TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, October 3, 2009

Cục Hàng không Việt Nam: “Đường bay vàng” ảnh hưởng an ninh quốc phòng

(Dân trí) - Theo Cục hàng không Việt Nam, đường bay thẳng như đề xuất của ông Mai Trọng Tuấn đi qua nhiều khu vực cấm bay nên ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, chi phí khai thác cao hơn vì phải trả tiền quá cảnh quốc tế..

Trước đó, ngày 2/8/2009, ông Mai Trọng Tuấn đã có thư gửi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh về vấn đề đường bay thẳng Hà Nội - TPHCM. Tổng bí thư đã có bút phê chuyển Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN). Ngày 19/8, Cục HKVN có văn bản báo cáo Văn phòng Trung ương Đảng.

Báo cáo cho biết, từ tháng 3/2009, ông Mai Trọng Tuấn đã có đề xuất mở đường bay thẳng nối Cảng hàng không Nội Bài với Cảng hàng không Tân Sơn Nhất theo kinh tuyến 1060 Đông gửi Cục Hàng không, các cơ quan Trung ương, TP Hồ Chí Minh. Cục HKVN đã tiếp nhận và nghiên cứu đề xuất này, sau đó có thư trả lời ông Tuấn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan trung ương.

Tiếp đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục HKVN đã tổ chức cuộc gặp gỡ với ông Mai Trọng Tuấn tại trụ sở Cảng vụ Hàng không miền Nam Cuộc tiếp xúc do Phó Cục trưởng Cục HKVN Lại Xuân Thanh chủ trì, với sự tham gia của đại diện Vụ Vận tải - Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam, Sư đoàn Không quân 370...


Nhiều hãng hàng không nội địa đang cạnh tranh khốc liệt trên đường bay Hà Nội - TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/7/2009, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả cuộc họp. Đại diện Cục HKVN đã khẳng định, vấn đề mở đường bay thẳng không phải chỉ được nghiên cứu khi có đề xuất của ông Tuấn. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, phương án mở đường bay thẳng Hà Nội - Hồ Chí Minh đã được lãnh đạo ngành hàng không nghiên cứu. Tuy nhiên, đường bay đi qua vùng cấm bay Hà Nội, khu vực huấn luyện sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa, khu vực hạn chế bay tại sân bay Biên Hòa - Đồng Nai; đường bay này cách xa các cảng hàng không quốc tế của Lào và Campuchia nên không có ý nghĩa thiết thực đối với các nước bạn ngoài việc thu tiền quá cảnh từ chuyến bay nội địa Việt Nam.

Đường hàng không nối Hà Nội - Hồ Chí Minh là đường hàng không quan trọng nhất của hệ thống hàng không nội địa Việt Nam nên Cục HKVN nhấn mạnh việc phải được duy trì trong lãnh thổ Việt Nam, bảo đảm quyền điều hành chuyến bay nội địa trong mọi điều kiện, đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng.

Về hiệu quả kinh tế, đại diện Tổng công ty Hàng không Việt Nam khẳng định: phương án khai thác chuyến bay nối Hà Nội - Hồ Chí Minh theo đề xuất của ông Mai Trọng Tuấn không mang lại hiệu quả cao hơn so với đường hàng không hiện tại. Lý do phía Tổng công ty Hàng không Việt Nam đưa ra là chi phí khai thác cao hơn vì phải trả tiền bay quá cảnh quốc tế cho Lào và Campuchia.

Văn bản kể trên được đưa ra không lâu sau khi ông Trần Đình Bá - Phó Tổng Giám đốc Công ty Glitterings Satar J.S.C đưa ra thách đấu 5 triệu USD với Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) về bài toán kinh tế của “đường bay vàng” lớn hơn tính toán của Cục HKVN. Lãnh đạo Cục HKVN nhiều lần khẳng định đề nghị trên là thiếu nghiêm túc và cơ quan Nhà nước không có trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến cá cược cá nhân.

Phúc Hưng

Có phải do xả nước hồ thuỷ điện A Vương?
Lao Động số 223 Ngày 03/10/2009 Cập nhật: 8:30 AM, 03/10/2009
Ngập lụt vùng hạ lưu sông Vu Gia, Quảng Nam.
(LĐ) - Ngay từ ngày 26, 27.9, Đài Khí tượng thuỷ văn Trung Trung Bộ đã phát đi các thông tin cảnh báo tình hình bão, lũ số 9. Trong đó nhấn mạnh khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có mưa đặc biệt to. Tuy vậy, đến 29.9, khi lũ đã bời bời, gần đạt đỉnh thì NM thuỷ điện A Vương - thượng nguồn sông Vu Gia, Quảng Nam mới mở đập xả lũ.

Thông báo gửi UBND tỉnh Quảng Nam, Cty CP thuỷ điện A Vương báo xả 14 triệu mét khối, nhưng thực tế đã có... 149,3 triệu mét khối đổ về xuôi, chồng lên lũ trời, gây hoạ cho hàng chục ngàn hộ dân hạ du, uy hiếp di sản Hội An.

Lệch cả trăm triệu khối nước!

Trưa 29.9, trong lúc người dân và lực lượng chức năng Quảng Nam căng thẳng theo dõi và chống chọi với bão phía nam, lũ phía bắc vùng hạ lưu sông Vu Gia, Thu Bồn, thì NM thuỷ điện A Vương xả nước hồ chứa, đổ cộng dồn xuống hạ lưu đang ngập lụt.

Trưa 29.9, chúng tôi túc trực cùng lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Ban PCLB tỉnh Quảng Nam, được chứng kiến sự căng thẳng trong quyết định này. Lúc đó, Ban PCLB tỉnh nhận được bản fax của Cty CP thuỷ điện A Vương báo việc xả nước hồ chứa vào thời điểm dự kiến từ 13 giờ 30 - 17 giờ ngày 29.9 với lưu lượng 1.000m3/s và từ 17h thì điều tiết mực nước hồ ở 380m với lưu lượng xả 3.000m3/s. Tổng lượng nước sẽ xả là 14 triệu mét khối...

Ban đầu, lãnh đạo tỉnh chưa đồng ý vì lo ngại hạ lưu sẽ bị nước cộng dồn ngập lũ khó lường, nhưng sau đó, do yêu cầu đảm bảo an toàn hồ chứa tránh sự cố vỡ hồ nên đã đồng ý, nhưng chỉ với lưu lượng và thời gian xả từ 13h-17h, sau đó tuỳ tình hình thực tế mới tiếp tục quyết định, cân nhắc... Tuy nhiên, Nhà máy A Vương vẫn xả nước hồ từ 15 giờ ngày 29.9.

Hậu quả là gần như ngay sau đó, lúc chiều tối 29.9, huyện Đại Lộc "chịu trận" vì nước lũ đổ về, dâng cao nhanh, bất ngờ. Tại Ái Nghĩa trên sông Vu Gia vượt mức lũ lịch sử năm 1998-1999. Hơn 30.000 hộ dân Đại Lộc chìm sâu. Huyện Đại Lộc liên tục cấp báo với lãnh đạo tỉnh. Tuy nhiên, việc xả nước vẫn tiếp diễn, từ 15 giờ 29.9 đến 7 giờ ngày 1.10, tổng cộng hồ chứa đã xả xuống hạ lưu 149,3 triệu mét khối nước, gấp... hơn 100 lần thông tin báo với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam trước đó.

Túi nước khổng lồ này "góp phần" khiến các huyện, thành phố hạ lưu gồm: Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Hội An ngập nặng, nhiều nơi lũ dâng vượt mức lũ lịch sử năm 1998-1999 dù lượng mưa không lớn, gây hậu quả thiệt hại vô cùng nặng nề.

Ngành dự báo "trở tay" không kịp

Việc tích - xả nước từ hồ chứa được Cty CP thuỷ điện A Vương viện dẫn là thực hiện theo quy trình vận hành do Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định số 3673 (27.6.2008). Lượng nước xả hồ trên là theo báo cáo của Cty, còn thực tế việc xả lũ hồ A Vương ngày 29 và 30.9 trong lúc bão lũ do ai giám sát? Mặt khác, việc xả nước hồ A Vương trong thời điểm xảy ra bão lũ chung trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là vùng hạ lưu, liệu có được điều chỉnh bởi quy chế trên?

Theo các quy định chung của Chính phủ, trong hoàn cảnh xảy ra tình trạng khẩn cấp như bão, lũ, thì toàn bộ sự việc đối phó với tình trạng khẩn cấp đều phải được chỉ đạo, điều hành bởi mệnh lệnh từ chính quyền.

Phó Tổng GĐ Cty CP thuỷ điện A Vương - ông Lê Đình Bản - giải thích: "Khi nước hồ ngang mực gia cường (380m), thì việc xả lũ hay không cũng vô nghĩa, bởi hồ lúc đó như dòng sông. Lượng mưa về bao nhiêu thì qua cửa xả, đập tràn, về hạ lưu bấy nhiêu. Khối lượng, lưu lượng xả lũ được đo đếm tự động bằng hệ thống điện tử, vận hành đúng thiết kế và quy trình đã được Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định. Không có chuyện xả nhiều mà báo lượng ít. Nếu không xả lũ (2.680m3/giây) để vỡ đập, hậu quả khôn lường, bởi không chỉ hư hại nhà máy mà lượng nước về xuôi lúc ấy sẽ là 343 triệu mét khối/giây - (tổng dung tích hồ chứa)".

Vì sao nhà máy không điều tiết, xả trước hồ chứa khi có dự báo mưa đặc biệt to vài ngày tới, mà đợi nước ngang mực gia cường - cùng lúc hạ lưu đã ngập lũ - mới xả hồ để chồng lên lũ? Ông Bản lúng túng: "Không thể có "giá như" được. Tin dự báo thường không chính xác. Nếu xả trước, mà mưa không to, lượng nước không tích được đến mực gia cường, ai chịu trách nhiệm?".

Trưởng phòng dự báo, TT Khí tượng thuỷ văn Trung Trung Bộ - ông Nguyễn Thái Lân - cho biết: "Mưa hoàn lưu bão phân bổ đều, không bất thường, song mực nước lại dâng không đúng quy luật. Tất nhiên, chúng tôi điều chỉnh ngay dự báo khi thấy nước thượng nguồn về đột ngột. Nhưng, dự báo chậm 6 giờ đồng hồ. Khi đến dân chỉ còn 3 giờ, cả chính quyền, dân đều không trở tay kịp". Theo ông Lân, lẽ ra, quy trình xả lũ phải có thông báo cho ngành dự báo thời tiết, thuỷ văn. Vấn đề này cần được Chính phủ điều chỉnh, áp dụng cho các hồ chứa nước trên toàn quốc.

