu.com, hiện không thể truy cập, thu hút nhiều bạn đọc từ hai năm qua vì các tác phẩm "lề trái" của Đào Hiếu, người cũng đăng lại nhiều bài vở mang tính chất chính trị xã hội.
Nói chuyện với BBC qua điện thoại ngày 18/09, ông Đào Hiếu kể lại những ngày làm việc với công an.
Ông cũng bày tỏ cảm giác "cô độc", cho rằng đang có sự "đầu hàng tập thể" trong xã hội Việt Nam.
Đào Hiếu: Khi tôi làm việc với công an, về mặt văn bản, không hề có dòng nào viết là cấm Đào Hiếu làm trang web. Nhưng trong suốt những ngày thẩm vấn, họ dùng lời nói, không phải văn bản, bảo tôi bỏ tác phẩm của tôi ra khỏi trang web.
Việc thẩm vấn diễn ra không liên tục, kéo dài trong hai tuần. Ban đầu họ gửi giấy mời, mời tôi đến làm rõ một số vấn đề về trang web. Họ tiếp đãi khá lịch sự, nhẹ nhàng. Họ bảo trang web vi phạm điều 10 của Luật xuất bản, tuyên truyền xuyên tạc lịch sử chống phá chế độ.
Tôi khẳng định mình không xuyên tạc lịch sử, chỉ viết sự thật để chống áp bức, bất công, tham nhũng và Trung Quốc xâm lược. Đến ngày thứ hai, họ bảo nên gỡ các tác phẩm của tôi ra khỏi trang web, nếu không phải làm việc nhiều ngày với công an. Họ nói nguyên văn "nếu như vậy, rất khổ cho anh, mà cũng khổ cho chúng tôi".
Lúc đó tôi nghĩ các bài của tôi đã cũ, độc giả đã đọc từ lâu, nên tôi đồng ý gỡ bỏ. Gỡ xong, tôi tưởng đã kết thúc. Không ngờ họ vẫn gọi điện, lúc thì hỏi sao bài này chưa gỡ, lúc lại hỏi sao bài kia còn nằm trên trang web. Tôi nói đó không phải bài của tôi mà của cộng tác viên, và các trang web khác. Họ nói của ai, cũng phải gỡ. Hôm sau họ lại gọi tôi đến làm việc.
Mỗi lần đến là phải khai lý lịch, hỏi cung, ghi chép. Xin quý vị hiểu rằng việc khai lý lịch không giống đi xin việc, mà rất nặng nề. Theo tôi dự đoán, các buổi làm việc đều có quay phim, thu âm nên tôi phải rất đắn đo, cân nhắc, cảnh giác cao độ. Vì thế rất căng thẳng. Nhiều khi hai bên phải giành nhau từng chữ.
Sau các buổi như thế, tôi mới nói trang của tôi dành cho người quan tâm thời sự chính trị, nay các anh không cho đăng, trang này ngày càng nhạt, độc giả sẽ bỏ rơi nó. Nếu các anh cấm như vậy, có khác gì ép tôi dẹp nó.
Họ buộc tôi viết cam kết dẹp trang web vì vi phạm điều 10. Nhưng tôi chỉ viết tôi bỏ trang web của mình vì lý do sức khỏe.
[Trước đây] quần chúng biểu tình đòi trả tự do rầm rộ, bây giờ thì không, xã hội im thin thít, gần như không phản ứng gì.
Đào Hiếu
BBC: Khi ông nói mình là người yêu nước, viết các bài chống Trung Quốc xâm lược, họ có trả lời không?
Họ không trả lời. Nói chung có vẻ họ tránh né những vấn đề nhạy cảm như vậy.
BBC: Trong hai năm qua, có bao giờ ông nghĩ có ngày phải dẹp trang web hay không?
Tôi cũng nghĩ như vậy chứ. Mình viết thẳng thắn quá, gần như không né tránh gì. Chắc chắn rồi có ngày nó bị dẹp. Nhưng có điều này tôi muốn tâm sự. Những người như chúng tôi hiện nay ở Việt Nam không nhiều, như cá nằm trên thớt và đặc biệt là rất đơn độc.
Trước đây chúng tôi hoạt động cách mạng, làm Việt Cộng, xuống đường đấu tranh. Khi bị bắt vô tù, quần chúng biểu tình đòi trả tự do rầm rộ, bây giờ thì không, xã hội im thin thít, gần như không phản ứng gì.
Trước đây ở tù, có đài Giải phóng, báo chí ủng hộ, nay thì ngược lại. Trước đây bị tra tấn, hỏi cung, có lực lượng vũ trang của Mặt trận tổ chức các trận đánh trả thù, các tổ chức nhân quyền lên án, gửi phái đoàn vào tận trong tù thăm hỏi. Tôi rất thương cho những người bị bắt, vì họ quá cô độc. Tôi thương họ lắm.
Thật đáng sợ, mà cũng đáng trách. Nhưng không biết trách ai?
Đào Hiếu
BBC: Phải chăng, theo ông, não trạng phi chính trị hóa hiện nay rất khó thay đổi?
Đó là thảm họa. Nhiều nhà văn, trí thức nổi tiếng, lãnh giải thưởng này nọ, tác phẩm dịch ra nhiều thứ tiếng, quay thành phim. Có vẻ họ như 'ngư ông đắc lợi'. Sự chọn lựa của họ là đứng bên lề.
BBC: Ông có nhìn vượt ra ngoài giới trí thức không? Những người còn lại trong xã hội thì thế nào?
Tôi tiếp xúc nhiều lắm. Chị buôn bán ngoài chợ, phu xe xích-lô, công chức. Họ đều nhìn thấy vấn đề hết, nhưng cũng đều thờ ơ. Có lẽ họ không cảm thấy đó là sự bức xúc, họ biết chỉ để mà biết.
Các blogger lên tiếng trên mạng, họ đại diện cho quần chúng mà nói. Nhưng quần chúng, khổ nỗi, ít đọc các trang đó, nếu có đọc thì đọc cho biết thôi. Có vẻ họ an phận, bằng lòng với cuộc sống của mình. Gần như có tâm lý "đầu hàng tập thể".
Tình thế trang web, blog hiện nay cũng giống như phong trào sinh viên chúng tôi sau trận Mậu Thân, bị đánh tan tác. Nhưng đó chỉ là so sánh tình huống, chứ tương quan lực lượng đôi bên khác xưa rất nhiều.
Hồi xưa chúng tôi dù có lúc thất bại, nhưng không đơn độc, có hỗ trợ rất lớn. Bây giờ, những người bị bắt vừa rồi đều là những người con ưu tú của dân tộc, nhưng rất đơn độc. Thật đáng sợ, mà cũng đáng trách. Nhưng không biết trách ai?

Đối tác Việt - Ấn: tiềm năng chưa mở





Iskander Rehman
Viết riêng cho BBCVietnamese.com
Trong năm qua, gió lạnh đã thổi trên Biển Đông, và những đợt sóng đập vào biển Việt Nam đầy căng thẳng.

Biển Đông dậy sóng, khiến Việt Nam đi tìm thêm đối tác
Sự cứng rắn thấy rõ của Trung Quốc trong vùng đã ép các công ty đa quốc gia rút khỏi các dự án năng lượng ngoài khơi với Việt Nam, thu gom các ngư dân Việt vì ‘đánh cá trong lãnh hải Trung Quốc’, cùng với sự gia tăng hoạt động của hải quân Trung Quốc mà, trong vài trường hợp, dẫn tới đối đầu với hải quân Mỹ.
Sự tự tin trên biển của Trung Quốc làm lăn tăn những dợn sóng bất an ở Đông Nam Á, đặc biệt ở Việt Nam. Các quan chức Việt Nam, trong chốn riêng tư, thường xuyên than về điều mà họ xem là sự cô lập tương đối của nước mình trên trường ngoại giao, và lo ngại cho tương lai.
Gần đây tại Paris, khi thảo luận các vấn đề này với một người thân cận với ban lãnh đạo Việt Nam, tôi được nghe dự báo u ám: “Chúng tôi cho rằng người Trung Quốc sẽ thúc đẩy cho giải pháp chung cuộc cho tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa-Trường Sa trong 10, 20 năm tới. Nếu đến khi đó, Việt Nam chưa thiết lập được các quan hệ đối tác chiến lược, đồng thời củng cố lực lượng hải quân, Trung Quốc sẽ có thể cướp các đảo mà không nước nào buồn nhấc tay, hay chớp mắt, để phản đối.”
Giới tinh hoa Việt Nam dường như tin rằng cơ hội có thỏa thuận có lợi với Trung Quốc đang nhanh chóng khép lại, và niềm tin này làm ngoại giao quốc phòng của họ trở nên khẩn cấp hơn.
Sau các bước ban đầu để dựng dậy hạm đội cũ kỹ, đặc biệt nhất là đặt hàng Nga sáu tàu ngầm, Hà Nội đã cố gắng thắt chặt quan hệ quốc phòng với nhiều nước trong vùng như Singapore, Nhật, Úc và Ấn Độ.
Bắt nguồn từ lịch sử
Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã có ngọn nguồn lịch sử. Thủ tướng Ấn, Jawahrlal Nehru, là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Bắc Việt năm 1954, và trong hầu hết thời gian Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ và Việt Nam là đồng minh gắn bó. Cả hai thân thiết với Liên Xô và đều chịu các cuộc tấn công biên giới của Trung Quốc: Ấn Độ năm 1962 và Việt Nam 1979.
Việc Ấn Độ ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh và trong thời gian Việt Nam chiếm đóng Campuchia đã đem lại giá chính trị, làm quan hệ Delhi – Washington căng thẳng, và làm chậm quá trình bình thường hóa quan hệ Ấn – Trung gần một thập niên. Đổi lại, Việt Nam ủng hộ Ấn Độ trong xung đột với Pakistan, và là một trong những nước đầu tiên công nhận Bangladesh năm 1971.
Nhưng trong thời gian Chiến tranh Lạnh, quan hệ Ấn – Việt chủ yếu mang tính chất ngoại giao và chính trị. Giao thương hạn chế, và phần an ninh cũng chủ yếu chỉ là trao đổi thông tin. Chỉ sau khi Chiến tranh Lạnh kết liễu và môi trường an ninh châu Á được tái câu trúc, rồi lại có Chính sách Nhìn về phía Đông của Ấn Độ đầu thập niên 1990, chỉ khi đó mối quan hệ dần dần chuyển thành đối tác chiến lược thực sự.
Quan hệ chiến lược mở rộng
Phải đến khi có một chính phủ dân tộc chủ nghĩa ở Delhi cuối thập niên 1990, quan hệ tay đôi mới tăng tốc và ngả sang góc độ chiến lược.

Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil thăm Hà Nội tháng 11/2008
Cùng các vụ thử nghiệm hạt nhân Pokhran II năm 1998, chính phủ đảng BJP của Atal Behari Vajpayee ra dấu với thế giới, nhất là với Trung Quốc, rằng Ấn Độ đã trở thành đại cường. Việt Nam thì cũng muốn bớt phụ thuộc vào Nga trong chuyện mua vũ khí và ngoại giao quốc phòng. Lãnh đạo hai nước cũng nhận ra rằng, dù có tiến bộ trong quan hệ với Bắc Kinh, cả Ấn Độ và Việt Nam vẫn chia sẻ sự tương thông chiến lược trong nhu cầu kiềm chế Trung Quốc.
Từ năm 1998, hai nước đã thắt chặt quan hệ cả về quân sự và ngoại giao. Việt Nam ủng hộ cố gắng của Ấn Độ muốn có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vận động cho Ấn Độ có mặt ở Hội nghị Đông Á 2005, giúp ngăn không cho Pakistan vào Diễn đàn Khu vực Asean. Đổi lại, Ấn Độ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, giúp Việt Nam có ghế trong Hội đồng Bảo an năm 2007. Thương mại hai chiều tăng nhanh, từ 72 triệu đôla năm 1995 lên tới 2 tỉ đôla năm 2008. Các đại công ty Ấn như Tata Steel và ONGC Videsh Limited bắt đầu đầu tư ở Việt Nam, trong cái mà nhiều người hy vọng mở đầu cho hình mẫu thương mại mới ở Á châu.
Ấn Độ xem Việt Nam là chướng ngại chính cho sự bành trướng về nam của Trung Quốc. Cũng giống như Trung Quốc cố gắng chặn Ấn Độ bằng việc kết liên quân sự với Pakistan, New Delhi đã hợp tác quốc phòng, giúp đỡ quân sự cho nước láng giềng nhỏ hơn.
Năm 2000, George Fernandes, Bộ trưởng Quốc phòng của chính phủ BJP, ký Nghị định thư Quốc phòng 15 điểm với Hà Nội, hứa hẹn giúp đỡ cho việc hiện đại hóa quân đội. Ba năm sau, hai nước tiến thêm bước nữa khi ký Tuyên bố chung Hợp tác. Năm 2007, hai bên lại ký thỏa thuận Đối tác Chiến lược.
Thiết bị quân sự của hải quân và không quân Việt Nam có cùng nguồn gốc Nga giống như Ấn Độ. Điều này cho phép quân lực Ấn thường xuyên giúp Việt Nam giải quyết khó khăn bằng việc cung cấp phụ tùng thay thế, và dịch vụ trùng tu và sửa chữa. New Delhi đã sửa chữa, nâng cấp 125 máy bay Mig21 của Việt Nam. Phi công Ấn Độ cũng giúp đào tạo, và năm 2005, hải quân Ấn chuyển hơn 150 tấn phụ tùng tới Hà Nội để giúp tu bổ tàu Petya và OSA-11. Tuần duyên hai nước đã đi tuần chung, và hải quân hai bên đã tập trận chung năm 2007.
Chưa mãn nguyện
Dẫu vậy, vẫn có cảm giác ở cả Ấn Độ và Việt Nam rằng quan hệ chưa đạt tới tiềm năng, và lại còn bắt đầu xuống sức.
Hà Nội đặc biệt thất vọng vì Ấn Độ chưa phải là đối tác cung cấp vũ khí đáng tin cậy. Họ bực bội vì New Delhi dè dặt trong cung cấp các hệ thống tên lửa mà ban đầu đã hứa hẹn. Năm 2000 và nhiều lần trong thời gian đảng BJP cầm quyền, Ấn Độ hứa sẽ chuyển giao hệ thống tên lửa Prithvi và BrahMos. Prithvi là tên lửa đạn đạo tầm ngắn khoảng 200-350 cây số, trong khi BrahMos, được Ấn sản xuất chung với Nga, là tên lửa chống tàu rất hiện đại, dựa trên tên lửa Yakhent của Nga, có thể bay nhanh gấp đôi tốc độ âm thanh. Nếu Việt Nam có hệ thống đó, họ sẽ là thách thức lớn cho sự thống trị trên Biển Đông của hải quân Trung Quốc.
Hà Nội đặc biệt thất vọng vì Ấn Độ chưa phải là đối tác cung cấp vũ khí đáng tin cậy. Họ bực bội vì New Delhi dè dặt trong cung cấp các hệ thống tên lửa mà ban đầu đã hứa hẹn.
Iskander Rehman
Đã có nhiều diễn giải vì sao Ấn Độ không cấp Prithvi và BrahMos cho Việt Nam. Có người nói chính phủ đảng Quốc đại (ngày càng tập trung cho hợp tác kinh tế, thay vì quốc phòng, với Việt Nam) không muốn làm Trung Quốc bực tức. Người khác lại quy lỗi cho bộ máy hành chính Ấn Độ, hoặc lại có người, trong trường hợp BrahMos, cho rằng hệ thống này phải được gắn kết đầy đủ trong quân lực Ấn Độ trước khi có thể giao cho các nước thân thiện như Việt Nam. Đa số phân tích gia đồng ý rằng Việt Nam, về lâu dài, có thể có được Prithvi. Nhưng không chắc như thế trong trường hợp BrahMos.
Người ta tin rằng chính vì sự bực bội này, cùng nhiều lần chậm trễ khi chuyển giao quân trang, mà Việt Nam đã mua súng bán tự động và súng bắn tỉa từ Pakistan năm 2007. Ấn Độ thì cũng hơi thất vọng khi triển vọng hải quân của họ có chỗ lâu dài tại Vịnh Cam Ranh ngày càng xa vời. Đa số phân tích gia cho rằng Cam Ranh là lá bài chiến lược của Việt Nam, rằng họ sẽ thỉnh thoảng đem ra để trêu ngươi Trung Quốc nhưng sẽ không nhượng cho nước ngoài, trừ phi trong tình hình khẩn cấp lắm.
Mặt trận kinh tế cũng chưa hoàn thiện. Mặc dù thương mại song phương tăng mạnh trong một thập niên vừa qua, nhưng nó cũng ngày càng mất cân đối – Việt Nam chịu thâm hụt một tỉ đôla với Ấn Độ. Ấn Độ đã lịch sử bác bỏ đề nghị của Việt Nam muốn có hiệp định tự do thương mại song phương (FTA), và đã từ chối giảm – miễn thuế cho sản phẩm Việt Nam.
Tương lai không chắc chắn
Mặc dù rõ ràng quan hệ Ấn – Việt đã mạnh lên trong vài năm qua, đặc biệt về quốc phòng, nhưng cũng rõ là có nhiều việc phải làm.
Ấn Độ cần xem xét giảm mức thuế quan, mở cửa thị trường cho một số sản phẩm Việt Nam, khuyến khích thêm các công ty đầu tư ở Việt Nam.
Tương lai quan hệ Ấn – Việt sẽ ngày càng phụ thuộc thái độ hai nước với Trung Quốc. Chính phủ đảng Quốc đại, ngày càng có thái độ ôn hòa hơn với Trung Quốc so với đảng tiền nhiệm BJP, hiện đang đối diện căng thẳng trở lại nơi đường biên giới với Trung Quốc. Vì thế, Ấn Độ có thể sẽ không muốn làm nước láng giềng mất lòng khi thúc đẩy quan hệ quân sự với Việt Nam.
Ban lãnh đạo Việt Nam hiện cũng có đấu tranh phe phái trước khi diễn ra Đại hội Đảng năm 2011. Các vụ trừng phạt gần đây với các nhà báo và blogger yêu nước dường như cho thấy phe thân Trung Quốc trong đảng, vốn kiểm soát việc thu thập tình báo nội địa thông qua Tổng cục II, đang dần lấn lướt trong cuộc tranh đấu giữa phe bảo thủ và tân tiến. Nếu những người bảo thủ thân Trung Quốc chiến thắng trong cuộc tranh giành quyền lực và ảnh hưởng, chắc chắn nó sẽ có tác động tiêu cực tới quan hệ Ấn Độ - Việt Nam.
Iskander Rehman có bằng thạc sĩ Chính trị học ở Viện Chính trị học tại Paris, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở CERI (Centre d'Etudes et de Recherches Internationales) tại Paris. Ông hiện làm luận án về Chiến lược Biển của Ấn Độ. Bài viết này thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Gửi cho bạn bè
In trang này

Hàng trăm tài xế taxi Vinasun đồng loạt đình công

(Dân trí) - Từ 11h trưa 17/9, hàng trăm tài xế Công ty taxi Vinasun đã kéo xe về dừng ngay trước cửa trụ sở trên đường Điện Biên Phủ đồng loạt đình công đòi lại tỉ lệ ăn chia. Đây là động thái tiếp theo của những ngày trước nhưng càng trầm trọng hơn.
Tài xế taxi Vinasun treo khẩu hiệu “Yêu cầu công ty trả lại % doanh thu”.

Ghi nhận của Dân trí, đoàn xe này kéo dài hơn 1km từ chân cầu Sài Gòn đến tận Ngã tư Hàng Xanh. Không chỉ dàn xe, các tài xế kéo theo khẩu hiệu “Yêu cầu công ty trả lại % doanh thu”.

Trước đó, trong hai ngày 15, 16/9, hàng chục tài xế cũng đã tụ tập đình công tại các khu vực đường Tên Lửa (Bình Tân), các tuyến đường nhỏ thuộc quận 5, quận 7...

Đứng trong đám đông phản ứng, tài xế Đ.T.H cho biết “ xăng tăng giá nhưng công ty không hỗ trợ phần trăm để anh em chúng tôi bù lỗ”. Anh H cho biết, doanh thu được 1 triệu đồng khi chạy được 200 km tương đương mất 20 lít xăng, chia cho một trăm ngàn tăng giá cước thì chúng tôi chỉ được 51.000 đồng.

Theo các tài xế thì tỷ lệ ăn chia cho tài xế hiện nay đều bị giảm 2 - 4% tuỳ loại xe 4 hay 7 chỗ và doanh thu mỗi ngày. Một tài xế cho biết: “Giá xăng thì tăng mà tỷ lệ ăn chia giảm nên thu nhập hàng ngày của chúng tôi bị giảm đáng kể, không đủ chi phí sinh hoạt”.

Theo ông Tạ Long Hỷ, Giám đốc Công ty Taxi Vinasun thì từ 29/8, công ty đã hỗ trợ chi phí tăng giá xăng cho mỗi xe 14.000 đồng/ca. Đến 30/8, khi xăng tăng tiếp thì công ty tiếp tục nâng mức hỗ trợ lên 24.000 đồng/ca. Tuy nhiên, các tài xế cho rằng: mức hỗ trợ trên không đáng kể.

Còn về việc giảm tỷ lệ ăn chia, theo ông Hỷ là do trước đây, khi tình hình kinh tế diễn biến xấu, thu nhập của tài xế xuống thấp nên công ty có hỗ trợ thêm thu nhập cho tài xế là 2% doanh thu, sau đó hỗ trợ thêm 1% nữa để bù vào khủng hoảng. Nay khủng hoảng đã qua, kinh tế dần phục hồi nên công ty không hỗ trợ nữa.

Trong buổi làm việc với lãnh đạo Công ty Taxi Vinasun sáng 17/9, đại diện giới tài xế taxi của hãng kiên quyết xin công ty hỗ trợ 100% bù giá xăng hoặc là tăng tỷ lệ ăn chia cho tài xế thêm 3%.

Ông Hỷ than: “Tăng đến 3% thì công ty rất khó khăn” và ông cho đây là việc quan trọng, muốn quyết định cần phải họp Hội đồng quản trị và phải được Hội đồng thông qua. Do vậy, kết thúc ngày 17/9, hai bên vẫn chưa đạt được tiếng nói chung.

Ông Hỷ hứa là chiều ngày 18/9, Hội đồng quản trị Công ty sẽ họp bàn về vấn đề này và trả lời cho giới tài xế vào ngày 19/9. Cong các “bác tài” cho biết sẽ tiếp tục đình công, không làm cho đến khi nào lãnh đạo công ty có quyết định thay đổi mới thôi.

Tùng Nguyên - Lê Phương

“Trắng trường” tại các khu đô thị: Trách nhiệm bị… bỏ hoang


(Dân trí) - Để thiết kế được phê duyệt, dự án khởi động, khu đô thị mới nào cũng có quy hoạch trường lớp, hạ tầng đồng bộ. Nhưng khi hồ sơ hoàn tất, các khu nhà cao tầng mọc lên nhanh chóng chỉ có đất xây trường bị bỏ hoang vì chủ đầu tư không mặn mà. >> Khu đô thị “trắng trường”, khổ đổ đầu dân
Đất xây trường “treo” vô thời hạn

Vất vả với việc khu đô thị thiếu trường, nhiều bậc phụ huynh ở Khu đô thị Định Công tỏ ra rất bức xúc bởi đáng ra họ không phải lo tính về vấn đề này.

Bản thiết kế được duyệt của khu đô thị này có đầy đủ các hạng mục như trường học, bệnh viện, khu vui chơi công cộng… Tuy nhiên, suốt 4 năm người dân chuyển đến đây sinh sống chỉ thấy đất chia thành lô, nhà cao tầng mọc lên mà trường lớp thì vẫn “im hơi lặng tiếng”.

Chị Nguyễn Ngọc Bích (phòng 608) Nơ 14A chỉ 2 khu đất còn trống ngay phía sau khu nhà mình cho biết, theo thiết kế đó là khu đất xây dựng nhà trẻ và 1 trường phổ thông. Nhưng nhiều năm qua, hai khu đất vẫn cứ bỏ hoang mãi.

Khu đất quy hoạch để xây trường học trong KĐT mới Định Công quây tôn để đấy cả năm qua.
Dân ý kiến, đơn từ nhiều, hai khu đất hoang mà người dân tận dụng chia nhau trồng rau ăn mới được quây kín tôn, chủ đầu tư hứa xúc tiến việc xây trường nhưng hơn nửa năm nay, “quây tôn” vẫn chỉ là động thái duy nhất.

Bác Lê Nguyên Minh, tổ trưởng dân phố số 27B, Nơ 14A, Khu đô thị Định Công cho biết, nhà 14A có hơn 60 cháu trong độ tuổi mẫu giáo, phổ thông. Hầu hết các gia đình, bố mẹ đều là công nhân, đã “hưu non” theo chế độ 176, thuộc diện dân giải toả nút giao thông Ngã tư Sở chuyển về, không lương bổng, nghề nghiệp ổn định nên ai cũng lâm vào cảnh khó khăn vì lo chỗ học cho con.

Dân ở 7 khu nhà cao tầng trong khu đô thị đã nhiều lần làm đơn thư kiến nghị khi phát hiện khu đất gần chợ vốn thiết kế để xây trường bỗng bị “chuyển mục đích”, xây nhà cao tầng để bán nhưng chưa có kết quả.

Từ ban công nhà mình, bà mẹ trẻ ở căn hộ số 508 CT3 Khu đô thị Linh Đàm chỉ khu đất cỏ mọc tới lưng hàng rào tôn quây, lọt thỏm giữa những lô nhà biệt thự, chung cư cao tầng cho biết, theo thiết kế, đây là khu vực quy hoạch để xây trường học phục vụ dân trong khu đô thị nhưng đến nay vẫn chỉ thấy… cỏ.

Bao nhiêu hộ dân có điều kiện cho con em theo học khi trường quốc tế Bill Gates được xây ở Linh Đàm?

Khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội được phê duyệt năm 1997. Năm 2002, nhiều khu nhà đã hoàn thành, bán ra và dân cư bắt đầu “xôm tụ”. Nhưng đến giờ, khi diện tích nhà ở đã được lấp đầy thì khu đất xây trường vẫn trống trơn.

Năm ngoái, trước áp lực của dư luận, khu đất được rào lại, trưng biển xây trường học nhưng không mấy người dân thật lòng mừng với thông tin ấy. Ngôi trường tương lai mang cái tên tây, trường Quốc tế Bill Gates. “Lại một trường tư dành cho con nhà giàu”, chị Trịnh Thị Lan, phòng 507 CT3 thở dài.

Khu đô thị học ké… trường làng

Cô giáo Trịnh Linh Chi, Hiệu trưởng trường tiểu học Định Công cho biết, từ trước tới nay, trường chủ yếu tiếp nhận học sinh thuộc khu dân cư cũ: làng Định Công. Mùa tuyển sinh năm nay, số lượng tăng đột biến hơn 100 trường hợp.

Cô Chi cho biết, trường đang xây thêm 1 toà nhà 3 tầng để có thể tiếp nhận thêm nhiều học sinh vào năm học tới. “Tuy nhiên, không thể đáp ứng nhu cầu của cả khu đô thị mới”, cô Chi nói.

Phó Chủ tịch UBND phường Đại Kim, Phạm Đình Vinh khái quát cả khu vực dân cư cũ và dân ở 2 khu đô thị mới: Đại Kim - Định Công, Linh Đàm có 2 trường tiểu học, 1 trường cấp II, đều kế thừa cơ sở “trường làng”, phục vụ nhu cầu khu vực dân cư cũ.

Thống kê, dân số trong phường vào khoảng 25.000 nhân khẩu, trong đó 45% là dân thuộc các khu đô thị mới. Cơ sở trường lớp hiện tại thiếu nhiều so với nhu cầu, căng nhất là bậc tiểu học.

Cả khu dân cư bắc Linh Đàm hiện mới chỉ có 1 trường tiểu học Đại Từ dùng chung với khu vực dân cư cũ bờ nam sông Tô Lịch, số lớp ít, mặt bằng nhỏ hẹp. Dự án Khu đô thị Đại Kim - Định Công cũng có quy hoạch khu vực xây dựng trường nhưng đến giờ vẫn chưa khởi động.

Ít nhất 2 năm nữa khu Trung Hoà - Nhân Chính mới có trường học phục vụ dân khu đô thị.

Đánh giá chung, ông Vinh xác nhận, các dự án trường học cơ sở cho dân khu đô thị xây dựng chậm, yếu. Cả Khu đô thị như Linh Đàm thiết kế cho hàng nghìn hộ dân nhưng khi hoàn thiện, dân đến ở mới thấy sự bất cập vì thiếu trường thiếu lớp.

Ông Vinh “than” nỗi khó vì vấn đề quy hoạch, trong đó phương án xây dựng trường học tại các khu đô thị mới thuộc thẩm quyền của thành phố còn phường, thậm chí cả quận cũng không nắm, không quản lý được chủ đầu tư.

Ông Đỗ Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Từ Liêm nêu con số hơn chục khu đô thị mới trên địa bàn huyện đã được cấp phép xây dựng. Tất cả các dự án khu đô thị này đều do thành phố duyệt, huyện chỉ nhận bàn giao và quản lý. Tuy nhiên, đến giờ này, huyện mới chỉ nhận bàn giao, quản lý Khu đô thị Mỹ Đình 2.

Ông Tuấn cho biết thêm, trong quy hoạch chi tiết của các khu đô thị này khi được duyệt đều có quỹ đất dành cho việc xây dựng các trường học. Tuy nhiên, việc xây dựng trường công lập hay dân lập lại do thành phố quyết định.

Tại Khu đô thị Mỹ Đình 2 mà huyện Từ Liêm đã nhận bàn giao, hầu hết các trường học ở đây đều là trường dân lập, có chất lượng giảng dạy tốt dù chi phí không phải là rẻ. Rất nhiều hộ gia đình trong các khu đô thị phần nhiều chọn trường tư vì vướng mắc một số vấn đề trong việc chuyển hộ khẩu từ nơi ở cũ đến đây. Muốn con cái học đúng tuyến thì phải học ở trường cũ, có khi rất xa nơi ở mới.

Phương Thảo - Tiến Nguyên

Friday, September 18, 2009

Bản tin nợ nước ngoài số 03 (File PDF)


Nhận chạy bằng đại học cao đẳng nhanh gọn

http://www.raovatmienphi.com/nhan-chay-bang-dai-hoc-cao-dang-nhanh-gon.html?rvmp_details=3#details
Tin VIP chỉ có 220.000/ 1 tháng
lam Tran HuyNgười đăng tin: lam Tran Huy
Ngày tham gia: 03-07-2009
Điện thoại: 0913572469

Nhận chạy các loại bằng cấp: +/ Bằng đại học +/ Bằng cao đẳng +/ Bằng tại chức +/ Bằng cấp 3 +/ Bằng trung cấp Đảm bảo nhanh gọn, giá cả hợp lý,... Xem chi tiết

Chi tiết Xem chi tiết Viết phản hồi Viết phản hồi Báo tin xấu Báo tin xấu
Khuyến cáo Khuyến cáo: Hãy xác minh thông tin trước khi giao dịch mua bán!

Người đăng tin: lam Tran Huy - Điện thoại: 0913572469
Địa chỉ: 123 tphcm
Ngày đăng tin: 03-07-2009 15:38:01
Lượt truy cập: 141 - Mã số tin đăng: RVMP-166830

Thursday, September 17, 2009

Biểu tình phản đối lệnh cấm xe ba bánh

RFA-09-16-2009
2009-09-16
Hằng trăm cửu vạn tại khu Cửa khẩu Lào Cai phản đối lệnh cấm xe ba bánh mà cơ quan chức năng địa phương đưa ra.

Hãng thông tấn Đức DPA trích dẫn phát biểu của các giới chức địa phương nói rõ cuộc tập trung phản đối diễn ra vào ngày thứ ba và đến hôm qua thì đã chấm dứt.
Tờ Sài Gòn Giải Phóng loan tin là những chủ xe tự chế ba bốn bánh đẩy xe đến gần khu vực cách ly, ngăn cản không cho xe từ phía Trung Quốc sang; chính quyền địa phương đã cho xe cẩu đến kéo các loại xe thô sơ ra ngoài. Có ba người bị tạm giữ mà phía công an nói là do hành vi quá khích.
Mạng VietnamPlus thì cho biết là những chủ phương tiện xe thô sơ tự chế tập trung tại khu Cửa Khẩu Lào Cai yêu cầu chính quyền tạo công ăn việc làm cũng như hổ trợ mức kinh phí kịp thời và cao hơn cho việc học nghề chuyển đổi công ăn việc làm.
Các loại phương tiện vận tải thô sơ thồ hàng dưới 5 ngàn nhân dân tệ được phía Trung Quốc miễn thuế hải quan. Phía chính quyền Lào Cai thì cho rằng biện pháp cấm những phương tiện vận tải thô sơ này là để làm đẹp khu vực cửa khẩu.

ĐỘI QUÂN “LIÊN VẬN” Ở BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG

Kỳ cuối: Đứng ngồi không yên
SGTT - Đúng ngày 15.9.2009, tất cả xe thô sơ vận tải hàng hoá ở cửa khẩu Lào Cai sẽ bị cấm hoạt động để “đảm bảo văn minh”. Lệnh cấm trên khiến hàng trăm lao động và các chủ xe đứng ngồi không yên vì mất việc, nhưng với cán bộ cửa khẩu thì... “hết sức phấn khởi”.
Về đâu và làm gì là câu hỏi thường trực trên gương mặt của các cửu vạn trên đất Lào Cai. Những ngày này, mặc dù bên ngoài mọi hoạt động bốc vác vẫn diễn ra rất bình thường, nhưng trong suy nghĩ, ai ai cũng nơm nớp lo đến ngày 15.9. Nhiều người sẽ phải “hồi cố hương” trong cảnh trắng tay.
Tự nhiên mất việc
Hàng trăm chiếc xe ba bánh, đi cùng với nó là hàng trăm lao động sẽ đi về đâu khi đến ngày 15.9 sắp tới?
Ông Đoàn Đình Khôi, trưởng ban quản lý cửa khẩu tỉnh Lào Cai, cho biết, theo biên bản hội đàm về việc chuyển đổi phương tiện xe thô sơ tự chế hoạt động qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu, kể từ ngày 15.9, cơ quan quản lý cửa khẩu hai bên sẽ thống nhất sử dụng xe cơ giới thay thế xe thô sơ tự chế.
Cửu vạn Vũ Đức Tuân, người Hà Giang cho rằng, nếu cấm xe thô sơ hoạt động cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm lao động mất việc làm, mất đi kế sinh nhai của từng con người trên vùng đất biên giới. Cũng như bao cửu vạn khác, Tuân chưa tìm được việc gì trước mắt, mà chỉ đưa ra dự định buồn: “Chắc phải mua xe xích lô, vào các đại lý ximăng trong thành phố Lào Cai xin chở hàng. Về nhà bây giờ không biết làm gì”. Chỉ tay về những chiếc xe ba gác nằm trên đường, Tuân cho biết nhờ nó mà lâu nay cuộc sống của các anh em chở thuê ở đây dễ thở hơn một chút. Bây giờ thì... tuyệt vọng quá!
“15.9 này là họ cấm xe thô sơ hoạt động, chúng em nghe tivi nói thế chứ không có ai thông báo cả”. Nói rồi Phạm Thành Trung lẩm bẩm: “Chở hàng bằng ôtô tải sẽ không có chỗ cho mình. Chắc mình phải về nhà. Nhưng về nhà thì không có việc để làm...”. Nói vậy nhưng Trung cũng hoài nghi, “không biết đến 15.9 này, ngành chức năng Lào Cai có cấm được không, vì sau nó còn là số phận của hàng trăm lao động phổ thông, đổ xô đến từ nhiều địa phương khác nhau trên cả nước”. Không hy vọng như Trung, cửu vạn Đỗ Hiền thốt lên: “Tự nhiên mất việc”.
“Chúng em cũng đang sợ, người ta nói chỉ người trong tỉnh mới được chính sách ưu đãi, người ngoài tỉnh như bọn em thì không được đền bù hay hỗ trợ học việc gì đó”, Trương Thanh Hiển, cửu vạn người Lục Yên thì lo lắng bởi những thông tin mà mình đang có.
Cửu vạn kéo lùi lịch sử!
Ông Đoàn Đình Khôi, trưởng ban quản lý cửa khẩu Lào Cai, nói rằng “bỏ xe này là phấn khởi nhất”. Bởi, ông Khôi có cái lý của riêng mình khi nói về chủ trương cấm loại xe ba bánh thô sơ hoạt động ở vùng biên giới: “Tốc độ vận chuyển hàng hoá của loại phương tiện thô sơ chậm, gây ách tắc, đặc biệt là vào mùa vải. Vấn đề là, trong một thế giới văn minh thì kiểu vận hành phương tiện này đang kéo lùi lịch sử, để lại rất nhiều suy nghĩ về thời đại mà chúng ta đang sống”.
Chủ trương của tỉnh Lào Cai là thay thế phương tiện vận tải thô sơ bằng xe cơ giới. Theo đó, bắt đầu từ ngày 15.9, loại xe ôtô có tổng trọng lượng dưới 4,5 tấn hoạt động thay thế xe ba bánh tự chế, mỗi bên biên giới sử dụng 20 xe ôtô để tiến hành chở hàng hoá cư dân biên giới. Ông Khôi gọi việc thay thế xe thô sơ bằng xe cơ giới là “phương án hợp tác quốc tế, và đề xuất thay đổi này là do chúng tôi đưa ra”.
Ông Chủng và Phạm Thành Trung nói, sẽ không biết làm gì sau khi cấm xe ba gác. Trung nói, “về nhà rồi thì không biết làm gì...”
Thống kê sơ bộ của chính quyền Lào Cai cho thấy, có chừng 60 chủ xe với khoảng 600 lao động làm việc tại khu vực cửa khẩu. Trịnh Thành Long, chủ nhân của sáu chiếc xe ba bánh ở đây, hồi tưởng: “Ngày xưa học trung cấp địa chính Thanh Hoá, không xin được việc nên ra Lào Cai làm cửu vạn. Ki cóp lâu năm cũng sắm được mấy con xe, bây giờ nghe nói cấm nhưng cũng chưa thấy thông báo là thay thế bằng loại xe gì”. Long cho biết, với việc thay xe tự chế bằng xe vận tải 4,5 tấn, đó là điều bất hợp lý. Bởi, xe chỉ được chạy một chiều, tức chỉ được chở hàng từ phía Việt Nam sang. “Mà hàng từ Việt Nam thì có gì đâu”, Long lo ngại. Trong khi đó, nếu trước đây người làm công có thể đưa xe sang Hà Khẩu chở hàng về, thì bây giờ số hàng đó được đội xe hai mươi chiếc của Trung Quốc đảm nhận. “Người ta nói, trong số đó các tay “đầu gấu” có 12 xe, hải quan 8 xe. Anh em chủ xe và người lao động coi như hết cơ hội đưa hàng về Việt Nam như trước”, Long chia sẻ.
Ông Khôi bảo, khi chuyển đổi thì sẽ có chính sách hỗ trợ, mỗi xe chuyển đổi sẽ được hỗ trợ năm triệu đồng. Riêng việc chuyển đổi nghề cho người lao động, chính quyền tỉnh Lào Cai sẽ hỗ trợ mỗi người lao động 300 ngàn một tháng, hỗ trợ trong sáu tháng. Ông Khôi trấn an rằng khi chuyển đổi sang xe ôtô thì vẫn phải cần có người bốc hàng lên xe, hàng hoá không tự nhảy lên được, tất nhiên số người sẽ không nhiều như xe đẩy.
Cửu vạn Nguyễn Thị Hiền đặt câu hỏi: “Bọn chị suốt ngày thuê xe đi chở gạch, họ nói mình mua ôtô mà làm ăn, đời cửu vạn thì lấy tiền đâu mà mua xe đắt như vậy được?”. Một câu hỏi quá khó. Còn với Long, dù mỗi chiếc xe ba bánh trị giá 27 triệu đồng, mỗi lần chở được cả chục tấn hàng, nhưng trước “hung tin” này thì anh dự tính: “Tôi sẽ đem sáu chiếc xe đẩy về Thái Nguyên”. Để làm gì? “Thì bán sắt vụn chứ làm gì hơn”.
bài và ảnh Phan Hương
Đón đọc kỳ sau: Chuyện tình ở buôn Kte
Một cậu bé thất lạc cha mẹ trên con đường từ quốc lộ 7 vào thời điểm tháng 4.1975. Trong khoảnh khắc mong manh giữa sự sống và cái chết, cậu bé đã được một người dân tộc J’rai cứu sống. Sống và trưởng thành trong sự đùm bọc của đồng bào, rồi một mối tình với cô gái J’rai nảy nở và giờ đây, anh lại phải đứng trước sự lựa chọn: về với gia đình hay ở lại vùng đất cưu mang mình.

TRĂM NĂM HÀNG VIỆT

BÀI 2: “Tập đoàn” kinh tế đầu tiên của người Việt
SGTT - Trong những chủ trương phát triển công kỹ nghệ của ông Trần Chánh Chiếu thì việc thành lập công ty Nam Kỳ Minh Tân công nghệ có thể được xem là táo bạo nhứt.
Liên tục trên các số báo Lục Tỉnh Tân Văn (LTTV) từ số 21, ra ngày 9.4.1908 đến số 49, ra ngày 22.10.1908, luôn có những thông tin về kết quả vận động, tổ chức và bước đầu đi vào hoạt động của công ty này.
Kinh doanh đa ngành
Một khu phố buôn bán của Hoa kiều ở Chợ Lớn vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ảnh: Tư liệu
Có thể hình dung đây là một tập đoàn kinh tế theo hình thức góp vốn cổ phần, có lĩnh vực hoạt động kinh doanh rộng lớn từ sản xuất, đào tạo nhân lực, đến thương mại, xuất nhập khẩu…
Trong điều lệ “rao theo luật buộc” (LTTV số 32) cho biết rõ mục đích của việc thành lập:
“Khoản thứ nhứt – Những người có mặt tại đây và chư vị hùn sau, cùng nhau lập một công ty đặng mà:1. Lập lò nghệ tại Nam kỳ: lò chỉ (kéo sợi từ bông vải, tơ tằm – NV), lò dệt, lò savon (xà phòng – NV), thuộc da và pha ly (thuỷ tinh – NV)…
2. Dạy con nít làm các nghề ấy.
Gilbert Chiếu làm tổng lý công ty.
Quán chánh công ty ở tại thành Mỹ Tho”.
LTTV số 39 lại thấy rao: “Tổng lý là G. Chiếu ra thông cáo cho biết ai có hùn vốn thì có quyền gởi con đến học nghề, thời hạn học là bảy năm, công ty nuôi cơm nước còn quần áo, mùng mền thì cha mẹ phải chịu. Công ty lo nhà ngủ, nhà ăn cho học trò, đứa nào học giỏi sẽ được hưởng lương tháng, sau đó, khi biết nghề rồi phải giúp việc cho công ty bảy năm”.
Trong thời gian biểu học tập thấy ghi rõ các phần học nghề, học chữ quốc ngữ, học chữ “Langsa” (tiếng Pháp – NV), thời gian luyện tập thể thao và dọn dẹp vệ sinh…, cả phần: “Ngày lễ theo đạo Thiên Chúa hoặc theo đạo Thích Ca, học trò được đi làm việc bổn phận”.
Việc khởi xướng cuộc vận động thành lập Nam Kỳ Minh Tân công nghệ bắt đầu từ ngày tháng nào, vẫn chưa tìm thấy được. Nhưng bắt đầu từ số 21 trên LTTV đã thấy rao:
“Hễ cuối tháng thì sẽ có rao số chư vị có đóng bạc, còn số rao mỗi khi đó thì nay không ghi nữa, vì đã khỉ (khởi – NV) sự thâu bạc. Phiến ngôn cửu đỉnh, nhứt nặc thiên kim. Cúi xin bạn đồng bang phải giữ lời hứa, chớ khá giêng (diên – NV) trì mà hư việc cả. Nay kính. Gilbert, Mỹ Tho”.
Lại thấy ghi thêm:
“Nếu có đóng bạc thì đóng tại Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho hoặc là Nam Trung khách sạn ở Sài Gòn”.LTTV số 29, vào tháng 6.1908:
“Minh Tân Công Nghệ đã nhóm đại hội hôm ngày 31 Mai (tháng Năm – NV) này. Nay đã nộp điều lệ cho Notaire cầu chứng, vài ngày nữa sẽ rao và in ra 3.000 cuốn phát cho chư vị có hùn, trong chừng một tháng nữa sẽ khởi công khai trương”.
Như thế, cho đến thời điểm này đã có ít nhứt là 3.000 cổ đông, tất nhiên một cổ đông có thể sở hữu nhiều cổ phần.
Người Việt dùng hàng Việt
Ga tàu lửa từ Chợ Lớn đi Sài Gòn ở những năm đầu thế kỷ 20. Ảnh: Tư liệu
Cũng trong LTTV số 29, trang 5 còn đăng lời rao, ký tên G. Chiếu:“DẦU SẢ: Bên phương Tây hay mua sả cây làm dầu, trộn với savon để làm savon thơm, còn xác còn lại lấy làm giấy. Trong Nam kỳ ai có đất hoang nên trồng sả cho nhiều, chừng nửa năm nữa tôi sẽ rao mua nhiều lắm”.
Ngày 3.9.1908 công ty rao mua 100.000 trái dừa khô để làm xà bông.
Ngày 17.9.1908 thấy thông báo chánh chủ hội là ông Nguyễn Viên Kiều mời các người dự hội tới xem việc làm nền và dựng cây cất lò, trước đó công ty đã mua đất của ông M. de Balman gần cầu sắt Mỹ Tho, ngang rạp hát Tư Lài. Trước khi những người dự hội ra về, ông Gilbert Chiếu tặng cho mỗi vị nghị sự bốn cục savon “đem về dùng thử, tốt xấu sẽ đem như lời luận của các ông vào LTTV”.
Số 43 LTTV ra ngày 10.9.1908 đăng quảng cáo hai trang lớn về xà bông Con Vịt “tốt hơn của Chệt làm”.
Số 49 LTTV ra ngày 22.10.1908 cho biết: “Từ ngày có savon Minh Tân ló ra bán rẻ, thì savon các Khách (Hoa kiều – NV) cũng hạ giá theo, nên nay công ty hạ giá bán cho các đại lý hơn, hoặc ai mua từ 100 ký lô cũng nhờ được”.
Trong Nam Kỳ Minh Tân công nghệ cuộc còn có cơ sở bào chế Đông Nam dược, làm ra các loại thuốc ta dạng tán, dạng nước, dạng viên, ngâm rượu… Trong lời rao có đoạn: “… song các món thuốc hay của người ngoại quốc thì cũng ít hạp cùng chứng bịnh nước ta đặng, là vì phong thổ bên phương Tây thì lạnh thiệt lạnh, mà nóng thiệt nóng, còn bên phương ta không nóng không lạnh, nên khác xa lắm. Kìa cũng có một ít người Langsa cũng hay dùng thuốc An Nam cho hợp phong thổ hơn, vậy thì tôi chắc người An Nam mình dùng thuốc mình thì hay lắm”. (LTTV số 17).
Nguyễn Trọng Tín soạn
Kỳ sau: Tranh thương
Nam kỳ những năm đầu thế kỷ 20, việc kinh doanh buôn bán phần lớn nằm trong tay người Hoa ở Chợ Lớn. Trong các chủ trương về cuộc Minh Tân của mình, Trần Chánh Chiếu đặc biệt khuyến khích người Việt tích cực tham gia vào công cuộc buôn bán. Ông G. Chiếu sẵn sàng quảng cáo miễn phí cho những tiệm buôn trên báo. Hai ngành kinh doanh được quan tâm hàng đầu đó là lúa gạo và bách hoá, cả xuất và nhập khẩu...

VinaGame không còn chặn tên Hoàng Sa và Trường Sa trong game online

Báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 14.9.2009 và 16.9.2009 có đưa thông tin VinaGame dùng bộ lọc để ngăn chặn hai địa danh Việt Nam là “Hoàng Sa” và “Trường Sa” khi các game thủ chat với nhau. Việc VinaGame ngăn chặn hai địa danh trên đã làm cộng đồng game thủ đang chơi trò chơi Võ lâm Truyền kỳ bức xúc.
Sáng nay (16.9.2009), vào lúc 8g30, đại diện của VinaGame cho SGTT biết, giám đốc VinaGame Lê Hồng Minh đã yêu cầu bộ phận kỹ thuật không được ngăn chặn hai địa danh “Hoàng Sa” và “Trường Sa” trong ứng dụng chat của các game thủ.
Gia Vinh

Không có đứa nào 'rọ mõm' à?

TP - Trên tuyến xe buýt số 29, lộ trình Tâp Lập - Giáp Bát (Hà Nội) (BKS 29T - 4746) sáng Chủ nhật, 23/8, hành khách phải nghe những câu nói thiếu văn hóa của nhà xe: “Không có đứa nào rọ mõm à?”; - “Đ... có đứa nào”.
Khẩu trang phòng chống dịch cúm A/ H1N1 được coi là cái rọ mõm - một từ vốn không dùng để chỉ người. Câu nói ấy xúc phạm những người ở trên xe.
Bên cạnh đó, phụ xe còn ngang nhiên ngồi trên ghế của hành khách dù quy định của Cty vận tải xe buýt ghi rất rõ: “Nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai...”.
Để tạo những hình ảnh đẹp về văn hóa giao thông, mọi người, nhất là chủ phương tiện phải nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất: Giao tiếp có văn hóa.
Nguyễn Huy PhòngTrường THPT Dân lập Lômônôxốp, Hà Nội

Những ngành 'lạ' tuyển NV3

Thứ Năm, 17/09/2009, 09:01

TP - Sau khi xét tuyển NV2 hàng năm, những ngành học khá lạ gần như phải xét tuyển NV3 do thí sinh ít biết đến các ngành này.
Thí sinh đăng ký NV3 tại trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn HuyNăm nay, sau NV1 và NV2, ĐH Hùng Vương TPHCM xem như thất thu về ngành công nghệ sau thu hoạch. Tính đến cuối thời hạn xét tuyển NV2, ngành này chỉ mới nhận được khoảng hơn 20 hồ sơ xét tuyển.
Đây là ngành học mới, khá lạ đối với rất nhiều thí sinh. Ngành đào tạo những kỹ sư nắm vững lý thuyết cũng như thực hành các khâu kiểm tra, giám định chất lượng nông sản thực phẩm sau thu hoạch, bảo quản tồn trữ, chống thất thoát và chế biến làm đa dạng hoá sản phẩm. Thí sinh nộp đơn xét tuyển NV3 vào ngành này xem như sẽ có nhiều cơ hội hơn so với các ngành khác tại trường.
Ngành học tuyển sinh khóa đầu tiên trong năm 2009 tại ĐH Hùng Vương này là công nghệ kỹ thuật xây dựng. Sau khi học ngành này, sinh viên có thể tự mình tính toán, thiết kế các công trình xây dựng, có khả năng tổ chức thi công, giám sát thi công và tham gia quản lý các dự án đầu tư xây dựng.
Theo tin từ ĐH Hùng Vương, trường quyết định sẽ giảm 20 phần trăm học phí cho tất cả sinh viên đủ điều kiện vào học ngành này tại trường trong năm 2009.
Trong số các ngành thuộc nhóm xã hội nhân văn tại ĐH Văn Hiến, văn hóa học là ngành thí sinh ít chú ý nhất. Trong đợt tuyển sinh NV1 và NV2, đây là một trong những ngành có số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển ít ỏi nhất.
Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, văn hóa học là khoa học hình thành trên vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội và nhân văn về con người và xã hội, nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thể toàn vẹn.
Kỹ thuật y sinh tại ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) là ngành hiếm hoi tại các trường ĐH công lập tại TPHCM có xét tuyển NV3.
Đây là lĩnh vực liên ngành, ứng dụng các nguyên tắc thiết kế, giải quyết vấn đề và kỹ thuật của các ngành như vật lý, toán học, tin học vào y học và khoa học về sự sống để giúp cho vấn đề chăm sóc sức khỏe bệnh nhân được tốt hơn cũng như tăng cường chất lượng sức khỏe con người.
Tuy có điểm xét tuyển NV3 khá cao (18 điểm) nhưng đây là cơ hội cho những thí sinh khối B không đỗ NV2 vào trường khác, ít chú ý đến ngành này ở ĐH Quốc tế trước đó.
Đặc biệt, cùng với các ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính, điện tử - viễn thông, công nghệ sinh học, kỹ thuật hệ thống công nghiệp, 15 phần trăm thí sinh có tổng điểm thi cao nhất tính theo từng ngành và chưa nhận được học bổng khác của trường vào học ngành kỹ thuật y sinh sẽ được cấp học bổng trị giá 50 -100 phần trăm. Một số ngành khá lạ tại ĐH Hồng Bàng như công nghệ spa - y sinh học, võ thuật… cũng đều xét tuyển NV3 trong năm nay.
“Các ngành học càng lạ, cơ hội thí sinh nộp đơn xét tuyển NV3 vào chắc chắn sẽ càng rộng mở” - chuyên gia tuyển sinh ĐH Hùng Vương nói.
Miền Trung: Thêm nhiều trường xét tuyển NV3
Ông Đỗ Trọng Tuấn, Phó Hiệu trưởng ĐH Đông Á (Đà Nẵng) cho biết trường sẽ tuyển thêm 500 chỉ tiêu NV3 hệ liên kết với ĐH Đà Nẵng. Các ngành xét tuyển là quản trị kinh doanh, kế toán, điện - điện tử, điện tử viễn thông...
Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng thông báo điểm trúng tuyển và xét tuyển NV3 vào một số ngành đào tạo hệ ĐH, CĐ.
Theo đó, điểm trúng tuyển vào các ngành ĐH, CĐ đối với học sinh phổ thông - KV 3 hệ ĐH là xây dựng dân dụng và công nghiệp (khối A - điểm trúng tuyển NV3: 13), xây dựng cầu đường (A - 13), kỹ thuật hạ tầng đô thị (A - 13), quản lý xây dựng (A - 13), kế toán (A,D1 - 13, B - 14), quản trị kinh doanh (A,D1 - 13, B - 14), tiếng Anh (D1 - 13), tiếng Trung (D1, D4 - 13).
Hệ CĐ: công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (khối A - điểm trúng tuyển NV3: 10), kế toán (A, D1 - 10, B - 11), quản trị kinh doanh (A, D1 - 10, B - 11), tài chính ngân hàng (A, D1 - 10, B - 11).
Các ngành xét tuyển NV3: kiến trúc công trình (V - 20,5), quy hoạch đô thị và nông thôn (V - 18), mỹ thuật ứng dụng (thiết kế nội ngoại thất, đồ họa - V - 20,5, H - 26,5), tài chính ngân hàng (A, D1 - 13, B - 14). Điểm môn năng khiếu (V - 1 môn, H - 2 môn) nhân hệ số 2.
Theo Hội đồng Tuyển sinh ĐH Phan Chu Trinh (Quảng Nam): trường có khoảng 500 chỉ tiêu NV3 vào tất cả các ngành đào tạo với mức xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT. Khối A, D - 13 điểm, khối B,C - 14 điểm. Điểm chuẩn NV2 được công bố bằng điểm sàn.
Trường CĐ Dân lập Kinh tế Kỹ thuật Đông Du (Đà Nẵng) công bố điểm chuẩn NV2 cho các ngành thuộc hệ cao đẳng với số điểm chuẩn đều bằng 10. Đây cũng là điểm xét tuyển NV3 của trường.
Cụ thể các ngành: công nghệ kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp (khối A,V), công nghệ kỹ thuật điện (khối A), công nghệ kỹ thuật điện - điện tử (khối A), công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường (khối A,V), tin học (A,D1), kế toán (A,D1), quản trị kinh doanh (A,D1), tài chính ngân hàng (A,D1).
Trường CĐ Phương Đông (Đà Nẵng) cũng công bố điểm chuẩn NV2 và điểm xét tuyển NV3 theo mức bằng điểm sàn của Bộ với khối A, D - 10 điểm, khối B,C - 11 điểm.
Cụ thể: kế toán (khối A,D1,B,C), tài chính ngân hàng (khối A,D1,B,C), quản trị kinh doanh (A,D1,B,C), công nghệ kỹ thuật điện - điện tử (A,D1,B), điều dưỡng (B).
CĐ Công nghệ Thông tin kỹ thuật Việt - Hàn (Đà Nẵng): 180 chỉ tiêu NV3. Trường đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển NV2, xét tuyển NV3 năm 2009. Đây là điểm dành cho học sinh phổ thông - khu vực 3, mỗi khu vực ưu tiên cách nhau 0,5 điểm, mỗi đối tượng ưu tiên cách nhau 1 điểm. Khối V,H không nhân hệ số.
Cụ thể: tin học ứng dụng: khối A - điểm NV2, NV3: 11,5 - chỉ tiêu NV3: 10, khối V,H - điểm NV2, NV3: 10 điểm - chỉ tiêu NV3: 60, khoa học máy tính (khối A - 11,5 - 50), quản trị kinh doanh (A,D1 - 12 - 40), makerting (A,D1 - 11,5 - 20).
Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật (Quảng Nam) vừa công bố điểm chuẩn NV2. Đây cũng là mức điểm để xét tuyển NV3 vào các ngành đào tạo. Cụ thể: kế toán (khối A,D1 - điểm chuẩn NV2 và xét tuyển NV3: 11), quản trị kinh doanh (A, D1 - 10), công nghệ kỹ thuật điện (A - 10), công nghệ kỹ thuật xây dựng (A - 10), quản lý đất đai (A - 10), lâm nghiệp (A - 10, B - 11), nuôi trồng thuỷ sản (A - 10, B - 11), chăn nuôi (A - 10, B - 11), trồng trọt (A - 10, B - 11).
Các trường nhận hồ sơ đến hết ngày 30/9.
Đăng Khoa - Nguyễn Huy

“Để tui nói cho nghe, làm bóng đá lời lắm”

Dù mang tiếng làm bóng đá chuyên nghiệp mấy mùa nay nhưng ở xứ ta, những người bỏ tiền làm bóng đá đa phần là vì đam mê, phần còn lại là vì trách nhiệm chứ chẳng mấy ai dám khẳng định, làm bóng đá là lời và chứng minh được điều ấy. Đến giờ có lẽ chỉ mới có bầu Đức dám mạnh miệng tuyên bố làm bóng đá là có lời.
Bầu Đức và đội bóng Hoàng Anh Gia lai
Lời thương hiệu
Thật ra thì với kiểu nói của mình, một là người nghe chán quá bỏ đi, người chịu đứng nghe bầu Đức nói hoặc là nhân viên dưới quyền hoặc là những người phải có niềm tin lắm vào những sự lãng mạn. Cái ngày chẳng ai biết doanh nghiệp Hoàng Anh chuyên đóng bàn ghế thuộc loại bé bằng “mắt muỗi” so với các đại gia khác thì bầu Đức quyết định nhận đội bóng Gia Lai, đội bóng cũng bé bằng “mắt muỗi” dưới cái nhìn của các đội bóng khác. Nhận đội bóng, bằng hàng loạt cú mua cầu thủ nội với giá tiền chất ngất thời bấy giờ bầu Đức còn gây sốc hơn khi tuyên bố mua Kiatisuk, “người đương thời” của bóng đá ĐNA thời bấy giờ. Một cú vỗ mặt với những đội bóng “đại bàng” ở V-League bởi cùng lắm như CA.TP.HCM bấy giờ cũng chỉ dám sử dụng ông giám đốc bán phân người Pháp nhưng yêu bóng đá và không cần tiền cho vui là chính.
Nói thật, lúc ấy có lẽ chỉ có “lính” ông mới dám tin ông còn người ngoài chỉ nghe rồi cười nhạt, báo chí Thái thậm chí còn mỉa mai khi đăng bài viết “Hoàng Anh là ai? Gia Lai ở đâu?”. Nhưng rồi đội bóng HA.GL ấy có được Kiatisuk thật, nói không ngoa thì đó là một cú chấn động với làng túc cầu Việt Nam và cả Thái Lan. Người ta nườm nượp đến sân xem đội HA.GL với một đội hình toàn sao nhưng cốt yếu là để xem Kiatisuk, người đã “hành hạ” đội tuyển VN chơi thế nào ở CLB HA.GL. Cái tên HA.GL trở nên đình đám, hàng loạt bài viết về đội bóng với sự tìm hiểu xem doanh nghiệp HA.GL là như thế nào mà “ghê gớm” thế vô tình đã giúp người người biết đến HA.GL, nhà nhà biết đến bầu Đức.
Những cuộc gặp gỡ với các quan chức phụ trách kinh tế dễ hơn, những cuộc trò chuyện bắt đầu từ bóng đá cũng trở nên “ngọt” hơn và lúc ấy người ta thấy ông Đoàn Nguyên Đức tuyên bố, làm bóng đá là có lời. Ông nói, giờ thì nhiều nước biết đến HA.GL Việt Nam lắm rồi. Người ta bắt đầu tin nhưng cũng tin cầm chừng bởi nói thẳng, lời đâu chưa thấy chỉ thấy hàng năm doanh nghiệp phải bỏ ra hàng chục tỷ đồng nuôi đội bóng, con số đâu có nhỏ. Có dễ thấy chăng là doanh nghiệp HA.GL ngày càng phình to theo sự thăng tiến của đội bóng.
Và lời tiền mặt
Đại hội cổ đông năm 2008, ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn HA.GL, bầu Đức của đội bóng đã thẳng thắn thừa nhận nhìn vào bảng cáo bạch chắc mọi người thấy một “lỗ đen” không sinh lời, đó chính là CLB HA.GL và rồi ông cũng nói, quý vị cứ tin tôi năm 2009 và 2010 CLB sẽ sinh lãi, nhất định là thế.
Thật sự nhiều cổ đông ngồi dưới cười ý nhị lắm bởi họ nghĩ rằng nuôi đội bóng so với số tiền của công ty cũng chẳng đáng gì, họ cười bởi họ nghĩ suy cho cùng đó là đam mê của ông chủ tịch HĐQT mà thôi. Không ai ngờ được bằng con đường bóng đá HA.GL đã tiếp cận với chính phủ Lào để tài trợ cho SEA Games và đội tuyển Lào tập huấn ở Pleiku. Thậm chí với mối quan hệ của mình, khi vài quan chức thể thao Lào đề nghị giúp họ “vớt lại” HLV A.Riedl, người vừa bị VFF sa thải, HA.GL đã liên lạc và nhận trả lương luôn cho ông thầy người Áo. Số tiền mà HA.GL tài trợ luôn cho Lào lên đến hơn 4 triệu USD cùng 15 triệu USD không tính lãi trong 3 năm. Đổi lại chính phủ Lào đồng ý ký biên bản ghi nhớ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho HA.GL kinh doanh tại Lào. Và rồi cùng những công trình hoành tráng mà Lào có được, bầu Đức có 31.000 hecta đất trồng cao su tại Lào, một con số chóng mặt với cả những doanh nghiệp nước ngoài. Nào đã hết, từ mối quan hệ thân tình HA.GL mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên đất Lào. Người ta thấy bầu Đức có thêm nhà máy chế biến gỗ ở Atôpư, dự án thủy điện ở Nậm Kông, dự án mỏ sắt, mỏ đồng ở Atôpư và Xê kông... với số vốn đầu tư lên đến 260 triệu USD. Thậm chí ở các cuộc đấu thầu sòng phẳng, giờ cái tên HA.GL thật sự đáng gườm khi họ lần lượt loại các đối thủ Hàn Quốc, Trung Quốc không thương tiếc.
Trước khi lên đường về nước tiếp xúc với phái đoàn của Arsenal sang làm việc tại Pleiku, bầu Đức đã nói rất thật rằng: “Để tui nói cho nghe, làm bóng đá lời lắm cứ nhìn vào những gì HA.GL bây giờ đang có thì biết. Ban đầu tui máu bóng đá nhưng rõ ràng từ bóng đá mình có thể làm nhiều thứ lắm, quan trọng là có dám nghĩ và dám làm hay không mà thôi”. Và rồi ông cười ha hả khi nói thêm “lần này thì cổ đông chắc bớt thắc mắc rồi đây”.
Ừ thì ông Đức lời từ bóng đá thật, ừ thì HA.GL lời thật, ừ thì Lào cũng lợi lắm khi vừa thu hút được đầu tư vừa có cơ sở vật chất cho SEA Games. Nhưng rồi người ta tự hỏi HA.GL là doanh nghiệp Việt Nam, HA.GL chỉ là một trong số 14 đội bóng ở V-League nhưng sao ở ta mọi công trình SEA Games đều có phải vin vào ngân sách, thậm chí mới đây để tu bổ lại cơ sở cho Đại hội thể thao châu Á trong nhà người ta cũng thấy phải chờ ngân sách. Phải chăng theo kiểu dân bóng đá hay nói, chúng ta thua ngay trên sân nhà khi không thu hút được nguồn lực nội tại.
Tất Đạt
Trong đợt tham dự lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư giữa các nhà đầu tư Việt Nam – Cambodia diễn ra tại thủ đô Phnôm Pênh ngày 14/8/2009, bầu Đức đã được chính Thủ tướng Hun Xen của Cambodia tiếp kiến và đề nghị hỗ trợ đội U23 Cambodia chuẩn bị cho kỳ SEA Games sắp diễn ra. Trước mắt HA.GL sẽ tài trợ cho đội U23 Cambodia 250.000 USD cũng như hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho đội bóng này tập luyện tại Pleiku 3 tháng trước ngày lên đường. Không chỉ vậy HA.GL sẽ có trận đấu giao hữu với đội U23 Cambodia ngay trên đất Chuà Tháp nhằm mục đích để thủ tướng Hun Xen dự khán. Không nói ra nhưng ai cũng hiểu rằng, đằng sau sự tài trợ này HA.GL sẽ không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh ở thị trường Cambodia sau khi đã thành công với chiến lược tiếp thị bằng bóng đá tại đất nước Triệu Voi.

Náo loạn tại thị xã An Khê, Gia Lai

Thứ Năm, 17/09/2009, 06:21 (GMT+7)

TT (Gia Lai) - Hơn 1.000 người tập trung tại ngã tư thị xã An Khê trên quốc lộ 19 (từ Gia Lai đi Bình Định), gây ách tắc giao thông nhiều giờ liền trong ngày 16-9. Nguyên nhân của vụ tập trung đông người này có liên quan đến cái chết của một thanh niên bị cảnh sát giao thông (CSGT) thị xã An Khê truy đuổi.
Sáng 14-9, theo một nguồn tin, Phạm Ngọc Đến (29 tuổi, trú tại xã Xuân An, thị xã An Khê) không đội mũ bảo hiểm chạy xe máy trên tỉnh lộ 669 (thuộc thị xã An Khê) bị CSGT ra tín hiệu dừng xe nhưng bỏ chạy. CSGT lập tức truy đuổi gần 10km, đến địa phận xã Phú An (huyện Đăk Pơ, Gia Lai) thì Đến bỏ xe chạy bộ và lao xuống sông Ba. CSGT đưa xe máy của Đến về trụ sở Công an thị xã An Khê, xác định danh tính người vi phạm nhưng không báo về gia đình của Đến việc anh này nhảy xuống sông.
Đến 21g ngày 15-9, người nhà phát hiện thi thể Phạm Ngọc Đến tại khúc sông Ba gần cầu Tư Lương (xã Tân An, huyện Đăk Pơ, Gia Lai), cách vị trí nạn nhân nhảy xuống sông trước đó gần 3km. Sáng 16-9, sau khi Công an tỉnh Gia Lai khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, người nhà nạn nhân không tin nạn nhân bị chết đuối nên không ký vào biên bản, giành thi thể nạn nhân và định khiêng đến trụ sở Công an thị xã An Khê để phản đối.
Vụ việc đã thu hút rất đông người hiếu kỳ, trong đó có một số người quá khích dùng gạch đá ném vào lực lượng cảnh sát đang làm nhiệm vụ giải tán đám đông. “Vụ việc này một phần do CSGT không báo cáo cho cơ quan, cho lãnh đạo biết ngay sau khi xảy ra sự việc. Mãi đến tối 15-9, khi người nhà tìm được thi thể nạn nhân trên sông và báo cho chính quyền, lúc đó công an mới biết”- bí thư thị xã An Khê Nguyễn Ngọc Tuấn nói.
B.TRUNG - HOA LƯ

Tham gia tổ chức, đảng phái nào?

tham gia tổ chức, đảng phái nào?
Sep 14, '09 10:40 PMfor everyone

Nghe Lái Gió gặp nạn, ngay hôm sau hiệp sĩ công nghệ thông tin, giám đốc trung tâm Nghị Lực Sống Nguyễn Công Hùng đã dẫn bầu đoàn thê tử đến thăm nhà Lái Gió.
Trong những hoàn cảnh như thế này, thường thì người Việt Nam hay né tránh, hạn chế hoặc dấu diếm quan hệ với người bị bắt. Hoặc có thể buông câu nào đó để chứng tỏ mình không liên quan.
Nhưng khác với nhiều người như thế, Giám đốc trung tâm Nghị Lực Sống Nguyễn Công Hùng ngồi xe lăn do các thành viên trong trung tâm đẩy, rồng rắn cả đoàn đến nhà mẹ đẻ Lái Gió để an ủi và bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ với thân nhân Lái Gió. Công Hùng nói rằng cho dù Lái Gió làm gì thì vẫn là bạn của Công Hùng, vẫn là thành viên của Nghị Lực Sống và Trung Tâm Nghị Lực Sống luôn ở bên cạnh Lái Gió.
Thật cảm động, không ngờ trung tâm NLS với những thành viên chỉ biết làm từ thiện, quan tâm đến người tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn... cứ tưởng người như họ thấy Lái Gió bị bắt sẽ lo sợ và tìm mọi cách chứng minh rằng họ chỉ quan hệ với Lái Gió ở mức độ nào đó thôi. Ai mà nghĩ cả hội ngay lập tức nghe tin kéo nhau đến nhà thăm hỏi, mà đi đàng hoàng không hề ngó trước, ngó sau thì thụt, thầm thì như buôn bạc giả.
Những người bạn tàn tật , người chống nạng như Mạnh Hiếu, người cụt tay như cậu Hào, người ngồi xe đẩy như Công Hùng...cám ơn các bạn Nghị Lực Sống đã cho Lái Gió thấy trong cuộc đời này còn những bằng hữu như các bạn.
Lái Gió tri ân tấm lòng của các bạn.
Một câu hỏi của cán bộ điều tra.
- Anh có tham gia tổ chức đảng phái nào không?
Trả lời
- Tôi là thanh viên của Trung Tâm Nghị Lực Sống. Các anh có thể vào trang web http://www.nghilucsong.net/ sẽ thấy tôi là thành viên và tôi hoạt động gì trong đó.Tôi chỉ duy nhất tham gia tổ chức này, ngoài gia không tham ra vào tổ chức, đảng phái nào hết.
Prev: dậu đổ bìm leo

Trung Quốc: 30 chiếc Mercedes chiếm đường để đón một con chó

SGTT - Chiều ngày 10.9.2009, một đoàn xe do hai chiếc xe Jeep dẫn đường và theo sau là 30 chiếc Mercedes đen xếp thành hàng dài rầm rộ phóng tới bãi đậu xe tại sân bay Hàm Dương, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây thu hút sự chú ý của khách đi đường. Sau khi thăm dò mới biết đoàn xe này đến đây để đón một con chó giống Tạng Khiết có tên gọi là Trường Giang số hai, trị giá 4 triệu nhân dân tệ (khoảng hơn 10 tỉ đồng).
Nhân dân nhật báo đưa tin này và bình luận: “Thực ra chẳng ai thù người giàu. Có tiền là việc của ngưòi ta, thế nhưng trước cảnh khoe của như trên, người ta không thể không sôi máu”.
D.Q.A (Nhân dân nhật báo)

Hàn Quốc: Đau đầu với hàng nhái Trung Quốc

Trong buổi triển lãm của cơ quan xúc tiến đầu tư thương mại Hàn Quốc tại Seoul, các công ty tham dự phàn nàn rằng rất khó nhận biết sự khác biệt giữa 320 sản phẩm của Hàn Quốc với 320 sản phẩm nhái có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Lon bia bên trái là hàng gốc của hãng bia Cass, Hàn Quốc, trong khi lon bên phải là hàng Trung Quốc có tên Cafs, sản phẩm được cho là hàng nhái của Cass được trưng bày trong triển lãm tại Seoul từ 11-15.9. Ảnh Yonhap
Các sản phẩm được đưa ra trưng bày từ ngày 11-15.9 có nhiều loại từ máy nghe nhạc MP3, điện thoại, máy điều hoà không khí, thiết bị điện gia dụng, hàng nhựa, quần áo cho đến thực phẩm, nước uống, nhân sâm. Hàng nhái của Trung Quốc theo mẫu hàng Hàn Quốc lâu nay gây lo lắng cho các công ty Hàn Quốc vì những sản phẩm này không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu các công ty lớn nhỏ của Hàn Quốc mà còn cạnh tranh không công bằng trên thị trường.
Tháng 5.2009, Văn phòng bản quyền trí tuệ của Hàn Quốc đã thực hiện một khảo sát đối với 300 người sống tại Thượng Hải, Trung Quốc và phát hiện 43% nói rằng họ đã mua những sản phẩm nhái vì giá rẻ hơn. Trong một khảo sát khác của hiệp hội thương mại Hàn Quốc (KOTRA) cho biết 90% khách hàng Trung Quốc khi mua hàng nhái đều nghĩ đó là hàng thật
Ông Chung Deok-bae, phụ trách Văn phòng bản quyền trí tuệ của Hàn Quốc cho biết ngày nay sản phẩm làm giả tinh vi hơn, nên việc khởi kiện vi phạm bản quyền rất khó. Những người làm hàng giả dùng nhiều mẫu thiết kế của hàng loạt sản phẩm, vì thế những công ty sở hữu bản quyền rất khó kiện. Thêm vào đó, những công ty làm hàng nhái của Trung Quốc còn mang mẫu của mình đi đăng ký bản quyền tại Trung Quốc, coi như đó là công nghệ riêng của họ. Nhưng trên thực tế, những người bắt chước mẫu mã hoàn toàn phải phụ thuộc vào mẫu gốc để sao chép.
Tại Trung Quốc, ngành công nghiệp nhái “shanzhai” nổi tiếng lâu nay và được tiêu thụ rộng rãi ở những nước đang phát triển khu vực châu Á. Những sản phẩm được làm giống hệt những sản phẩm có thương hiệu nhưng với giá chỉ bằng từ 10%-30% so với hàng thật, tất nhiên chất lượng kém hơn và có tên gọi hơi khác. Thí dụ điện thoại Samsing thay vì Samsung, hay điện thoại Nckia, thay vì Nokia. Những lon bia có tên Hike, Life, Helt và Hero ăn theo mẫu thực là Hite. Các nhà sản xuất và ủng hộ xu hướng này tại Trung Quốc biện hộ rằng những mặt hàng này tạo cơ hội cho khách hàng thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận sản phẩm mới, công nghệ cao, vốn thường thuộc về những người giàu có!
K.D (Korea Times, Joongangdaily)

Bức tường ô nhục vây quanh Trường Giáo lý Loan Lý đã được dựng lên!

Bức tường ô nhục vây quanh ngôi Trường Giáo lý Loan Lý đã được dựng lên!

LĂNG CÔ (16/9/2009) - Sau hơn ba ngày đêm, từ sáng sớm Chúa Nhật (12/9/09) đến thứ Tư (16/9/09), chính quyền đã dùng một lực lượng lớn mạnh bao gồm nhiều thành phần: Cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng, cán bộ nam nữ gồm đủ mọi ban ngành các cấp. Với lực lượng xe cộ hùng hậu: xe xịt nước, xe trang bị sung phóng hơi ngạt, xe cần cẩu, xe ben chở vật liệu xây dựng, lựu đạn cay, dùi tre, tấm chắn bảo hô, và nhiều vũ khí đàm áp khác.

Cùng với những phương pháp đàn áp thật bỉ ổi: đánh đập phụ nữ, xổ đẩy những người già và trẻ em, xô đẩy các Linh Mục, cô lập những người dân vô tội bằng cách chận và đóng các con đường ra vào Giáo xứ Loan Lý không cho giáo dân từ hai giáo xứ bạn là Lăng Cô và Sao Cát, cùng những người dân thường thuộc thị trấn Lăng Cô tiếp cận cùng bà con Loan Lý để chứng kiến sự vụ đàm áp bỉ ổi mà họ đã sắp xếp từ lâu và có tổ chức này.

Chính quyền đã thành công dựng lên bức tường xi măng dày chung quanh ngôi trường giáo lý, tài sản của Giáo Xứ Loan Lý, tài sản của Giáo Phận Huế, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Bức tường bịt bùng tứ phía, chỉ có cổng phía sau đi vào, còn phía hướng đối diện với nhà Thờ Loan Lý thì đóng kính mít.

Tường đã xây xong, nhưng họ vẫn còn lực lượng vũ trang lớn căn giữ, mỗi lần chuông nhà thờ rung lên là mỗi lần bọn họ phải trong tư thế sẵn sàng để chiến đấu. Mỗi lần giáo dân tụ lại đọc kinh, dâng lễ là mỗi lần họ phải trong tư thế sẵn sàng ứng chiến! Mỗi lần có người giáo dân đi ngang, là mỗi lần họ cũng sẵn sàng trong tư thế đề phòng!

Ngoài việc cho lực lượng vũ trang căn gác, chinh quyền dùng nhiều thủ đoạn tuyên truyền bỉ ổi, xuyên tạc sự thật, gây náo động và chia rẽ giáo dân, đàn áp tinh thần của những người dân vô tội, muốn nói lên tiếng nói của lương tâm và của sự thật. Họ vu khống Cha Sơn, cha Sở Loan Lý, là người đứng đàng sau cuộc nỗi loạn. Họ vu khống giáo dân nói lời nhục mạ cán bộ làm việc. Chưa ai biết được những gì đã xãy ra cho hai em bé bị chúng bắt và cho về! Tên tuổi của hai em cũng chưa được biết đến công khai!

Bức từng đã dựng xong, nhưng họ không thể dập tắt được nỗi bất mãn của giáo dân Giáo dân Loan lý đang đòi hỏi công lý cho mình. Nhà nước Csvn đã chà đạm lên nhân phẩm con người, vùi dập sự thật, và họ tiếp tục đàn áp những người dân vô tội, đàn áp tự do tôn giáo một cách quy mô và có tổ chức.

Bức từng được dựng lên để chiếm đoạt tài sản của giáo hội, nhưng họg sẽ không dập tắt được tinh thần yêu chuộng tự do tôn giáo, họ sẽ không làm im lặng được tiếng kêu gào cho tự do nhân quyền và nhân phẩm con người. Trường giáo lý bị chiếm đoạt, nhưng Csvn sẽ không ngăn cản được việc giáo dân tiếp tục truyền đạt Đức Tin Công Giáo cho con cháu hôm nay và thế hệ mai sau. Đức Tin Công Giáo được các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam đổ ra để chứng minh sẽ không bị quên lãng.

Giáo dân Loan Lý đang thiết tha kêu gọi mọi người có lòng nhân ái, yêu chuộng hoà bình và sự thật, yêu chuộng tự do tôn giáo, yêu chuộng tự do nhân quyền, hãy lên tiếng để sự thật về việc đàm áp giáo dân vô tội của giáo xứ Loan Lý được giải bầy và Công lý được thực thi.

LM Simon Hoàng Thời, SVD

JPEG - 95.9 kb
JPEG - 95.3 kb
JPEG - 73.5 kb
JPEG - 101.2 kb
JPEG - 98.6 kb

Dang? Vi~ Ddai - Chu? Tich Mao Vi~ Ddai. - 500.000 Vi~ Ddai.


Hãy so sánh với tờ 500 ngàn dưới đây copied từ
http://en.wikipedia.org/wiki/File:500000Vtd.jpg


Cai' nay` la` thiet hay la gion~ choi vay cac dong^` chi' ????


Dưới đây là tờ tiền của Trung Cộng
http://www.chinatour.com/currency/currency.htm

CSVN ban Hoang Sa va Truong Sa cho Tau Cong

http://www.fmprc.gov.cn/eng/topics/3754/t19232.htm

International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands



2000/11/17


A. Many countries, world public opinions and publications of other countries recognize the Nansha Islands as Chinese territory.

1. The United Kingdom of Great Britain and the Northern Island

a) China Sea Pilot compiled and printed by the Hydrography Department of the Royal Navy of the United Kingdom in 1912 has accounts of the activities of the Chinese people on the Nansha Islands in a number of places.

b) The Far Eastern Economic Review (Hong Kong) carried an article on Dec. 31 of 1973 which quotes the British High Commissioner to Singapore as having said in 1970: "Spratly Island (Nanwei Island in Chinese) was a Chinese dependency, part of Kwangtung Province… and was returned to China after the war. We can not find any indication of its having been acquired by any other country and so can only conclude it is still held by communist China."

2. France

a) Le Monde Colonial Illustre mentioned the Nansha Islands in its September 1933 issue. According to that issue, when a French gunboat named Malicieuse surveyed the Nanwei Island of the Nansha Islands in 1930, they saw three Chinese on the island and when France invaded nine of the Nansha Islands by force in April 1933, they found all the people on the islands were Chinese, with 7 Chinese on the Nanzi Reef, 5 on the Zhongye Island, 4 on the Nanwei Island, thatched houses, water wells and holy statues left by Chinese on the Nanyue Island and a signboard with Chinese characters marking a grain storage on the Taiping Island.

b) Atlas International Larousse published in 1965 in France marks the Xisha, Nansha and Dongsha Islands by their Chinese names and gives clear indication of their ownership as China in brackets.

3) Japan

a) Yearbook of New China published in Japan in 1966 describes the coastline of China as 11 thousand kilometers long from Liaodong Peninsula in the north to the Nansha Islands in the south, or 20 thousand kilometers if including the coastlines of all the islands along its coast;

b) Yearbook of the World published in Japan in 1972 says that Chinese territory includes not only the mainland, but also Hainan Island, Taiwan, Penghu Islands as well as the Dongsha, Xisha, Zhongsha and Nansha Islands on the South China Sea.

4. The United States

a) Columbia Lippincott World Toponymic Dictionary published in the United States in 1961 states that the Nansha Islands on the South China Sea are part of Guangdong Province and belong to China.

b) The Worldmark Encyclopaedia of the Nations published in the United States in 1963 says that the islands of the People's Republic extend southward to include those isles and coral reefs on the South China Sea at the north latitude 4°.

c) World Administrative Divisions Encyclopaedia published in 1971 says that the People's Republic has a number of archipelagoes, including Hainan Island near the South China Sea, which is the largest, and a few others on the South China Sea extending to as far as the north latitude 4°, such as the Dongsha, Xisha, Zhongsha and Nansha Islands.

5. Viet Nam

a) Vice Foreign Minister Dung Van Khiem of the Democratic Republic of Viet Nam received Mr. Li Zhimin, charge d'affaires ad interim of the Chinese Embassy in Viet Nam and told him that "according to Vietnamese data, the Xisha and Nansha Islands are historically part of Chinese territory." Mr. Le Doc, Acting Director of the Asian Department of the Vietnamese Foreign Ministry, who was present then, added that "judging from history, these islands were already part of China at the time of the Song Dynasty."

b) Nhan Dan of Viet Nam reported in great detail on September 6, 1958 the Chinese Government's Declaration of September 4, 1958 that the breadth of the territorial sea of the People's Republic of China should be 12 nautical miles and that this provision should apply to all territories of the People's Republic of China, including all islands on the South China Sea. On September 14 the same year, Premier Pham Van Dong of the Vietnamese Government solemnly stated in his note to Premier Zhou Enlai that Viet Nam "recognizes and supports the Declaration of the Government of the People's Republic of China on China's territorial sea."

c) It is stated in the lesson The People's Republic of China of a standard Vietnamese school textbook on geography published in 1974 that the islands from the Nansha and Xisha Islands to Hainan Island and Taiwan constitute a great wall for the defense of the mainland of China.

B. The maps printed by other countries in the world that mark the islands on the South China Sea as part of Chinese territory include:

1. The Welt-Atlas published by the Federal Republic of Germany in 1954, 1961 and 1970 respectively;

2. World Atlas published by the Soviet Union in 1954 and 1967 respectively;

3. World Atlas published by Romania in 1957;

4. Oxford Australian Atlas and Philips Record Atlas published by Britain in 1957 and Encyclopaedia Britannica World Atlas published by Britain in 1958;

5. World Atlas drawn and printed by the mapping unit of the Headquarters of the General Staff of the People's Army of Viet Nam in 1960;

6. Haack Welt Atlas published by German Democratic in 1968;

7. Daily Telegraph World Atlas published by Britain in 1968;

8. Atlas International Larousse published by France in 1968 and 1969 respectively;

9. World Map Ordinary published by the Institut Geographique National (IGN) of France in 1968;

10. World Atlas published by the Surveying and Mapping Bureau of the Prime Minister's Office of Viet Nam in 1972; and

11. China Atlas published by Neibonsya of Japan in 1973.

C. China's sovereignty over the Nansha Islands is recognized in numerous international conferences.

1. The 1951 San Francisco Conference on Peace Treaty called on Japan to give up the Xisha and Nansha Islands. Andrei Gromyko, Head of the Delegation of the Soviet Union to the Conference, pointed out in his statement that the Xisha and Nansha Islands were an inalienable part of Chinese territory. It is true that the San Francisco Peace Treaty failed to unambiguously ask Japan to restore the Xisha and Nansha Islands to China. But the Xisha, Nansha, Dongsha and Zhongsha Islands that Japan was asked to abandun by the Peace Agreement of San Francisco Conference were all clearly marked as Chinese territory in the fifteenth map A Map of Southeast Asia of the Standard World Atlas published by Japan in 1952, the second year after the peace conference in San Francisco, which was recommended by the then Japanese Foreign Minister Katsuo Okazaki in his own handwriting.

2. The International Civil Aviation Organization held its first conference on Asia-Pacific regional aviation in Manila of the Philippines on 27 October 1955. Sixteen countries or regions were represented at the conference, including South Viet Nam and the Taiwan authorities, apart from Australia, Canada, Chile, Dominica, Japan, the Laos, the Republic of Korea, the Philippines, Thailand, the United Kingdom, the United States, New Zealand and France. The Chief Representative of the Philippines served as Chairman of the conference and the Chief Representative of France its first Vice Chairman. It was agreed at the conference that the Dongsha, Xisha and Nansha Islands on the South China Sea were located at the communication hub of the Pacific and therefore the meteorological reports of these islands were vital to world civil aviation service. In this context, the conference adopted Resolution No. 24, asking China's Taiwan authorities to improve meteorological observation on the Nansha Islands, four times a day. When this resolution was put for voting, all the representatives, including those of the Philippines and the South Viet Nam, were for it. No representative at the conference made any objection to or reservation about it.

Wednesday, September 16, 2009

Công an đánh người gây ùn tắc giao thông

Trên đường đi học về, một sinh viên bị hai công an điều khiển xe mô tô đuổi theo xô ngã và đánh liên tục ngay trước mặt nhiều người dân.

Vụ việc xảy ra khoảng gần 17 giờ ngày 16/9, tại ngã ba giao nhau giữa đường Trần Phú và đường Lý Tự Trọng (TP. Hà Tĩnh).

Mô tả ảnh.
Sinh viên Đặng Đình Việt ngồi tại hiện trường sau khi bị hai cảnh sát đánh.

Sinh viên bị hai người công an đánh là Đặng Đình Việt (sinh năm 1990, trú tại xóm 8, xã Thạch Lưu, huyện Thạch Hà, đang học Trường Cao đẳng Việt – Đức tại TP. Hà Tĩnh).

Sau khi bị đánh, Việt ngồi ngay tại hiện trường kể lại: “Em đi học về, đang đi trên đường 70 (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) thì có hai người công an đuổi theo sau lưng, một người mặc áo quần cảnh sát giao thông, một người mặc áo quần cảnh sát cơ động. Em đi đến đây thì họ thổi còi, em dừng lại, một người nhảy xuống đạp em. Người đạp em là người ngồi sau, là cơ động. Tiếp theo đó, cả hai người đánh em, em cúi đầu để tránh nên không nhìn thấy rõ nhưng có một người xoắn tay em và một người cầm gậy đập, và đấm em. Đến khi nhiều người dân ra can ngăn họ mới thả em. Hiện tại em rất đau ở cánh tay phải và phía sau lưng”.

Sau khi vụ việc xảy ra, hàng trăm người dân hiếu kỳ đổ xô ra đường vây kín chiếc xe mô tô của hai người công an mang BKS 38A1-0099 và chiếc xe máy của sinh viên bị đánh mang BKS 38H2-9498 đang nằm chồng lên nhau bên lề đường, khiến giao thông trên đoạn đường Trần Phú (Quốc lộ 1A đi qua TP. Hà Tĩnh) bị ách tắc nghiêm trọng.

Mô tả ảnh.

Bị nhiều người dân can ngăn, hai cảnh sát đánh Việt đã nhanh chóng rời khỏi hiện trường, để lại xe mô tô BKS 38A1-0099.

Ông Lê Thanh Mai (nhà số 8, ngõ 11, đường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh) trực tiếp chứng kiến sự việc, cho biết: “Tôi thấy hai người đi trên một xe máy, một người là cảnh sát cơ động 113, một người là cảnh sát giao thông, đến đây thì đón thằng này (sinh viên Việt) xuống đấm luôn, vừa đấm vừa dùng gậy đập. Người dân ra can ngăn rất đông nên hai người công an đó mới bỏ chạy”.

Mô tả ảnh.

Đến 17 giờ 50’, lực lượng Công an TP. Hà Tĩnh mới giải tỏa được đám đông và đưa hai chiếc xe tại hiện trường về trụ sở CA TP.

Nhiều người dân chứng kiến sự việc rất bức xúc trước kiểu hành xử của hai cảnh sát nói trên.

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty