TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, October 23, 2010

Từ đáy sông Lam nhìn về đáy Biển Ðông

Về từ đáy sông Lam
http://www.vietnamnet.vn/xahoi/201010/Nhung-nguoi-tro-ve-tu-day-song-943867/


31 năm biệt tin, tìm thấy nhau trên bia mộ đảo xưa

Thursday, October 21, 2010 Bookmark  and Share
'Tôi muốn biết giây phút cuối của người thân tôi'
Hà Giang/Người Việt
WESTMINSTER - Hình ảnh của thân phụ mẫu, và hai đứa em gái, người nào cũng "quần áo ướt nhẹp, đầu tóc ướt nhẹp," đi vô nhà, là hình ảnh đến từ giấc mơ duy nhất, nhưng từ 31 năm qua, đã ám ảnh Phan Nhựt Dũng không rời.
"Nhìn vô cái tên của mẹ là tôi sửng sốt liền, đọc tên đúng, ngày sanh thì trật, mà nơi sanh của mẹ thì đúng, nhưng tự nhiên tôi có cảm giác: đó là mộ của mẹ." Phan Nhựt Dũng chia sẻ với phóng viên Người Việt sau khi tìm được mộ của người mẹ đã mất tích, sau 31 năm. (Hình: Hà Giang/Người Việt)
"Còn nhớ, trong cơn mơ em hỏi, 'ủa sao đi đâu mà người ướt nhẹp hết vậy?' Ðứa em gái út của em nó nói, 'em lạnh quá anh ơi!'"
Anh Phan Nhựt Dũng, nay đã gần 50, rời Việt Nam năm 1978, lưu lạc đến đảo Pulau Bidong, rồi vào Mỹ theo diện tị nạn năm 1979, chia sẻ với nhật báo Người Việt về nỗi niềm của một người "có gia đình bảy người vượt biên bị mất tích."
"Hình ảnh trong cơn mơ diễn đi diễn lại trong đầu tôi, rồi tôi hay tưởng tượng cảnh gia đình bị chết ngộp, cảnh tàu nó chìm xuống, rồi nghĩ, chắc cả gia đình ôm nhau rồi chết ngộp chung luôn với nhau!"
Nói đến đây Dũng nghẹn giọng, quay mặt đi.
"Gia đình tôi thê thảm quá, ra đi rồi đi luôn, biến mất, không ai nghe tin biết tin gì nữa."
Theo lời Dũng, gia đình anh người Việt gốc Hoa, bảy người, gồm ba mẹ, chị gái, hai đứa em gái, hai mẹ con của người chị dâu, rời Việt Nam khoảng tháng 5, tháng 6 năm 1979, trên một chiếc tàu mới do họ và một số người khác bỏ tiền ra đóng, nhưng đến giờ đi thì bị "những cán bộ cộng sản" tráo tàu.
Dũng nói, sau này anh được biết tàu xuất phát từ Bạc Liêu, chở theo 451 người, nhưng ra đi rồi mất tích luôn, không ai nghe được tăm hơi gì cả. Người ta cho rằng "có lẽ tàu cũ quá nên ra khơi đã bị chìm."
Thế rồi, 31 năm sau, anh lại tìm được chút manh mối của gia đình.
Dũng "tình cờ" đọc thấy tin tức liên quan đến gia đình anh qua website www.carinahoang.com, do chị Carina Hoàng, một người gốc Việt hiện đang sống tại Úc, chủ trương.
"Khoảng năm, sáu tháng trước đây, Oanh nhận được một cú phôn từ hai chị em từ bên Mỹ, họ nói đã tìm thấy hình mộ của má trên website của Oanh." Tiếp xúc với nhật báo Người Việt, Carina Oanh Hoàng, người phụ nữ nổi tiếng với những chuyến đi về Indonesia, tìm hàng trăm ngôi mộ thuyền nhân ở những đảo Kuku và Letung, cho biết.
Chị Carina Oanh Hoàng kể rằng, hai chị em của Dũng rất xúc động vì đã bất ngờ tìm được mộ mẹ, và đang thu xếp để đi theo chị trong chuyến đi về Indonesia lần thứ tư, được tổ chức vào tháng 4 năm 2011, cũng vẫn "để giúp đồng hương tìm những nấm mồ hay hài cốt người thân."
Bà Quách Thị Mai, và ông Phan Nhựt Hồ, thân mẫu và thân phụ của anh Phan Nhựt Dũng. Ông bà Mai-Hồ mất tích cách đây hơn 31 năm, giờ đây người thân tìm được mộ trên đảo Kuku. (Hình: Phan Nhựt Dũng cung cấp)
"Lần nào đi, Oanh cũng nói lần này chuyến này là chuyến chót, nhưng Oanh không ngừng được. Hình như có một lý do thiêng liêng nào bắt Oanh phải làm như thế!"
Sự kiện vô tình tìm được tin tức về mộ của mẹ khiến anh Phan Nhật Dũng bắt đầu tin vào đời sống tâm linh, dù trước giờ "không tin gì mấy." Anh nói, chuyện "ba mươi mấy năm mình thắc mắc, mình không thể nào trả lời được về sự mất mát của gia đình," thế mà, giờ đây, "xem như hé ra một câu trả lời."
Dũng cho biết, anh "lang thang" vào trang mạng online của báo Người Việt, rồi từ đó lần ra website của Carina Oanh Hoàng, và "bấm lung tung" sao đó.
Anh kể, ngày khám phá ra mộ mẹ, "cảm giác vẫn bình thường," nhưng tự nhiên vừa nhìn thấy website của Carina, thì tự nhiên thấy người nó làm sao, nó run run kỳ lắm, rồi tự nhiên bật một trang lên, chợt thấy tên mẹ, "Quách thị Mai!"
"Hết biết luôn, không ngờ được ba mươi mấy năm mà còn nhìn thấy được ngôi mộ có tên của mẹ mình. Tôi nghĩ có lẽ suốt đời tôi không bao giờ kiếm được một ngôi mộ của người thân mình đâu!" Dũng nói.
"Nhìn vô cái tên của mẹ, tôi sửng sốt liền, đọc tên đúng, ngày sanh thì trật, mà nơi sanh của mẹ thì đúng, nhưng tự nhiên tôi có cảm giác đó là mộ của mẹ tôi."
Dũng kể.
Dũng bật khóc!
"Hôm đó, ngồi một mình trước màn ảnh, tôi khóc quá trời, khóc ngon lành luôn."
Khóc xong, Dũng lật đật gọi điện thoại cho chị, cho anh, rồi hướng dẫn mọi người lên mạng xem.
Nhưng nhìn thấy mồ của mẹ khiến Dũng "vừa buồn vừa vui, vừa đầy thắc mắc."
"Buồn là vì nếu chỉ có ngôi mộ của mẹ thôi, thì buồn là mẹ phải nằm một mình như vậy trong một rừng sâu lạnh lẽo, không khói hương trong suốt bao nhiêu năm nay."
Còn vui là vì ba anh em Dũng đang cố gắng thu xếp đi với Carina Oanh Hoàng qua đảo Kuku, làm lại mồ mả cho mẹ, hoặc là "bốc mộ mang về chùa để chùa cầu siêu cho mẹ tôi."
Hình ảnh bia mộ mang tên mẹ, Quách Thị Mai, được người đi tảo mộ sơn đỏ, là hình ảnh gần gũi nhất về mẹ mà Dũng có trong lúc này, nhưng lại khiến Dũng đầy thắc mắc.
"Không biết mẹ tôi đã lên đảo Kuku, sống được một thời gian mới chết, hay lên đó là chết luôn, hay người ta vớt được xác rồi đưa vào đảo Kuku chôn?"
"Còn những người kia, ba tôi, chị tôi, mấy đứa em gái, chị dâu, rồi cháu họ, ở đâu?
"Giờ thì coi như tôi nghĩ có lẽ đại khái gia đình đi gần tới bến bờ rồi bị nạn chết chứ không phải là chết giữa biển."
Dũng đưa ra di ảnh và danh sách của những người quá cố, và nói: "Tôi hy vọng bài viết này sẽ tìm được manh mối của vị ân nhân đã chôn mẹ tôi, và nếu vị này còn sống ở đâu đó, tôi sẽ đến gặp để tạ ơn, và biết đâu sẽ từ đó giúp biết tin thêm của gia đình."
Danh sách của gia đình bảy người mà Dũng cung cấp gồm có:
Ông Phan Nhựt Hồ, sinh năm 1935 (cha)
Bà Quách Thi Mai, sinh năm 1938 (mẹ)
Cô Phan Nhựt Mai Anh, sinh năm 1961 (chị gái)
Cô Phan Nhựt Mai Linh, sinh năm 1964 (em gái)
Cô Phan Nhựt Mai Lan, sinh năm 1964 (em gái út).
Bà Trần Thị Ðặng , sinh năm 1957 (bạn gái của anh ruột)
Cháu Phan Trần Quốc Duy, sinh năm 1957 (cháu trai).
Dũng cho biết "ao ước được gặp vị ân nhân vô cùng," vì chỉ có ân nhân nào thực hiện việc chôn cất mới biết rõ được những ngày cuối cùng của mẹ.
"Tôi muốn biết là những người trên đảo chôn mẹ tôi, làm thành cái mả, là do vớt được xác mẹ mà chôn, hay là cứu được mẹ lúc còn sống, lên đảo rồi mẹ mới chết?
Ðó là điều tôi muốn biết vô cùng."
Dũng ngập ngừng một chút, rồi tiếp: "Trong thâm tâm, lúc nào tôi cũng muốn biết giây phút cuối cùng của người thân tôi."
Những thắc mắc 31 năm vẫn cứ theo đuổi Dũng, "không lúc nào yên được!"
"Dù có tìm được manh mối tất cả mọi người trong gia đình hay không, thì việc đã tìm được mộ của mẹ khiến tôi nghĩ rằng vong linh của tất cả gia đình đã siêu thoát, còn ba anh em chúng tôi thì được thanh thản."
Ðã ba mươi mấy năm, còn bao nhiêu gia đình nữa ở cùng hoàn cảnh như gia đình Phan Nhựt Dũng?
Nhiều người cho rằng không ai thực sự có câu trả lời.

"Ấp sung sướng" và "Ấp Văn Hóa" va`"Tiến Sĩ Giám Đốc Sở Văn hóa" !!!

Nửa đêm đột kích 'động quỷ' bằng kìm cộng lực, xà beng
,

Ấp Vĩnh Quy (Vĩnh Trinh, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) từ lâu đã nổi tiếng với biệt danh "ấp sung sướng". Bởi, các cô, các chị và các em ở đây sinh ra và lớn lên rồi sau đó rất nhiều trong số đó mưu sinh bằng nghề "bán trôn nuôi miệng". Tuy không có con số chính thức song có thể nói 90% nguồn thu của ấp là từ hoạt động mại dâm. Để quản lí và công phá được các động quỷ, lực lượng công an ở đây đã ngẫu nhiên trở thành chuyên gia phá dỡ công trình siêu tốc.

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Nghề bán dâm ở ấp Vĩnh Quy (Vĩnh Trinh, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) cứ biến tướng theo từng thời kỳ để lẩn tránh các cơ quan chức năng. Đây là nơi đầu tiên ra đời hình thái "cafê vườn", "cafê võng", "cafê ôm miệt vườn" và cũng là nơi phát hiện trường hợp đầu tiên có HIV của TP.Cần Thơ.

Trên đoạn đường ven sông Cái Sắn dọc ấp Vĩnh Quy dài chưa đầy 1km mà có thời điểm công an xác định được tới 59 tụ điểm, với vài trăm cô gái hoạt động bán dâm, khiến địa bàn rất phức tạp, nhức nhối. Không có con số thống kê chính thức, song có thể nói 90% nguồn thu của ấp này là từ hoạt động mại dâm.

Công an xã đi tuần tra ở ấp Vĩnh Quy.
Lực lượng công an từ thôn ấp đến thành phố đã ra sức triệt phá, song dường như hoạt động mại dâm vẫn ngang nhiên diễn ra. Cả ngày lẫn đêm, gái phấn son đứng tràn ra đường vẫy khách, ngồi lóc nhóc trong những "lô cốt" cafê đèn mờ quay mặt ra đường, quay lưng ra sông.

Danh tiếng ấp Vĩnh Quy mỗi ngày lại lan rộng, dân chơi miệt thứ kéo về càng nhiều và gái bán dâm cũng tụ về từ khắp nơi. Mỗi đêm, công an xã đi kiểm tra, rà soát phát hiện ra cả trăm cô gái không đăng ký tạm trú. Các cô gái đều từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tụ về hoạt động bán dâm.

Đã từng có nhiều cuộc hội thảo, nhiều tổ chức trong và ngoài nước bàn bạc, tìm giải pháp, song đều thất bại. Một tổ chức nước ngoài còn tiến hành dựng hàng loạt biển hiệu vẽ hình bao cao su to tướng kèm theo hướng dẫn sử dụng, khiến người ta gọi con đường qua ấp Vĩnh Quy là "con đường bao cao su". Nhiều cuộc tranh cãi nên để hay bỏ những tấm biển này đã nổ ra, nhưng cuối cùng phía tổ chức nước ngoài đã thắng.

Các tổ chức xã hội còn đưa người xuống ấp Vĩnh Quy, hàng ngày làm mỗi việc đi phát bao cao su miễn phí cho gái mại dâm và khách vãng lai. Tình trạng bán dâm ở đây phức tạp và có bề dày lịch sử đến nỗi, một quan chức khi về tìm hiểu đã đề xuất lập một đề tài nghiên cứu cấp bộ để tìm hướng giải quyết!

Nhiều phương án giải quyết tệ nạn bán dâm ở Vĩnh Quy thất bại, song sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng công an xã trong những năm gần đây lại rất thành công.

Trưởng Công an xã Vĩnh Trinh Hà Thanh Nhật còn khá trẻ, mới 35 tuổi. Là người con của xã, đau đớn nhìn các bà, các chị, rồi các em, các cháu, vừa lớn lên đã kiếm sống bằng nghề bán trôn nuôi miệng anh rất đau lòng. Lên chức trưởng công an, anh ra "nghị quyết" phá bằng được các "động quỷ".

Nhớ lại cuộc triệt phá ổ mại dâm của hai chị em Kim Đồng và Kim Giàng, các đồng chí công an xã vẫn còn ngán ngẩm. Mẹ đẻ của Kim Đồng và Kim Giàng cũng là một gái bán dâm và là một tú bà rất nổi tiếng. Mẹ đi tù vì tội tổ chức bán dâm, hai chị em Đồng và Giàng tiếp quản "động quỷ" thay mẹ, vừa trực tiếp bán dâm vừa tổ chức bán dâm. Sau khi mẹ bị bắt, hai chị em cô này đã cảnh giác hơn và có nhiều kinh nghiệm đối phó với lực lượng công an.
Làm tốt công tác tạm trú tạm vắng sẽ hạn chế được tệ nạn tại địa phương.
Nhiều lần anh em công an theo dõi thấy khách làng chơi đi vào trong nhà, lại có những biểu hiện trao đổi giá cả để bán dâm, thế nhưng, khi đột nhập vào "động quỷ" của hai chị em cô này, thì lại chỉ thấy chúng ngồi trên giường… nói chuyện, với quần áo chỉnh tề. Không chấp nhận thất bại và chịu sự rỉa rói của chúng, cũng như ánh mắt nghi ngờ của nhân dân, các đồng chí công an quyết tâm phải phá ổ bán dâm của chị em Đồng và Giàng bằng được.

Sau nhiều ngày theo dõi, tìm hiểu, vẽ sơ đồ ngôi nhà, các anh nhận thấy rằng, muốn bắt quả tang các đối tượng đang mua bán dâm tại nhà Đồng và Giàng thì lực lượng công an phải vượt qua vô số cửa ải: Đầu tiên phải qua mắt bọn "chim lợn" (bọn bảo kê theo dõi), sau đó vượt qua tường bao quanh nhà, qua cửa chính, cửa phụ của ngôi nhà, mới tới cửa phòng bán dâm.

Với từng ấy cửa ải, để bắt quả tang những kẻ mua bán dâm đang trong hình hài "con nhộng" ít nhất phải mất 3 phút phá cửa. Tuy nhiên, chỉ cần chưa đầy một phút, các đối tượng đã có thể mặc quần áo chỉnh tề, rót nước ngồi uống, phi tang mọi chứng cứ.

Cái "tổ quỷ" này khó tấn công hơn là vì tường bao quanh nhà xây kiên cố, rất cao, chứ như mấy "động" lợp lá dừa nước, tường liếp, các anh chỉ cần lấy đà xông phi một cái chả thủng tường, lao thẳng đến giường của mấy "con nhộng", tóm chúng trong chớp mắt.

Để công phá được các "động quỷ" ở Vĩnh Quy, các đồng chí công an xã trở thành những chuyên gia phá dỡ công trình siêu tốc. Trưởng công an cùng các đồng chí công an viên ngày đêm thực tập… phá cửa nhà mình. Khi khả năng phá cửa đã thành cao thủ, chỉ mất 5 giây, thì bài tập mới cơ bản hoàn thành.

Sau khi đã luyện tập thành thục "nghiệp vụ phá dỡ công trình", các đồng chí công an xã tổ chức mật phục quanh nhà Kim Đồng và Kim Giàng chờ thời cơ. Quanh nhà hai cô này cỏ rậm um tùm, lau lách cao quá đầu, nên các anh ẩn nấp cũng dễ. Chỉ khổ là muỗi đốt sưng chân, sưng mặt mà không dám đập một cái cho sướng tay.

Các đồng chí nằm trong bụi cỏ đến nửa đêm, chờ bọn chim lợn buồn ngủ, mất cảnh giác mới tiến hành đột kích. Lúc 12h đêm, có 3 vị khách bước vào, các em má phấn môi son đon đả ra tiếp. Căn thời gian từ khi khách đi vào đến lúc diễn ra hành động bán dâm, các đồng chí tiếp cận mục tiêu, rồi bất ngờ 4 phía cùng xông lên.

Người khống chế má mì, bảo kê, người dùng kìm cộng lực cắt khóa, người dùng xà beng phá cửa. Chưa đầy 30 giây, các cánh cửa phòng ngủ bị phá tung, cả khách làng chơi và gái bán dâm vẫn trần như nhộng trên giường. Một đồng chí chụp ảnh các đối tượng, một đồng chí lấy lời khai. Xong các thủ tục cần thiết thì đưa các đối tượng về trụ sở công an xã, rồi giao cho công an huyện xử lý.

(Theo VTC)


Trong ấp văn hóa có cả "địa ngục" và xã hội đen
(Dân trí) - Từ thị trấn Đầm Dơi đến ấp Phú Hiệp (xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) đường đi khá thuận lợi vì được trải nhựa, bê tông nối liền. Qua cầu giao thông nông thôn là dòng chữ "Ấp văn hóa Phú Hiệp" rõ to.
 >>  Cháu bé 14 tuổi bị hành hạ như thời trung cổ
Địa ngục ở ấp văn hóa
 
Nhưng chính ở ấp văn hóa Phú Hiệp đang xôn xao vụ hành hạ trẻ em "không thể tưởng tượng được". "Sáng ngày 27/4, vợ chồng ông chủ trại tôm giống Minh Đức đánh đập cháu Hào Anh dữ dội quá. Mấy chị em chúng tôi bàn phải báo chính quyền ấp, chứ họ dữ lắm chẳng ai dám động tới" - bà S ở đối diện trại tôm giống Minh Đức, bức xúc.
 
Lưng Hào Anh với vô số thương tích do bị chủ trại tôm giống Minh Đức hành hạ.
 
Ông Trương Văn Tâm, Bí thư chi bộ ấp Phú Hiệp kể: Khi Công an xã Ngọc Chánh cùng cán bộ ấp Phú Hiệp đến làm việc tại trại tôm giống Minh Đức, vợ chồng chủ trại lớn tiếng "nhà này muốn cho ai ở thì ở, muốn đuổi thì đuổi. Tôi không ký biên bản làm việc (xé bỏ biên bản), tốn vài trăm triệu là xong".
 
Sáng ngày 28/4, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Công an xã Ngọc Chánh tiếp tục cùng cán bộ ấp đến làm việc nhưng cũng bị từ chối, bất hợp tác. Ông Tâm nhớ lại: "Cháu Hào Anh thấy người lạ bỏ chạy nhưng lom khom, nặng nề. Chúng tôi gọi cháu, yêu cầu vợ chồng chủ trại lên tiếng thì cháu Hào Anh mới dám đứng lại".
 
Anh V nhà chỉ cách con hẻm nhỏ với trại tôm giống Minh Đức kể lại: "Nhiều lần, vợ chồng chủ trại tôm giống đánh đập cháu Hào Anh, có lần tưởng chết. Có khi 4, 5 giờ sáng, vợ chồng chủ trại lôi cháu ra đánh, chẳng biết tội lỗi gì. Hết vợ đánh đến chồng đánh, có ngày vài ba lần. Ông Giang không đánh thì bà Thơm mắng là thương nó hả?"
 
Vợ chồng chủ trại tôm giống Minh Đức hành hạ Hào Anh đủ mọi cách: đánh rồi dội nước, nướng sắt đỏ "xâm" vào người, còng tay chân vào sàn nhà, lấy bàn ủi nóng ủi vào lưng, dùng kềm bẻ răng, hớt môi…
 
"Có lần Giang đánh cháu Hào Anh chảy máu, đá văng vô tường cái bụp còn Thơm vội vàng la "kéo bên kia, máu văng dơ hết nhà rồi!" rồi bỏ đi" - một người dân bức xúc.
 
Bóng dáng thế lực đen ở quê
 
Vợ chồng Huỳnh Thanh Giang - Mã Ngọc Thơm bị khởi tố nhưng vẫn còn oang oang giọng giang hồ. Bà K, ở gần trại tôm giống Minh Đức nói: "Bà con chúng tôi đi lên Bệnh viện đa khoa Đầm Dơi thăm, cho chút tiền Hào Anh, khi về tới nhà là bị Thơm đe dọa: "Bà lo cho chồng ra ngoài là buồn cả đám!"
 
Trại tôm giống Minh Đức - nơi địa ngục tuổi thơ của Hào Anh
 
Là người xứ khác đến nhận chuyển nhượng trại tôm giống để làm ăn nhưng suốt 2 năm, vợ chồng Giang - Thơm không quan hệ, giao du với người dân ở đây. Nhưng hễ có chuyện gì không hài lòng thì văng tục, hâm he, cho xã hội đen thanh toán!
 
Hôm trước, có người nói động chút việc con cái, Mã Ngọc Thơm cho 4 tay anh chị xuống hỏi tội nhưng may mắn sự việc được bỏ qua. Người dân ở ấp văn hóa Phú Hiệp nghe đến xã hội đen là ớn lạnh, không ai dám động chủ trại tôm giống Minh Cức.
 
Còn con hẻm riêng của trại tôm giống Minh Đức luôn khóa kín, không cho người lạ vào trại. Khi chúng tôi xin vào gặp, chủ trại tôm giống sai đàn em khóa cửa lại, không cho vô.
 
Một người dân bức xúc: "Mã Ngọc Thơm còn ở ngoài thì người dân không dám tố cáo. Tôi rất bất ngờ, 2 người cùng làm cho trại tôm giống Minh Đức có chứng kiến cảnh hành hạ và 1 người là cháu của chủ trại cũng tham gia đánh Hào Anh vẫn ngoài vòng pháp luật".
 
Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Công an xã Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi) cho biết: "Vợ chồng Mã Ngọc Thơm quen với chuyện chạy chọt rồi. Nhiều lần, tôi được yêu cầu "làm nhẹ nhẹ, sau vụ này cho chút đỉnh". Tôi đều báo cáo thái độ coi thường cán bộ lên Công an huyện Đầm Dơi. Tôi phải làm đúng, làm hết trách nhiệm trong vụ này!"
 
Huyền Trang

"Tôi làm tiến sĩ tốn 17.000 USD!"
"Tôi có học tại trường đại học Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) tại Hoa Kỳ. Trường này tọa lạc tại thành phố New York!".
 >> Làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh

Ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc sở Văn hóa - thông tin và du lịch tỉnh Phú Thọ (nhân vật được đề cập trong bài "Làm tiến sĩ tại Mỹ nhưng không biết tiếng Anh") khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị online chiều 17/6.

Tuy nhiên, khi PV đề nghị muốn xem tấm bằng tiến sĩ của ông thì ông Ân nói "để dịp khác".

Ông Nguyễn Ngọc Ân: "Tôi học trường này là theo kiểu đào tạo từ xa, nên tôi học qua mạng, nộp trả bài cũng qua mạng".

Theo thông tin của một đồng nghiệp được đăng tải trên một tờ báo mạng, chúng tôi dễ dàng tìm được trường đại học Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) mà ông Ân "tu nghiệp". Theo đó, Trường đại học Southern Pacific University nằm trong danh sách 50 trường đại học bị chính quyền bang Hawaii khởi tố, thua kiện và bị đóng cửa. Trường Southern Pacific University đã bị giải thể từ ngày 28/10/2003 theo phán quyết của tòa án Hawaii. Bằng cấp của trường Southern Pacific University không được Mỹ công nhận.

Còn trường đại học Nam Thái Bình Dương với tên chính thức là "The University of South Pacific" của Fiji, một quốc đảo gần Úc, mới là trường thật. Chúng tôi trao đổi với ông Ân về điều này và hỏi ông học ở Fiji hay Mỹ, ông Ân nói: "Có thể chỗ tôi học ở New York chỉ là phân viện của trường Southern Pacific University!".

Thưa ông, ông có thể cho biết chi phí học để lấy bằng tiến sĩ của trường Southern Pacific University hết bao nhiêu?

Chắc cũng tốn hơn chục ngàn USD gì đấy!

Ông có thể nói rõ hơn?

17.000 USD!

Thưa ông, đó là kinh phí của tỉnh Phú Thọ hỗ trợ ông đi đào tạo tiến sĩ?

Không, đó là tiền cá nhân, còn tiền kinh phí hỗ trợ của tỉnh thì tôi chưa lấy, mặc dù tỉnh đã có quyết định rồi!

Khóa học cùng ông có bao nhiêu người Việt Nam học cùng ông, ở Phú Thọ có ai học cùng ông không?

Khoảng chín, mười người gì đó, họ đều ở Hà Nội, Thái Nguyên; còn ở Phú Thọ không có ai.

Ông có thể cho chúng tôi xem giáo trình, đĩa CD của trường phát cho ông để ông tự học?

Như tôi đã nói, tôi học trường này là theo kiểu đào tạo từ xa, nên tôi học qua mạng, nộp trả bài cũng qua mạng.

Vậy ông có thể cung cấp cho chúng tôi trang web của trường đại học của ông không?

Không, tôi không nhớ.

Cảm ơn ông!

Theo Hữu Lực- Hà Tuấn
Sài Gòn Tiếp Thị

Friday, October 22, 2010

Trung Quốc giận dữ vì báo cáo nhân quyền của Mỹ

Báo cáo của Ủy ban Nhân quyền Mỹ cho rằng tình trạng nhân quyền ở Trung Quốc ngày càng tồi tệ trong năm qua đã làm Bắc Kinh thực sự giận dữ.

"Chúng tôi cho rằng Ủy ban này nên chấm dứt việc thông tin về những loại báo cáo như vậy, cũng như chấm dứt hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc" – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc phát biểu hôm 20/10.

Bản báo cáo trên ra ngày 10/10, hai ngày sau khi Lưu Hiểu Ba, một người đang ngồi tù ở Trung Quốc với tội danh "kích động lật đổ chính phủ", được trao giải Nobel Hòa Bình. Trong bản báo cáo này, Ủy ban Nhân quyền Mỹ kêu gọi Trung Quốc thả Lưu Hiểu Ba và các luật sư, các nhà hoạt động về nhân quyền khác.

Cuộc gặp gỡ giữa các quan chức Trung Quốc và Mỹ tổ chức  hôm 21-10 (ảnh: India Times)
Cuộc gặp gỡ giữa các quan chức Trung Quốc và Mỹ tổ chức hôm 21/10 (ảnh: India Times)

Trước đó, khi giải Nobel Hòa bình được công bố, Trung Quốc cũng đã phản đối rất mạnh mẽ, đồng thời còn cho rằng quan hệ giữa nước có hội đồng trao giải – Na Uy và Trung Quốc sẽ bị tổn hại.

Một cuộc gặp gỡ giữa các quan chức cấp cao của Trung Quốc và Mỹ đã được tổ chức vào hôm 21/10 để bàn bạc về việc hợp tác ở các lĩnh vực hành pháp, bảo vệ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, bản báo cáo về nhân quyền này có thể làm gia tăng tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, sau một loạt các hoạt động gần đây như Mỹ bán vũ khi cho Đài Loan, chuyến thăm của Đạt Lai Lạt Ma tới Nhà Trắng và các tranh chấp thương mại.

  • Phương Linh (theo India Times, ABC news)

Lâm Đồng: Hàng trăm dân "màn trời chiếu đất" vì... thủy điện


Hàng trăm người dân lâm vào cảnh "màn trời chiếu đất", hộ may mắn hơn thì được ra..đường ở trên những căn lều tạm. Tình cảnh khó tin này lại đang diễn ra ở xã Đinh Trang Thượng (huyện Di Linh, Lâm Đồng) khi thủy điện Đồng Nai 3 được chặn dòng.
Công trình thủy điện Đồng Nai 3.
 
Dân chìm trong nước do... chặn dòng

Đứng trên gò đất cao với đôi mắt thất thần, nhìn căn nhà phút chốc đã ngập đầy nước, anh Trần Nhất Long nói như mếu: "Nước ngập nhanh quá, cả nhà tôi chỉ kịp chạy thoát thân trong đêm qua đồi dốc bên kia, dự tính tìm được chỗ ở tạm rồi hôm sau quay lại tháo dỡ mái tôn để che tạm nhưng không còn kịp."

Đó cũng là tình cảnh chung của hơn 60 hộ dân với gần 250 người bị mắc lại trên các ốc đảo giữa lòng hồ do "cơn lũ nhân tạo" từ việc chặn dòng của thủy điện Đồng Nai 3, theo thiết kế gồm 2 tổ máy có công suất 180MW với tổng vốn đầu tư 3.598 tỷ đồng.

Chị Nguyễn Thị Huệ cho biết: "Nhà tôi có bốn con heo nái, một con chết vì uống nước lụt và lạnh, còn lại ba con không biết chạy đâu."

Có 311 hộ dân thuộc diện bị giải tỏa khỏi khu vực vốn từ lâu đã là nơi an cư của họ vì tất cả đã chìm trong lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3 khi thủy điện này được xây dựng. Trong số này, có 80 hộ chưa biết đi về đâu khi phải rời khỏi nhà cửa của mình.

Chính vì thế, khi nước dâng lên ngập nhà cửa, hàng trăm con người nơi đây phải dựng lều nay chỗ này, mai chỗ khác. Rơi vào thế quẫn, không chỉ tự dựng lán trại ngay trên quốc lộ 28 mà có 4 hộ dân đã phá rào, bẻ khóa 4 trong 8 căn nhà do chủ đầu tư xây dựng chưa hoàn thiện để vào ở.

Thậm chí, ông Vũ Công Vinh, 58 tuổi, đã dựng căn lều trước trụ sở UBND xã Đinh Trang Thượng để làm nơi ở tạm của 11 người trong gia đình.

Vì đâu nên nỗi?

Trả lời câu hỏi này, ông Tạ Văn Thành - Trưởng Ban đền bù giải phóng mặt bằng huyện Di Linh bức xúc nói, do chủ đầu tư công trình thủy điện Đồng Nai 3 làm việc tắc trách, thiếu trách nhiệm, coi thường cuộc sống của người dân. Trong khi chưa đền bù giải phóng mặt bằng xong, chưa lo được nơi ở mới cho người dân, chủ đầu tư đã chặn dòng khiến cho hàng trăm người đang ở trên núi bỗng dưng lâm vào cảnh ngập lụt giữa lòng hồ.

Điều đáng nói ở đây không phải là thời điểm chặn dòng mà là sự chậm trễ, kéo dài trong công tác đền bù, di dời dân... của chủ đầu tư cũng như các đơn vị liên quan.

Ông Tạ Văn Thành cho biết để việc giải phóng mặt bằng kết thúc đúng tiến độ, đảm bảo lợi ích của các bên theo đúng quy định của Nhà nước, Ban đền bù giải phóng mặt bằng huyện đã liên tục có văn bản đề nghị chủ đầu tư phối hợp giải quyết những vướng mắc, đặc biệt là cung cấp bản đồ đo đạc để xác định chính xác diện tích cần đền bù, giải phóng mặt bằng.

Thế nhưng, Ban quản lý dự án thủy điện 6 rất lơ là việc này, trong khi chủ đầu tư thiếu tinh thần trách nhiệm và thiện chí hợp tác với địa phương trong việc giải phóng mặt bằng.

Con số trên giấy (do Ban quản lý dự án thủy điện 6 thuê một đơn vị dịch vụ của Lâm Đồng đo đạc) để đền bù hoàn toàn khác xa với thực địa nên không thể giải phóng mặt bằng được.

Huyện đã nhiều lần đề nghị Ban quản lý dự án thủy điện 6 chỉnh sửa nhưng việc này được làm rất chậm và phải chỉnh sửa nhiều lần. Vì thế, việc đền bù giải phóng mặt bằng bị giậm chân tại chỗ.

Do chưa được đền bù, thậm chí còn có cả những diện tích chưa được đo đạc đã chìm dưới lòng hồ nên người dân không thể di dời theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Nước hồ đã lên cao và người dân hằng ngày vẫn phải tự bơi thuyền đến những mảnh vườn còn sót lại giữa lòng hồ để sản xuất nông nghiệp. Việc làm này không chỉ mang lại hiệu quả rất thấp mà còn nguy hiểm đến tính mạng.

Ông K'Wẹ, Phó chủ tịch UBND xã Đinh Trang Thượng cho biết: "Người dân ủng hộ chủ trương xây dựng công trình thủy điện này. Tuy nhiên, cách làm tắc trách để dân chịu khổ như hiện nay thì không thể chấp nhận được".

Theo Phan Văn Đông
TTXVN/Vietnam+

Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Myanmar thay đổi quốc kỳ và đổi tên nước thành Cộng Hòa Liên Bang Myanmar

Thứ Năm, 21.10.2010 | 19:56 (GMT + 7)

(LĐO) - Hôm nay (21.10), chính quyền Myanmar đã ra mắt quốc kỳ mới, chỉ 2 tuần trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử ngày 7.11.

  Myanmar ấn định thời hạn tổng tuyển cử vào 7.11

Quốc kỳ mới của Myanmar.
Quốc kỳ mới của Myanmar.

Vào đúng 15 giờ tại trung tâm thành phố Yangon, các quan chức chính phủ Myanmar đã trang trọng tổ chức lễ thay cờ. Quốc kỳ mới của Myanmar có các sọc màu vàng, xanh lá và đỏ nằm ngang cùng một ngôi sao màu trắng ở giữa lá cờ. Việc thay quốc kỳ mới được thông báo trên đài truyền hình quốc gia ngay trước buổi lễ và sau đó được thực hiện trên khắp cả nước. 

Hiến pháp năm 2008 đã thông qua với các biểu tượng mới của quốc gia, bao gồm quốc kỳ mới với các màu vàng, xanh lá cây và đỏ, tượng trưng cho đoàn kết, hòa bình, ổn định, lòng dũng cảm và quyết đoán. Tuy vậy, việc thay đổi quốc kỳ mới vẫn là một điều bất ngờ.

Cuộc tổng tuyển cử ngày 7.11 tới là cuộc bầu cử lần đầu tiên kể từ năm 1990 tại Myanmar.

Quốc kỳ Myanmar giai đoạn 1943 - 1945.

Lá cờ màu vàng, xanh lá và đỏ đã từng được sử dụng trong thời chiếm đóng của quân Nhật những năm 1943-1945,  với biểu tượng trung tâm là một con công đang múa.

Quốc kỳ của Myanmar từ năm 1974 đến tháng 10.2010.
Quốc kỳ của Myanmar từ năm 1974 đến tháng 10.2010.

Lá cờ được thay đổi vào năm 1974 với một nền màu đỏ có một hình chữ nhật màu xanh ở góc trái mang một bánh xe răng và một cây lúa được bao quanh bởi 14 ngôi sao đại diện của 7 khu hành chính  và 7 bang của đất nước.

T.B (Theo AP(

Việt Nam đứng thứ 165 trong danh sách 178 nước về tự do báo chí 2010

Bảng xếp hạng tự do báo chí của tổ chức Nhà báo không biên giới

Tổ chức Nhà Báo Không Biên Giới, RSF, vừa công bố bảng xếp hạng mức tự do báo chí của các nước trên thế giới năm 2010 trong đó Rwanda và Syria vào danh sách 10 nước đàn áp báo chí nhất thế giới cùng Trung Quốc, Bắc Hàn và Miến Điện.
Ở Đông Nam Á, Việt Nam được xếp thứ 165, trên được Lào và Miến Điện.
Tổ chức này cũng nói tự do báo chí tại 10 quốc gia này trong đó có cả Yemen, Sudan, Turkmenistan và Eritrea tiếp tục tồi tệ đi.
Theo danh sách của tổ chức này, Cuba lần đầu tiên không nằm trong số 10 nước này kể từ khi bảng xếp hạng này được đặt ra năm 2002.
Bảng xếp hạng thường niên này đánh giá mức độ tự do báo chí ở 178 quốc gia trên thế giới và năm nay đã ca ngợi 6 nước Bắc Âu: Phần Lan, Iceland, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ, các nước đứng đầu bảng.
Theo phúc trình của RSF thì bốn quốc gia cộng sản tại châu Á là trong số 15 quốc gia xếp hạng thấp nhất trong bảng xếp hạng trong đó Bắc Hàn đứng thứ 177, Trung Quốc thứ 171, Việt Nam thứ 165 và Lào 168.
Internet đóng hay mở?
Tổng thư ký RSF, ông Jean-Francois Julliard nhắc lại kêu gọi Trung Quốc hãy thả người mới được giải thưởng Nobel vì hòa bình, ông Lưu Hiểu Ba, "một biểu tượng của tình trạng đàn áp tự do ngôn luận đang gia tăng tại Trung Quốc".
RSF nói Việt Nam ngăn cản bàn thảo tự do về dự án khai thác bauxite
"Trung Quốc, mặc dù năng động về truyền thông và internet, vẫn ở vị trí thấp vì tình trạng kiểm duyệt và đàn áp không ngừng, đặc biệt tại Tây Tạng và Tân Cương."
Ông Julliard nói thêm rằng "trong khi tại Bắc Hàn là độc đoán như địa ngục" nơi ông Kim Chính Nhất vừa đưa con trai lên nối vị "tình trạng đàn áp đã trở nên mạnh tay hơn".
RSF trong phần về Việt Nam trên Bấm trang web của họ nói về hiện tượng nhà chức trách quy kết rằng một số blogger có âm mưu chống chính quyền để bắt giam những người này.
RSF cho rằng kiểm duyệt được áp dụng để chặn các thảo luận về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Bảng xếp hạng này cũng nhấn mạnh sự khác biệt lớn giữa tự do báo chí tại 4 nền kinh tế lớn trên thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga.
Nhờ có những thay đổi về luật pháp, Brazil lên 12 bậc và ở vị trí thứ 58 trong khi Ấn Độ tụt 17 bậc xuống tứ 122, chủ yếu do tình trạng bạo động dữ dội tại Kashmir.
Còn tại Nga, nước ở vị trí 140, "cơ chế vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ vốn từ xưa đến nay".
Tại các nước Đông Nam Á còn lại, Thái Lan tụt 23 bậc, xuống vị trí thứ 53, trong khi Philippines tụt 34 bậc, xuống vị trí thứ 156.
Các nền dân chủ châu Á như Đài Loan, thứ 11, và Hàn Quốc, thứ 27, được khen về sự tiến bộ trong tự do báo chí.

Bức xúc chuyện giá cả, Vinashin, bôxit


TT - Bên cạnh những vấn đề lớn về kinh tế - xã hội, xây dựng pháp luật, các đại biểu Quốc hội được hỏi đều cho biết họ còn quan tâm đến những vấn đề gây bức xúc trong cử tri, vì chỉ khi giải quyết ổn thỏa những vấn đề này mới làm an lòng dân.
Ông DANH ÚT (đại biểu Kiên Giang):
Người nghèo lo giá cả tăng cao
Bức xúc nhất của tôi là vấn đề quản lý giá, Chính phủ cứ nói quyết tâm hoài mà quản lý chưa được, nhất là các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá quan trọng như: thuốc chữa bệnh, sữa, phân bón, thuốc trừ sâu... Người nông dân, người nghèo họ thấp thỏm, bức xúc lắm, tôi đi tiếp xúc cử tri ở đâu người ta cũng bày tỏ sự lo lắng, bức xúc.
Ông Danh Út - Ảnh: L.KIÊN
Trong bốn năm qua, giá tăng mấy chục phần trăm, chưa nói đến dân nghèo, tôi là cán bộ còn thấy khó khăn, thấy rất lo, lương không thể sống nổi trong điều kiện tăng giá thế này. Bây giờ người ta cứ lấy vàng làm chuẩn cho giá cả. Trước đây đưa vợ 20.000 đồng đi chợ mua thức ăn, giờ chừng ấy tiền đi mua được cái gì? Người nghèo giờ đi khám bệnh rất ớn, kể cả có bảo hiểm y tế, vì bảo hiểm y tế chỉ được cấp những thuốc trong danh mục, còn lại phải mua ở ngoài rất mắc.
Như vậy vai trò của cơ quan quản lý ở đâu? Phải làm thế nào để bảo vệ được quyền lợi cho người nghèo, chứ cứ quản lý kiểu chạy theo doanh nghiệp thế này thì các doanh nghiệp cứ làm giá, thậm chí họ đối phó. Vừa qua những người kinh doanh sữa đối phó liên tục, thậm chí khi Bộ Tài chính ra nghị định, chỉ còn vài chục ngày là có hiệu lực nhưng họ đã chạy thời gian để lên giá bằng được, đây là chuyện không thể chấp nhận.
Quốc hội quyết chỉ số tăng giá 7%, vậy mà các quan chức Chính phủ cứ phát biểu rằng đảm bảo mức 8% là hợp lý. Tôi nghĩ các vị ấy nên cẩn trọng khi phát biểu vì chỉ tiêu Quốc hội giao là chỉ tiêu pháp lệnh, không thể coi thường được.
Ông VŨ QUANG HẢI (đại biểu Hưng Yên):
Chờ đợi người nhận trách nhiệm về vụ Vinashin
Sau khi có kết luận của Bộ Chính trị về Vinashin, tôi đã gửi chất vấn tới tổng Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ hỏi rằng tại sao có tới 11 lần thanh tra, kiểm toán vào mà tình hình Vinashin vẫn như thế? Do năng lực thanh tra, kiểm toán yếu hay có tiêu cực gì ở đây?
Kỳ này Chính phủ có báo cáo riêng gửi Quốc hội về Vinashin, tôi chờ đợi một bản báo cáo đầy đủ và trung thực nhất về tình hình Vinashin, nguyên nhân của sự đổ bể, hậu quả đến mức nào và nhất là ai phải chịu trách nhiệm chính về vụ việc này. Cần phải làm rõ trách nhiệm quản lý và trách nhiệm chính trị của Chính phủ, các bộ ngành liên quan, không thể kết luận chung chung được, phải có cá nhân nhận trách nhiệm chính về việc này.
Ông Vũ Quang Hải  - Ảnh: Đ.NAM
* Ông DƯƠNG TRUNG QUỐC (đại biểu Đồng Nai):
Đề nghị làm rõ vấn đề bôxit
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trả lời báo chí là sẵn sàng đáp ứng các thông tin về tình hình biển Đông cho đại biểu Quốc hội. Tôi nghĩ việc công khai các thông tin như vậy là trách nhiệm của Chính phủ, đó cũng là cách tốt nhất để mọi người dân chia sẻ với Chính phủ về vấn đề này, đặc biệt trong lúc cử tri đang rất quan tâm. Về dự án Luật về biển, Chính phủ cứ nói chuẩn bị chưa xong. Tại sao chuẩn bị bao nhiêu kỳ họp rồi mà vẫn chưa xong? Chính phủ phải đáp ứng yêu cầu của Quốc hội chứ sao lại bảo Quốc hội phải chờ Chính phủ.
Ngay chuyện bôxit cũng vậy, người dân còn băn khoăn thì Nhà nước phải gỡ, một là để cho có thông tin đầy đủ, hai là nghe ý kiến của dân để lọc ra những điều có ích. Tôi vừa viết một lá thư cho Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ vấn đề bôxit. Trong thư tôi có nhắc tới kiến nghị của ông Nguyễn Trung và nói rằng đó là những ý kiến của công dân rất có trách nhiệm. Dân lo lắng điều gì thì Chính phủ, Quốc hội phải làm rõ, vì an lòng dân là quan trọng.
Ông Dương Trung Quốc - Ảnh: L.KIÊN
LÊ KIÊN thực hiện

Thursday, October 21, 2010

Xe công nông chở 20 bao cà phê tươi (nặng khoảng 1,5 tấn) làm sập cầu tải trọng 2,5 tấn

Lâm Đồng: cầu treo mới xây dựng đã sập

TTO - Sáng 21-10, hàng chục nông dân ở thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng không thể đi thu hái cà phê bên kia thị trấn do cầu Cái Bảng (khu phố 4, thị trấn Lộc Thắng) bị sập.

Hiện trường cây cầu treo sập - Ảnh: Nhất Hùng

Tin cho biết khoảng 5g chiều 20-10, khi ông Lê Văn Thảo (khu phố 4) lái xe công nông chở 20 bao cà phê tươi (nặng khoảng 1,5 tấn) qua cầu Cái Bảng thì một dây neo mố cầu bất ngờ đứt khiến cả xe và người lọt xuống đập nước sâu hơn 10m. May mắn ông Thảo chỉ bị xây xát nhẹ và được người dân gần đó đưa lên bờ, còn xe công nông và cà phê hiện vẫn chìm sâu dưới nước.

Theo các cơ quan chức năng  địa phương, cầu Cái Bảng mới được Ban quản lý công trình xây dựng Nhà máy bôxít Tân Rai Lộc Thắng đầu tư xây dựng theo kiểu cầu treo dài gần 100m, rộng 2,1m, tải trọng 2,5 tấn và đưa vào hoạt động gần một tháng qua để người dân địa phương đi vào vùng sản xuất ở xã Lộc Phú với trên 1.000 ha chè, cà phê.

Ông Mai Văn Thành, thị trấn Lộc Thắng, cho biết hiện đang là mùa thu hái cà phê nên người dân gặp rất nhiều khó khăn, bởi muốn vào được vùng sản xuất phải đi vòng qua xã Lộc Ngãi gần 30km nhưng đường rất xấu.

NHẤT HÙNG

Bênh vực dân oan ba công dân bị truy tố sau 8 tháng giam giữ

2010-10-21
Trước nguồn tin nói rằng 3 người đấu tranh cho quyền lợi người lao động đang bị giam giữ và sẽ bị đưa ra tòa vào thời gian tới, chúng tôi hỏi chuyện ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Lợi Người Lao Đông Việt Nam có trụ sở tại Ba Lan

Hình do Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN cung cấp
Anh Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và chị Đỗ Thị Minh Hạnh.

Biệt giam vì đấu tranh cho quyền lợi người lao động?

Trước tiên ông Thành cho biết :
Ông Trần Ngọc Thành :  Thưa quý vị thính giả, trước hết tôi muốn đính chính ở cái tin này để khỏi bất lợi cho những anh em bị bắt, tức là 3 người này không phải là hoạt động công đoàn, mà 3 người này sự thực trước nay họ giúp đỡ người dân oan cũng như nhiều công nhân bị mất quyền lợi ở Việt Nam thôi. Đừng về mặt danh chính ngôn thuận thì họ không ở tổ chức nào cả, anh ạ.
3 người này không phải là hoạt động công đoàn, mà 3 người này sự thực trước nay họ giúp đỡ người dân oan cũng như nhiều công nhân bị mất quyền lợi ở Việt Nam thôi. Đừng về mặt danh chính ngôn thuận thì họ không ở tổ chức nào cả
Ô.Trần Ngọc Thành
Thanh Quang : Thế diễn tiến những hoạt động của 3 người này ra sao khiến họ bị nhà cầm quyền giam giữ khá lâu như vậy, thưa ông?
Ông Trần Ngọc Thành : Thực ra từ trước tới nay chị Đỗ Minh Hạnh, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cũng như anh Đoàn Huy Chương thì những người này rất là quan tâm tới đời sống của những người công nhân cũng như những người nông dân, và họ liên tục từ bao nhiêu năm nay họ theo dõi cuộc sống của những công nhân, của những dân oan để giúp đỡ những người này. Thì trong thời gian vừa qua tất cả những gì không được sự chỉ đạo của nhà nước cộng sản đều bị cho là phản động, đều bị cho là chống phá nhà nước, cho nên trong thời gian vừa qua khi có một số cuộc đình công xảy ra trong nước như cuộc đình công ở công ty Mỹ Phong ở Trà Vinh thì có đến trên 10 ngàn công nhân tham gia, thì chính quyền cộng sản Việt Nam họ nghĩ rằng chị Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và anh Đoàn Huy Chương chỉ đạo cũng như là giúp đỡ những công nhân này, thì từ chỗ nghi ngờ đó mà họ tìm cách bắt 3 người này, cũng như là nghi ngờ những người này tổ chức những cuộc rải truyền đơn để kêu gọi trả quyền lợi cho người công nhân cũng như bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đối với hải đảo Trường Sa - Hoàng Sa. Xuất phát từ những nghi ngờ như thế mà họ huy động lực lượng công an vây bắt những người này.
trong thời gian vừa qua tất cả những gì không được sự chỉ đạo của nhà nước cộng sản đều bị cho là phản động, đều bị cho là chống phá nhà nước
Ô.Trần Ngọc Thành
Trong thời gian Tết thì anh Đoàn Huy Chương bị bắt và sau đó chị Đỗ Thị Minh Hạnh cũng như anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng về quê để thăm gia đình thì công an đã phục tại quê của chị Đỗ Thị Minh Hạnh và bắt hai người. Từ khi bị bắt từ tháng 2 đến nay cả 3 người bị điều tra, đặc biệt là chị Đỗ Thị Minh Hạnh là một người con gái nhưng cũng bị điều tra, không được tiếp xúc với ai cả trong thời gian bị tạm giam. Trong thời giam bị tạm giam thì theo đúng luật thì phải cho người nhà đi thăm cũng như là cho tiếp xúc với bên ngoài, nhưng mà trường hợp 3 người này thì bị công an ở Việt Nam biệt giam từ ngày bị bắt cho tới ngày hôm nay. Và vì không có lý do gì, không có cớ gì để khai thác, cũng như là những người này không hề khai báo cái gì đó nên họ tiếp tục giam như thế. Thì cho đến nay trước dư luận của thế giới thì bắt buộc họ phải xét xử. Và xét xử thì cũng không có lý do gì để buộc tội những người này cả thì họ bị đưa về Trà Vinh, nơi mà trước đây có một cuộc đình công của trên mười ngàn người tham gia, thì họ buộc tội những người này xúi giục công nhân đình công.
Trường hợp 3 người này thì bị công an ở Việt Nam biệt giam từ ngày bị bắt cho tới ngày hôm nay. Và vì không có lý do gì, không có cớ gì để khai thác, cũng như là những người này không hề khai báo cái gì đó nên họ tiếp tục giam như thế.
Ô.Trần Ngọc Thành
Thanh Quang : Chúng tôi liên lạc được với chị Mạnh là vợ của anh Đoàn Huy Chương và được chị cho biết :
Chị Mạnh :  Dạ. Cháu đi thăm ảnh hàng tháng thì thấy ảnh cũng mệt mỏi và ảnh nói chuyến này ra tòa chắc bị đưa đi hơi xa.
Thanh Quang : Thưa chị, tinh thần của anh Chương thì chị thấy như thế nào? Có ổn định hay không?
Chị Mạnh : Dạ. Thấy ảnh nói chuyện với hai đứa con thì thấy ảnh cũng buồn buồn, thấy tội nghiệp lắm.
Thanh Quang : Thưa chị, chị có thể cho biết nguồn tin nói rằng ảnh sắp ra tòa thì chính xác là ngày nào ạ?
Chị Mạnh : Dạ ngày 26, 27 ra tòa. Dạ nó xử tới hai ngày lận. Nó xử tại quê, tại ....................
Thanh Quang : Thưa, anh Chương có cho biết là chị Đỗ Thị Minh Hạnh và anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng có bị xử chung với anh Chương hay không ạ?
Chị Mạnh : Dạ cái đó thì cháu cũng không biết. Chắc có lẽ cũng xử chung hết mà.
Thanh Quang : Thế họ buộc anh Chương về tội gì, thưa chị?
Chị Mạnh : Dạ bây giờ thì không có nghe nói gì hết trơn, không biết gì, tại vì  hỏi mà không nghe nói gì hết trơn. Có mình anh Chương thì không có thông báo còn mấy người kia thì có thông báo hết trơn rồi. Có mình anh Chương hổng có báo gì hết. Chờ khi ra tòa có báo không cũng không biết nữa.
Thanh Quang : Gia đình có nhờ luật sư để bào chữa cho anh Chương hay không?
Chị Mạnh : Dạ mình cháu làm nuôi hai đứa con làm sao có khả năng đâu mà nhờ luật sư được chú!
Thanh Quang : Xin cảm ơn chị đã cho chúng tôi thông tin về tình trạng của anh Đoàn Huy Chương
Chị Mạnh : Dạ, chào chú.

Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn: Lũ lớn có liên quan đến thủy điện


- Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn, nguyên Bí thư tỉnh Hà Tĩnh nhận định, ngoài mưa lớn, lũ lụt miền Trung có nguyên nhân từ các công trình thủy điện và giao thông.

>> Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: 'Lũ lớn không liên quan đến thủy điện'
>> Bộ trưởng Công Thương: 'Không nên đổ hết lỗi cho thủy điện'
>> Thủy điện xả lũ: Đề xuất lập ủy ban điều tra
>> Thủ tướng yêu cầu rà soát quy hoạch thủy điện

Thiếu quy hoạch

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Trần Đình Đàn khẳng định:

Thiệt hại nặng nề ở miền Trung một mặt do mưa lớn, một mặt do các công trình thủy điện, giao thông làm biến đổi dòng chảy tự nhiên, chậm thoát nước ra biển.

Mô tả ảnh.
Chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đàn: Công trình thủy điện, giao thông làm biến đổi dòng chảy tự nhiên.
Sau khi hình thành đường Hồ Chí Minh và một số tuyến đường dọc theo khu vực miền núi của Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, việc thoát nước từ trên rừng xuống mất tính tự nhiên.

Hiện quốc lộ 1 nằm giữa vùng giữa đồng bằng và biển được nâng cao, một số tuyến sông làm đê rất cao. Do đó, nước trên đại ngàn chảy xuống bị chặn và không đủ khẩu độ cho nước chảy ra biển.

Trong quá trình làm hồ đập thủy điện, do không có quy hoạch từ trước nên thấy chỗ nào có điều kiện là địa phương giao chủ đầu tư. Làm thủy điện, người ta lại chặt cây, mở đường rộng ra hàng trăm mét dọc đường đó... Việc này do quy hoạch làm hồ đập thủy điện không được chu đáo.

Có những nơi, tỉnh cho diện tích khoảng 200 ha gồm cả đường lẫn khu vực thi công nhưng doanh nghiệp chặt cây lên đến 300 ha. Vùng đó sẽ mất đi các cây cổ thụ, cây lớn - điều kiện để bảo vệ khu rừng đó khỏi nước lũ.

Trong trận lũ quét năm 2002, lúc đó tôi đang làm Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, tôi chứng kiến nhiều đoạn ngập là do đường Hồ Chí Minh và sau đó đã đề nghị Bộ Giao thông cho mở khẩu độ một số cống. Nhưng có những nơi mở rồi mà lũ lụt sau đó vẫn tràn và xé luôn cống, chứng tỏ là do quy hoạch giao thông của mình.

Mà không phải chỉ do đường Hồ Chí Minh đâu mà có những tuyến nối từ khu vực này sang khu vực kia, sau khi có đường Hồ Chí Minh lại thêm một chuyện là ngăn dòng chảy tự nhiên tiếp. Phải thiết lập quy hoạch của khu dân cư, những chỗ không an toàn thì không nên để dân cư ở đó nữa.

Tóm lại, thiên tai là do mưa lớn nhưng việc làm thủy điện, rồi làm đường giao thông không lường hết được. Trong đó, có nguyên nhân từ phía quy hoạch.

Năm ngoái, khi xảy ra trận lũ tại Phú Yên, nhiều ĐBQH đã chỉ ra nguyên nhân do thủy điện và đề xuất lập ủy ban điều tra. Nhưng Chính phủ vẫn giữ quan điểm rằng thủy điện không có lỗi. Vậy theo ông, sau sự cố lần này, QH có nên mời một cơ quan độc lập để phân tích ngã ngũ nguyên nhân do đâu không?

- Tôi không phải là người chuyên về thủy điện và giao thông nhưng là người mắt thấy tai nghe. Khi nước không chảy được theo quy luật tự nhiên, tôi nghĩ rằng thủy điện là lý do. Tôi lâu nay không về được, nhưng đã có 20 năm đứng ra chủ trì tham gia chống lũ lụt.

Sáng ngày 16/10, đập Khe mơ ở huyện Hương Sơn đã bị vỡ. Ảnh: tamnhin.net
Sáng 16/10, đập Khe Mơ (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) bị vỡ, làm hàng ngàn hộ dân bị ngập trong nước. Ảnh: Thanh Niên

Đập hồ Kẻ Gỗ có dung tích 320 triệu m3 nước, làm từ năm 1976 nhưng do nằm trên độ cao 32m so với mực nước biển nên nếu bị vỡ, cả thành phố Hà Tĩnh sẽ ngập trong biển nước... Khi nước xả như vậy gắn với nước đại ngàn đổ xuống sẽ bị các tuyến đường quốc lộ 1 nâng cao với các tuyến đê ở các vùng ven biển cũng nâng cao, nên nó không chảy được theo quy luật tự nhiên.

Nhà nước đã phải gia cố bằng việc làm thân đập tràn, làm thêm cánh cửa xả lũ. Vừa rồi, khi xả nước nhiều ngày liền, thành phố Hà Tĩnh chìm trong nước.

"Lũ lớn là bất thường, không phụ thuộc vào nhà máy thủy điện.

Bộ NN&PTNT đã có đoàn kiểm tra, xác định hồ A Vương xả đúng quy trình... Không một nhà máy thủy điện nào lại cắt được hết lũ trên đời này. Nó chỉ làm đúng chức năng, nhiệm vụ của nó thôi, còn hơn là không có nó.

Làm nhà máy thủy điện nào cũng có quy hoạch, cấp trung ương và địa phương".

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trả lời báo giới tháng 11/2009, sau khi lũ lớn làm chết 173 người ở Phú Yên.

Với dự án đập Hố Hô ở huyện Hương Khê, nếu mưa lớn, nước tràn đập, cây ở trên ngàn đổ xuống cũng chặn luôn bờ đập nên bộ đội biên phòng vừa phải lấy kích mở cống vừa phải lấy bớt cây nằm trên mặt hồ. Ở công trình thủy điện này, lúc mất điện, cánh cổng xả lũ không mở nổi. Đó là có yếu tố về con người trong việc quy hoạch.

Với dự án đập Hồ Hô hôm trước hay thủy điện của Hương Sơn nếu hồ đó mà lở thì thiệt hại không thể lường được, không những thiệt hại về tài sản lớn gấp trăm lần mà nếu nó vỡ đập còn chết hàng nghìn người, có khi là cả xã trôi.

Do vậy, Chính phủ và địa phương nên nghiên cứu cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Với những việc đang làm dở đã có quyết định cấp rồi nhưng cần thiết thì phải dừng và nên có giám sát những loại công trình như thế này.

Khuyết điểm của tôi khi làm Chủ tịch

Rõ ràng nếu không được sự đồng ý của địa phương thì không thể xây công trình thủy điện. Vậy theo ông, xảy ra lũ lớn, trách nhiệm của các lãnh đạo địa phương đến đâu?

- Việc này nếu mà nói thì tôi cũng có khuyết điểm vì lúc đó tôi đang làm Chủ tịch tỉnh. Bấy giờ tỉnh còn nghèo, người ta vào đầu tư để có nhà máy phát điện thông qua thủy điện, có hồ chứa nước để dân vùng đó có nước tưới, sinh hoạt. Ai cũng mong muốn.

Nhưng phải rút kinh nghiệm về vai trò quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương. Phải tính đến sự an toàn, vấn đề môi trường và hiệu quả kinh tế xã hội đối với dân sinh, an sinh...

Từng làm lãnh đạo ở Hà Tĩnh, đến nay, theo ông cần áp dụng giải pháp nào để hạn chế thiệt hại bão lũ do các công trình thủy điện, giao thông gây ra?

- Cần đề nghị Chính phủ phải có đợt tổng kiểm tra rà soát lại quy hoạch, Quốc hội sẽ phải tiếp tục giám sát. Có những việc bây giờ phải sửa. Nhiều hồ đập mặc dù đã cho phép đầu tư rồi nhưng thấy không ổn vì nằm trên độ cao mấy trăm mét mà dân ở dưới kênh đập thì phải xem xét giữa lợi ích của hồ đập đó khi có nguồn diện tích nước đến an toàn cho dân để cân nhắc chọn lựa.

Mô tả ảnh.
Anh Nguyễn Văn Sáng (xóm 6, xã Phú Phong, huyện Hương Khê) chỉ kịp nhờ người đưa vợ và hai con gái đi lánh nạn, còn mình ở lại trong ngôi nhà ngập sâu. Ảnh: Phi Long

Ngoài ra, cần thiết phải mở khẩu độ của tuyến đường Hồ Chí Minh đi dọc theo triền núi từ Thanh Hóa đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và dọc theo các tỉnh liên quan, để làm cho dòng chảy được tự nhiên. Bây giờ trên miền núi độ cao cách 700 - 800m so với mực nước biển mà vẫn bị ngập sâu, nước đến nóc nhà là do dòng chặn của nước.

Những dự án như đập Hố Hô, thủy điện Hương Sơn nếu bị lở thì thiệt hại không thể lường trước được. Theo tôi, có những công trình đã làm dở hoặc có quyết định làm rồi nhưng cần thiết thì phải dừng, không thể làm bằng mọi giá. Như đập Hố Hô, vừa rồi mà lở thì hàng chục xã của Hương Khê và một phần của Quảng Bình sẽ trôi hết. Nhưng may mắn là đã được mà bộ đội biên phòng ra ứng cứu kịp thời.

Với thiên tai, nhất hỏa nhì thủy không ai lường được đâu. Bây giờ phải kiểm tra lại và làm cái quy hoạch cho trọn vẹn. Đáng phát triển thủy điện đến đâu, đáng mở giao thông đến đâu, phải tính cho thật kỹ.

  • Lan Anh ghi

Wednesday, October 20, 2010

"Chiếc xe đang ở giữa dòng xoáy lớn, gần khu vực núi Quyết (Nghệ An), cách địa điểm gặp nạn khoảng 5km".

Nhờ nhà ngoại cảm Bích Hằng tìm nạn nhân
,
- "Ngoài việc huy động tối đa tất cả lực lượng, phương tiện tìm kiếm, tôi cũng đã gọi điện để nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trợ giúp. Phải khẩn trương, nếu không, tất cả nạn nhân sẽ bị cuốn ra biển, lúc đó, việc vớt được thi thể là rất khó".

>> Những hình ảnh nhức nhối tâm can
>>Hãy ủng hộ đồng bào miền Trung vượt qua hoạn nạn


Vô vọng giữa biển nước
12 giờ trưa ngày 18/10, chúng tôi ngược nguồn từ tâm lũ Hương Khê trở về huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) sau khi nhận được thông tin: một chiếc xe chở khách bị lũ cuốn trôi; 18 người may mắn thoát nạn, 19 người hiện đang bị chôn vùi giữa dòng nước cuồn cuộn chảy xiết.
Cả một khúc sông Lam khu vực xã Xuân Hồng đặc quánh người. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của tỉnh Hà Tĩnh và Quân khu 4 được huy động. Xe lội nước đặc chủng, ca nô mã lực lớn cùng với máy dò mìn được huy động tới hiện trường.
Đích thân Đại tá Nguyễn Hữu Truyền -Phó tham mưu trưởng Quân khu 4 trực tiếp chỉ huy đội tìm kiếm cứu nạn cứu hộ. Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cũng đội mưa ra chỉ đạo đội tìm kiếm cứu nạn và động viên thân nhân của những nạn nhân xấu số bị nước lũ cuốn trôi.

Mô tả ảnh.
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khẩn trương tìm kiếm nạn nhân mất tích.
1 giờ. Mưa trắng trời. Nước sông Lam đỏ au, cuồn cuộn chảy xiết, cuốn phăng tất cả. Chiếc ca nô 85 mã lực cắt sóng lao ra giữa nước lũ, bắt đầu công tác tìm kiếm. 4 chiếc ca nô do Quân khu 4 điều động tới di chuyển theo 4 hướng khác nhau, khi có thông tin nào khả nghi thì vội vàng báo về cho lực lượng chỉ huy.
Tất cả những khu vực nghi ngờ chiếc xe gặp nạn đang mắc kẹt được đánh dấu, ca nô bắt đầu quần nát những địa điểm đó. Gặp những chỗ nước xoáy, chiếc ca nô bị hút vào, tưởng như sắp lật úp. Các chiến sỹ vẫn không hề nao núng, mắt dõi theo những vật khả nghi bị sóng đánh tung lên trên mặt nước.

Mô tả ảnh.
Những địa điểm nghi ngờ đều được quần nát.
Sau hơn 1 tiếng đồng hồ vật lộn với biển nước mênh mông và những dòng nước chảy xiết, thông tin về địa điểm và vị trí chiếc xe lâm nạn vẫn đang là một bí ẩn. Máy dò mìn thi thoảng phát lên tín hiệu nhưng khi lực lượng cho kiểm tra lại, đó chỉ là một thanh sắt bị nước lũ cuốn về từ thượng nguồn.
15 giờ, mọi người đi trên ca nô cứu hộ đang khá mệt mỏi vì khát và đói thì ngay phía trước, có một vật đen thẫm nổi lên. Chiếc ca nô vội xé toang dòng nước lũ, lao đến và áp sát. Đúng ngay dòng xoáy, chiếc ca tròng trành rồi lảo đảo, vật đen thẫm kia cũng bị nước đánh chìm. Hi vọng về địa điểm của chiếc ô tô lâm nạn cùng vớ 19 hành khách lại được nhen nhóm.

Mô tả ảnh.
Xe lội nước đặc chủng được điều động từ Quân khu 4.

Dây thừng, móc câu, máy dò mìn được thả xuống. Không có tìn hiệu từ máy dò mìn. Ánh mắt các chiến sỹ chùng xuống khi kéo lên xác một con bò bị lũ đánh dạt về.
Đến 16 giờ 20 phút, trước mặt đoàn cứu hộ, xuất hiện một lớp dầu loang ùn từ dưới nước lên. Thông tin ngay lập tức được báo về cho Đại tá Nguyễn Hữu Truyền. Lập tức, cả 4 chiếc ca nô trên sông Lam được huy động đến khu vực có vết dầu loang. Khả năng chiếc xe gặp nạn đang mắc kẹt ở đây lại được nhen nhóm hơn bao giờ hết khi vết dầu ngày càng loang rộng.

Mô tả ảnh.
Thêm một tia hy vọng khi đội cứu nạn phát hiện khu vực nghi ngờ chiếc xe gặp nạn đang mắc ở đây.
Máy dò mìn vẫn không phát ra tín hiệu. 4 chiếc ca nô lại mở rộng bán kính tìm kiếm, xoay quanh vết dầu loang trên sông Lam. Thông tin về chiếc xe gặp nạn vẫn là một ẩn số.
18 giờ, trời tối sầm. Nước trên thượng nguồn đổ về càng lúc càng lớn. Cả 4 chiếc ca nô vẫn mò mẫm giữa biển nước mênh mông.
19 giờ, sau hơn 9 tiếng đồng hồ tìm kiếm tích cực mà vẫn không có kết quả, Đại tá Thường - Chỉ huy trưởng bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh phải nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng để xác định vị trí và địa điểm chiếc xe gặp nạn đang bị lũ cuốn trôi.
Thông tin nhận được chỉ là: "Chiếc xe đang ở giữa dòng xoáy lớn, gần khu vực núi Quyết (Nghệ An), cách địa điểm gặp nạn khoảng 5km".

Mô tả ảnh.
Sau khi có thông tin từ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, rằng xe đang ở khu vực cách cầu Bến Thủy 1km, toàn bộ lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã được điều động đến đây.

Toàn bộ chiến sỹ lại được huy động đến địa điểm này. Trời tối, lũ đang lên, biết là sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng nhưng lực lượng tìm kiếm cứu hộ vẫn băng ra giữa dòng nước chảy xiết. Chẳng thấy gì ngoài những cơn gào thét man dại của dòng nước lũ.
20 giờ, một cuộc hội ý gấp giữa Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh - ông Nguyễn Nhật, Chỉ huy trưởng Biên phòng Hà Tĩnh - Đại tá Nguyễn Trọng Thường và Đại tá Nguyễn Hữu Truyền - Phó tham mưu trưởng Quân khu 4 diễn ra. Để đảm bảo tính mạng cho đoàn tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, buộc phải tạm dừng việc điều động ca nô ra sông.
22 giờ, khu vực xẩy ra vụ tai nạn thương tâm vẫn đen kịt người. Những tiếng nấc nghẹn ngào làm tắc nghẽn cả một khúc sông.
Nếu không khẩn trương, 19 người sẽ bị cuốn ra biển
Ngay từ tờ mờ sáng 19/10, toàn bộ lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ đã có mặt tại Nghi Xuân để tiếp tục tìm kiếm người bị mất tích. Xe lội nước đặc dụng cùng với toàn bộ ngư dân ven sông Lam với thuyền chài được huy động. Mỗi khi có thông tin từ người dân, đoàn cứu hộ lại đổ xô về địa điểm nghi vấn.
10h sáng, tổ công nhân trên xà lan sát chân cầu dẫn của Cty 479 trên sông Lam bỗng dưng phát ra một tiếng động mạnh như có một khối sắt tông vào phần xà lan nằm dưới nước. Nghi có thể là xác chiếc xe khách dạt vào nên tất cả lực lượng cứu nạn đã được huy động.
Khu vực này là nơi hội tụ của rất nhiều dòng xoáy, phía dưới nước có rất nhiều kim loại và dây chằng. Nếu dùng thiết bị rà tìm thì sẽ bị nhiễm từ gây nhiễu. Nhiều thợ lặn giỏi đã được huy động đến nhưng không ai dám xuống vì nước quá xoáy. Lực lượng chức năng vẫn đang tìm phương án để tiếp cận.
Phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh - ông Nguyễn Nhật đang cùng với lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Địa điểm xẩy ra va đập của chiếc xà lan. Lực lượng cứu hộ đã được huy động, nhiều thợ lặn giỏi đã được điều động nhưng không thể xuống được vì nước quá xoáy.

Đại tá Nguyễn Trọng Thường buồn rười rượi: "Từ sáng đến giờ, anh em đã vất vả lắm rồi nhưng vẫn tìm thêm được manh mối nào. Ngoài việc huy động tối đa tất cả lực lượng, phương tiện tìm kiếm, tôi cũng đã gọi điện để nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trợ giúp. Phải khẩn trương, nếu không, tất cả nạn nhân sẽ bị cuốn ra biển, lúc đó, việc vớt được thi thể là rất khó".
Được biết, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã nhận định rằng, hiện chiếc xe gặp nạn đang ở cách cầu Bến Thủy 1km. Khu vực này nước chảy rất xiết, lại xuất hiện nhiều vùng xoáy. Ca nô cứu hộ vẫn đang tỏa đi các hướng để tìm kiếm nạn nhân mất tích.
Cuối buổi chiều ngày 19/10, một cuộc họp diễn ra giữa các cơ quan chức năng để tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn trong ngày mai. Dự kiến, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ sẽ tập trung rà soát từ khu vực cảng cá Xuân Hải trở lên cầu Bến Thủy.
Tỉnh Hà Tĩnh sẽ huy động thêm nhiều tàu lớn của lực lượng Cảnh sát biển để chốt giữ khu vực giáp ranh giữa sông và biển, kịp thời phát hiện thi thể khi trôi ra biển.
  • Hoàng Sang - Quốc Huy - Duy Tuấn - Kiều Anh
  • Tuesday, October 19, 2010

    18/10 22:30 : Blogger Điếu Cày chưa được trả tự do nhưng blogger Anh Ba Sài Gòn (anhbasg) đã bị bắt

    Blogger 'Anh Ba Sài Gòn' bị bắt giam

    Blogger Điếu Cày

    Blogger Điếu Cày đáng ra được trả tự do trong ngày 19/10

    Nguồn tin từ các nhà báo tự do và blogger cho hay blogger Anh Ba Sài Gòn (anhbasg) đã bị bắt trong lúc blogger Điếu Cày chưa được trả tự do như người ta chờ đợi.

    Blogger Anh Ba Sài Gòn, tức luật sư Phan Thanh Hải, bị đưa đi vào lúc khoảng 22:30 hôm 18/10 sau khi công an khám xét nhà ông trong vài giờ, theo lời bạn hữu.

    Blogger Điếu Cày, tên thật là Nguyễn Văn Hải và cũng nằm trong Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do như Anh Ba Sài Gòn, mãn hạn tù giam hai năm rưỡi trong ngày 19/10 nhưng cho tới 20:00 trong ngày vẫn chưa được trả tự do.

    Người nhà ông được trích lời nói ông có thể được trả tự do vào ngày mai nhưng cũng có tin nói có khả năng ông còn bị truy tố vì tội danh khác nữa.

    Ông Uyên Vũ, một thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do nói về vụ bắt blogger Anh Ba Sài Gòn:

    Thực sự giới blogger tụi tôi luôn luôn nằm ở trong vòng được kiểm soát.

    Nhà báo tự do Uyên Vũ

    "Tôi có được biết là có lệnh tạm giam bốn tháng và cái lý do là, tôi cũng chỉ nghe gia đình kể lại thôi, đăng thông tin sai sự thật."

    Nhà báo tự do Uyên Vũ cũng nói rằng vợ của blogger Anh Ba Sài Gòn, hiện đang có thai bẩy tháng rưỡi và có hai con đang đi học phổ thông, ở trong tình trạng "hoảng loạn" khi chồng bị bắt.

    'Đe dọa'

    Trong khi đó Blogger Điếu Cày hiện vẫn bị giam ở trại giam tại Xuân Lộc nhưng con trai ông đã được cho vào tiếp xúc với ông trong ngày hôm nay.

    Bản thân ông Uyên Vũ nói ở nhà ông cũng có chốt canh giữ của cảnh sát.

    Ông nói: "Từ nguyên ngày hôm qua tới ngày hôm nay, tôi thì thực ra ...đang bị đau thì cũng không ra khỏi nhà, nhưng ở gia đình có nói lại họ có đóng một chốt ở nhà tôi,... lúc nào cũng có năm, sáu người.

    "Hiện tại bây giờ vẫn có người đang đứng canh.

    "Thực sự giới blogger tụi tôi luôn luôn nằm ở trong vòng được kiểm soát.

    "Còn chuyện bị sách nhiễu, đe dọa thì nó cũng thường lắm.

    "Cách đây khoảng một tháng tôi còn nhận được cả một cuộc gọi hỏi là muốn chết kiểu nào, đủ thứ...

    "Chuyện đe dọa với giới blogger khá là phố biến."

    Một số blogger ở Việt Nam đã dự định dùng ngày 19/10, ngày mà họ chờ đợi blogger Điếu Cày được trả tự do, làm Ngày Blogger Việt Nam.

    Đội mũ cối làm mất oai phong

    Hà Nội

    CSGT không sử dụng mũ cối: Một thử nghiệm... lãng phí

    Thứ Ba, 19.10.2010 | 07:59 (GMT + 7)

    (LĐ) - Đúng như nhận định của PV Báo Lao Động, việc áp dụng đội mũ cối cho lực lượng CSGT là không cần thiết (áp dụng từ 20.4.2010 ), bởi lẽ, khi đội mũ này vừa gây khó cho cán bộ, chiến sĩ xử lý vi phạm Luật Giao thông, vừa không tạo được cái uy của CS. Và từ 1.10, Phòng CSGT đã chỉ đạo cán bộ, chiến sĩ không sử dụng loại mũ này.

    Từ tháng 4.2010, lực lượng CSGT CAHN và CSGT CA các huyện chính thức sử dụng loại mũ cối cứng, màu vàng gắn công an hiệu thay cho loại mũ kepi. Và Báo Lao Động đã có bài "CSGT sử dụng mũ cối: Khó cho thực thi nhiệm vụ". Ngay khi báo ra, tiếp xúc với chúng tôi, nhiều cán bộ, chiến sĩ CSGT khá đồng tình với phản ánh những bất cập với loại mũ này trong bài báo, nhưng cũng có một số ý kiến khác lại cho rằng, mũ chống được nắng, mưa, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ.

    Vậy mà, cái gọi là đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ ấy cũng chỉ kéo dài được đúng 6 tháng (mũ cối tạm được cất vào kho, không đội từ 1.10.2010).

    Qua khảo sát của chúng tôi, để thay đổi loại mũ này thì việc chi phí là không nhỏ, bởi lẽ, quân số của lực lượng CSGT khá lớn (hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ).

    Lý giải về việc sắm mũ, Phòng CSGT cũng thừa nhận không thể "tự quyết" vấn đề trang bị mũ cối loại này.

    CSGT đội mũ kepi trở lại từ  1.10.
    CSGT đội mũ kepi trở lại từ 1.10.

    Và ngay trong ngày đầu triển khai loại mũ cối này, hàng loạt những vấn đề đã xảy ra như CSGT truy đuổi người vi phạm Luật Giao thông thì mũ rơi do quai đeo không vừa mặt với nhiều cán bộ, chiến sĩ khi làm nhiệm vụ. Thậm chí, nếu phải đuổi thì vừa ôm mũ vừa đuổi. Chưa kể đến, khi điều khiển xe máy ra chốt, cán bộ, chiến sĩ CSGT phải treo quá nhiều loại mũ trên cùng một xe (4 mũ). Đặc biệt, loại mũ cối này không tạo được cái uy, sự trấn áp với tội phạm hoặc người vi phạm Luật Giao thông.

    Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều người tham gia giao thông thẳng thắn, việc thí điểm áp dụng loại mũ cối cho CSGT ngay từ đầu đã không được sự đồng tình của dư luận cũng như nội bộ CSGT. Tuy nhiên, việc này vẫn triển khai.

    Bác Nguyễn Thiếp ở Hà Đông cho biết, nhiều CSGT đội mũ kepi hoặc mũ bảo hiểm của ngành trông họ rất oai. Chứ đội cái mũ cối trông họ mất đi sự oai phong cần thiết. Còn chị Hoàng Lan ở Mai Dịch lại cho rằng, một trong những nhiệm vụ của CSGT là xử lý người vi phạm Luật Giao thông, do đó, mỗi khi quyết định đến sắc phục, trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, ngành CA phải nghiên cứu rất kỹ. Đặc biệt, khi thấy trang phục của CS, tội phạm, người vi phạm giao thông phải thấy... sợ và nể phục. "Trang bị kiểu mũ cối như vừa qua là khó có thể chấp nhận, gây lãng phí đến tiền của Nhà nước" - chị Lan nói.

    Dư luận cho rằng, việc Phòng CSGT CAHN không cho cán bộ, chiến sĩ CSGT đội loại mũ cối nữa là việc làm cần thiết.

    Quang Hiệu

    Thuyết nhân quả trớ trêu

    TTO - Vào Tuổi Trẻ Online, tôi cứ mãi bị ám ảnh bởi hai bức ảnh, đều được chụp từ những ô ngói được dở ra. Một tấm chụp đôi bàn tay trẻ thơ vẫy kêu cứu, đầy hy vọng trông chờ. Tấm ảnh kia chụp đôi mắt của 2 người già nua, mệt mỏi và tuyệt vọng.

    Những đôi mắt lo lắng, khắc khoải dưới mái ngói chờ lực lượng chức năng đến cứu (ảnh chụp tại huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh ngày 17-10) - Ảnh: Văn Định 

    Hai tấm ảnh gợi nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc

    Lũ lụt ở miền Trung gần đây hình như không còn là lũ lụt thông thường nữa mà đã thực sự là những cơn đại hồng thuỷ. Con người đang co rúm lại dưới sự thịnh nộ cực độ của thiên nhiên.

    Sau trận lũ kinh hoàng năm 2009, nhiều nhà dân ở bờ bắc sông Thạch Hãn bỗng nhiên trở thành triệu phú do gỗ lậu theo nước lũ ào về, vướng lại trong vườn, mắc kẹt lại trên những bãi bồi. Toàn là gỗ có giá trị, súc nào súc nấy to lừng lững. Gỗ lấp đầy ao hồ, khúc sông cạn, cả mấy cái hố bom sâu hoăm hoắm.

    Rừng lẽ ra chắn lũ cho đồng bằng thì lại bị cuốn trôi vô vọng và bi thảm. Mùi của gỗ lụt thật kinh khủng, như mang theo cả sự thối rữa của những cánh rừng nguyên sinh đầu nguồn.

    Thuyết nhân quả quả là trớ trêu. Có những kẻ phá nát rừng bây giờ đang là những triệu phú, những doanh nhân thành đạt, những mô hình làm ăn giỏi.

    Trong lúc đồng bào đang tuyệt vọng đói khát giữa nước lũ thì có thể những kẻ gieo gió vẫn đang ăn chơi thoải mái. Những người dân lam lũ đáng lẽ ra được gặt gái những vụ mùa bội thu thì lại phải gặt bão từ những cơn gió họ không hề gây ra.

    Án ngữ ngay đầu làng tôi là một khu rừng quanh năm rậm rịt. Ba tôi lý giải cái tên rú Cấm là có ý ngăn cấm không do dân chặt cây. Dân làng chỉ được phép vào rú nhặt lá, mót những nhành củi khô. Đến giờ lệ làng vẫn vậy. Dân làng vẫn sợ câu "tham của rừng rưng rưng nước mắt".

    Liệu có thể nói với nhau rằng "còn da lông mọc, còn chồi nảy cây" khi những cánh rừng đầu nguồn bị đã bị đốn trụi, loang lổ; khi những con sông đầu nguồn đã bị khoét tung toé để đãi vàng và ngay cả những rễ cây cũng bị trục lên để làm những bộ bàn ghế cầu kỳ vô cảm?

    LÊ THÚY HẰNG

    Kinh hoàng voi Đắk Lắk liên tiếp bị chặt đuôi

    - Một con voi đực của Công ty TNHH Du lịch sinh thái Bản Đôn tên là Păc Kú vừa bị kẻ gian chém trọng thương khi đang xích trong rừng.

    TTXVN đưa tin, ngày 18/10, bà Lê Thị Thanh Hà, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch sinh thái Bản Đôn (trụ sở tại buôn N'Drếch, xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đêm 17/10, con voi đực của công ty tên là Păc Kú bị kẻ gian chém bị thương rất nặng khi đang xích cho ăn trong rừng, cách trụ sở công ty khoảng 1 km.

    Sáng 18/10, khi đi thăm voi, người của Công ty phát hiện voi Păc Kú bứt đứt xích và biến mất; xung quanh nơi cột voi có nhiều vết chân và vết máu. Ngoài ra còn có một số vỏ chai đựng xăng.

    Lần theo dấu vết, đến 12 giờ trưa cùng ngày, người của Công ty đã phát hiện Păk Kú nằm bên bờ sông Sêrêpốk. Khắp người con voi bị hàng trăm vết chém sâu tới 4 - 5cm, chiếc đuôi còn nguyên bộ lông bị chém 2 nhát gần đứt, một bên mông voi mất hẳn một miếng da, phần trên của hai chân sau có dấu vết bị đốt.

    Hiện sức khỏe của Păk Kú rất yếu và đang được chăm sóc chữa trị. Voi Păk Kú 30 tuổi, nặng 3 tấn, cao 2,4 mét, có cặp ngà rất đẹp, dài hơn 70 cm, đường kính 7-8 cm.

    Được biết, vào tháng 6/2010, con voi này bị bọn trộm dụ quấn xích và cột chặt vào gốc cây để cưa trộm ngà nhưng đã vùng đứt xích chạy thoát.

    Hiện công an huyện Buôn Đôn đang khẩn trương điều tra truy tìm hung thủ.

    Tình trạng cắt trộm đuôi, lông voi đem bán đã xảy ra khá nhiều.

    Hai con voi ở khu du lịch Thác Prenn (Đà Lạt) bị cắt đuôi (Ảnh: VietNamNet)

    Ngày 31/8 vừa qua, hai con voi phục vụ hoạt động du lịch tại khu du lịch Thác Prenn (Đà Lạt) đã bị kẻ trộm cắt mất đuôi. Cả 2 con voi đều bị cắt mất một đoạn đuôi dài khoảng 20 cm, chảy máu nhiều. Được biết, tại tỉnh Lâm Đồng có khoảng 6 con voi thì tất cả đều bị chặt trộm đuôi.

    Tháng 7 vừa qua, công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt tạm giam 4 đối tượng chuyên trộm cắp lông đuôi voi đem bán cho các tiệm vàng trên địa bàn. Bốn đối tượng bị bắt là Phạm Văn Huy (xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai), Lê Viết Dũng (xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Đàm Văn Nội (xã Cuôr Knia, huyện Buôn Đôn) và Y Bra H'Wing (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn).

    Đầu tháng 3/2010, Đàm Văn Nội và Phạm Văn Huy đã chặt đứt một đoạn đuôi dài khoảng 10cm của một con voi nhà ở xã Đắk Liêng, đem bán cho tiệm vàng với giá 20 triệu đồng.

    Đầu tháng 7, 4 đối tượng trên lại tiếp tục đến xã Đắk Liêng nhổ trộm khoảng 200 sợi lông đuôi của một số con voi nhà, đem bán cho tiệm vàng với giá 6 triệu đồng.

    • Thành Lộc (Tổng hợp)

    Monday, October 18, 2010

    Trưởng chi cục thuế chém vợ chồng chủ tịch hội nông dân huyện

     
    17/10/2010 0:32 
    Nguồn tin từ cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Bến Tre hôm qua cho biết: CSĐT đang thụ lý vụ ông Nguyễn Văn Lập - Chi cục trưởng Chi cục Thuế H.Ba Tri dùng búa tấn công vợ chồng bà Ngô Thị Sáu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện này.

    Theo thông tin ban đầu, khoảng 6 giờ ngày 14.10, bà Sáu cùng chồng là ông Nguyễn Văn Dưỡng đang ở nhà tại KP 5, thị trấn Ba Tri (H.Ba Tri) thì ông Lập tới nhà, được chủ nhà pha trà mời uống. Sau khi uống một ly trà, ông Lập ra xe gắn máy, xách vào một cây búa bổ củi, bất ngờ xông tới chém nhiều nhát vào đầu vợ chồng bà Sáu và chỉ dừng tay khi bị trượt chân ngã.

    Vợ chồng bà Sáu thoát chết nhưng phải nằm điều trị tại bệnh viện huyện với nhiều vết thương ở vùng đầu. Ông Lập, vì có nghi ngờ cho rằng ông bị điên đột xuất nên đã được chuyển đi bệnh viện tâm thần tỉnh; nhưng theo bà Sáu thì ông không điên khi tấn công vợ chồng bà. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra làm rõ. 

    Khoa Chiến 

    Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

    Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

    Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

    Liberty