Trong cuộc làm việc với các tỉnh MT-TN chiều 1.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý các địa phương về sự an toàn của các hồ chứa nước thuỷ điện trong khu vực, cần phải có quy chế vận hành an toàn hồ và liên hồ và yêu cầu Bộ NNPTNT, Bộ TNMT, Bộ Công Thương rút kinh nghiệm việc tích và xả nước các lòng hồ thuỷ điện.

Trước đó, chiều 30.9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến chia sẻ mối lo với lãnh đạo Quảng Nam về vấn đề xả nước từ các công trình thuỷ điện vùng thượng nguồn trên các sông Vu Gia, Thu Bồn gây lũ lớn tại vùng hạ lưu, ảnh hưởng đến vấn đề dân sinh và công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả do lũ tại các địa phương vùng hạ lưu hệ thống sông này.

Thanh

UBND quận Long Biên “tự xử” quyết định cưỡng chế sai với dân

(Dân trí) - Ngày 15/7/2009, Dân trí có bài viết “Đôi vợ chồng ung thư và lá đơn kiện chủ tịch quận” đề cập nhiều sai phạm của UBND quận Long Biên trong việc cưỡng chế thu hồi lô đất số 123 Nguyễn Văn Cừ. Quận vừa huỷ bỏ quyết định gây tranh cãi này.

Như nội dung đã đề cập, vợ chồng anh Lê Phúc Thuỷ và chị Đặng Xuân Lập trú tại số nhà 123 Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) đang cùng mắc bệnh ung thư. Vừa lo trị bệnh, mưu sinh, 2 vợ chồng lại phải đối mặt với việc bất ngờ bị quận áp đòi phần đất nhà mà gia đình sinh sống ổn định hơn 20 năm qua, không đền bù một đồng.

Do báo cáo sai sự thật của Liên ngành Sở TN-MT, Sở Tài chính và UBND quận Long Biên là gia đình anh Thuỷ sử dụng đất có nguồn gốc và thời điểm xây nhà là năm 2006, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định thu hồi đất số 5688 (ngày 21/12/2006) với anh Thuỷ. Thực tế, tháng 1/1993, anh Thuỷ đã từng bị chính quyền lập biên bản khi đang làm nhà vì không có giấy phép xây dựng.

Ngày 16/4/2009 và ngày 26/6/2009, ông Đỗ Mạnh Hải - Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên - đã lần lượt ký các Quyết định số 939 và Quyết định số 49 về việc cưỡng chế thu hồi nhà đất và xử phạt hành chính gia đình anh Thuỷ để bán đấu giá cho người khác… làm nhà ở.
Quán nước trước cửa nhà là nguồn mưu sinh, chạy chữa bệnh tật của gia chủ.

Sau khi báo chí lên tiếng, ngày 3/6/2009, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Hồng Khanh đã ký thông báo giao Thanh tra thành phố làm rõ báo cáo, đề xuất hướng xử lý. Dù vậy, UBND quận Long Biên đã “tranh việc” của thanh tra, đưa giấy “triệu” vợ chồng anh Thuỷ ra phường Bồ Đề giải quyết.

Trong buổi làm việc (ngày 6/6/2009), Phó chủ tịch quận Đỗ Mạnh Hải kết luận anh Thuỷ được người trúng thầu mua lô đất hỗ trợ 100 triệu đồng và phải bàn giao mặt bằng trong hạn 15 ngày.

Anh Thuỷ làm đơn khiếu nại và khởi kiện chính quyền vì ban hành các quyết định số 939, số 49 trái pháp luật ra TAND quận Long Biên. Nhưng trước khi phiên toà được mở, ngày 22/9 vừa qua, Phó chủ tịch quận Đỗ Mạnh Hải đã ký quyết định số 71 thu hồi và hỷ bỏ các Quyết định bị kiện trên.

Tuy nhiên, Quyết định này lại bộc lộ những bất thường. Điều 1 của quyết định là thu hồi, khẳng định hai quyết định 939 và 49 không còn hiệu lực. Nhưng Điều 2 của quyết định, ông Phó chủ tịch lại yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục lập hồ sơ trình UBND quận để ra quyết định cưỡng chế thực hiện Quyết định số 5688 của thành phố đối với gia đình anh Thuỷ.

Tuy vậy, đối tượng trực tiếp liên quan đến quyết định này là anh Lê Phúc Thuỷ lại không hề nhận được quyết định.

Điều đáng nói là theo những tài liệu hiện có, Quyết định 5688 của UBND Hà Nội chỉ thể hiện nội dung thu hồi 165 m2 đất tại phường Ngọc Lâm, do phường quản lý. Trong khi đó, lô đất của gia đình anh Thuỷ chỉ có 90m2, được đóng thuế và sinh sống ổn định từ 1990 đến nay, không phải đất phường Ngọc Lâm quản lý.

Không hiểu như vậy việc UBND quận Long Biên nhất quyết thu hồi nhà đất của anh Thuỷ liệu có đúng đối tượng trong quyết định thành phố. Hơn nữa, theo luật sư Nguyễn Trọng Tỵ, chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, việc thu hồi đất người dân đang ở để bán đấu giá cho người khác làm… nhà ở là trái luật. Điều 30, 40 - Luật Đất đai 2003 quy định, nhà nước chỉ thu hồi đất trong trường hợp phục vụ mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Đức Phương

Trong 23 khoản thu chỉ có 1 khoản đúng quy định

Phản hồi bài “Sốc với 23 khoản thu đầu năm học”:
(Dân trí) - Đó là kết luận của Sở GD&ĐT Hà Nội sau khi kiểm tra các khoản thu đầu năm của trường Tiểu học thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) mà báo Dân trí đã có bài phản ánh.
>> Sốc vì phải “gánh” 23 khoản thu đầu năm học
Ngày 28/8, báo điện tử Dân trí có bài “Sốc vì phải “gánh” 23 khoản thu đầu năm học”, phản ánh trường Tiểu học thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, thông báo thu nhiều khoản hết sức vô lý dịp đầu năm học khiến nhiều phụ huynh học sinh bức xúc.

Kết luận của Sở GD-ĐT Hà Nội.

Ngày 9/9, Phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT Hà Nội, sau khi cử đoàn về kiểm tra tại trường tiểu học Phú Minh, đã kết luận: Trong 23 khoản mà trường tiểu học Phú Minh thông báo thu của phụ huynh học sinh thì chỉ có 01 khoản thu 2 buổi/ngày là đúng quy định. Đoàn đã yêu cầu thu hồi và niêm phong những khoản thu không đúng quy định và trả lại hết cho phụ huynh học sinh vào ngày 16/9/2009 tới.

Phòng Giáo dục huyện Phú Xuyên cũng đã có văn bản nghiêm khắc phê bình lãnh đạo trường Tiểu học thị trấn Phú Minh và yêu cầu lãnh đạo trường kiểm điểm sâu sắc, rút kinh nghiệm, đồng thời phải rà soát, điều chỉnh toàn bộ những khoản thu đầu năm học đúng với quy định.

Được biết, ngay sau khi báo Dân trí đăng bài phản ánh vụ việc, lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện, Đảng uỷ, UBND thị trấn Phú Minh đã về làm việc với lãnh đạo nhà trường, Hội cha mẹ học sinh và khẳng định: Thông tin trên báo Dân trí đăng là có thật.

UBND thị trấn Phú Minh yêu cầu Ban giám hiệu Trường tiểu học Phú Minh nghiêm túc tiếp thu và sửa chữa, khắc phục các sai phạm; chấn chỉnh ngay các khoản thu theo đúng hướng dẫn của ngành giáo dục. Mọi khoản thu của nhà trường và Hội phụ huynh trước khi thực hiện phải báo cáo UBND thị trấn. Các khoản thu sai phải trả lại cho học sinh.

Sau khi một loạt thông tin phản ánh về thu - chi sai của một số trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, sáng nay 10/9, lần đầu tiên Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị với 29 lãnh đạo Phòng Giáo dục quận, huyện trên địa bàn để hướng dẫn mức thu phí và các khoản thu của năm học 2009 - 2010.

Theo ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường nên tập trung vào vấn đề xây dựng, nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện các phong trào mà ngành giáo dục phát động. Các khoản thu nhỏ nên giao cho Ban đại diện cha mẹ học sinh quản lý và thực hiện.

Hồng Hạnh

Friday, October 2, 2009

Thầy giáo tiểu học cưỡng bức học sinh ngay tại trường

Sáng 2/10, trong lúc đi học, bé gái 9 tuổi đã bị thầy giáo chủ nhiệm giở trò đồi bại. 20 cảnh sát được huy động đến hiện trường, bắt ngay "yêu râu xanh" tại trường học.

Công an huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết, sự việc xảy ra tại một trường tiểu học trong huyện. Thầy giáo có hành vi đồi bại là Phạm Văn Vân, 28 tuổi.

Sau tiết học, Vân lừa một bé gái lớp 4 vào phòng ở của mình (trong khuôn viên của trường) để lấy hộ giáo án. Bé gái vâng lời làm theo và đã bị thầy giáo cưỡng bức.

Nạn nhân bị dọa dẫm sợ hãi không dám nói với ai, nhưng tới giờ ra chơi, em chảy máu khá nhiều ở "vùng kín" phải đưa tới cơ sở y tế cấp cứu. Từ đây, hành vi đồi bại của Vân bị lộ tẩy.

Gia đình nạn nhân bức xúc huy động người mang hung khí tới trường bao vây, tìm Vân "hỏi tội". Thầy giáo 28 tuổi sợ hãi vội nấp trên trần nhà. Sự việc gây ầm ĩ cả vùng quê. Khoảng 20 cảnh sát được huy động tới trường và đã "tìm" ra được "yêu râu xanh" trong buổi trưa.

Chiều nay, Công an huyện Kỳ Anh đã ra khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam ông Vân về tội hiếp dâm trẻ em.

Phạm Văn Vân chưa lập gia đình, về dạy học tại trường từ khá lâu.

Hoàng Khuê

Việt - Trung thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận cấp cao

Cập nhật lúc 23:54, Thứ Tư, 30/09/2009 (GMT+7)
Tiếp Đoàn đại biểu Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và làm việc tại Trung Quốc, các lãnh đạo Trung Quốc khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc rất coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam theo khuôn khổ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” mà hai nước đã thỏa thuận.

Làm việc tại Trung Quốc từ ngày 28/9 đến 2/10 theo lời mời của Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đoàn đại biểu Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, do Trưởng Ban Hoàng Bình Quân dẫn đầu đã hội kiến với ông Tập Cận Bình, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đoàn đại biểu Ban Đối ngoại Trung ương đã hội đàm với đoàn đại biểu Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hai bên đã thông báo cho nhau tình hình phát triển gần đây của mỗi Đảng, mỗi nước, bàn biện pháp thúc đẩy việc thực hiện các thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, hai nước. Đồng thời thảo luận và thông qua các nội dung hợp tác giữa Ban Đối ngoại Trung ương của hai đảng thời gian tới.
Trong thời gian ở đây, ông Hoàng Bình Quân đã đến chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào.
Theo TTXVN
,

Quốc hội: Nợ Chính phủ đang tăng mạnh

Cập nhật lúc 11:05, Thứ Sáu, 02/10/2009 (GMT+7)

- Năm nay, có 7/25 chỉ tiêu Quốc hội đề ra không đạt được. Đó là các chỉ tiêu về tạo việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, xuất khẩu và tỷ lệ khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Những chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng các năm sau.

Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc thông tin như trên, tại phiên họp sáng nay của Ủy ban Thường vụ QH về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 và dự kiến kế hoạch phát triển năm 2010.

Như vậy, các chỉ tiêu chủ yếu về tăng trưởng, chỉ số giá tiêu dùng đều trong kế hoạch. GDP cả năm ước đạt 5,2%; chỉ số giá tiêu dùng tăng 7%; bội chi ngân sách chiếm khoảng 6,9% GDP.

Nền kinh tế đã sớm thoát khỏi khủng hoảng, tăng trưởng đạt mức khá so với nhiều nước.

Không đạt 7/25 chỉ tiêu của Quốc hội

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế - Ngân sách QH, cơ quan thẩm tra báo cáo kinh tế - xã hội đã chỉ ra 8 hạn chế. Có hạn chế tích tụ từ trong nội tại, một số mới phát sinh do tác động phụ của chính sách chống suy giảm.

Mô tả ảnh.
Ủy ban Kinh tế - Ngân sách chỉ ra chất lượng tăng trưởng chưa cao. Ảnh: Lê Nhung

Thứ nhất, một số cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, còn nhiều yếu tố tiềm ẩn bất ổn.

Chẳng hạn, bội chi ngân sách cao liên tiếp trong nhiều năm gần đây. Mức bội chi 6,9% năm nay chưa tính đến các khoản chi từ nguồn trái phiếu Chính phủ, các khoản Chính phủ vay về cho DN vay lại.

Nợ Chính phủ tăng mạnh. Năm ngoái, nợ Chính phủ khoảng 36,5% GDP; năm nay ước lên đến 40% GDP; năm 2010 dự kiến khoảng 44% GDP.

Ủy ban khuyến cáo, nếu không có giải pháp quyết liệt để giảm dần bội chi ngân sách thì trong vài năm tới, nợ Chính phủ sẽ tiến dần đến mức giới hạn an toàn được cảnh báo.

Tăng trưởng tín dụng khá nhanh, gây sức ép tăng lãi suất, sẽ dẫn đến hệ quả là tăng chi phí vốn, làm tăng giá thành sản xuất, khiến việc huy động vốn trái phiếu Chính phủ gặp nhiều khó khăn. 36/40 đợt phát hành trái phiếu không thành công.

Hạn chế thứ hai là tăng trưởng kinh tế vẫn theo quy mô chiều rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao, thể hiện ở chỉ số ICOR, tăng lên trên 8 so với 6,66 của năm trước.

Từ quý II năm nay xuất hiện tình trạng thiếu lao động trầm trọng với những ngành nghề cần nhiều lao động như may mặc, xây dựng... nhất là vùng phía Nam. Đây không chỉ là hiện tượng mất cân đối cục bộ của nền kinh tế, mà bắt nguồn từ sự thiếu đồng bộ giữa chính sách kinh tế với chính sách đào tạo nhân lực kéo dài nhiều năm.

Trong khi đó, các nguồn vốn đầu tư vẫn giải ngân rất chậm.

Nhiều ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng tập trung nhiều vào lĩnh vực bất động sản.

Năm 2007, tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào bất động sản chỉ chiếm khoảng 25%, đến 2008 tăng lên 36,8% nhưng chỉ trong sáu tháng đầu năm đã chiếm tới 60% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN.

Như vậy, cơ cấu đầu tư như vậy vừa không tạo thêm được việc làm mới, ít tạo ra khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lại không đẩy mạnh được xuất khẩu.

"Khó kiểm soát các khoản hỗ trợ lãi suất"

Theo Ủy ban Kinh tế QH, việc triển khai gói kích thích kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc.

Đó là, có sự trùng lặp trong các quyết định hỗ trợ. Thủ tục, điều kiện cho vay theo quyết định 497 của Chính phủ lại chặt chẽ hơn so với cho vay theo cơ chế thông thường, triển khai lại chưa đồng bộ nên một số nơi đã làm chậm, như Ninh Thuận, Hà Nam và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Riêng với gói hỗ trợ lãi suất vay ngắn hạn 4%, các thành viên ủy ban khẳng định "tuy đã hoàn thành vai trò giải cứu nhưng vẫn còn hạn chế".

Chẳng hạn, số DN được vay vốn hỗ trợ lãi suất không nhiều, chỉ chiếm khoảng 20%. Điều này gây ra sự thiếu bình đẳng trong quan hệ kinh tế giữa các DN, giảm đi phần nào ý nghĩa kích cầu.

Lãi suất VND sau khi được giảm trừ 4% và lãi suất cho vay ngoại tệ gần tương đương nhau, dẫn đến nhu cầu vay VND tăng, làm mất cân đối cung cầu trên thị trường tiền tệ, gây sức ép tăng lãi suất VND và tăng tổng phương tiện thanh toán, tạo sức ép tăng tỷ giá và ảnh hưởng cán cân thanh toán.

Trong khi đó, Ủy ban Kinh tế thừa nhận, rất khó kiểm soát thực chất các khoản tín dụng. Có ý kiến cho rằng có hiện tượng dùng vốn vay để đảo nợ, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản.

Thậm chí, có DN vay vốn hỗ trợ lãi suất thấp tại ngân hàng này để rồi gửi sang ngân hàng khác hưởng chênh lệch.

Nhiều DN tuy vẫn "rủng rỉnh" vì có tiền gửi ngân hàng hưởng lãi suất, nhưng vẫn làm hồ sơ vay vốn hỗ trợ.

Ủy ban Kinh tế kiến nghị, nền kinh tế đã qua thời điểm khủng hoảng nhất trong khi những vấn đề phát sinh sẽ gây khó khăn cho chính sách tiền tệ trong việc duy trì, bảo đảm ổn định cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Nên dừng chính sách hỗ trợ lãi suất đúng thời hạn.

Ủy ban này cũng chỉ ra một số hạn chế khác như tiến độ cổ phần hóa DN chậm trễ.

Kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua một số luật nhằm tạo cơ chế thông thoáng cho chủ trương kích cầu, nhưng đến nay luật vẫn chưa đi vào cuộc sống.

Đáng chú ý là mức chuẩn nghèo chưa được thay đổi, nên tỷ lệ hộ nghèo 11% chưa phản ánh đúng thực chất. Mặc dù có nhiều chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhưng do phân tán đầu mối quản lý và không có cơ quan chỉ đạo chung nên việc phân bổ còn dàn trải, chưa đến được với người dân.

2010: GDP khoảng 6,5%; CPI 7%

Về các chỉ tiêu chủ yếu cho năm 2010, Ủy ban Kinh tế tán thành với đề xuất chỉ tiêu GDP sẽ đạt khoảng 6,5% nhưng cần chú trọng chất lượng.

Chính phủ cũng đề xuất chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 7%.

Ủy ban Kinh tế cho rằng, tình hình thế giới năm 2010 chưa gây biến động lớn về giá cả, tuy nhiên sẽ có một số nhân tố gây sức ép khiến chỉ số giá tiêu dùng VN sẽ cao hơn 2009.

Chẳng hạn, do phục hồi kinh tế nên giá cả sẽ cao hơn.

Do tác động của gói kích thích kinh tế và thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nới lỏng cũng sẽ tạo sức ép lạm phát.

Để chủ động cho điều hành, Ủy ban Kinh tế kiến nghị, chỉ số giá tiêu dùng nên tăng không quá 8%.

Chính phủ dự kiến bội chi năm 2010 khoảng 6,5% GDP. Nhưng Ủy ban Kinh tế cho rằng mức bội chi không nên quá 6% và cần kế hoạch cụ thể để giảm xuống dưới 5% trong các năm sau.

Ủy ban cũng nhấn mạnh một số giải pháp cần thực hiện trong năm tới, như tiếp tục thực hiện chính sách kích thích kinh tế một cách hợp lý, có sự điều chỉnh thích hợp về phương pháp và đối tượng theo hướng tập trung mục tieu trung và dài hạn.

Tập trung bảo đảm các cân đối vĩ mô quan trọng vì các cân đối kinh tế năm nay tuy ổn định nhưng thiếu vững chắc.

Một số khuyến cáo khác được đưa ra như cần đánh giá thực trạng nền kinh tế để lựa chọn mô hình tăng trưởng... từng bước giảm chỉ số ICOR và có định hướng thu hút đầu tư dựa trên chiến lược phát triển kinh tế dài hạn.

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội như trên sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận chiều nay.

Chỉ tiêu dự kiến năm 2010

GDP: 6,5%; bình quân đầu người: 1.200 USD; Chỉ số giá tiêu dùng: 7%; Bội chi ngân sách: 6,5%; Tạo mới việc làm: 1,6 triệu lao động, đưa 8,5 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài..

Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 41,5%GDP; Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%.

  • Lê Nhung

Doanh nhân đi học

Phóng sự - Ký sự

Thứ Sáu, 02/10/2009, 06:15 (GMT+7)

TT - Khi nhắc tới cụm từ CEO (giám đốc điều hành - chief executive officer) mọi người nghĩ ngay tới sự thành công, giàu có và nổi tiếng. Nhưng để có được điều đó, nhiều giám đốc đã lao vào học tập.

Có giám đốc không kịp ăn tối, có trưởng phòng gọi điện thoại bảo vợ đón con và có cô nhân viên kinh doanh trẻ lỡ hẹn với bạn trai... để đi học. Nhiều doanh nhân vẫn miệt mài bám lớp đi tìm những cái mình cần.

Kỳ 1: Học làm giám đốc

Hơn 18 giờ tối thứ sáu, căn phòng 405 của Trường đại học Mở TP.HCM sáng điện đón học viên. Thầy giáo Nguyễn Minh Hà cho biết đó là lớp học dành cho các giám đốc, phó giám đốc và các trưởng, phó phòng.

Lớp học đến sau 0 giờ

Doanh nhân đi học có người ở tuổi 30, cũng có người ở tuổi 50 - Ảnh: A.THOA

Cơn mưa đêm Sài Gòn mỗi lúc thêm nặng hạt, nhiều doanh nhân xắn cao ống quần vội vã vào lớp. Có giám đốc đã ở tuổi 45, có trưởng phòng ngoài 30 và cả những doanh nhân trẻ lặn lội từ Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An... đến lớp. Họ chăm chú nghe thầy giáo giảng.

Đến lớp buổi đầu tiên, doanh nhân Hồng Minh, giám đốc Công ty MTK, lo lắng: “Thầy ơi, ở cái tuổi này ham đi học chứ nói thật đầu óc bây giờ tiếp thu chậm như rùa, lại mau quên, khó nhớ”. Thầy giáo già quay lại mỉm cười, trấn an: “Các anh chị cứ nghĩ kinh tế học là lắm thứ, đủ trò lại khô khan, khó nuốt. Nhưng tôi sẽ minh chứng cụ thể dưới những từ ngữ thường dân nhất, bà ngoại nhất”. Thế là cả lớp khúc khích cười.

Đêm đó, một lớp học đào tạo giám đốc khác cũng sáng điện đón học viên. Hơn 23 giờ đêm, cả lớp bỗng trở nên huyên náo khi thầy giáo đặt ra vấn đề ăn nhậu. Thầy giáo đưa ra tình huống: Ngày kia có một doanh nhân đi nhậu về trễ, đập cửa hoài vẫn không ai trả lời. Mấy phút sau, vợ bước ra quát lớn: ”Đi đâu giờ này mới về?”. “Tôi là vậy đó - người chồng trả lời rồi lớn tiếng - Sao gọi hoài không mở cửa?”.

Người vợ cũng thản nhiên: “Cái nhà này là vậy đó”. Điều này nói lên điều gì? Thầy giáo vừa dứt lời, ở góc cuối lớp có người đáp “thì nhậu về sớm” hay vặn lại “không cho vào thì đi luôn”. Cả lớp cười ồ. Thầy đúc kết: “Khi xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp không nên để cái tôi của mình cao hơn cái tôi của cái nhà, của tập thể mà phải biết tôn trọng lẫn nhau”. Rồi thầy giáo chia sẻ: “Cách bố trí trong doanh nghiệp cũng thể hiện văn hóa của doanh nghiệp đó, có công ty họ làm hành lang rộng vì họ xem trọng sự thảo luận, góp ý bên hành lang”.

Hơn năm giờ ròng rã, lớp học làm việc liên tục và chìm vào những tình huống thú vị. Đến khoảng 23 giờ 30, một vài doanh nhân tranh thủ cúi xuống gầm bàn nói nhỏ với vợ qua điện thoại: “Anh học về trễ, em cho con ngủ trước”, ở dãy bàn giữa hai nữ doanh nhân cũng rón rén nhắn tin báo cho gia đình. Và cứ thế, lớp học trôi theo dòng cảm xúc và cuốn hút vào những tình huống thực tế.

Học có thể... phá sản sớm!

Một lớp học dành cho giám đốc - Ảnh: A.THOA

Một ngày đẹp trời, một nhân viên được đề bạt lên chức hay có doanh nhân tập tành kinh doanh dịch vụ áo cưới, rồi thấy làm ăn được nên lập công ty và trở thành nhà quản lý; hoặc doanh nhân kinh doanh bất động sản, điện thoại di động, dịch vụ bảo vệ... thấy rối như tơ vò khi “ẵm” chức giám đốc. Nhu cầu làm quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng, thế là lớp học CEO (giám đốc điều hành) ở các trường tại TP.HCM ngày càng đông.

Ngày đầu tiên đến lớp, rất nhiều vị giám đốc hỏi thẳng thừng thầy giáo: “Sau khi học xong lớp CEO, doanh thu của công ty tôi có tăng lên không và tăng bao nhiêu?”.

Thầy cười rồi trả lời: “Sau khi học xong khóa học này, doanh số công ty của các anh chị tăng đâu chưa biết nhưng có thể giảm hoặc sụp đổ, phá sản ngay. Khi chưa học các anh chị có thể nhanh chóng giàu phất lên trong một vài cơ hội làm ăn. Còn học rồi lắm lúc giàu thậm chí như rùa”. Nghe nói vậy nhiều doanh nhân lo lắng, ngỡ ngàng vặn lại: “Vậy thì học làm gì thưa thầy? Học mà không biết có mang lại lợi nhuận không, lại còn có thể phá sản sớm thì...”.

Thầy giáo nhấn mạnh: “Học để chúng ta định hình một mô hình phát triển bền vững. Nếu học xong các anh chị nhận thấy doanh nghiệp của mình đang đi vào hướng có vấn đề, thậm chí lệch lạc thì cho nó phá sản sớm còn hơn là để lỗ nặng. Tại sao không học mà giàu phất lên? Bởi đó là kiểu làm ăn “điếc không sợ súng”, tù mù một ăn một thua. Còn học là để phân định những cơ hội đầu tư, giảm thiểu những rủi ro có thể mang lại”.

Sự học của doanh nhân lắm nỗi vất vả. Nhiều doanh nhân than ngắn thở dài: khó nhất là thời gian. Do vậy không ít doanh nhân có tâm lý học tranh thủ, chuộng sự cô đọng, ngắn gọn. Các khóa học cũng theo nhu cầu đó mà được gọt tỉa, nén lại tới mức tối đa. Bình thường, nhiều chương trình đào tạo kéo dài 2-3 năm sẽ được nén lại trong vòng vài tuần, sáu tháng chỉ còn ba ngày, có rất nhiều chương trình chỉ diễn ra trong một ngày hoặc một buổi.

Một khi không có nền tảng vững, lại học kiểu vồ vập, khẩn trương nên dễ phát sinh lắm vấn đề. Anh Chương, chủ doanh nghiệp TC (Bình Dương), kể: “Sau ba ngày học, tôi chỉ đạo nhân viên ứng dụng ngay vào công ty. Kết quả là mọi thứ rối tung rối mù lên, hàng hóa không được kiểm soát. Sau thời gian rối ren vì cải tiến, tôi quyết định trở lại như cũ cho an toàn và đỡ mất công”.

Đêm nay, trời lại mưa nặng hạt. Bà Nguyễn Thị Luận, giám đốc Công ty dụng cụ y khoa Hoàng Anh Dũng, phải chạy vòng vèo gần 20km từ quận 12 đến quận 1 (TP.HCM) để học. Cực nhất là những ngày đầu tiên đi học, công việc vốn đã bận, vừa học vừa làm vất vả trăm bề. Bây giờ chồng đi học, vợ đi học, hai đứa con cũng đi học. Cả nhà đều đến trường.

ANH THOA - BẠCH HOÀN

Vẫy vùng tìm cái ăn

Thứ Sáu, 02/10/2009, 07:23 (GMT+7)
TTO CẬP NHẬT LIÊN TỤC TIN BÃO LŨ: 101 người chết, 23 người mất tích * Cả nước chung tay sẻ chia * Chính phủ hỗ trợ 500 tỉ đồng, 10 tấn gạo * Bạn đọc Tuổi Trẻ ủng hộ 1,1 tỉ đồng * Bão Parma mạnh hơn bão số 9 có thể hướng vào Việt Nam

Bão lũ đi qua để lại cảnh hoang tàn và cả cái đói gay gắt. Sau nhiều ngày chống chọi với bão trên đầu và nước dưới chân, nhiều người lả đi vì đói. Người vội vàng lo tìm cái gì đó có thể ăn được để có thể cầm cự qua ngày. Những bàn tay sẽ chia lúc này cần hơn bao giờ hết. Phóng viên Tuổi Trẻ có mặt ở những nơi đó và ghi lại những câu chuyện xúc động.

>> Bạn đọc Tuổi Trẻ cứu trợ khẩn cấp người dân vùng lũ bị cô lập
>> Quên mình vì người dân, đồng đội

Nhiều ngày qua không có hạt cơm vào bụng, em A Ten (Đăk Kroong, Đăk Glei, Kontum) ăn củ mì non cho đỡ đói - Ảnh: BÁ DŨNG

Sau nhiều ngày bị mưa lũ cô lập, sáng 1-10, chúng tôi ngược lên huyện xa nhất của Kontum là Đắc Glei. Komtum là nơi hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất trong cơn bão vừa qua. Mặc dù được thông tin tuyến đường dài 120km dẫn ngược lên Đắc Glei đã bị sạt lở nhưng dòng người từ TP Kontum ngược lên các huyện miền núi phía tây vẫn đông đúc. Họ là những người thân của các gia đình bị nạn, từ thành phố mang theo cơm gạo, tiền bạc và nhu yếu phẩm lên cứu trợ.

Tuy nhiên, ngay cả khi mưa đã ngớt từ hai ngày qua nhưng tuyến quốc lộ 14 độc đạo dẫn lên Đắc Hà, Đắc Glei... vẫn gãy đứt và tan hoang trong đổ nát, nhiều người đã phải từ bỏ ý định tiếp tục đi tiếp tế. Đến 17g ngày 1-10, khúc đường chất đầy bùn đất, rác và gỗ rừng trôi dạt vẫn ngổn ngang khiến lưu thông gần như bị tê liệt, không một phương tiện nào có thể qua được ngoài dòng người thồ hàng lội bộ giữa lớp bùn đất dày nhão nhoét.

Gia đình ông A Dot, xã Đắc Kroong, huyện Đắc Glei (Kontum), nướng những củ mì vừa mót được để cầm hơi qua ngày - Ảnh: Thái Bá Dũng

Không còn gì để ăn, một em bé ở huyện Đắc Glei (Kontum) phải nấu bắp chuối với muối để ăn - Ảnh: Thái Bá Dũng

Tình trạng tê liệt giao thông vì bão lũ và sạt lở còn nghiêm trọng hơn từ cầu Tri Lễ (Tân Cảnh) lên đến tận trung tâm huyện Đắc Glei. Tất cả các cây cầu đều bị cây rừng và rác bịt kín. Dọc lưu vực dòng sông Pha Cô, những ngôi làng bình yên ngày nào giờ tan hoang, đổ nát như vừa trải qua trận chiến khủng khiếp.

Thất thần, tuyệt vọng giữa những gì còn lại của ngôi nhà mình, bà Nguyễn Thị Liên và chồng là ông Nguyễn Ngọc Sang (thôn 3, Tân Cảnh, Đăk Tô, Kontum) nói trong đớn đau: “Mất sạch hết rồi chú ơi, lũ cuốn đi cả nhà cửa, xoong nồi, mọi thứ! Đến cả quần áo giờ cũng phải đi xin bà con để mặc cho đỡ rét. Ngày mai, ngày kia chúng tôi sẽ sống ra sao đây?”. Ông Sang cho biết, không chỉ riêng nhà ông mà tất cả nhà của các hộ dân thôn 3 đều bị lũ cuốn trôi, ngôi làng giờ thành “ngôi làng chết”.

Ngược thêm 20km, chúng tôi lên xã Đắc Kroong. Chứng kiến những ngôi làng giờ chỉ còn lại những tàn dư và vụn vỡ của cửa nhà, vườn tược, mọi thứ nằm lút sâu dưới lớp bùn đất hoặc chênh vênh chờ sóng đánh rụng bên mép sông Pha Cô mới thấy hết sự khốn khó của người dân nơi đây. Chủ tịch xã Đắc Kroong, huyện Đắc Glei, ông Bloong Phong Hằng lội bộ đến thăm dân mà nói như khóc khi thấy chúng tôi tìm vào đến tận nơi bị lũ nặng nhất của xã: “Giờ chỉ mong có đường để thoát ra bên ngoài và xin cứu trợ, dân ở đây không thể cầm cự được nữa!”. Tại thôn Đắc Sút, xã Đắc Kroong, sau nhiều ngày lả đi vì đói, hàng chục người dân đã lên các đồi sắn non để bới về ăn sống cầm cự qua ngày.

Không chỉ ở Đắc Sút, nhiều vùng khác ở miền Trung đang vẫy vùng tìm cái ăn qua ngày.

Sáng 1-10, hàng cứu trợ của bạn đọc báo Tuổi Trẻ đã được đưa đến cho bà con vùng rốn lũ Quảng Nam - Ảnh: ĐĂNG NAM

Đã ba ngày nay, cả gia đình bà Nguyễn Thị Bé, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam), mới có được mì gói cứu trợ dằn bụng - Ảnh: Tấn Vũ

Bà Trần Thị Sang, 83 tuổi, ở xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam), như người mất hồn khi hàng xóm liệm thi thể người em trai 79 tuổi chết trong lũ. Đồ đạc trong nhà bà cũng bị trôi hết, bà chỉ còn căn nhà trống và chiếc nón trên tay - Ảnh: Vũ Công Điền

Bà Trần Thị Năm, xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc (Quảng Nam), bẻ những trái bắp còn sót lại - Ảnh: Tấn Vũ

Hai vợ chồng bà Hà Thị Vân (82 tuổi) ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) không có con cái, khi nghe tiếng xuồng máy đi qua thì chạy ra nhận mì gói - Ảnh: Văn Định

Tính đến chiều 1-10, bão số 9 và lũ đã làm 101 người chết, 23 người mất tích, hơn 200 người bị thương.

Nhóm phóng viên - cộng tác viên Tuổi Trẻ

Nhiều người chết vì lãnh đạo 'từ từ' hay dự báo sai?

Cập nhật lúc 19:11, Thứ Năm, 01/10/2009 (GMT+7)

- Trong số 6 tỉnh thiệt hại nặng nề nhất vì bão số 9, Quảng Ngãi đứng đầu về số người thiệt mạng với 27 chết, 4 người mất tích, 82 người bị thương. Lãnh đạo tỉnh này cho rằng tổn thất trên là do cơ quan khí tượng dự báo sai, nhưng phát biểu này ngay lập tức bị phản bác.

>> Bão số 9 oanh tạc miền Trung

Trong cuộc họp giao ban “nóng” ngày 30/9 với sự có mặt của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, ông Phạm Đình Khối, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi cho rằng: “Chúng ta không thể chấp nhận kiểu dự báo như bên khí tượng vừa rồi. Bệnh chủ quan cộng với dự báo sai đã đưa đến những hệ lụy ghê gớm”.

Theo ông Khối, hệ lụy của dự báo sai này là rất nhiều người dân nghĩ bão sẽ vào Quảng Trị chứ không nghĩ bão sẽ đánh úp Quảng Ngãi, "thế là cứ tà tà”.

Mô tả ảnh.
Quảng Ngãi tơi bời vì bão số 9. Đây là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất về người tính tới thời điểm này (Ảnh: Trà Giang)

Trước ý kiến này của lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, ngay chiều 1/10, lãnh đạo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương đã tổ chức họp báo để giải trình những thông tin trên. Chủ trì buổi họp báo là ông Trần Văn Sáp, Phó Giám đốc trung tâm.

Ông Sáp phản đối: “Sự việc không đúng như Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi nói. Trong các bản tin dự báo, chúng tôi luôn nhấn mạnh đến những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão (tức là gió mạnh cấp 10, gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản nhân dân), trong đó có Quảng Ngãi”.

Ông Sáp dẫn chứng: Trong bản tin dự báo phát lúc 3h30 sáng 29/9 (ngày mà vùng tâm bão sẽ đi vào đất liền), chúng tôi có nói: “Dự báo trong 24h tới, bão số 9 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi”.

Mô tả ảnh.
Có phải lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho rằng tâm bão không đổ vào trực tiếp nên mới từ từ như vậy?
Trong bản tin tiếp (phát sau bản tin trên 2 giờ), điều cảnh báo này cũng được lặp lại. Đến bản tin lúc 6h30 ngày 29/9, chúng tôi ghi rõ: “Vị trí tâm bão cách bờ biển Đà Nẵng – Quảng Ngãi 80km về phía Đông Bắc”.

Trong bản tin này ghi rõ “tính từ tâm bão vùng gió mạnh cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 200km”. Như vậy, tuy vùng tâm bão chưa đi vào đất liền nhưng bão đã ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh, trong đó có Quảng Ngãi.

Trước đó, trong nội dung bản tin phát lúc 17h30 ngày 28/9 có đoạn: “bão ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển các tỉnh từ Quảng trị đến Quảng Ngãi”. Bản tin sau phát lúc 21h30 cũng lặp lại cảnh báo tương tự.

“Như vậy, không thể nói là Quảng Ngãi không được cảnh báo, thậm chí còn được cảnh bảo sớm để đủ thời gian lo đối phó. Còn về vùng tâm bão, trên thực tế vùng tâm bão đã đi vào giữa Quảng Nam, Quảng Ngãi vào khoảng 13h ngày 29/9, đúng như những gì cơ quan khí tượng đã dự báo trước đó”, ông Sáp lập luận.

Chưa hết, theo ông Sáp, ngay trong chiều 28/9, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn số 1082/CĐ – TTg yêu cầu UBND các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk cần triển khai ngay các biện pháp phòng chống bão số 9.

Riêng các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam cần thực hiện di dân xong trước 24h ngày 28/9.

Một điểm đáng lưu ý nữa: Trong cuộc họp giao ban sáng 29/9 của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương (sau khi có thông tin bão số 9 chệch xuống phía Nam một chút), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần đã “nhắc nhở” Quảng Ngãi không thực hiện việc di dân kịp thời để phòng tránh bão số 9 dù trước đó tỉnh này đã lên sẵn phương án di dân.

“Có thể lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho rằng tâm bão không đổ vào trực tiếp nên mới từ từ như vậy. Nhưng nếu tâm bão không đi qua Quảng Ngãi thật thì vùng ảnh hưởng với gió mạnh cấp 10 mà Quảng Ngãi phải chịu cũng đủ để tỉnh phải di dời dân ngay rồi”, ông Sáp khẳng định.

Ông Sáp nói thêm: “Để dân chết thì ai làm lãnh đạo cũng có lỗi. Nhưng trên thực tế có những điều dù có cố gắng hết sức cũng không thể tránh khỏi. Đây là cơn bão quá mạnh, sức người không chịu nổi, chỉ có thể hạn chế được phần nào mà thôi. Còn dân chết thì ai cũng xót …”.

  • Cẩm Quyên

Thursday, October 1, 2009

Bão lũ đi qua, hoang tàn để lại...

Thứ Năm, 01/10/2009, 07:28 (GMT+7)
TTO cập nhật tin tức và hình ảnh sau bão lũ. Cho tới sáng 1-10, những vùng bão đi qua và ngập chìm trong lũ mấy ngày qua vẫn hoang tàn, xơ xác. Đồng bào khắp nơi đang tích cực dọn dẹp và chống chọi với bao khó khăn. Cả nước đang hướng về miền Trung, Tây Nguyên.

>> LŨ DỮ CHIA CẮT MIỀN TRUNG, 86 NGƯỜI CHẾT VÀ MẤT TÍCH

* Cho tới 7g sáng nay 1-10, sau 4 ngày liên tiếp có mưa to, chúng tôi nỗ lực đi dọc tuyến quốc lộ 14 và chứng kiến tận mắt thảm cảnh tại xã Diên Bình (Diên Bình, Đắc Tô, Kon Tum) tan hoang sau cơn lũ dữ.

Từ Văn phòng UBND xã nhìn xuống, tuyến quốc lộ độc đạo 14 dẫn qua trung tâm huyện Đắc Tô giờ bị tấp kín hàng ngàn cây gỗ bùn. Có nơi bùn ngập sâu đến 2 mét, mọi lưu thông qua tuyến đường này gần như đông cứng hoàn toàn.

Chủ tịch xã, ông Nguyễn Đình Công bàng hoàng: cơn lũ bất ngờ với cường lớn khiến Chủ tịch xã Diên Bình cho rằng, ít nhất trong 2 ngày nữa dân ở đây sẽ đói nặng, trong khi tuyến đường dẫn vào trung tâm huyện sẽ cần rất nhiều thời gian để lưu thông trở lại.

THÁI BÁ DŨNG

*Huế: đường phố chìm trong bùn lầy

*7 giờ sáng 1-10, Huế đã ngừng mưa, nước đã rút hết nhưng để lại một lớp bùn đất dày đặc, có đoạn dày hơn 10cm và xác cây, rác tràn ngập trên nhiều tuyến đường như: Phan Chu Trinh, Lê Hồng Phong, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trường Tộ…

Sáng nay, hầu hết người dân đã đi làm bình thường trở lại. Sôi động và tập trung đông người nhất là các chợ. Trước chợ Đông Ba, hàng trăm người bày bán thức ăn đủ loại khiến cho đoạn đường bỗng dưng trở thành chợ chính và nhiều lúc giao thông bị tắc nghẽn. Nhiều người cho biết, giá cả các loại thức ăn tăng từ 5, 7 lần ngày thường.

Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận tại Huế sau bão lũ ngày 1.10:

Nhiều tuyến đường ở Huế sau lũ để lại lớp bùn đất dày đặc

Đường đi bộ dọc sông Hương như một thưa ruộng

Bùn và rác trên cầu tạm bắc qua sông An Cựu

Trước cổng chợ Đông Ba trở thành nơi tập trung mua bán

Những người nhặt ve chai “được mùa” sau lũ vì chai lọ tràn ra đường rất nhiều

Những tia nắng yếu ớt đầu tiên sau mưa bão trên cầu Tràng Tiền

NGUYỄN THÀNH CHUNG

* Quảng Ngãi: Dồn sức dọn dẹp

Đến sáng nay, 1-10 nước lũ đang rút dần ra khỏi nhà dân nhưng vẫn còn nhiều ngôi nhà ở Khê Xuân, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) bị nước lũ phong tỏa. Các tuyến đường liên huyện lên Trà Bồng, Tây Trà,... cây cối ngã đổ đè ra đường nên phương tiện giao thông vẫn chưa thể qua lại.

Theo ghi nhận của TTO, hiện hệ thống thông tin liên lạc, điện chiếu sáng tại hầu hết các địa phương của tỉnh vẫn tê liệt. Sau bão, cảnh hoang tàn lộ ra trước mắt. Nước rút, Quảng Ngãi đang dồn sức dọn dẹp, cố gắng gượng dậy sau cơn bão mà sức tàn phá quá sức chịu đựng với thiệt hại ước tính lên tới 1.500 tỷ đồng.

Dồn sức dọn dẹp cây gãy đổ

Nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi bị tắc nghẽn vì cây to đổ ngã đến sáng nay vẫn chưa thể khắc phục xong

VÕ MINH HUY

Miền Trung và Tây Nguyên tứ bề khốn khó

* Kẹt trong biển nước
* Lý Sơn tan hoang
* Tiếng cồng chiêng não lòng

TT - Cơn bão số 9 vừa qua đi thì người dân miền Trung lại phải đối mặt với cơn lũ lớn nhất trong vòng 10 năm qua. Đến tối 30-9, nhiều hộ dân vẫn trong tình trạng màn trời chiếu đất, giao thông nhiều khu vực vẫn đang bị chia cắt. Khắp nơi ủng hộ đồng bào bão lũ.

Anh Tô Quang Thọ (xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) một mình trụ lại trong căn nhà bị ngập tới nóc để giữ gìn tài sản

* Lý Sơn tan hoang

Tài sản còn sót lại sau bão của gia đình chị Phạm Thị Hoa ở Lý Sơn - Ảnh: Đăng Nam

Hai ngày sau khi bão tan, nhìn qua ô cửa sổ máy bay trực thăng, cả một vùng đất đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trở nên hoang tàn, vắng lặng. Không một ngôi nhà nào ở vùng đảo này còn nguyên vẹn. Một số đã sập sát móng, phần nhiều còn lại hầu hết đều bị tốc mái.

Ở hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc này không một trường học, trạm xá, nhà dân nào là không có dấu tích để lại của bão số 9. Ngay đến cả chiếc cầu cảng duy nhất nối Lý Sơn với đất liền cũng bị bão cày xới tung lên... lòi cốt thép. Cả một cánh đồng hành, tỏi vốn xanh um bao đời nay giờ cũng chỉ còn là những bãi cát trống hoác và sâu hoắm bởi gió xoáy.

Đứng cạnh góc nhà đã sập sát móng vốn là gia tài mà bố mẹ đã tích cóp qua bao nhiêu năm đi biển, cậu học sinh tên Trần Thành thút thít tìm lại chút ít sách vở còn sót lại sau bão. Chiếc tivi, tài sản quý giá nhất của gia đình Thành, cũng bị nước mưa giội vào nằm lăn lóc trên nền gạch vữa. Đi thêm vài trăm mét nữa là cảnh chị Phạm Thị Hoa đang ngồi bệt trên nền nhà của mình cố nhặt nhạnh chén bát, xoong nồi còn sót lại...

Em Trần Thành, học sinh lớp 4 ở đảo Lý Sơn, thu gom sách vở còn lại sau trận bão lớn - Ảnh: ĐĂNG NAM

Chia tay với đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu ra Lý Sơn thị sát tình hình sau bão, ông Võ Xuân Huyện - chủ tịch huyện Lý Sơn - nói trong ngậm ngùi: “Mong Chính phủ quan tâm đầu tư cho làm mới lại cầu cảng vì không có nó coi như Lý Sơn sẽ bị cô lập với đất liền. Cũng mong Chính phủ quan tâm hơn nữa cuộc sống của người dân sau bão, bởi lẽ họ chính là những người dân ở ngay đầu mũi sóng".

ĐĂNG NAM

Chống chọi với lũ lịch sử

Kẹt trong biển nước

TT - Hôm qua là ngày thứ ba bão, lũ hoành hành dữ dội ở miền Trung, nhiều nơi nước đã rút nhưng nhiều nơi khác nước vẫn còn mênh mông hay đang lên. Những người già ở Hội An (Quảng Nam) nói: “Chưa bao giờ Hội An có bão kèm lũ dữ dội như đợt này”.

Có đến chín trong tổng số 16 xã, phường của TP cổ kính này ngập trong nước, có nơi nhà ngập sâu gần đến mái. Trong những ngày này người dân Hội An kiên nhẫn ngồi bên cửa sổ và không ít gia đình phải tá túc trên mái nhà nhìn dòng nước lũ.

Không những Hội An mà Đại Lộc rồi Tu Mơ Rông, Dak Glei ở Kontum, Bình Sơn ở Quảng Ngãi... người dân vẫn sống lây lất trên mái nhà, trên những chiếc giường kê cao để chờ lũ rút.

Hôm qua thành phố Kontum vẫn chìm trong biển nước (ảnh chụp từ máy bay trực thăng) - Ảnh: ĐĂNG NAM
Bà Mai Thị Ngọ (68 tuổi, ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) ăn chén mì tôm mới được cứu trợ trước căn nhà đổ nát của mình. Bà Ngọ nói trong nước mắt: “Cả nhà tôi biết ở đâu bây giờ hả trời...” - Ảnh: THU TRANG

Hai vợ chồng anh Võ Văn Tân (xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) cố giữ đàn heo, gà trên hai cái giường kê cao để vớt vát chút của cải còn lại - Ảnh: ĐĂNG NAM

Căn nhà quá đơn sơ không có nơi cất giữ đồ đạc nên ông Trần Văn Chung (xã Bình Thới, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), phải cột cái giường gỗ lên cao để làm nơi cất các vật dụng cần thiết - Ảnh: MINH THU
Một góc khu phố cổ Hội An ngập trong nước - Ảnh: Đức Thảo
Người thân đưa bệnh nhân Trần Thị Đinh, 47 tuổi, ở phường Minh An, Hội An vượt dòng nước lũ đi cấp cứu - Ảnh: Đức Thảo

Tiếng cồng chiêng não lòng

Một ngôi nhà ở phường Thắng Lợi, TP Kontum bị nước lũ uy hiếp, sập một phần nhà - Ảnh: Đ.NAM

21 người chết, 5 người mất tích chưa tìm thấy thi thể. Khắp núi rừng Kontum dồn dập tiếng cồng chiêng tiễn biệt não nề.

Sáng 29-9 đã trở thành buổi sáng định mệnh, khi ba thầy cô giáo đội mưa gió từ thị trấn Đăk Glei vào Trường THCS Đăk Choong dự hội nghị cán bộ công nhân viên chức. đến đoạn ngã ba Đăk Tả - Ngọc Linh, bất thần vách núi dựng đứng đổ sụp, may mắn một người thoát kịp, còn thầy hiệu trưởng Ngô Văn Phú và cô giáo Y Linh đã bị những tầng đất đá khổng lồ vùi sâu trong chớp mắt.

Đến trưa 30-9 vẫn chưa tìm thấy thi thể, hàng trăm học trò và bà con dân tộc Jẻ Triêng nghẹn ngào trước hiện trường tang tóc mà không cách nào cứu được. Mấy cậu học trò loay hoay chạy đi chạy lại quanh cung đường đã bị vách núi đổ chắn ngang kêu khóc tuyệt vọng: “Trời ơi, làm sao cứu thầy cô con?”.

Cũng trong chiều 30-9, mưa vẫn rả rích, gió rừng lạnh ngắt tràn về, như đám gà con lạc mẹ, lũ học trò ngồi co ro trước thềm ngôi trường Đăk Choong đã bị tốc mái, hư hỏng, không muốn về làng. Không ai dám nói với các em rằng thầy Phú và cô Y Linh sẽ không bao giờ về nữa. Những đồng nghiệp của thầy Phú, cô Y Linh nức nở, bàng hoàng.

Vậy là từ nay cô Y Linh không còn hát cho cả lớp nghe những bài dân ca Sê Đăng nữa, không còn cho bút mực những đứa học trò nghèo như hồi giờ cô vẫn dành dụm từng đồng lương để dành mua quà cho học trò. Và thầy Phú, từ miền xuôi lên đây công tác đã nhiều năm, giờ mãi mãi nằm lại ở cung đường quen thuộc mà ngày ngày hai buổi đến với học trò dưới chân dãy Ngọc Linh. Hai đêm rồi Đăk Choong không ngủ.

Suốt cả ngày 30-9, bà con Sê Đăng làng Mô Bành, xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông tập trung lo đám ma cho gia đình ông A Đak, cả năm con người bạc mệnh trong gia đình bị lở núi làm sập nhà chiều 29-9. “Mấy chục mùa rẫy rồi, nay làng mới có chuyện buồn lớn như lần này” - già làng Đăk Na than thở.

Cũng trong chiều 30-9, bà con Sê Đăng làng Kon Hờ Ring, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô vẫn còn quây quanh ngôi mộ mới đắp của cháu A Tek vừa mới chôn xong bên kia làng. Chiều 28-9, trên đường đi học về gần đến nhà thì A Tek bị lũ cuốn trôi. Sông Sê San dâng cao bất ngờ, trong tiếng nước réo, người làng chỉ kịp nghe tiếng kêu cứu thảng thốt của A Tek nhưng chạy ra thì lũ đã cuốn phăng A Tek ra giữa dòng, mãi đến trưa 29-9 mới tìm thấy thi thể em vướng lại trong những thân gỗ to trôi từ thượng nguồn về.

“Chưa bao giờ sông Sê San dâng cao nhanh như thế. Người chết chôn xong đã đành, còn hàng trăm hộ dân, đa số là bà con dân tộc Sê Đăng, bị cô lập hoàn toàn ba ngày qua ở thôn 2 đang đói quay quắt mà tới giờ chưa có cách nào tiếp tế lương thực cho bà con được” - chủ tịch xã Diên Bình Nguyễn Đình Công nói.

Thành phố Kontum sau trận cuồng phong bão dữ là bộn bề ngổn ngang sau lũ. Đám tang hai mẹ con chị Võ Thị Huệ và con gái là Phan Thị Bích Phượng (phường Lê Lợi) diễn ra giữa khung cảnh đổ nát. Người chồng trẻ thảng thốt, kêu gào vì mất vợ con. Phía trước của cha con anh là màn trời chiếu đất.

Ông Nguyễn Văn Hạnh, hàng xóm của chị Huệ, cho biết cơn lũ bất ngờ ập đến chiều 29-9 đã cướp đi mẹ con chị Huệ, người chồng là anh Phan Văn Tĩnh và đứa con trai may mắn thoát chết trong gang tấc trước lúc căn nhà bị xé toang rồi dòng nước hung hãn cuốn phăng.

Chưa bao giờ trên rẻo cao bắc Tây nguyên buồn như những ngày qua...

B.TRUNG - BÁ DŨNG - T.T.NHI

Cứu dân, anh ngã xuống dòng Thạch Hãn

Thiếu tá Lê Xuân Phượng - Ảnh: L.Đ.DỤC chụp lại

Cả đêm 29 rạng sáng 30-9, liên tục những chuyến canô xuất phát từ Ban chỉ huy quân sự thị xã Quảng Trị lao vào đêm tối mịt mùng. Và đến sáng 30-9, một chuyến canô chở thiếu tá Lê Xuân Phượng cùng đồng đội đi tiếp cứu dân bị nước xoáy lật úp, bốn người may mắn thoát nạn, còn thiếu tá Phượng đã hi sinh ở tuổi 44.

Chiếc canô bị lật úp, tuy là canô loại lớn và tốt nhất của Thị đội thị xã Quảng Trị nhưng khi gặp nạn cũng mỏng manh như chiếc lá giữa dòng nước lũ cuồn cuộn đổ về, mọi nỗ lực tiếp cận với phương tiện bị nạn đều không thể. Tỉnh đội Quảng Trị điều thêm canô và xe Zil 130 vào tiếp cứu. Sau hơn 5 giờ, với sự hợp sức của các thuyền dân đã lái chiếc canô bị nạn lật sấp đang nổi dập dềnh cập vào dạ cầu Rì Rì, cách cầu Thạch Hãn chừng 3km để kéo vào. Thi thể của thiếu tá Phượng vẫn bám chặt vào canô, gương mặt cương nghị của người sĩ quan quê xứ Nghệ mím chặt đầy quyết liệt.

Chiếc xe Zil 130 lại vượt qua chặng đường từ thị xã Quảng Trị ra lại thành phố Đông Hà, nhưng bây giờ trên thùng xe là thi hài của thiếu tá Phượng, chặng đường chỉ hơn 10 cây số phải vượt mất hơn một giờ đưa anh về khâm liệm tại bệnh xá Tỉnh đội Quảng Trị. Chỉ vừa mới sáng nay thôi, vậy mà...

Thiếu tá Nguyễn Hữu Ánh, trợ lý chính sách của đơn vị - người ở cùng phòng với anh Phượng, vừa sắp xếp lại tư trang di vật của bạn vừa nghẹn ngào kể cho tôi về người đồng đội của mình. Đêm qua, cả hai anh đi ứng cứu từ hai hướng, về tới phòng mình thì nước đã dâng ngập ướt tất cả.

Anh Phượng còn kịp kể cho anh Ánh nghe chuyện đi phụ bắt heo giúp dân, làm ướt quần áo, rét cóng. Chia nhau điếu thuốc lá ướt nhẹp, anh Ánh bảo hút hết điếu thuốc này thì chợp mắt một tí để chuẩn bị lên canô đi lên khu vực bờ nam sông Thạch Hãn, phía trên cầu tàu. Và anh đi, như bao nhiêu chuyến đi của anh lao vào mưa bão để cứu dân. Nhưng rồi con nước dữ đã không để anh trở về như mọi lần.

Trung tá Lê Thế Vĩnh, chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự thị xã Quảng Trị, và thiếu tá Ánh đang kiểm đếm “gia tài” của thiếu tá Phượng theo thủ tục với chiến sĩ hi sinh. Tôi nghẹn ngào quay đi khi cùng ngồi nhìn tất cả gia tài người lính của anh Phượng: ba bộ đồ quân nhân, hai chiếc áo sơmi dân sự, một chiếc điện thoại cũ kỹ, mấy đĩa nhạc “đỏ”, mấy tấm hình gia đình chụp anh và vợ cùng hai đứa con nhỏ và một... thỏi lương khô chưa kịp ăn! Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến việc kiểm tra di vật và bàng hoàng nhận ra gia tài người lính quá đỗi đơn sơ, đơn sơ đến xót xa!

Quê của thiếu tá Phượng tận xã Thanh Liên, Thanh Chương, một miền quê nghèo của tỉnh Nghệ An. Vợ anh làm nghề nông tảo tần ở quê nhà. Sáng nay khi anh Phượng hi sinh, đơn vị đã gọi điện ra quê báo tin và Bộ chỉ huy quân sự Nghệ An sẽ giúp đỡ đưa gia đình vào để dự lễ truy điệu anh Phượng nhưng quốc lộ 1 bị lũ chia cắt thế này biết có vào kịp?

Như hàng ngàn người lính đã nằm lại trên dòng sông này cho độc lập tự do của người dân thành cổ Quảng Trị 37 năm về trước, mùa mưa bão này, anh, thiếu tá Lê Xuân Phượng, cũng đã ngã xuống trên dòng sông Thạch Hãn này vì sự sống còn của người dân trong cơn lũ dữ.

LÊ ĐỨC DỤC

Giải cứu “ốc đảo” Trường Định

Người dân thôn Trường Định nhận hàng cứu trợ của bạn đọc báo Tuổi Trẻ chiều 30-9 - Ảnh: Tấn Vũ

Hơn ba ngày qua, 220 hộ với gần 1.000 dân thôn Trường Định (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) sống cách biệt với thế giới bên ngoài. 100% nhà dân bị chìm sâu trong nước lũ, lương thực bị cuốn trôi, nhiều người bị thương không thể cấp cứu. Hơn 100 người dân của thôn đã bỏ nhà cửa chạy vào rừng lánh nạn trong hang đá.

Nằm cách biệt với thế giới bên ngoài bởi con sông Trường Định, sau lưng là dãy núi Hải Vân, con đường độc đạo ra bên ngoài của người dân thôn Trường Định là chiếc đò ngang. Trước cơn lũ xảy ra cả thôn Trường Định bị mất điện, chiếc đò ngang bị chìm, mọi phương tiện liên lạc đều bị cắt đứt, nên người dân ở đây hoàn toàn bị cô lập.

Chiều 30-9, mưa tạnh, hàng trăm người dân của thôn tập trung ngay bến đò dùng nón lá vẫy người đi đường bên kia sông để kêu cứu. Chị Nguyễn Thị Kim Thành ôm đứa con 3 tuổi bị sốt cao, tiêu chảy, gạt nước mắt đứng ở bến đò. Chiếc thuyền đầu tiên chở lương thực, nước uống cập bến, con chị Thành được đưa ngay tới bệnh viện cấp cứu.

Chị Thành cho biết mấy ngày nay nhà chị cùng hàng trăm người dân khác của xóm 5 trú trong hang đá nằm cheo leo trên sườn núi Gò Bầu, cách thôn hơn 1,5km. Hang đá Gò Bầu được tạo ra bởi hai tảng đá lớn nặng hàng ngàn tấn nằm gác lên nhau. Hang rộng đủ sức chứa hơn 100 người. Đó là hang đá mà nhiều đời nay người dân trong làng dùng để tránh bão và ẩn nấp bom đạn trong chiến tranh.

Đoàn công tác xã hội của báo Tuổi Trẻ đã có mặt tại hiện trường để trao những suất quà đầu tiên cho bà con nơi đây. Cầm trên tay thùng mì gói, chị Thành rưng rức: “Đồ đạc trôi hết, hôm qua xin được nửa lon gạo, tôi nấu cháo cho mấy đứa nhỏ ăn”.

TẤN VŨ

Nhiều tỉnh thành miền Trung mất điện

TT (HÀ NỘI, ĐÀ NẴNG) - Theo cập nhật tình hình sự cố và cung cấp điện mới nhất của Tập đoàn điện lực VN (EVN), cơn bão số 9 gây ra tình trạng mất điện diện rộng tại nhiều địa phương. Theo EVN, đường dây 500kV mạch kép đoạn Đà Nẵng - Hà Tĩnh phải tách khỏi vận hành từ 21g30 ngày 28-9. Do đó, hệ thống điện miền Bắc và miền Nam đã phải vận hành độc lập.

EVN cho biết Thừa Thiên - Huế bị mất điện toàn bộ tại các huyện: Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Hương Thủy, Nam Đông, A Lưới. Đà Nẵng mất điện gần như toàn bộ các khu vực vùng ven TP. Tại Quảng Nam, toàn bộ lưới điện 35kV cũng bị cắt, chỉ cung cấp lưới 22kV tại các trạm 110kV Tam Kỳ, Điện Nam - Điện Ngọc và lưới 15kV sau trạm biến áp 110kV Đại Lộc. Tại Bình Định, mất điện toàn bộ các huyện Tuy Phước, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Phú Phong.

Tại Quảng Ngãi cũng diễn ra tình trạng cắt điện trên diện rộng, 90% lưới điện đang được cô lập. Khu công nghiệp Dung Quất phải chuyển sang phương án cấp điện bằng nguồn dầu diesel tại chỗ. Hôm qua, điện lực Quảng Ngãi vẫn chỉ có thể cấp điện được cho một số hộ tiêu thụ quan trọng trong khu vực thành phố, các khu vực khác mất điện toàn bộ.

Đến 17g hôm qua, hàng vạn gia đình ở Đà Nẵng vẫn bị cắt điện. Toàn bộ khu vực quận Liên Chiểu, các khu dân cư ở quận Hải Châu, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà vẫn chưa được đóng điện sinh hoạt. Khu công nghiệp Hòa Khánh và các xã đang bị nước lũ dâng cao như Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Xuân cũng chưa có điện.

Theo điều độ Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đà Nẵng, tối 30-9 mới khôi phục được gần 50% lượng điện tiêu thụ. Nhanh nhất đến chiều nay đường dây trạm 110kV Liên Chiểu mới được khắc phục và sẽ cung cấp điện trở lại cho khu vực Liên Chiểu. Còn những khu vực bị ngập, hiện ngành điện vẫn chờ nước rút để tiến hành đóng điện.

Thông tin liên lạc cũng bị thiệt hại nhiều. Theo Công ty Viễn thông Đà Nẵng, thống kê ban đầu có 3.700 thuê bao điện thoại cố định và 50 trạm BTS điện thoại di động không hoạt động được. Ông Phạm Trung Kiên - giám đốc Công ty Viễn thông Đà Nẵng - cho biết các trạm BTS khắc phục đến ngày 2-10 mới xong, khi đó điện thoại di động mới ổn định trở lại.

C.V.KÌNH - V.HÙNG

Chiều nay thông đường sắt Bắc - Nam

* Cơ bản thông xe quốc lộ 1A

TT (HÀ NỘI, TP.HCM) - Theo ông Nguyễn Hữu Tuyên - trưởng ban kinh doanh vận tải Tổng công ty Đường sắt VN, trong ngày hôm qua vẫn còn nhiều điểm đường sắt bị hư hại tại Huế, Đà Nẵng và Quảng Ngãi chưa thể khắc phục được. Dự kiến chiều nay (1-10) mới có thể thông tuyến đường sắt Thống Nhất.

Cảnh sát giao thông Quảng Nam phân phát mì gói và nước uống cho hành khách bị kẹt lại trên tuyến quốc lộ 1A đoạn thuộc huyện Thăng Bình - Ảnh: Phước Tuần

Trong ngày hôm qua ngành đường sắt phải tổ chức chuyển tải bằng ôtô khoảng 2.000 hành khách trong tổng số 3.000 hành khách bị kẹt tại Huế và Quảng Ngãi. Sáng nay sẽ chuyển tiếp những hành khách cuối cùng.

Ông Tuyên cho biết Tổng công ty đường sắt đang huy động tối đa lực lượng, vật liệu để khắc phục các đoạn bị sự cố. Sau khi thông tuyến đường sắt Bắc - Nam, sẽ có ba đôi tàu Thống Nhất mang số hiệu TN1/2, SE3/4 và SE5/6 xuất phát từ Hà Nội và TP.HCM.

Theo báo cáo nhanh của Cục Đường bộ VN, tính đến trưa 30-9, bão số 9 làm hư hỏng nhiều công trình cầu đường trên một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Tổng thiệt hại ban đầu ước tính 48 tỉ đồng. Phó phòng giao thông (Cục Đường bộ VN) Hoàng Thế Lực - đang chỉ đạo công tác khắc phục cầu đường tại Kontum - cho biết quốc lộ 1 đã cơ bản thông xe nhưng một số nơi ở Quảng Nam và Quảng Ngãi vẫn bị ngập sâu 0,4-0,6m.

Tại Kontum nhiều tuyến đường cũng đang bị ngập sâu, sạt lở gây ách tắc giao thông. Cầu Kon Rẫy trên quốc lộ 24 (Kontum) bị nước lũ cuốn trôi 3/4 nhịp, sập mố. Sau khi thị sát trực tiếp tại hiện trường, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu lực lượng quân đội tạm thời bắc cầu phao để bảo đảm giao thông.

Tại nhánh tây đường Hồ Chí Minh, tình hình giao thông vẫn tê liệt với gần 20 điểm sạt lở taluy. Nhiều đoạn bị đứt hoàn toàn, đặc biệt là tại A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Còn tại nhánh đông đường Hồ Chí Minh vẫn có nhiều vị trí chưa thông đường, khối lượng sụt lở ước tính 25.000m3.

TUẤN PHÙNG - NGỌC HẬU

Website dự báo thời tiết luôn quá tải

TT (Hà Nội) - Trong những ngày xảy ra bão, việc truy cập website của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương rất khó khăn. Nhiều người cho biết việc truy cập thông tin rất chậm, thường bị nghẽn trong khi thông tin dự báo về khí tượng thủy văn được nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm.

Ông Trần Văn Sáp - phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia - thừa nhận việc truy cập chậm, nghẽn mạng thực tế thường xảy ra vào những khi có hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Đây là lỗi kỹ thuật chưa xử lý được. Theo ông Sáp, website của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn được thiết kế phục vụ công tác dự báo thời tiết bình thường hằng ngày. Nhưng những ngày có bão, thiên tai đặc biệt, lượng người truy cập tăng đột biến nên làm quá tải do dung lượng đường truyền còn hạn chế. Hiện nay, Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia đang có dự án để nâng cấp website và cố gắng khắc phục hiện tượng nghẽn mạng trong năm nay.

T.PHÙNG

Khắp nơi ủng hộ đồng bào vùng bão lụt

TT - Chiều 30-9, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 9. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên Văn phòng Trung ương Đảng đã tham gia đóng góp mỗi người ít nhất một ngày lương.

Hội Chữ thập đỏ TP.HCM đã quyên góp được gần 500 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiên tai do cơn bão số 9 gây ra. Trong đó có gia đình chị Võ Thị Tùng Tĩnh (giữa), quận Bình Thạnh, đã đóng góp 10 tấn gạo, 2 tấn mì, 1.000 chai nước tương và 500kg bột nêm trị giá khoảng 100 triệu đồng - Ảnh: THANH ĐẠM

Chiều 30-9, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức quyên góp ủng hộ nhân dân các tỉnh miền Trung và Bắc Tây nguyên khắc phục hậu quả do cơn bão số 9 gây ra. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và toàn thể cán bộ, công chức Văn phòng Chủ tịch nước cũng đã ủng hộ đồng bào bị bão lụt tối thiểu mỗi người một ngày lương.

Trong giờ giải lao của phiên họp thường kỳ Chính phủ sáng 30-9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các phó thủ tướng, các thành viên Chính phủ và các đại biểu dự họp đã đóng góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung và Bắc Tây nguyên.

Đại hội MTTQVN đã công bố quyết định của Ban Cứu trợ trung ương phân bổ 5,6 tỉ đồng từ quỹ cứu trợ cho 12 tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 9. Trong đó các tỉnh, thành phố Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kontum, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng mỗi nơi 700 triệu đồng; Đắc Lắc, Quảng Trị mỗi tỉnh 500 triệu đồng; Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai mỗi tỉnh 300 triệu đồng; Lâm Đồng, Phú Yên mỗi tỉnh 100 triệu đồng.

Sáng nay 1-10, tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, Ủy ban MTTQ - Ban cứu trợ TP.HCM tổ chức phát động đợt vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 9. Trước đó chiều 30-9, các địa phương đã quyên góp trên 3,2 tỉ đồng. Ủy ban MTTQ - Ban cứu trợ TP cũng kêu gọi người dân chung tay chia sẻ nỗi đau thiên tai với đồng bào vùng bão lũ.

Hội Chữ thập đỏ VN đã ra lời kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ, trợ giúp đồng bào miền Trung, Tây nguyên khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.

TTXVN - T.C. - V.V.T.

Bão đánh “bay” tàu nghìn tấn vào... đại lộ

(Dân trí) - Chỉ được 30 phút chống chọi với gió to sóng lớn, chiếc mỏ neo mạn phải cùng 3 tấn xích đứt phựt, chìm vào lòng biển, con tàu Thành An 27 trọng tải hơn 1.000 tấn cùng 7 thuyền viên đành nhắm mắt trôi theo sự cuồng nộ của những con gió.
Khi cơn bão Ketsana (bão số 9) đổ bộ vào Đà Nẵng trưa 29/9, không chỉ có một mình tàu Thành An 27 bị đánh bật lên... đại lộ Nguyễn Tất Thành, gần 20 con tàu khác đang neo ở vịnh Đà Nẵng cũng có số phận tương tự.
Những con tàu tải trọng trên 1 vạn tấn cũng chịu thua sức mạnh của thiên nhiên, phải buông xuôi theo sự điều khiển của cơn bão để cập bến Đà Nẵng theo cái cách mà không ai có thể tưởng tượng nổi.
Thuyền trưởng tàu Thành An 27, Nguyễn Văn Thắng (quê Thái Bình) chưa hết bàng hoàng trước cơn nguy cấp mà cả đời đi biển của anh giờ mới “được” chứng kiến. “Cả 7 anh em chúng tôi neo ngoài vịnh Đà Nẵng, tưởng an toàn nhưng cũng chỉ được một lúc. Đang vật lộn trong bão để gia cố lại tàu thì thấy tàu chợt nghiêng về mạn trái, neo bên phải đứt. Không dám để neo trái một mình chịu đựng sức gió, chúng tôi không còn cách nào khác đành kéo nốt lên mà gồng mình chịu bão… Và cuối cùng, cả con tàu lớn bị đánh dạt lên tận... đường phố”.

Tàu Luks VN09 trọng tải 2.000 tấn là một trong những con tàu đầu tiên "được" bão số 9 đưa vào bờ từ vịnh Đà Nẵng.

Các ngư dân Đã Nẵng đã đi kiếm sống ngay khi bão tan, bên cạnh những con tàu nằm chềnh ềnh gần cửa sông Hàn.

Người dân Đà Nẵng ra xem những con tàu lần đầu tiên xuất hiện trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, điều mà cơn bão Xangsane năm 2006 "chưa" làm được.

Trong số gần 20 con tàu được bão "đưa" vào bờ, có những con tàu tải trọng lên đến 13.000 tấn.
Chiếc chân vịt của những chiếc tàu hàng vạn tấn giờ mắc cạn trên những đám cỏ ven bờ.
Chưa bao giờ, các thuỷ thủ trên tàu Thành An 27 được đặt chân lên bãi cát khi cập bến, bởi với tải trọng cả ngàn tấn, họ chỉ cập bờ khi có những bến tàu đủ độ sâu.

"Nhất thuỷ, nhì hoả"... những con tàu vài nghìn tấn cũng thua sức nước.

Những con tàu mắc cạn như những toà lâu đài ven bờ biển Đà Nẵng...

...lạ lẫm trong ánh đèn của đại lộ Nguyễn Tất Thành.

Người ta chỉ còn nhận ra những tín hiệu tàu "còn sống" nhờ ánh đèn le lói chạy bằng máy nổ.

Những con tàu mắc cạn và các bức tường đổ nát - tác phẩm của cơn "siêu bão" trong năm 2009 này.

Rất nhiều người đi xuống tận mép nước để đi vòng quanh con tàu mắc cạn để hình dung được sức mạnh của cơn bão này.

Thuỷ thủ tàu Thành An 27 ngắm phố phường từ lan can tàu.

Thuỷ thủ các tàu mắc cạn thông tin về gia đình trong ánh đèn vàng của TP Đà Nẵng.

Cầu thang của các con tàu mắc cạn hướng thẳng xuống bãi cát của quận Liên Chiểu.

Vết đánh dấu mực nước của các con tàu được "nghỉ ngơi" trong thời gian sắp tới.
Việt Hưng

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty