TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, August 29, 2009

Di dân: Nói chuyện láng giềng gần

29/08/2009 21:54 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - An ninh ngày nay chủ yếu là an ninh xã hội và xã hội được định nghĩa là bản sắc. Bản sắc là gì? Barry Buzan nói: là văn hóa.

Trong phần cuối của bài tham luận tại Hội thảo hè 2009, GS Cao Huy Thuần đã dành thời gian để nói kỹ lưỡng về những câu chuyện đang hiện hữu ở các quốc gia trong khu vực.

Ông dẫn lời một chuyên gia về Miến Điện: "Di dân ngày nay được thực hiện trên một quy mô rộng lớn chưa bao giờ thấy ở Đông Nam Á". Và an ninh ngày nay chủ yếu là an ninh xã hội và xã hội được định nghĩa là bản sắc. Bản sắc là gì? Barry Buzan nói: là văn hóa.

Để đảm bảo tính đa chiều của truyền thông, Tuần Việt Nam xin được trích giới thiệu phần cuối của bài tham luận này tới quý vị độc giả.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Di dân: Chiến lược bài bản

Dưới tiêu đề: "Á châu: Quản lý bên kia bờ khủng hoảng", Diễn Đàn Boao đã họp ở Hải Nam trong tháng 4-2009 vớí diễn văn của thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đề nghị các giải pháp để vượt qua khủng hoảng hiện tại. Trong 5 đề nghị "đẩy mạnh hợp tác giữa các nước Á châu", hãy đọc nguyên văn đề nghị thứ ba vì đây là nguyên tắc, đường lối, chính sách, là ánh sáng rọi vào mọi áp dụng cụ thể:

"Đào sâu hợp tác đầu tư và kích thích phát triển kinh tế vùng bằng cách tăng gia đầu tư... Trung Quốc đã quyết định thiết lập "Quỹ hợp tác đầu tư Trung Quốc - ASEAN" trị giá 10 tỷ Mỹ kim để hậu thuẫn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng. Để khuếch trương đầu tư, các quốc gia phải hành động theo tinh thần mở cửa và cho phép doanh nghiệp của các nước khác hoạt động một cách bình đẳng.

Các công ty ở bên trong vùng phải được khuyến khích để hỗ tương đầu tư và gia tăng hợp tác về dịch vụ lao động, và phải tránh không được bắt công nhân nước ngoài hồi cư đông đảo" (14).

Dưới ánh sáng rạng rỡ đó của câu cuối, bây giờ ta đi vào thực tế ở Lào, ở Miến Điện, ở Cămpuchia.

Chuyện ở Lào

Theo thống kê chính thức, 30.000 công nhân Trung Quốc đã nhập vào nước Lào để xây dựng những đại công tác ở đấy. Từ thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam ở phía bắc, con đường số 3 sẽ đâm xuyên qua Luang Nam Tha của Lào, chạy dọc theo sông Mêkông cho đến Houei Xay đối diện với Chiang Khong bên Thái Lan. Nay mai một chiếc cầu sẽ xây để nối hai thành phố của hai nước. Xây xong, đường số 3 sẽ là tuyến giao thông chính nối Trung Quốc với Đông Nam Á. Đó là đường.

Ngoài ra, còn thủy điện, mỏ vàng, mỏ đồng, mỏ sắt, mỏ potasse, mỏ… bô xít. Nhiều dự án đại công tác khác còn hách hơn: sân vận động ở Vientiane cho Thế vận hội Đông Nam Á 2009; 1000 hecta đất đầm lầy cạnh thủ đô đặc nhượng cho một công ty Trung Quốc để xây một thành phố mới hiện đại, một Chinatown dành cho cư dân và doanh nhân Trung Quốc đến đầu tư; một Nhà văn hóa bề thế đã hoàn thành ở thủ đô; một khải hoàn môn kỳ vĩ cũng đã dựng lên, tô điểm cho công viên Patouxay một kiến trúc Lào độc đáo. Ba mươi ngàn công nhân? Thực tế có thể tăng gấp mười! (15)

Con số khó chính xác, bởi vì ngoài công nhân còn đủ loại, đủ hạng người Trung Quốc qua Lào làm ăn không khai báo: bước một bước qua biên giới chứ xa xôi gì, vậy là họ có thể đổi đời, vì ở Lào không có cạnh tranh! Họ đến từ đâu? Từ Hồ Bắc, từ Hồ Nam, từ Tứ Xuyên, từ Vân Nam, từ Vũ Hán, từ tận trong nội địa Trung Quốc.

Từ đâu cũng vậy, họ mang tên chung: xin yimin, tân di dân. Trong sòng bạc Boten, khách chơi hầu hết là Trung Quốc, nhân viên là Trung Quốc, tiểu thương mở quán chung quanh là Trung Quốc. Là xin yimin tuốt! Cũng vậy, chung quanh Luang Namtha, chạp phô là Trung Quốc, hàng quán mở chợ là Trung Quốc, khai khẩn đất đai là lái đất Trung Quốc được chính phủ Lào cấp đặc nhượng, đất rộng mênh mông, nằm mơ cũng không thấy được một tấc nơi chôn nhau cắt rốn (16).

Ngày trước, "Hoa kiều" chủ yếu đến từ các vùng biển miền nam Trung Quốc, quê hương của phần đông cộng đồng Trung Quốc trên thế giới, tập trung chung quanh 5 họ có ngôn ngữ địa phương riêng: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Khách Gia.

Một khúc sông Mekong. Ảnh: AP

Bây giờ, đặc tính của xin yimin là đến từ đường bộ, hầu hết là nghèo mạt, đàn ông dĩ nhiên, phụ nữ độc thân cũng có, vợ chồng trót có hơn một con cũng nhiều: tất cả đều không kiếm được việc làm trên đất mẹ vì cạnh tranh dữ quá. Nếu trên thế giới này còn một chỗ không biết cạnh tranh thì ấy là đất Lào!

Làn sóng di dân này được Bắc Kinh khuyến khích, thúc đẩy, vì qua họ, không những hàng hóa sản xuất từ các tỉnh kém ưu đãi ở miền tây Trung Quốc được xuất khẩu, mà chính cả một vùng biên địa phía dưới Trung Quốc được bảo đảm an ninh vững như bàn thạch khỏi cần lính thú. Cho nên Trung Quốc rót tiền vào Lào, nghiễm nhiên trở thành ông chủ đầu tư số một với 236 dự án trị giá 876 triệu Mỹ kim, so với 3 triệu Mỹ kim năm 1996.

Tổng số kim ngạch đầu tư trực tiếp được chính phủ Lào chấp thuận cho đến tháng 8-2007 lên đến 1,1 tỷ Mỹ kim, sát nút với Thái Lan (1,3 tỷ), chưa kể viện trợ tính bằng cho vay không lãi, cho vay đặc biệt. (17)

Công nhân, nông dân, tiểu thương, doanh nhân… thiếu gì nữa? Đồng tiền! Nhân dân tệ cũng di dân! Đánh bạt cả đồng Mỹ kim! Quang cảnh khá ngoạn mục, tôi xin trích dẫn: "Ở miền bắc Lào, tài xế xe vận tải và công nhân Trung Quốc bây giờ dừng chân nơi các quán nước và hộp đêm tạm bợ mọc lên dọc theo đường xe, thường thường là những quán cốc bằng gỗ, mái tôn, mang bảng hiệu chữ Trung Quốc - tất cả đều trả bằng nhân dân tệ".

Bức tranh trở nên sống động hơn, lại xin trích: "Bên trong, các cô gái Lào và Trung Quốc tụm năm tụm ba nơi góc quán, đứng chờ khách kéo ra, trả giá, rồi mang đến các khách sạn hoặc các kho xe nhớp nhúa để làm tình kiểu mì ăn liền" (18). Chắc cũng trả bằng nhân dân tệ.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo hoàn toàn có lý khi đòi hỏi, trong điều thứ 5 của bài diễn văn khai mạc Diễn Đàn Boao, "phải thúc đẩy nhanh chóng việc mở ra một hệ thống tiền tệ quốc tế đa dạng".

Chuyện Miến Điện

Vậy mà Lào còn thua Miến Điện một bậc. Mandalay, thành phố lớn thứ hai ở phía bắc, trước đây là kinh đô của vương quốc, bây giờ trở thành một Tiểu Vân Nam, cư trú Tàu, làm ăn Tàu, xài tiền Tàu, nói tiếng Tàu, lấy chồng Tàu. Bao nhiêu dân Trung Quốc? Hai trăm ngàn? (20). Chỉ biết chắc chắn là con số càng ngày càng tăng, vì gót chân Nam tiến của người Vân Nam càng ngày càng rộn. Khách sạn, tiệm buôn, quán ăn mọc lên như nấm, và phong tục, lễ hội Trung Quốc càng ngày càng ăn sâu vào nếp sống của thành phố (21).

Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày khai sinh thành phố trong lịch sử, nhà báo Kyaw Yiu Myint tiên đoán: ngày mà vận mạng của Mandalay sẽ nằm trọn trong tay cư dân Trung Quốc và công dân Trung-Miến bày ra trước mắt; ngày đó chắc khỏi phải chờ thêm 150 năm nữa (22).

Cùng với Mandalay, cả nước Miến Điện "phát triển kinh tế" trong quan tâm chiến lược của Trung Quốc về an ninh năng lượng cũng như về cách khống chế Ấn Độ và cả vùng Đông Nam Á. Miến Điện là nước độn nằm giữa hai ông khổng lồ đang gờm nhau và đang ghiền năng lượng trù phú mới khám phá trong cái nước trổ mặt nhìn Ấn Độ Dương này. Vân Nam và Tứ Xuyên bị khóa trong đất liền, không có lối thông ra biển? Thì ta mượn tạm cái Miến Điện này làm lộ thông thương!

Từ những năm đầu 1980, Miến Điện đã được chiếu cố đặc biệt nhờ vị thế thuận lợi đó. Xuyên qua Miến, thông ra biển, hai tỉnh nghèo Vân Nam và Tứ Xuyên sẽ tuôn hàng hóa ra buôn bán được với châu Phi, với Trung Đông, với Tây Á. Nước quá giang đó lại còn quý hiếm cho tàu bè Trung Quốc vì tránh được eo biển Malacca đầy bất an.

Cho nên nhu cầu ưu tiên của Trung Quốc là phải làm chủ lối vào các cảng Miến Điện. Đồng thời, Trung Quốc tăng cường kiểm soát trên các vùng dọc theo bờ biển Andaman, án ngự lối vào lối ra của trục Ấn Độ Dương - Malacca, xây cảng cho hạm đội. Ấn Độ nhìn chính sách của Trung Quốc đối với Miến Điện và Pakistan như dấu hiệu của một chiến lược bao vây hai vòng: bằng đường thủy và bằng đường bộ (23).

Về năng lượng, Trung Quốc cũng thắng. Từ tháng 7-2004, trước thủ tướng Miến qua thăm Bắc Kinh, Ôn Gia Bảo đã xác nhận tầm quan trọng của khí đốt ở Shwe và tuyên bố sẽ xây một ống dẫn khí và một ống dẫn dầu: khí sẽ dẫn từ Shwe đến các tỉnh lục địa tây-nam của Trung Quốc, dầu sẽ chuyển từ đường thủy qua đường bộ, chạy xuyên Miến Điện rót vào Vân Nam.

Các đại công tác bắt đầu từ đó, chưa kể việc xây các cảng và việc thăm dò các mỏ khí đốt khác được giao cho các công ty Trung Quốc. Một cảng mới đang được xây ở Kuauk Phyu, có sức nâng những tàu container lớn nhất thế giới. Một con đường cũng được dự tính xây để nối cảng này ở phía đông với cảng Sittwe ở phía tây.

Miến Điện đang là thị trường lớn nhất ở Đông Nam Á, sau Singapore, cho các tay đầu tư Trung Quốc. Cứ xem con số thì thấy: năm 1995, trị giá các dự án đầu tư của họ chỉ vỏn vẹn 20 triệu Mỹ kim; năm 1999, con số đã lên 192,69 triệu nhưng chưa thấm vào đâu so với con số trong khoảng 2000-2005. Bao nhiêu? Hơn 17 tỷ! (24). Nghĩa là gì? Là hàng hàng lớp lớp công nhân ta, trăng treo đầu cuốc xẻng, vượt biên làm nghĩa vụ xoá nghèo, xoá luôn biên giới, huynh đệ nhất gia.

Bao nhiêu? Bao nhiêu xin yimin có mặt hiện nay tại Miến Điện? Có tác giả ước đoán: một triệu (25). Chỉ riêng cái đồn điền mía do người Trung Quốc khai thác giữa vùng núi của dân tộc Shan ở phía bắc, giáp giới với thành phố Ruili của Trung Quốc, đã mang vào Miến Điện 5000 công nhân từ bên kia biên giới. Chẳng lẽ Miến Điện thiếu nông dân đến thế sao? (26). Một tác giả khác, cũng chuyên gia về Miến Điện, vuốt trán: "Di dân ngày nay được thực hiện trên một quy mô rộng lớn chưa bao giờ thấy ở Đông Nam Á". (27).

Chuyện Campuchia

Đập thủy điện (ảnh minh họa: tuoitre.com)

Lại sát nách với ta, phải kể thêm Cămpuchia, cũng nằm trong cùng một quan tâm chiến lược. Thì cũng vậy! Trung Quốc cũng là nước đầu tư số một, viện trợ số một năm 2008. Con số chính thức do Tân Hoa Xã công bố là 5,7 tỷ Mỹ kim từ 1994 đến 2008, hơn 20% tổng số đầu tư trực tiếp ngoại quốc FDI. Tổng số viện trợ của quốc tế năm 2008 là 951,5 triệu Mỹ kim, một mình Trung Quốc đã chi 257 triệu (28).

Lại cũng vậy, đầu tư của Trung Quốc đổ vào thủy điện, hầm mỏ, lâm sản, thăm dò dầu, cầu cống, đường sá, chế biến nông phẩm. Công ty Trung Quốc là những tay đầu tư chủ yếu ở Đặc khu kinh tế mới phía nam cảng Sihanoukville. Cuối 2008, Trung Quốc tuyên bố sẽ tài trợ một đường rầy trị giá 5 triệu Mỹ kim nối Phnom Penh với Việt Nam.

Tình cờ chăng, Trung Quốc vừa hứa giúp trang thiết bị và kỹ sư để xây đường vào tận rừng rậm phía bắc Siem Reap thì lập tức các công ty lớn của Trung Quốc đâm đơn khai thác quặng sắt nghe nói là đầy hứa hẹn tại đấy. Ai đi qua thủ đô xứ ấy xin dừng chân trên đường Mao Trạch Đông ngắm nghía đại sứ quán Trung Quốc mới xây, phương phi, hoành tráng (29).

Vắt nguyên liệu, Trung Quốc cũng giúp Campuchia vắt môi trường, đất đai. Ví dụ thường đưa ra là quyết định năm 2004 của chính phủ nhượng cho tập đoàn bản xứ Pheapimex và đối tác tổ hợp Trung Quốc Wuzhishan đặc quyền khai thác 10.000 hecta đất tại tỉnh Mondulkiri để trồng thông. Ung dung, các công ty Trung Quốc lấn chiếm thêm đất đai. Uất ức, dân chúng bảo vệ. Tranh chấp nổ ra, đưa đến chống đối rồi đàn áp (30).

Một đặc nhượng đất đai lớn khác, khoảng 3000 hecta, tọa lạc trong một vùng ưu đãi, dường như vừa được cấp cho công ty xây dựng Trung Quốc YeejiaTourism Development:

Nhưng đại công tác đáng kể nhất của Trung Quốc ở Campuchia là xây đập. Tôi mượn một câu tả tình tả cảnh của một quan sát viên để hiểu vấn đề của người dân, ở đây là anh nông dân Phorn: "Vạch cỏ qua một bên, Phorn chỉ vào tảng đá dựng lên để làm dấu. "Công nhân Trung Quốc đến đây và đặt tảng đá ở đấy". Vài thước trước mặt, nước sông Mêkông rộng lớn nhuộm bùn xoáy trôi. Hỏi anh ta có biết tảng đá ấy dùng để làm gì không, anh gật đầu, chỉ tay vào lòng sông: "Người Trung Quốc muốn xây một cái đập ở đấy”. (33)

Nếu đập được xây thì sao? Thì cái nhà của anh nông dân và cả cái làng nghèo ấy sẽ biến mất dưới cái hồ khổng lồ do cái đập gây nên. Trung Quốc, quan sát viên ấy tường thuật, thúc đẩy việc phát triển một chuỗi đập thủy điện ở Cămpuchia, nhiều đập dọc theo sông Mêkông.

Ở thượng nguồn, ai cũng biết, Trung Quốc đã xây một chuỗi đập, thay đổi lưu lượng của sông, gây tác hại cho các nước ở hạ nguồn về sinh thái, về môi trường, về nguồn cá, về lũ lụt, về phá rừng. 80% của 70 triệu dân trong vùng sống nhờ sông, đông nhất là ở Campuchia và nam Việt Nam.

Nhưng mà này, anh Phorn, dân Vân Nam và Tứ Xuyên chúng tôi cũng đông vậy, và chênh lệch giàu nghèo giữa các tỉnh ấy với các tỉnh duyên hải phía đông chẳng phải là nguy hiểm cho ổn định xã hội của Trung Quốc sao? Cho nên đâu xây đập được là ta cứ xây, ở thượng nguồn thì đem lợi ích cho Vân Nam, ở hạ nguồn thì phát triển kinh tế cho hàng xóm nghèo, đại công tác vi quý, môi trường thứ chi, xã hội vi khinh.....

Di dân, văn hóa, sức mạnh mềm

... Chỉ mới vài năm thôi mà ngày nay khái niệm ấy đã đi vào ngữ ngôn rộng rãi, lại đã được Bắc Kinh chính thức tiếp thu, chính thức bàn luận, chính thức cho vào thực tế. Họ bàn luận với nhau: đâu là cái lõi của sức mạnh mềm? Lãnh đạo khuyến khích giới học thuật góp ý, và giới học thuật góp ý hồ hởi.

Ảnh: baoanhdatmui

Hai trường phái hẳn hoi - chứ không phải một - tranh cãi nhau, một bên cho rằng cái lõi ấy là văn hóa, bên kia thì nói đó là chính trị. Lãnh đạo nghe ý kiến đôi bên, rồi quyết: cái lõi ấy là văn hóa, "văn hóa nhuyễn thực lực".

Trong một bài diễn văn nội bộ đọc vào tháng giêng 2006 trước một nhóm ngoại giao - "trung ương ngoại sự công tác lãnh đạo tiểu tổ" - chủ tích Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tuyên bố: "Việc phát huy vị thế quốc tế và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc phải được biểu lộ bằng cả hai sức mạnh cứng, gồm kinh tế, khoa học, công nghệ, quân sự, và sức mạnh mềm như là văn hóa" (35).

Sau đó, tại đại hội đảng lần thứ 17, họp vào tháng 10 năm 2007, ông nói rõ thêm: "Văn hóa càng ngày càng trở thành một nguồn quan trọng của đoàn kết dân tộc và của sức sáng tạo, và một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh về toàn thể lực lượng quốc gia" (36). Cái sức mạnh mềm văn hóa ấy, cái wenhua ruan shili ấy, ông nói, Trung Quốc phải phát huy.

Lệnh ban ra, pháo bông văn hóa Trung Quốc nổ rực trên khắp bầu trời thế giới: hơn 40 Viện Khổng Tử dựng lên khắp nước Mỹ, 260 Viện trên 75 nước khác, nào "Năm Trung Quốc", nào "Tuần Văn Hóa Trung Quốc", nào "Thành Phố Huynh Đệ", nào lễ hội, nào trao đổi sinh viên, nào học bổng, dạy Hoa ngữ, phim, ảnh, sách, nhạc, triển lãm lịch sử, biểu diễn võ thuật, nào tiền bạc tài trợ - ngân sách dành cho hoạt động văn hóa năm 2006 tăng 23,9% so với năm 2005, đạt đến mức 12,3 tỷ tiền Trung Quốc. Khắp nơi, từ Nam Mỹ đến Trung Đông, Phi châu, chương trình khuếch trương văn hóa 5 năm, biểu quyết năm 2006, thắp sáng văn hóa Trung Quốc trên hoàn vũ.

Chương trình 5 năm ấy dành nguyên một chương cho chiến lược "bung ra toàn cầu", khuyến khích báo chí, truyền thông, xí nghiệp văn hóa "khuếch đại thông tin, bình luận về văn hóa và ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trên quốc tế", bởi vì sức mạnh mềm nơi văn hóa của một nước không phải chỉ tùy thuộc vào sức hấp dẫn mà thôi, mà còn ở chỗ "có hay không được hậu thuẫn bằng những phương pháp và khả năng tuyên truyền mạnh mẽ" (37).

Trung Đông, Nam Mỹ, Phi châu đều có tôn giáo riêng, tập tục riêng của họ, văn hóa Trung Quốc có truyền vào cũng chỉ trang điểm phấn son cho dung mạo kinh tế, chính trị, quân sự.

Trái lại, đối với các nước gần, hoặc đã chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc từ bao nhiêu đời, hoặc đang chứa một số lượng người Trung Quốc quá đông, câu chuyện sẽ khác: sức mạnh mềm văn hóa ấy mềm như con tằm đang hẩu xực lá dâu.

Và như vậy, tôi trở lui với ông tác giả Barry Buzan thân mến đã nói trong những trang đầu. Ông này bảo, các anh chị còn nhớ: an ninh ngày nay chủ yếu là an ninh xã hội và xã hội được định nghĩa là bản sắc. Bản sắc là gì? Ông nói: là văn hóa.

  • Cao Huy Thuần

Tiêu dùng VN:'Mua 1 quả, trả cục vàng' cho những túi tham

Cập nhật lúc 16:31, Thứ Bảy, 18/07/2009 (GMT+7)
,

- Đi 20 ngàn đồng taxi mất đồ 10 triệu; máy tính "nằm viện" bị tráo linh kiện, Trứng nhân tạo "đội lốt" trứng cá hồi trong siêu thị... Người tiêu dùng VN nổi giận nhưng vẫn phải chấp nhận những kiểu bán hàng móc túi, chất lượng "trời ơi".

Sản phẩm/dịch vụ chất lượng "trời ơi"

BHXH với căn bệnh hẹn kinh niên. Ảnh minh hoạ: VNN

Không ít khách hàng cảm giác như đã cạn kiệt sức lực để theo hàng chục cú thoại, đi không biết bao lần để đòi được tiền ATM "hụt két" oan hay mệt nhoài hàng tháng trời với bệnh hẹn của Bảo hiểm xã hội.

Và cho dù khách hàng "rã họng" khiếu nại bị lừa vì tin nhắn rác, nhà mạng vẫn cứ ung dung "bịt tai ... lắng nghe" và đưa những cảnh báo suông. Cuối cùng, khách hàng đành tìm đến báo chí để được trợ giúp, và hiệu quả lớn hơn cả mong đợi, như việc nhà mạng hoàn trả 65 triệu đồng"nuôi" sim mất trắng.

Tuần qua cũng là tuần VietNamnet nhận được nhiều phản ánh bức xúc về chất lượng du lịch. Nghỉ dưỡng tại Côn Đảo phải.
.. "xin ăn". Thậm chí, muốn đi dạo phố cổ Hội An, du khách cũng phải... mua vé tham quan.

Bên cạnh đó là những nỗi thất vọng về chất lượng dịch vụ/ sản phẩm không xứng đáng với chi phí khách hàng bỏ ra để được thụ hưởng: Nước tinh khiết nhưng lại
tanh nồng... mùi bùn; đi 20 ngàn đồng taxi để mất trắng đồ cưới trị giá chục triệu đồng; đi siêu thị mua phải trứng nhân tạo ’đội lốt’ trứng cá hồi. Hay mua vé máy bay qua ATM, tưởng tiện lợi nhưng lại thành "hụt" két oan.

Khuyến mãi sốc, bảo hành tệ hại

Hai chiếc máy tính "nằm viện" bị tráo linh kiện. Ảnh: VNN

Chất lượng là vậy nhưng để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp liên tục đưa ra những chiêu khuyến mãi tưởng mập mờ lại rất "khôn". Khuyến mãi trang sức gây sốc nhưng nơi đồng ý, nơi lại từ chối thực hiện khuyến mãi.

Chưa hết sốc vì khuyến mãi, khách hàng lại thêm mệt mỏi khi bị buộc vào vòng "luẩn quẩn" bảo hành. Máy tính đưa đi "viện", chẳng những không hết "bệnh" mà còn bị
tráo linh kiện, bẹnh viện máy tính hứa hẹn giải quyết rồi quay ngoắt từ chối, "trăm lỗi đổ đầu khách mua". Đó là chưa kể đến nạn bảo hành "đẻ sớm" với một số máy điện thoại hàng hiệu.

Hàng trăm ý kiến gửi về cho rằng "bệnh dịch trì trệ" trong dịch vụ bảo hành ở Việt Nam cần những "toa thuốc" hữu hiệu, hơn là những khuyến cáo đơn thuần.

Nhắn tin

Tuần qua, chuyên mục Bảo vệ Người tiêu dùng đã có bài viết theo phản ánh của các bạn: Nguyễn Khán (Đà Nẵng) về chất lượng hàng không; Ngô Hoàng Minh (Bình Dương), giáo viên, sinh viên ĐHDL Phú Xuân (Tp. Huế) về chất lượng dịch vụ du lịch; Phùng Quang Đức (Hà Nội) về bảo hành máy tính; Nguyễn Thị Ngọc Lệ (Tp. HCM) về chất lượng nước giải khát; Trần Thụy Yến (Tp. HCM) về chất lượng dịch vụ taxi; T.H về thái độ nhân viên BHXH; Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Tp. HCM) về bảo hành điện thoại; Vương Chí Thiện, Trịnh Mai Hương, Thành Trung về hụt két ATM; Nguyễn Hoàng Giang (Hà Nội) về lập lờ khuyến mãi.

Chúng tôi đang triển khai tin bài theo phản ánh của các bạn: alpha nga, Nguyễn Thị Lan (Hà Nội), Kim Anh (Hà Nội) về chất lượng hàng không; Nav Rains, Nguyễn Thảo Nguyen, Nguyễn Quốc Việt (TP.HCM) về cắt kênh truyền hình cáp; Dung Vu Tuan về chất lượng phích nước; Nguyễn Thị Hồng Minh (Hà Nội) về dầu xịt tóc; Ân (Hà Nam), Ngô Minh Trọng, Trần Văn Cường, Quang (HN), ducquan_vu (TP.HCM), Phạm Trọng Hùng (Hà Nội), Trần Ngọc Minh (Nam Định) về chất lượng dịch vụ viễn thông; Ngô Quang Chiến, Trần Khải Tân (Hà Nội) về bảo hành máy tính; Dung (TP.HCM) về thiết bị chống trộm; Liên (Hà Nội) về chất lượng sữa; GĐ Bank về bảo hành; Vũ Đức Cảnh về chất lượng sản phẩm; Nguyễn Anh Tuấn (Cần Thơ) về dịch vụ ngân hàng; C. về chất lượng khám chữa bệnh; ...

Phản ánh của các bạn sau đây cũng đang được chúng tôi xác minh: tuan doanh, Nguyễn Hữu Cương về thủ tục phiền phức và thái độ phục vụ tại bệnh viện công; Nhật Tân (Đồng Nai) giá cước taxi ; Minh Nguyen (Tp. HCM) về chất lượng đường cáp; Le Minh Hai (Hà Nội) bảo hành máy tính ; Hà Thị Thanh (Tp. HCM), Le Thi Ly (Phú Yên), Bùi Sơn Hà, Nguyễn Thanh Ngà (Hà Nội) về hụt két ATM; tung.lt@... về ngược đãi trẻ;...

Góp ý của bạn Trần Lân về công tác bảo vệ người tiêu dùng, chúng tôi sẽ đăng tải trong thời gian gần nhất.

Chuyên mục cũng đã nhận được phản ánh của các bạn: lephatngon@, Nguyễn Văn Thi (Cà Mau) về chất lượng mạng viễn thông; Nguyễn Hoàng Văn mập mờ công bố giải thưởng; Hoàng Thị Vân (Hải Phòng) về mua váy chất lượng thấp nhưng không được đổi; Trần Đức Trung (Từ Liêm, Hà Nội), Tran Tuyen (Cần Thơ) an toàn thực phẩm; Nguyễn Thành Trung (Mê Linh, Hà Nội) góp ý về tư vấn viễn thông; Phạm Duy Đức bức xúc về thái độ của nhân viên xe bus; Hà Nguyễn về sàn chứng khoán thiếu minh bạch; Chu Thị Huệ về giá gas; Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Văn Tân (Hà Nội) về chất lượng bảo hành; Manh Hung góp ý về BVKH; nguyen minh về chất lượng sữa; .... lại cho khách hàng.

Kính mời bạn đọc mọi miền chia sẻ thông tin liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng theo các cách sau:

- Gọi điện thoại đến số 0923457799; hoặc (04) 39744983 hoặc
- Gửi thông tin đến hộp thư Bảo vệ khách hàng (bvkh@vietnamnet.vn), hoặc
- Gõ thông tin đầy đủ, đặc biệt là số điện thoại liên lạc (sẽ được đảm bảo giữ bí mật) bằng tiếng Việt có dấu vào các ô (theo hướng dẫn) phía dưới mỗi tin bài.

Xin lưu ý: Số điện thoại liên lạc là rất quan trọng giúp chúng tôi xác minh sự việc để viết theo phản ánh của các bạn.

  • Hoàng Dũng (tổng hợp)

Hàng Việt Nam, hàng Trung Quốc

SGTT - Có một câu hỏi cho tất cả mọi người: bao nhiêu đồ sinh hoạt trong gia đình bạn là của Trung Quốc sản xuất. Cho dù chưa có một khảo sát nào về việc này, nhưng chắc chắn câu trả lời của đa số sẽ giống nhau: có nhiều. Nếu bạn thuộc tầng lớp thu nhập cao hơn, thì những món đồ sinh hoạt của bạn có thể cao cấp hơn; và ngược lại. Nghĩa là, dù bạn thuộc tầng lớp nào, thì những món đồ Trung Quốc cũng đang hiện hữu trong nhà bạn, từ cái kim, sợi chỉ, quần áo, đồ sứ, ấm đun nước, nồi cơm điện, quạt, đồ chơi trẻ em, điện thoại,… Bạn đã quen với nó, bạn không nhận ra nó!

Đặt ra vấn đề này để thấy rằng, hàng Trung Quốc đang tràn ngập Việt Nam, trên các kệ ở siêu thị hay trên các sạp hàng ngoài chợ nông thôn. Sự hiện hữu này thật rõ ràng và đáng lo ngại, bất chấp các con số thống kê rất yên lòng của các cơ quan chức năng. Ví dụ, chỉ tính riêng ở các cửa khẩu tại Móng Cái, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ đạt vỏn vẹn 124 triệu USD trong sáu tháng đầu năm nay, theo UBND thành phố Móng Cái, một trong những địa phương đi đầu về trao đổi thương mại với Trung Quốc. Đây là con số quá thấp về giá trị so với sự tràn ngập của hàng hoá Trung Quốc chỉ riêng ở thị trường Móng Cái.

Vấn đề là, nạn buôn lậu và, có thể, bảo kê cho buôn lậu ở quy mô lớn nhỏ đã làm cho hàng Trung Quốc trở nên thật cạnh tranh về giá so với hàng Việt Nam. Trong thời gian đi một số tỉnh biên giới phía Bắc gần đây, chúng tôi chứng kiến nhiều dấu hiệu cho nhận định này. Ở Lạng Sơn, ví dụ, cách đây chừng ba năm có hàng ngàn chiếc xe tải nhẹ của các hãng Suzuki hay Deawoo. Những chiếc xe này chở hàng trị giá chừng 4 – 5 triệu đồng mỗi chuyến và phần lớn thuộc sở hữu của những cá nhân. Chúng có thể đỗ dài tới cả cây số nếu tắc đường xảy ra. Nhưng nay, hầu hết chúng đã không còn hoạt động như trước. Nhiều tài xế kể rằng, đến nay họ đã bị gạt ra rìa vì hàng hoá đưa về xuôi trên những đoàn xe tải hay xe container “quy mô hơn”.

Trên sông Ka Long, con sông cắt giữa Móng Cái và Đông Hưng cũng đang chứng kiến tình hình tương tự. Nhiều cá nhân có 1 – 2 tàu chở hàng lậu cũng đã bị gạt ra lề. Các chủ đường dây “hàng tiểu ngạch” đóng luôn một lúc vài chục cái để chở hàng, thay vì thuê các tàu lẻ như trước. Nhiều chủ tàu nay thành thất nghiệp, van vỉ lắm thì cũng chỉ được các chủ hàng thuê chở vài chuyến trong tháng “đủ ăn qua ngày”.

Chúng tôi có dịp nói chuyện với một số chủ đường dây như vậy. Họ tiết lộ rằng, cách đưa hàng về Việt Nam nay đã được “tổ chức tốt hơn và quy mô hơn”. Những chiếc xe tải đưa hàng trực tiếp từ Quảng Tây, Quảng Đông về Việt Nam. Có những chuyến tàu chở hàng lậu về tận ga Long Biên của Hà Nội mà báo chí từng đưa tin.

Trong khi đó, các thương nhân Trung Quốc đang tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh hợp pháp. Ví dụ, ở cửa khẩu Tân Thanh của tỉnh Lạng Sơn, họ đã “mua lại” hết các khu trung tâm thương mại có vị trí đẹp nhất mà chính quyền sở tại đầu tư dang dở; ở cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng của Quảng Ninh, họ đã đầu tư gần chục khu trung tâm thương mại, mỗi cái trị giá 30 – 50 triệu USD trên những mảnh đất tốt nhất cho buôn bán. Có hàng ngàn người Trung Quốc bán hàng ở đây, mà nhiều người trong số đó là các nhà sản xuất.

Trong bối cảnh như vậy, liệu hàng Việt Nam có thể duy trì vị trí chủ đạo ở thị trường này, ngay cả khi “lòng yêu nước” của người tiêu dùng được viện dẫn (hay cầu cứu)? Thật khó trả lời câu hỏi này. Cũng không thể đổ lỗi cho các doanh nghiệp hay cơ chế hiện hành. Doanh nghiệp, nhất là thuộc kinh tế tư nhân đã cố gắng nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm; trong khi cơ chế đang hướng theo “nền kinh tế thị trường”, nghĩa là mọi chuyện đang đi đúng hướng.

Phải thừa nhận rằng, rất nhiều doanh nghiệp, nhất là tư nhân dù cố gắng cũng khó có thể vươn lên trong ngày một ngày hai để “thích nghi và cạnh tranh” với đối thủ từ nước ngoài. Cho đến năm 2000, tức 14 năm sau đổi mới và mở cửa, cả nước chỉ có vỏn vẹn 30 ngàn doanh nghiệp tư nhân, theo bộ Kế hoạch và đầu tư, một con số thấp đến tệ hại. Những “kinh nghiệm cay đắng” trong lịch sử đã làm thui chột khu vực kinh tế này.

Bộ luật Doanh nghiệp 2000, mà tinh thần chung của nó là người dân được làm những gì pháp luật không cấm đã thổi bùng lên sự phát triển tươi mới của khu vực kinh tế này. Cho đến nay, có hơn 300 ngàn doanh nghiệp tư nhân, gấp 10 so với cách đây 10 năm, vẫn theo bộ này. Những tên tuổi lớn, những thương hiệu lớn đã dần xuất hiện ở thị trường Việt Nam.

Nhưng còn lâu họ mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, vì sự non trẻ, vì kém cạnh tranh, vì tâm lý của những ông chủ doanh nghiệp đó. Vấn đề là ở chỗ, Nhà nước cần tạo cho họ một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và đảm bảo để khu vực kinh tế này phát triển, cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc”.

Tư Giang

“Tiếng nói độc lập được lắng nghe còn ít”

Vũ Thành Tự Anh

SGTT - Trở về Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ kinh tế học tại đại học Boston College (Mỹ) năm 2004, Vũ Thành Tự Anh tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Anh thường xuyên có những bài viết phân tích chính sách sắc sảo đăng tải trên các báo trong nước, và các bài trình bày tại các hội nghị, hội thảo lớn. Anh được biết đến nhiều hơn từ khi chương trình đối thoại chính sách giữa Chính phủ Việt Nam và trường Quản lý nhà nước Kennedy thuộc đại học Harvard được xác lập năm 2007. Cùng một nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam và Mỹ thuộc Chương trình Việt Nam của đại học Harvard, những bài viết đóng góp chính sách thẳng thắn của nhà kinh tế học 36 tuổi này góp phần tạo ra những tranh luận về nhiều vấn đề chính sách phát triển quan trọng.

Chương trình đối thoại chính sách giữa Chính phủ Việt Nam và Harvard được bắt đầu như thế nào, ai là người khởi xướng, thưa anh?

Chương trình này bắt đầu vào năm 2007, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự khoá họp thường niên Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Tại thành phố New York, nhóm nghiên cứu Fulbright/Harvard đã có một buổi làm việc với Thủ tướng. Trong buổi làm việc này, Thủ tướng nói rằng, Việt Nam không chỉ muốn thoát nghèo mà còn muốn trở thành một quốc gia phát triển. Để thực hiện được tham vọng này, Việt Nam cần có những nhà hoạch định chính sách am hiểu các cấu trúc và xu thế kinh tế toàn cầu để có thể chèo lái quá trình hội nhập. Thủ tướng đề nghị Harvard tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thông qua các chương trình nghiên cứu, đào tạo, và thảo luận chính sách. Đây chính là cơ sở cho chương trình đối thoại chính sách giữa Chính phủ Việt Nam và trường đại học Harvard, với đầu mối là bộ Ngoại giao Việt Nam và trường Quản lý nhà nước Kennedy. Ngân sách để xây dựng chương trình đối thoại này do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ, kéo dài trong ba năm.

Để đưa ra những bài viết đóng góp chính sách, nhóm nghiên cứu Fulbright/Harvard chắc chắn phải bỏ rất nhiều công sức làm nghiên cứu. Việc thu thập dữ liệu cho những nghiên cứu trên có dễ dàng không, thưa anh?

Việc thu thập số liệu nghiên cứu ở Việt Nam rất khó khăn, ngay cả khi đó là một chương trình đối thoại chính sách với Chính phủ. Nhiều số liệu thống kê của Việt Nam rất khó tiếp cận, không những thế mức độ nhất quán và độ tin cậy cũng không cao. Bên cạnh đó, một vài số liệu tuy có sẵn lại rất ít được công bố (như kết quả kiểm toán các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước chẳng hạn), nếu có công bố cũng chỉ mang tính tổng hợp, chung chung, không dùng để phân tích sâu được. Chúng tôi gọi tình trạng này là “số liệu không có thông tin”. May mắn là chúng tôi có thể truy cập nhiều bộ dữ liệu của IMF, World Bank… trong hệ thống cơ sở dữ liệu đồ sộ của trường Harvard. Trên thực tế, đây chính là những số liệu Việt Nam cung cấp cho các tổ chức quốc tế, nhưng để có được những số liệu này chúng tôi lại phải đi đường vòng.

Lần đầu tiên tôi gặp anh là vào năm 2003. Lúc bấy giờ sinh viên Việt Nam ở vùng học New England đã khá đông đảo và diễn đàn khá xôm tụ. Tôi nhớ là hồi đó anh rất kiệm lời, ít khi tham gia những cuộc thảo luận cũng như những cuộc vui chơi của sinh viên?

Vâng, đó là thời điểm quyết định để tôi hoàn thành luận án tiến sĩ. Trong thời gian đó tôi làm việc với cường độ rất cao và không cho phép mình phân tán tư tưởng.

Anh cũng là một trong những thành viên đầu tiên của diễn đàn Nhà kinh tế trẻ Việt Nam, có đúng không?

Diễn đàn Vietnamese Young Economists (VYE) được hình thành vào đầu năm 2001 dưới dạng một “mailing list” chỉ có khoảng 15 du học sinh thạc sĩ và tiến sĩ kinh tế học. Anh Lê Hồng Giang (hiện làm việc ở Úc) và tôi lập danh sách email đầu tiên đó. Sau này “mailing list” được chuyển thành diễn đàn và từ đó phát triển thành Vietnam Economic Society (VES), một diễn đàn trực tuyến trao đổi các vấn đề học thuật trong kinh tế học, với trên 100 thành viên.

Đa số các tiến sĩ kinh tế, sau khi hoàn thành chương trình ở nước ngoài thường chọn ở lại nước ngoài nghiên cứu, giảng dạy. Tại sao anh lại chọn trở về Việt Nam?

Lúc mới tốt nghiệp, mọi lựa chọn đều mở với tôi, trong đó có cả cơ hội dạy học ở nước ngoài. Chính trong lúc ấy, tôi nhận được lời mời của Chương trình Việt Nam tại đại học Harvard về làm giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP.HCM. Lời mời của trường Fulbright thực sự hấp dẫn tôi. Tôi đã xa Việt Nam gần sáu năm, từ khi chưa có hiểu biết gì đáng kể về xã hội và nền kinh tế nước nhà. Tôi luôn có ước vọng hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước, con người và nền kinh tế của nước mình, và muốn làm được một điều gì đó cho đất nước. Trường Fulbright là lựa chọn có tính tất nhiên.

Nghe nói anh từng thử nghiệm kinh doanh và thất bại? Có phải đó là lý do anh quyết định trở thành nhà kinh tế?

Tôi tốt nghiệp đại học Thương mại Hà Nội năm 1994 và được cô Nguyễn Thị Doan, lúc đó là hiệu trưởng giữ lại làm giảng viên. Ban đầu tôi từ chối vì muốn biết thế giới kinh doanh – thế giới thực chứ không phải thế giới sách vở – như thế nào. Sau hai năm, tự thấy mình không hợp với công việc kinh doanh, tôi trở lại trường và đến 1998 thì đi học nước ngoài.

Lúc mới ra trường, tôi cùng một nhóm năm – sáu người bạn, quyết định góp mỗi người vài triệu đồng lập công ty và cử một người trong nhóm đứng ra quản lý. Công ty này mở được vài tháng thì đóng cửa. Nói chung, tôi tự thấy mình không có khả năng kinh doanh (cười).

Theo nguyên lý của điều khiển học, một hệ thống thiếu thông tin phản hồi có chất lượng sẽ không thể tự hoàn thiện. Khi nền kinh tế của chúng ta ngày càng trở nên phức tạp thì những tiếng nói phản biện có tính xây dựng là rất quan trọng. Cần phải hình thành một lớp học giả có ý kiến độc lập và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

Như vậy, con đường học thuật luôn luôn là mục đích của anh?

Đúng là như vậy. Gia đình tôi có truyền thống học hành, cả hai bên nội ngoại đều là trí thức. Việc tôi trở lại với con đường học thuật dường như được định sẵn trong gen của gia đình.

Rất nhiều du học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo ngành kinh tế học. Trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có rất nhiều nhà kinh tế học. Anh lý giải chuyện này như thế nào? Lý do nào khiến anh chọn ngành này?

Tôi không rõ du học sinh Việt Nam ở các nước khác thì như thế nào, nhưng những lớp du học sinh Việt Nam đầu tiên sang Mỹ vào những năm 1990 chủ yếu là học khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên và công nghệ thông tin. Trong số rất ít người thuộc ngành khoa học xã hội thì ngành học chiếm đa số là kinh tế học. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể một phần là do những lớp sinh viên du học đầu tiên của Việt Nam chưa giỏi ngoại ngữ, vì vậy thường tránh những ngành đòi hỏi cao về khả năng thuyết trình và viết. Mặt khác, so với nhiều nước, sinh viên Việt Nam lại có khả năng vượt trội về toán, mà toán lại là ngôn ngữ của kinh tế học hiện đại, vì thế sinh viên Việt Nam thường có lợi thế cạnh tranh trong việc xin học bổng kinh tế học. Bên cạnh đó, những năm 1990 – 2000 chứng kiến quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam nên việc định hướng học kinh tế cũng là điều dễ hiểu.

Với cá nhân tôi, đi học nước ngoài là để thoả mãn nỗi khát khao trong trường đại học, là muốn học nhiều mà không được. Hồi đó tôi đọc “ngoại kinh” rất nhiều. Thực ra cũng không có nhiều sách nên chủ yếu là đọc sách cổ Trung Quốc như Lão Tử, Tứ thư, Ngũ kinh hay các tiểu thuyết kinh điển của Tàu. Giai đoạn này tôi cũng bắt đầu đọc sách Phật giáo, chủ yếu là thiền tông Trung Hoa và Phật giáo Tây Tạng. Phần “nội kinh” ở trường tôi học chủ yếu có tính chất đối phó, tuy nhiên điểm thi của tôi không bao giờ làm các thầy cô thất vọng. Nghĩ lại giai đoạn đó mới thấy các bạn sinh viên hiện nay may mắn hơn thế hệ chúng tôi nhiều vì dù việc học ở trường có thể không được cải thiện bao nhiêu, nhưng bây giờ internet đã trở thành một “thư viện công cộng” khổng lồ sẵn sàng mở ra với bất kỳ ai biết gõ cửa.

Và kinh nghiệm học hành ở bên Mỹ lại hoàn toàn khác…

Ở Việt Nam, mình học dư sức thì ở Mỹ lại bị quá sức. Giống như một con cá đang ngụp lặn ở một cái ao bỗng nhiên được thả vào đại dương.

Những bài viết, bài trình bày đóng góp chính sách của anh gây được nhiều chú ý. Nhưng một số nhà nghiên cứu kinh tế trẻ khác, cho rằng nhà kinh tế học thực sự phải có những công trình nghiên cứu dày công, đăng trên những tạp chí chuyên ngành lớn ở nước ngoài. Họ cho là anh chưa làm được điều này?
Theo tôi, vấn đề ở đây là ngôn ngữ, mà ngôn ngữ phụ thuộc vào mục đích giao tiếp và sự lựa chọn của người sử dụng. Trên thực tế, ở Việt Nam chưa có một cộng đồng những nhà nghiên cứu kinh tế học có tính kinh viện, và vì vậy ngôn ngữ kinh viện vẫn chưa trở nên phổ biến. Trong bối cảnh này, một nhà kinh tế học dấn thân vào vấn đề chính sách thực tiễn một mặt phải biết dùng những nghiên cứu có tính học thuật làm nền tảng cho những bài phân tích chính sách của mình, đồng thời biết diễn giải những vấn đề kinh tế phức tạp bằng những ngôn từ dung dị để thông điệp chính sách đến được với độc giả. Một nguyên nhân có tính khách quan nữa là như đã trao đổi, số liệu ở Việt Nam không tốt, điều này khiến các nghiên cứu có tính định lượng trở nên hết sức khó khăn, thậm chí là rủi ro vì không biết chắc kết quả nghiên cứu có phản ánh đúng thực tiễn hay không.

Ở một mức độ cơ bản hơn, khi chúng ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường phi tập trung thì các nhà làm chính sách nói riêng và cả xã hội nói chung phải chuyển sang một khung tư duy tương thích. Nhưng khi khung tư duy kinh tế cũ tỏ ra không còn thích hợp thì khung tư duy mới vẫn trong quá trình hình thành. Tôi cho rằng một nhiệm vụ quan trọng của các nhà kinh tế học (cũng như các nhà khoa học xã hội nói chung) ở Việt Nam trong thời kỳ thai nghén, quá độ này là tìm nhiều cách khác nhau để giới thiệu tri thức, tinh hoa của nhân loại cho độc giả trong nước, để từ đó hình thành nên một khung tư duy và hệ thống khái niệm cơ bản, giúp cho quá trình hoạch định các chính sách phát triển được mạch lạc, nhất quán và không lạc hậu so với thế giới. Để thực hiện được điều này, tôi cho rằng ngôn ngữ dung dị thích hợp hơn những mô hình toán học phức tạp.

Chúng tôi được biết chị Trần Quế Giang, bà xã của anh, cũng vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ở Pháp?

Vâng, vợ tôi vừa bảo vệ xong luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế – tài chính tại trường Paris Dauphine và hiện nay là đồng nghiệp của tôi ở trường Fulbright. Chúng tôi chia sẻ những mối quan tâm chung về nghề nghiệp, nhưng vợ tôi chủ động lùi lại một bước để dành thời gian cho gia đình, tạo điều kiện để tôi có thể tiến thêm một bước.

Anh có muốn tham gia trực tiếp vào quá trình làm chính sách không?

Tôi cũng đã tự hỏi mình câu này, và câu trả lời vào thời điểm hiện tại là không. Hiện nay ở Việt Nam rất thiếu tiếng nói phản biện chính sách. Theo nguyên lý của điều khiển học, một hệ thống thiếu thông tin phản hồi có chất lượng sẽ không thể tự hoàn thiện. Khi nền kinh tế của chúng ta ngày càng trở nên phức tạp thì những tiếng nói phản biện có tính xây dựng là rất quan trọng. Cần phải hình thành một lớp học giả có ý kiến độc lập và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

Theo anh, ở Việt Nam đã có nhiều tiếng nói độc lập như vậy chưa?

Không nhiều, và tiếng nói độc lập được lắng nghe thì còn ít hơn nữa. Tôi cho rằng Nhà nước nên chủ động tạo ra một không gian rộng rãi hơn, một môi trường cởi mở hơn để có thể thu được nhiều thông tin phản hồi chất lượng cao hơn, làm cơ sở cho sự điều chỉnh tư duy, mô hình và chính sách phát triển của đất nước.

thực hiện Lan Anh
chân dung hội hoạ Hoàng Tường
chân dung nhiếp ảnh Phan Quang

Bạn & tôi

Thưa PGS Đặng Thị Hạnh, khi không đứng trên bục giảng, khi chỉ có mình đối diện với mình trước ngòi bút và trang giấy, thì quá khứ chính là “thế giới” của bà?

Nguyễn Hoàng
(SV khoa văn, đại học KHXH&NV – đại học Quốc gia Hà Nội)

Trong tiểu luận Văn viết – Nữ, Béatrice Didier nói rằng người đàn ông chỉ đứt đoạn nhớ về những sự kiện đã qua, còn người phụ nữ luôn sống lại toàn bộ quá khứ của mình. Ngay từ khi rời quê mẹ và ra thành phố, tôi đã luôn nhớ tới ngôi nhà ông ngoại và cứ thế diễn biến theo với thời gian, những kỷ niệm cũ luôn trở đi trở lại trong đầu tôi. Đó có thể là trường hợp riêng biệt của tôi, vốn là một người ít giao tiếp, trong hoàn cảnh thời trước ở một gia đình đông chị em gái. Nhưng có lẽ cũng không hẳn như vậy. Trừ trong những năm tháng rất bận bịu do nuôi con, do chiến tranh, điều đó xảy ra ít hơn, còn việc cứ trở đi trở lại với những kỷ niệm của quá khứ đã khiến cho tôi nhớ được những chi tiết mà một vài người bạn cũng qua những hành trình như tôi đã có lúc lấy làm kinh ngạc. Quá khứ, nhất là tuổi thơ, làng xóm, quê hương, phố xá... quy tụ xung quanh gương mặt của dì tôi, hình ảnh thân thương đối với tất cả mấy chị em tôi, không chỉ xuất hiện khi tôi ngồi một mình trước những trang giấy trắng.

Đặng Thị Hạnh

Lấy ráy tai bằng lửa: giỡn mặt với phỏng!

Cho rằng sức nóng của lửa sẽ tạo ra lực hút chân không, giúp lấy ráy tai ra dễ dàng… một dịch vụ làm vệ sinh tai theo kiểu rùng mình này đang nở rộ ở TPHCM.


Nguy cơ sáp đèn cầy chảy vào tai là rất lớn khi lấy ráy tai bằng lửa. Ảnh: Hồng Thái

Theo quảng cáo của một số tiệm massage có kèm dịch vụ dùng lửa đèn cầy lấy ráy tai trên đường Bà Hạt (quận 10), Lê Văn Sỹ (quận 3)… thì đây là dịch vụ thư giãn mới du nhập từ nước ngoài về. Nếu như lấy ráy tai theo kiểu “truyền thống” chỉ vài ngàn đồng thì dịch vụ mới này có giá vọt lên đến một, hai trăm ngàn đồng!

Xua khói vào tai lấy… ráy

Để tìm hiểu hư thực, chúng tôi đã đến tiệm nhổ tóc bạc trên đường Bà Hạt, một trong những nơi đang “ăn nên, làm ra” với dịch vụ lấy ráy tai bằng lửa. Bà chủ tiệm giới thiệu “công nghệ”: khi khách có nhu cầu, các nhân viên sẽ massage để khách thư giãn trước. Sau đó, khách sẽ nằm trên ghế nệm dài, nhân viên lấy đèn cầy làm bằng sáp ong thiên nhiên và vải cotton, rỗng ruột. Châm lửa vào một đầu, đầu còn lại cắm vào lỗ tai để cho khói xông vào tai. Khi đốt hết 2/3, nhân viên sẽ lấy đèn cầy ra khỏi tai và dùng một dụng cụ khác “lôi” ráy tai ra dễ dàng.

“Tôi đã tìm hiểu ở các thẩm mỹ viện của Mỹ, Anh, Úc… thấy đều có dịch vụ lấy ráy tai bằng đèn cầy. Đây là loại đèn cầy đặc biệt, khi đốt cháy, áp lực nóng bên ngoài sẽ đem lại cho khách cảm giác xông tai, rất dễ chịu. Sức nóng cũng sẽ tạo ra lực hút chân không, làm chênh lệch áp suất trong và ngoài vành tai, giúp nhẹ nhàng kéo ra những bụi bẩn từ sâu bên trong, cộng thêm với dầu ôliu nhỏ giọt vào trong, sẽ hút được nhiều ráy tai hơn”, bà chủ tiệm nói. Cũng theo bà chủ này, một số dụng cụ dùng chung mặc dù đã được tiệt trùng nhưng cũng không thể… sạch hết được!

Đèn cầy dùng trong “công nghệ” này có hai loại riêng biệt. Một loại có hình nón, một đầu loe ra và một đầu có lỗ nhỏ bỏ vừa lỗ tai. Một loại nhỏ hơn dành cho trẻ em. Đặc biệt, có một số loại dành cho những người làm việc có nhiều tiếng ồn, bụi bặm. “Trước đây tôi mua hàng xách tay với giá 8 USD/cây, sau này tự học để làm đèn cầy bằng sáp ong và vải cotton”, bà chủ tiệm kể.

Dễ rước thêm bệnh vô người

Nhiều người đã bị phỏng tai

Lấy ráy tai bằng lửa khá phổ biến ở một số nước: Trung Quốc, Ai Cập… với tên gọi ear-candling. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí y học Laryngoscope (Mỹ), ear-candling không thể hút hết ráy tai ra bằng áp lực của lửa. Một khảo sát từng thực hiện với dịch vụ này cho thấy, 10% bệnh nhân từng dùng ear-candling đã bị phỏng nhẹ bên ngoài tai, bị sáp đèn cầy chảy vào trong tai và có trường hợp bị sây sát màng nhĩ.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Võ Quang Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM cho biết, xét về mặt y khoa, việc lấy ráy tai bằng lửa không có cơ sở khoa học. “Ngay cả để thư giãn, y học cũng không nói đến. Tuy nhiên phải hết sức lưu ý, nếu đèn cầy không sát trùng sẽ gây viêm tai. Khói đốt đèn cầy có những thành phần hoá học như thế nào chưa rõ nhưng khói vào tai sẽ gây nguy hiểm cho tai. Có thể ảnh hưởng đến sức nghe và gây chóng mặt.

Ngoài ra, nếu lấy ráy tai không đúng cách, không vô trùng vật dụng ngoáy tai còn dễ gây ra bệnh nấm tai”, ông Phúc nói. Theo khuyến cáo của ông Phúc, khi muốn lấy ráy tai, đặc biệt là trẻ em, tốt nhất nên đến bệnh viện hoặc đến các cơ sở y tế được ngành y tế cấp phép hoạt động để lấy. Nên lấy ráy tai mỗi tuần một lần, để lâu sẽ bị nhiễm trùng, viêm tai ngoài, viêm tai giữa. “Ráy tai có rất nhiều loại, ráy tai ướt, ráy tai khô, có nhiễm trùng hay không nhiễm trùng. Lấy ráy tai đúng cách là phải dùng thuốc nhỏ vào tai cho tan ráy ra rồi dùng một cái máy hút với một áp lực vừa phải. Trường hợp nặng phải tiêm thuốc gây mê, kính hiển vi để lấy”, ông Phúc cho biết.

Theo bác sĩ Cao Minh Thức, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM), phương pháp lấy ráy tai bằng lửa không nên áp dụng cho trẻ em vì không có cơ sở khoa học. “Như tôi biết thì phương pháp này bên đông y người ta cũng không có ai áp dụng”, bác sĩ Thức nói.

Theo Hoàng Nhung (Sài Gòn Tiếp Thị

Bộ Quốc phòng điều tra vụ lừa gần 100 quân nhân xuất ngũ

Ngày 28/8, Công an thành phố Vinh đã chuyển cho Phòng Điều tra hình sự, Quân khu 4 hồ sơ điều tra vụ bà Nguyễn Thị Kim Hoa (Giám đốc Công ty TNHH Liên kết giới thiệu việc làm Bắc Miền Trung) lừa quân nhân xuất ngũ đi xuất khẩu lao động.

Theo cơ quan chức năng, bà Hoa đến các đơn vị thuộc Sư đoàn 324 (Quân khu 4) tư vấn quân nhân xuất ngũ sẽ được ưu tiên đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, lương cao.

Giữa tháng 8/2008, gần 100 quân nhân Sư đoàn 324 và Sư đoàn 968 (Quân khu 4) xuất ngũ và vay tiền nộp cho bà Hoa từ 80 đến 120 triệu đồng mội người. Sau khi nhận tiền, bà Hoa không đưa được người nào đi xuất khẩu lao động và không trả khoản đã thu. Hiện Giám đốc Công ty TNHH Liên kết giới thiệu việc làm Bắc Miền Trung này đã bỏ trốn.

Bỏ hoang để chờ bán... sang tay

Bỏ hoang để chờ bán... sang tay
Lao Động số 194 Ngày 29/08/2009 Cập nhật: 8:01 AM, 29/08/2009
Dự án khu đô thị Hà Phong cỏ mọc um tùm.
(LĐ) - Trong khi hàng loạt biệt thự, khu đất xây dựng biệt thự sinh thái... nằm trên trục đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài đang bị bỏ hoang thì người dân lại đổ xô đi mua biệt thự sinh thái ở phía tây, dù hợp đồng cũng chỉ là góp vốn và thời hạn giao đất, xây nhà thì... vô thời hạn.

Đất không, nhà trống

Khu đô thị Hà Phong thuộc huyện Mê Linh nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25km, cách sân bay Nội Bài 10km, đường sá đi lại khá thuận tiện trên trục đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, nhưng hiện nay vẫn vắng bóng người, cỏ hoang mọc um tùm mặc dù đã được phân lô.

Theo quy hoạch, khu đô thị này có tổng diện tích 41,8ha, trong đó có 444 biệt thự, 278 nhà liền kề rộng 20,3ha. Khu chung cư cao tầng, văn phòng rộng khoảng 3ha... Nhưng hiện tại, khu đô thị này chỉ có một toà nhà trung tâm thương mại đang xây dang dở và vài căn biệt thự đang hoàn thiện.

Vào thời điểm năm 2007, đón đầu Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, hàng trăm nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền chênh lệch tới vài trăm triệu đồng để sở hữu một suất biệt thự giá gốc tại khu đô thị Hà Phong. Người ta đầu tư với mong muốn nơi này sớm có một làng biệt thự nghỉ dưỡng văn minh, sầm uất và giá đất sẽ tăng chóng mặt...Nhưng sự thực hiện nay ra sao?

Anh Nguyễn Văn Dũng là một trong những "nạn nhân" của cơn sốt đất năm 2007, cho biết: "Giá gốc của khu này chỉ gần 4 triệu đồng/m2, nhưng tôi phải mua sang tay tới 7 triệu đồng/m2. Một căn biệt thự 400m2, tôi phải bỏ ra gần 3 tỉ đồng, trong đó bao gồm 1,2 tỉ tiền chênh lệch giá. Vậy mà tới giờ, rao bán 7 triệu đồng/m2 mãi không thấy khách nào hỏi".

Cũng theo anh Dũng, tại dự án này dường như ai cũng mua đất để đầu tư chờ giá lên sang tay, chứ không có ý định mua đất để sinh sống. Một điều nữa khiến anh Dũng băn khoăn là hợp đồng góp vốn giữa chủ đầu tư và người mua đất cũng không rõ ràng trong việc thoả thuận thời hạn bắt buộc phải xây thô.

Cùng nằm trên tuyến đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài còn có khu biệt thự ven sông của Cty Vinaconex 9. Nơi này có khoảng vài chục căn biệt thự đã xây thô, nhưng chưa có người ở. Cách khu Hà Phong không xa là khu đô thị do TCty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco5 ) làm chủ đầu tư, với quy mô khá lớn, hiện cũng đang bỏ hoang với nhiều hạng mục còn dang dở.

Không thể mua lấy được

Theo ông Michael Piro - GĐ bán hàng và tiếp thị của Indochina Land - những người mua căn hộ, biệt thự sinh thái tại các dự án chỉ có hiệu quả khi chủ đầu tư có phương thức quản lý tốt. Đó là mỗi năm, chủ nhà sẽ nghỉ ngơi trong biệt thự của mình từ 1-3 tháng, thời gian còn lại, chủ dự án sẽ thuê một Cty có kinh nghiệm đứng ra kinh doanh, quản lý, cho khách thuê lại, lợi nhuận sẽ chia theo thoả thuận. Với tiêu chuẩn đó thì có lẽ ở Hà Nội hiện nay, chưa có dự án nào thực hiện được điều này.

Thực tế hàng trăm hécta đất dự án đô thị mới ở khu vực huyện Mê Linh, Đông Anh đang bỏ hoang cho thấy, không phải dự án bất động sản nào cũng khả thi.

Thời kinh tế thị trường, DN chỉ cần có chức năng kinh doanh bất động sản, thậm chí chạy chọt mua được vài khu đất là có thể làm chủ đầu tư dự án. Nhưng, dự án đó phát triển ra sao lại là một chuyện khác.

Thực tế thị trường bất động sản "sốt nóng" thời gian gần đây cho thấy, hầu hết các dự án hồi sinh là nhờ được ngân hàng "bơm" vốn. Nhưng đáng buồn là các sản phẩm bất động sản đó khó đến tay người cần nhà thực sự, mà lại rơi vào một số nhà đầu cơ nhỏ lẻ có sẵn tiền mặt. Họ thi nhau "lướt sóng" và đẩy giá nhà lên cao quá tầm với của người cần nhà. Đương nhiên, sẽ xảy ra tình trạng "bong bóng"giá.

Ba-lô thuyền trưởng chứa 10kg nữ trang trị giá 5 tỷ đồng

Toàn bộ 12 gói kim loại nữ trang được thuyền trưởng tàu Biển Đông Star vận chuyển trị giá gần 5 tỷ đồng. Ngày 28/9, người này bị công an TP HCM đề nghị truy tố về tội "vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới".
> 10kg nữ trang trong ba-lô thuyền trưởng.

Tối ngày 4/5, trinh sát biên phòng kiểm tra tàu Biển Đông Star, phát hiện trong ba-lô của thuyền trưởng Nguyễn Viết Bảy (35 tuổi, ngụ Hải Phòng) có chứa có 12 gói được dán băng keo. Đó là hơn 10kg nữ trang quý, trong đó khoảng 30% kim loại quý màu vàng, còn lại là kim loại quý màu trắng, trị giá gần 5 tỷ đồng. Tất cả đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Tuy nhiên, tại cơ quan điều tra, ông Bẩy không thừa nhận là chủ lô hàng nói trên. Theo ông, ngày 23/4, có một phụ nữ khoảng 50 tuổi nói tiếng Việt, xuống tàu gặp Bẩy và đặt vấn đề nhờ vận chuyển số đồ trang sức trẻ em mạ kẽm về Việt Nam cho người tên Năm, với tiền công là 5 triệu đồng.

Nhưng đến 27/4, khi tàu về tới, Bẩy không thấy người phụ nữ tên Năm gọi điện để nhận hàng. Sau đó, tàu đi Hồng Kông và khi trở lại cập cảng Cát Lái thì bị phát hiện.

Theo số điện thoại mà ông Bẩy khai báo, cơ quan cảnh sát điều tra không xác minh được địa chỉ của người phụ nữ nên đã chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát thành phố đề nghị truy tố Bẩy về tội "vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới".

An Nhơn

"Liên đới, Chủ quyền, Thắng-Thắng"

29/08/2009 06:44 (GMT + 7)
(TuanVietNam)- Di dân là một bộ phận trong chính sách đầu tư, viện trợ, trao đổi - trong "sức mạnh mềm" tỏa ra khắp năm châu bốn biển của Trung Quốc.


>> Bàn về an ninh

Trong bài tham luận tại Hội thảo hè 2009, GS Cao Huy Thuần đã chia sẻ góc nhìn về xu hướng di dân hiện nay của một số quốc gia trên thế giới.

Ông mô tả: Di dân đã thành ra chính sách, hỗ trợ bằng ngoại giao, và chính sách ấy là một bộ phận trong chính sách đầu tư, viện trợ, trao đổi - trong "sức mạnh mềm" tỏa ra khắp năm châu bốn biển của Trung Quốc. Đường sá, cầu cống, đập thủy điện, trường học, bệnh viện, sân bay… những hạ tầng cơ sở trọng yếu đó của phát triển kinh tế, nhất là ở Phi châu, đã thực hiện với thợ thầy Trung Quốc.

Vâng, sách vở nào bây giờ cũng đều nói đến chuyện ấy nhàm tai: cùng với phát triển kinh tế và nhu cầu xài năng lượng, sức mạnh mềm của Trung Quốc đang tỏa ra khắp thế giới, trên mọi lĩnh vực, chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, công nghệ, bán khí giới, viện trợ, y tế, thương mãi, du lịch, văn hóa, nhất là văn hóa.

Riêng về lĩnh vực xã hội mà chúng ta đang bàn ở đây, sách vở nói: vì Trung Quốc đã trở thành tay đầu tư quốc tế, tay lái buôn quốc tế, chính phủ họ không những dẹp bỏ những hạn chế về di dân trong nội địa mà còn làm dễ dàng việc xuất ngoại của dân chúng để kinh doanh, để du lịch. Hàng loạt, hàng loạt doanh nhân được khuyến khích đi ra nước ngoài đầu tư, hàng loạt, hàng loạt công ty mở ra ở ngoại quốc, hàng loạt, hàng loạt công nhân đi theo, hàng loạt, hàng loạt du khách "xỉa răng" trên mọi đường phố.

Di dân hàng loạt

Di dân… Có bao giờ nước Trung Hoa ngớt di dân trong lịch sử đâu, nhưng di dân ngày nay không phải như trước: ngày nay người Trung Quốc di dân hàng loạt. Ước tính của các tổ chức lao động là công nhân Trung Quốc nhập biên các nước ngoài tăng mỗi năm khoảng 20%, phần đông "hề" một tiếng như Kinh Kha vượt sông Dịch, "tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn".

Con số chính xác thì khó có và khó biết đúng sai, nhưng tạm ghi về khuynh hướng tăng vọt ở Phi châu, nơi Trung Quốc hốt năng lượng, nhiên liệu: 24.000 ở Sudan năm 2004, gấp ba so với những năm trước; 50.000 ở Nigeria, so với 2000 năm 2001; 300.000 ở Nam Phi (4).

Ảnh: xunhua

Mới đây, nhân một vụ đụng độ giữa di dân Trung Quốc với người bản xứ ở Alger, báo Le Monde đưa ra con số 50.000 công nhân Trung Quốc đóng đô ở đấy (5). Cũng vậy, con số cũng tăng vọt ở Nam Mỹ: 60.000 ở Peru, chưa kể hậu duệ của công dân Peru gốc Hoa còn đông hơn thế nhiều lắm; 50.000 ở Venezuela; 100.000 ở Brazil; 30.000 ở Mêhicô; 7000 ở Columbia.

Thống kê ở Canada ghi: năm 2001, hơn 1 triệu dân gốc Hoa sống trong nước (6). Riêng con số lấy được ở cái xứ nhỏ Costa Rica thì vừa chính xác lại vừa lý thú về nhiều mặt, trước hết là mặt phụ tình.

Giống như các nước châu Mỹ la tinh khác, Costa Rica "chăn gối" với Đài Loan ngót 63 năm, vậy mà bây giờ bứt ra thiếp phụ chàng, thiết lập ngoại giao chính thức với Bắc Kinh từ tháng 6-2007. Thương mãi giữa hai bên đã tăng gấp 10 lần, Đài Loan đọ hết nổi, mất pháo đài đầu tiên ở Nam Mỹ, điểm nhắm của Bắc Kinh.

Ân nghĩa sòng phẳng, Trung Quốc ký hiệp ước vào tháng 5-2008 cho không 10 triệu đô la tiền mặt, hứa cho thêm 72 triệu nữa để xây một sân vận động mới toanh và mang qua… 800 công nhân Trung Quốc để thực hiện công tác đó. Con số 800 tuy khiêm tốn, nhưng ôi, tiêu biểu biết bao cho cả một chính sách đại công tác áp dụng khắp nơi (7).

Ở Costa Rica, mục tiêu của Trung Quốc, ngoài kinh tế, còn là chính trị: phá vỡ phòng tuyến của Đài Loan, phất cao ngọn cờ "Trung Quốc là một". Ở các vùng khác, mục tiêu đó không có, nhưng mẫu mực viện trợ, mậu dịch, đầu tư, xây dựng, phát triển kinh tế giống nhau.

Ví dụ ở Angola. Cùng với Sudan và Nigeria, Angola là đối tượng dầu hỏa ở Phi châu mà Trung Quốc nhắm, nhưng Angola khác Sudan ở chỗ nước này bị quốc tế cấm vận, các công ty phương Tây bỏ rơi, nên Trung Quốc vẫy vùng như giữa chốn không người, còn ở Angola họ phải cạnh tranh ráo riết. Bởi vậy, Trung Quốc phải tuốt ra cả một giàn khí giới, từ ngoại giao đến cho vay, với những thủ thuật mập mờ, chẳng ai biết rõ chi tiết.

Bắt đầu từ 2004, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (Exim Bank) cho vay 2 tỷ Mỹ kim để tái thiết cơ sở hạ tầng bị chiến tranh phá hủy. Gãi đúng chỗ, vì đây là lúc Angola đang ngứa tiền, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế buộc phải minh bạch kinh tế và cải cách chính trị mới cho vay.

Đối tác vẫn còn ngứa, Exim hào phóng cho vay thêm một đợt thứ hai 2 tỷ nữa vào tháng 9-2007. Với điều kiện gì? Nhiều công ty Trung Quốc sẽ đến tận nơi để xây dựng, mang theo dụng cụ, trang thiết bị và… công nhân. Bao nhiêu? Hàng chục ngàn! Dân Angola thất nghiệp tràn lan, thèm việc ấy như dân Bắc Kinh hẫu vịt quay (8).

"Chúng ta đều là Đông phương"

Nghĩa là gì? Nghĩa là di dân đã thành ra chính sách, hỗ trợ bằng ngoại giao, và chính sách ấy là một bộ phận trong chính sách đầu tư, viện trợ, trao đổi - trong "sức mạnh mềm" tỏa ra khắp năm châu bốn biển của Trung Quốc. Đường sá, cầu cống, đập thủy điện, trường học, bệnh viện, sân bay… những hạ tầng cơ sở trọng yếu đó của phát triển kinh tế, nhất là ở Phi châu, đã thực hiện với thợ thầy Trung Quốc.

Chưa kể những công trình khác, kém cần thiết nhưng oai vang hơn: sân vận động, công thự, toà nhà Quốc hội… Dưới khẩu hiệu "Liên đới, Chủ quyền, Thắng-Thắng", đầu tư, nhiên liệu, năng lượng, đại công tác bay cùng bầy với nhau như chim một đàn.

Vừa xông tay ra để nắm yết hầu của các nguồn năng lượng trên thế giới, vừa phóng việc làm cho hơn 23 triệu nông dân ùn ùn kéo lên thành phố trong nội địa (9), lại vừa được tiếng là anh em giúp nhau win-win trong các nước kém mở mang, sách vở nói Trung Quốc đang thành công như diều gặp gió.

Ấy là chưa nói đến du lịch, tuy rằng đây không phải là di dân, chỉ là lượng người di chuyển. Bao nhiêu? Con số du khách Trung Quốc đi ra thế giới có thể lên đến 100 triệu vào năm 2015, đông nhất hoàn cầu. Các nước Ả Rập ở Trung Đông đang hí hửng trước cái thị trường khổng lồ ấy.

Riêng Ai Cập, con số 35.000 đạt được năm 2005 có thể tăng lên 80.000 trong những năm tới. Báo chí, truyền thông Trung Quốc tung hô khẩu hiệu ngọt như mía lùi: "We"re all East"! "Chúng ta đều là Đông phương"! Tài thế! (10). Trong số 100 triệu ấy, ước tính một phần ba thích chọn Đông Nam Á, vừa gần, vừa rẻ, vừa đủ tiện nghi, mọi bộ phận của thân thể đều có dịch vụ tương ứng, cung cấp sung mãn. Thái Lan hy vọng thâu nhận ít nhất 4 triệu mỗi năm từ cuối thập kỷ này (11).

Di dân kiểu mới

Ảnh: baothuongmai
Cũng liên quan đến việc di dân kiểu mới, phải kể chính sách đầu tư đất ruộng ở nước ngoài để phòng xa bảo đảm an ninh lương thực trong nước. Về mặt này, Trung Quốc không làm khác Hàn Quốc, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Nhật và Ả rập Xê út: năm nước ấy hiện nay chiếm hơn 7,6 triệu hecta đất canh tác ở bên ngoài, nghĩa là tương đương với 5,6 lần diện tích canh tác của nước Bỉ.

Với tốc độ thành thị hóa và lượng nước kém dần, đất canh tác càng ngày càng hiếm, sản xuất lương thực có cơ giảm sút trầm trọng. Cho nên Trung Quốc xem việc tậu đất canh tác ở ngoại quốc như một chính sách ưu tiên: ông khổng lồ ấy chiếm 40% tổng số dân sống về canh nông trên thế giới nhưng chỉ có 9% đất cày cấy được trên hoàn cầu.

Năm 2006, Trung Quốc ký nhiều thỏa ước hợp tác canh nông với nhiều nước Phi châu để thành lập 14 nông trường thí nghiệm ở Zambie, ở Zimbabwe, ở Ouganda và Tanzanie. Bao nhiêu nông dân Trung Quốc sẽ đến canh tác? Một triệu vào năm 2010. Khỏi cần thi tuyển sinh vì bao nhiêu nông dân thất nghiệp trong khủng hoảng hiện tại đều sẵn sàng khăn gói lên đường tuốt.

Ngôn ngữ chính thức của Bắc Kinh là: giúp các nước ấy tăng gia lượng sản xuất nhờ công nghệ Trung Quốc. Các giống lúa lai mà Trung Quốc chế tạo được sẽ làm tăng năng suất lên 60% so với năng suất trung bình trên thế giới.

Có thể lắm. Nhưng chắc chắn một số lượng lớn mùa màng thu hoạch sẽ được xuất khẩu qua Trung Quốc để bảo đảm lượng lương thực trên thị trường (12). Bảo đảm an ninh về lương thực, hợp tác về canh nông, nhu yếu đó cũng lộ ra trong các thỏa ước về phát triển ký kết với các nước Nam Mỹ.

Chưa hết. Mắt xanh của Bắc Kinh đang liếc qua đất trống mênh mông ở Nga và Trung Á. Đất trống như vậy, sao ta không thuê? Lưỡng lự, vì sợ dân phản đối, nhưng rồi Kazakhstan cũng âm thầm cho một công ty Trung Quốc-Kazakhstan thuê 7000 héc ta đất để trồng lúa mì và đậu nành. 3000 nông dân Trung Quốc vọt qua biên giới, mang theo khí cụ canh tác hiện đại hơn, nông dân bản xứ có giận cũng đành chịu.

Và đất Nga! Mênh mông vô tận xứ! Dường như trời sinh đất ấy cho đậu nành Trung Quốc. Cách Matscơva đến 6000 cây số nhưng chỉ cách Bắc Kinh 2000 cây số thôi, hai vùng Khabarovski và Birobidjan đã mang về cho Trung Quốc 420.000 tấn đậu nành trong năm 2008.

Còn cả 20 triệu héc ta đất trồng trọt chưa khai thác ở bên kia biên giới, bên này thì thèm đậu nành, bên kia thì thèm tiền thuế, ông Nga có gì bận tâm ngoài việc ngồi chơi xơi tiền? Có chứ! Thống kê chính thức của Bộ Nội vụ Nga bóp còi: đã có từ 400.000 đến 700.000 dân Trung Quốc đang tọa lạc trên đất Nga (13).

  • Cao Huy Thuần

Phá nhà chủ tịch, chém trưởng công an trọng thương

Cập nhật lúc 07:18, Thứ Bảy, 29/08/2009 (GMT+7)
,
- Chiều tối 28/8, Công an huyện Núi Thành ra lệnh bắt khẩn cấp Phan Văn Phương (SN 1957, trú tại thôn Thuận An, xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) vì tội chém trọng thương công an xã và đập phá nhà Chủ tịch UBND xã Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành…

Theo hồ sơ từ Công an huyện Núi Thành, sau khi ra tù được gần 10 ngày, vào chiều 27/8, Phan Văn Phương đã vác dao đến nhà bà Trần Thị Thanh, Chủ tịch UBND xã Tam Anh Bắc để đập phá và đòi giết bà Thanh.

Ngay sau khi nhận được tin báo qua điện thoại, ông Nguyễn Quốc Hội, Trưởng Công an xã Tam Anh Bắc huy động lực lượng đến nhà bà Thanh để khống chế đối tượng đang gây rối trật tự và đòi chém Chủ tịch UBND xã.
Trưởng công an xã Nguyễn Quốc Hội bị chém nhiều nhát hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam


Trong lúc cùng lực lượng công an xã bao vây để khống chế đối tượng thì tên Phương đã dùng dao chém nhiều nhát làm ông Hội bị trọng thương. Sau khi gây án, đối tượng bỏ chạy trốn nhưng nhờ tăng cường lực lượng, đối tượng đã bị vây bắt và đưa về công an Núi Thành.

Ông Hội được bà con nhân dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam với hàng chục vết chém ở bụng, vùng mặt và tay trái.

Ngay sau khi bắt giữ đối tượng và củng cố hồ sơ, đến chiều 28/8, cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Núi Thành mới ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt khẩn cấp tạm giam 4 tháng để điều tra làm rõ.


Được biết, Phương là đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự. Do hành hung và đập phá tài sản của Phó Công an xã Tam Xuân 2, bị tòa án tuyên phạt 3 năm tù và vừa ra trại.



Cách đây 10 ngày, ngay sau khi vừa ra trại về nhà, Phương đã tổ chức uống rượu ăn mừng và sau đó dùng dao đuổi chém một số thanh niên gây thương tích, công an huyện đang thụ lý vụ án và chưa kịp bắt giữ phương để điều tra thì Phương tiếp tục gây ra vụ việc trên.



Nguyên nhân Phương vác dao đến

Friday, August 28, 2009

Sao lại thâu tiền nhiều vậy?

Sốc vì phải “gánh” 23 khoản thu đầu năm học

(Dân trí) - Trong số 23 khoản thu mà học sinh trường Tiểu học thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội phải đóng góp đầu năm học có cả khoản “hao mòn đồ dùng”, “vật kỷ niệm”, “quỹ chăm sóc cây”, “bảo hiểm điện”…

Phụ huynh “sốc”

Mặc dù là trường chuẩn quốc gia, nhưng theo phản ánh của nhiều phụ huynh khối lớp 1 của trường Tiểu học thị trấn Phú Minh, đầu năm học, họ được thông báo phải nộp các khoản rất vô lý.

Phụ huynh Đ.V.T có con học lớp 1 của trường bức xúc: “Trường đặt ra những khoản thu rất vô lý, dường như họ cố nghĩ ra các khoản để thu tiền. Nào là quỹ chăm sóc cây, quỹ quản trường, vật kỷ niệm. Thậm chí phụ huynh còn phải đóng cả khoản hao mòn đồ dùng và bảo hiểm điện”.

Còn phụ huynh N.T.L cho rằng, vở thì phụ huynh đã sắm rất đầy đủ cho con theo bộ sách giáo khoa. Vậy mà trường còn yêu cầu phụ huynh mua thêm đến 3 loại vở nữa, như vở của phòng giáo dục, vở của hội chữ thập đỏ, vở rèn chữ mẫu, chữ thẳng… chưa kể các khoản như khăn bông bay và khăn trải bàn... “Vậy trường dùng làm gì mà nhiều thế?”, phụ huynh N.T.L thắc mắc.

Không chỉ học sinh khối lớp 1, các học sinh khối lớp 2 cũng nhận được thông báo đóng góp 16 khoản thu lần 1. Phụ huynh P.V.N thắc mắc: không hiểu khoản thu “hao mòn đồ dùng toán” là như thế nào?.
23 khoản thu mà học sinh phải đóng

Phụ huynh đề ra, giáo viên… thu hộ

23 khoản học sinh phải đóng ở trường Tiểu học thị trấn Phú Minh

1. Quỹ quản trường; 2.Quỹ chăm sóc cây; 3. Học 2 buổi/ngày; 4. Giấy kiểm tra; 5. Tu sửa cơ sở vật chất (trong và ngoài khu vực); 6. Bảo hiểm thân thể; 7. Bảo hiểm điện; 8. Bảo hiểm y tế; 9. Vở rèn chữ của phòng giáo dục (2 cuốn); 10, Vở rèn chữ của Hội chữ thập đỏ (2 cuốn); 11. Vở rèn chữ mẫu chữ thẳng hàng và mẫu chữ nghiêng 2 cuốn; 12. Giấy thi chữ đẹp mỗi tháng 1 tờ 9 tháng; 13. Bút rèn chữ; 14. Quạt; 15. Vật kỷ niệm; 16. Khăn bông bay; 17. Hao mòn đồ dùng; 18. Ghế nhựa + trực nhật; 20. Váy áo đội múa; 21. khăn trải bàn + lọ hoa; 22. Quỹ lớp; 23. Học hè.

Trao đổi với báo Dân trí, bà Bùi Thị Hoà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong các khoản thu này, chính thức nhà trường chỉ có 2 khoản là Học 2 buổi/ngày và Hao mòn đồ dùng. Còn lại các khoản thu khác là do phụ huynh đề ra và nhờ giáo viên chủ nhiệm thu hộ (?).

Theo bà Hoà, để phụ huynh nhớ từng khoản thu, không bị nhầm lẫn khoản thu trước và khoản thu sau, giáo viên đã liệt kê chi tiết và phát cho từng phụ huynh giữ. Các khoản này sẽ thu làm 3 lần trong năm.

Giải thích về khoản thu “hao mòn đồ dùng”, bà Hoà cho biết, đồ dùng thiết bị dạy học này do nhà trường bỏ tiền ra mua cho học sinh “mượn” để dùng cho cả năm học. Hàng năm, các thiết bị này đều bị hỏng rất nhiều, thậm chí thất lạc nữa nên phải thu mỗi học sinh 20.000đ/2bộ (Toán và Tiếng Việt), khối lớp 1 và khối lớp 2 là 10.000đ/bộ (môn Toán).

Còn khoản thu gọi là “Vật kỷ niệm” bà Hòa cho biết, đó là do “phụ huynh đề xuất”, và chỉ có những học sinh khối lớp 1 và lớp 5 đóng góp. Theo bà Hòa, vì khi học sinh vào trường và ra trường muốn có vật kỷ niệm tặng trường nên mới thu khoản này.

Trao đổi với Dân trí, bà Nguyễn Thị Lệ Hằng, trưởng phòng giáo dục huyện Phú Xuyên cho biết, học sinh tiểu học được miễn các khoản đóng góp, trừ các khoản thu như quỹ Đoàn Đội và các loại tiền bảo hiểm hoặc đóng tiền khi các trường tổ chức học 2buổi/ngày.

Các khoản thu như “Hao mòn đồ dùng dạy học”, “Vật kỷ niệm”…, theo tôi không được phép thu, như vậy là sai nguyên tắc. Hội phụ huynh muốn thu thêm các khoản khác phải thông qua Ban giám hiệu nhà trường để xem xét.

Bà Hằng còn cho biết, năm học trước cũng đã nhận được một số phản ánh của phụ huynh học sinh thắc mắc về các khoản thu đầu năm của trường Tiểu học Phú Minh và đã trao đổi, chấn chỉnh lại với Ban giám hiệu nhà trường. “Chúng tôi sẽ xuống kiểm tra lại các khoản thu mà báo phản ánh”, bà Hằng khẳng định.

Ông Nguyễn Hiệp Thống - Chánh văn phòng sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết, Sở đã yêu cầu Ban Giám hiệu các trường niêm yết công khai tất cả các khoản thu - chi, thông báo cho phụ huynh học sinh. Ngoài các khoản thu theo quy định, tuyệt đối không được đặt ra các khoản thu khác. Đơn vị, trường học nào tự ý đặt ra các khoản thu trái với quy định sẽ bị xử lý nghiêm khắc, đồng thời phải hoàn trả cho phụ huynh học sinh.

Hồng Hạnh

Tàu Lạ Made in Vietnam

Con tàu 50 tỉ đồng trở thành… "của nợ"

Con tàu 50 tỉ đồng trở thành… của nợ!
Tàu Hải Âu đang nằm bờ

Một chiếc tàu cao tốc được đóng mới với số tiền trên 50 tỉ đồng đang được rao bán. Con tàu này bị phát hiện sai ngay từ khâu thiết kế, không phù hợp với luồng tuyến, có dấu hiệu bị rút ruột nhiều tỉ đồng...

Đó là tàu cao tốc mang tên Hải Âu do Công ty Du lịch Kiên Giang (nay được giao về cho Công ty Du lịch - thương mại Kiên Giang) làm chủ đầu tư. Sau mấy năm tàu liên tục hư hỏng, làm ăn thua lỗ, UBND tỉnh Kiên Giang có quyết định cho phép Công ty Du lịch - thương mại Kiên Giang đưa con tàu này ra bán đấu giá.

Thông tin được rao bán đăng tải công khai khắp nơi và cả trên mạng, nhưng đến ngày đấu giá chỉ duy nhất đại diện một doanh nghiệp ở TP.HCM đến tham gia và gửi lại lời nhắn: "Nếu không bán được cho ai thì chúng tôi sẽ mua giùm cho, giá 16 tỉ...". Giám đốc doanh nghiệp này (xin giấu tên) cho biết: "Nếu mua tàu này về chúng tôi phải bỏ thêm ít nhất 5 - 6 tỉ đồng nữa để hoán cải lại cho phù hợp với luồng lạch tuyến Rạch Giá - Phú Quốc thì may ra mới chạy được".

Hỏng ngay trong ngày khai trương

Tàu cao tốc Hải Âu được đóng mới tại Hải Phòng, đưa vào sử dụng từ tháng 9/2004. Tàu thiết kế hai thân, vận tốc 28 hải lý/giờ, sức chở 250 hành khách, được coi là sang trọng và hiện đại của Việt Nam lúc bấy giờ. Ngày khai trương, ông Nguyễn Hữu Khai - lúc đó là giám đốc Công ty Du lịch Kiên Giang - đã tổ chức linh đình, mời cả trăm quan khách tới tham dự. Ngay trong ngày này khi tàu vừa xuất bến Rạch Giá được vài hải lý đã bị trục trặc, vì chân vịt của tàu cắm sâu xuống bùn và hư hỏng.

Có mặt trên tàu trong ngày khai trương, một lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang đã lớn tiếng: "Tôi nói rồi, tàu không phù hợp tuyến biển này, cần phải đưa ngay xuống tuyến Hòn Chông - Phú Quốc để bảo vệ con tàu". Tuy nhiên lời đề nghị này đã bị... phớt lờ cho đến nay.

Sau ngày khai trương, tàu Hải Âu trở thành "của nợ", liên tục phải sửa chữa. Một cán bộ từng có thời gian công tác khá lâu năm ở Công ty Du lịch Kiên Giang cho biết tàu "ăn" quá nhiều dầu. Mỗi chuyến Rạch Giá - Phú Quốc (cả ra và vào) tàu Hải Âu "ăn" hết 3.800 - 4.000 lít dầu, cao gấp đôi tàu cao tốc khác của tư nhân có sức chở tương tự. "Với sức "ăn" dầu như vậy, thua lỗ là cái chắc. Đó là chưa kể cứ chạy được vài tháng tàu lại nằm bờ vì hư hỏng. Mỗi lần tàu hư là phải chạy lên tận TP.HCM để sửa chữa, tốn kém thêm 500 - 600 triệu đồng tiền dầu và vật tư thay thế", vị cán bộ này bức xúc nói.

Chạy ít, nằm bờ nhiều

Thấy con tàu thua lỗ quá, giám đốc Nguyễn Hữu Khai xin thành lập Công ty cổ phần Du lịch Phú Quốc, rồi đưa con tàu Hải Âu vào góp vốn. Tuy nhiên 2/4 cổ đông sáng lập ở TP.HCM phát hiện con tàu "nợ nần và bệnh tật" nên... bỏ chạy không góp vốn (42 tỉ đồng) như cam kết ban đầu. Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang sau đó cho phép Công ty cổ phần Du lịch Phú Quốc tổ chức đại hội cổ đông nhằm cấu trúc lại bộ máy, và cuối năm 2006 "hất" con tàu về cho Công ty Du lịch - thương mại Kiên Giang quản lý. Kể từ ngày khai trương đến thời điểm này, tàu Hải Âu lỗ thêm gần 6 tỉ đồng.

Ông Liễu Văn Lô, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Du lịch - thương mại Kiên Giang, cho biết: "Chúng tôi nhận con tàu về trong tình trạng nợ nần, hư hỏng, phải đưa đi sửa chữa hết thêm 500 triệu đồng. Từ khi nhận tàu về đến nay nó chỉ chạy được hai tháng rồi lại... phải nằm bờ. Giải pháp duy nhất là phải bán con tàu càng nhanh càng tốt".

Trong khi đó, các chuyên gia trong ngành hàng hải nói chỉ cần đầu tư 25-30 tỉ đồng họ đã có thể sắm được tàu tốt hơn tàu Hải Âu nhiều lần. Tàu Hải Âu được đóng từ nguồn vốn chương trình biển Đông đảo xa (10 tỉ đồng), đồng thời được vay vốn ưu đãi của Nhà nước 30 tỉ đồng (lãi suất chỉ 3% một năm), 10 tỉ còn lại phát sinh trong quá trình đóng tàu. Dư luận ở Kiên Giang từ lâu đã đặt vấn đề về giá trị đích thực của con tàu 50 tỉ đồng này. Tàu đắt nhưng thi công cẩu thả, thiết kế không phù hợp với thực tiễn của vùng biển...

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang đã từng vào cuộc "mổ xẻ” các sai phạm liên quan đến cá nhân giám đốc Nguyễn Hữu Khai và một số người khác trong vụ đầu tư đóng tàu Hải Âu. Cơ quan này đã kiến nghị xuất toán 5 tỉ đồng, thậm chí yêu cầu cơ quan điều tra vào cuộc xem xét có hay không tội "cố ý làm trái" rút ruột tiền ngân sách nhà nước trong quá trình đóng tàu Hải Âu. Tuy nhiên giám đốc Khai sau đó chỉ bị "cảnh cáo" Đảng và được cho "hạ cánh an toàn".


(theo Tuổi Trẻ)


Chung cư 8 tầng thì không có nước, 13 tầng thì chỉ có 1 thang máy- Đất nước Việt Nam Phát triển nhanh quá !!!

Nhà 13 tầng, 1 thang máy cho 130 hộ dân

Cập nhật lúc 06:53, Thứ Năm, 27/08/2009 (GMT+7)
,

- Chiếc thang kia kẹt giữa 2 tầng của toà nhà 13 tầng nên 3 tháng nay vài trăm con người đành dùng chung chiếc còn lại, vốn có "tiền sử" thủng sàn và rơi tự do.

Kinh dị thang máy "thủng"

Dân cư nhà B3A, khu Tái định cư Nam Trung Yên HN từng thường xuyên rùng mình, tránh nhìn xuống chân lúc đứng trong chiếc thang máy số 1 của toà nhà, khi nó bị rỗ - thủng một lỗ dài 7-10cm. Mặc dù đến nay, sàn của chiếc thang máy bị "mọt đục" đã được Ban Quản lý toà nhà thay thế bằng một tấm thép dày nhưng lỗ thủng này vẫn là nỗi ám ảnh khó quên với 130 hộ dân.

Một người dân nhà B3A, a

Mô tả ảnh.
130 hộ dân của toà nhà B3A, khu Tái định cư Nam Trung Yên đang phải dùng chung 1 chiếc thang máy có "tiền sử"... mọt sàn. (Ảnh Gia Linh)
nh Nguyễn Trung Kiên, cho biết: "Sau một tuần kể từ khi người dân chúng tôi phát hiện chiếc thang bị thủng thì người của Ban Quản lý toà nhà mới có mặt để sửa chữa và thay thế phần sàn; lúc ấy lỗ thủng đã lớn gấp 3-4 lần ban đầu".

Cũng theo lời kể của anh Kiên, trước khi được sửa chữa, chiếc thang máy này còn nhiều lần khiến người dân phát hoảng khi đột ngột... rơi tự do vài mét rồi lại tiếp tục đi lên.

Chưa hết, chiếc thang máy này còn bị hỏng "mắt cảm ứng" nên 2 cánh cửa thường đột ngột khép lại, nên ai cũng thon thót lo bị cửa kẹp mỗi lần bước qua.

Sau khi chiếc thang máy số 1 của toà nhà được sửa chữa thì đến lượt thang máy số 2 bị hỏng hoàn toàn và kẹt lại giữa tầng 1 và tầng 2 của toà nhà. Đã hơn 3 tháng nay, thang này vẫn chưa được sửa chữa.

Thế là, 130 hộ dân đành dùng chung 1 chiếc thang máy vốn có "tiền sử" bị mọt sàn và rơi tự do. Ai cũng lo, không biết chiếc thang này có đủ sức chịu tải 130 hộ dân không.

Mô tả ảnh.
Thông báo của tổ dân phố về việc thang máy bị hỏng 3 tháng, đang chờ được sửa. (Ảnh Gia Linh)

Ngoài "vấn nạn" thang máy, dân nhà B3A khu Tái định cư Nam Trung Yên còn phải thường xuyên hít thở bầu không khí hôi hám do rác thải tồn đọng lâu ngày; ruồi muỗi và các loại côn trùng có hại cũng theo đó mà sinh sôi.

Được biết, để tìm biện pháp cải thiện môi trường và điều kiện sống, 130 hộ dân đã nhiều lần gửi kiến nghị Ban quản lý toà nhà cùng đơn vị thu gom rác thải. Thế nhưng đã nhiều tháng trôi qua, mọi chuyện đâu vẫn đấy...

"Thang máy sẽ được sửa ngay trong tuần"

Giải thích với VietNamNet về nguyên nhân và hiện trạng sử dụng của 2 chiếc thang máy trong toà nhà B3A, ông Lương Văn Hữu - Giám đốc Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và Khai thác khu đô thị (gọi tắt là XN QLDV&KTKĐT), trực thuộc Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thẳng thắn cho biết: "Không riêng gì 2 chiếc thang máy của toà nhà B3A, khu Tái định cư Nam Trung Yên mà hiện nay, trong phạm vi quản lý của xí nghiệp chúng tôi (các toà nhà diện tái định cư trên địa bàn Hà Nội - PV) có tổng số 15 chiếc thang máy bị hỏng, phải tạm ngừng sử dụng để chờ cơ quan có thẩm quyền của Thành phố phê duyệt kinh phí sửa chữa.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Sàn của chiếc thang máy số 1 bị thủng (ảnh trái) và sau khi được sửa chữa. (ảnh phải)

Đầu tuần này, chúng tôi đã mời đơn vị bảo trì tới ký hợp đồng nguyên tắc để sửa chữa toàn bộ 15 chiếc thang máy nhằm đảm bảo việc đi lại trong các toà nhà tái định cư cho người dân. Theo hợp đồng thì ngay trong tuần, đơn vị bảo trì sẽ tiến hành sửa chữa đồng loạt, hoàn chỉnh đối với những chiếc thang máy bị hỏng".

Với chiếc thang máy số 1 của toà nhà B3A, ông Hữu khẳng định việc bít sàn bị thủng là hoàn toàn bảo đảm cho người dân sử dụng bởi ngoài việc gia cố thêm các thanh thép đỡ, mặt sàn cũng đã được đơn vị bảo trì thay thế bằng 1 tấm thép dày - chắc chắc hơn".

Về vấn đề "rác thải lưu cữu lâu ngày, gây ô nhiễm môi trường sống của người dân", ông Hữu cho biết: "Đến thời điểm hiện tại, trách nhiệm thu gom rác thải sinh hoạt của các toà nhà tái định cư mà đơn vị chúng tôi quản lý trên địa bàn khu đô thị Nam Trung Yên thuộc về HTX Thành Công.

Trước tình trạng rác thải tồn đọng, lãnh đạo xí nghiệp đã nhiều lần đề nghị Ban chủ nhiệm HTX Thành Công có biện pháp chấn chỉnh, thu gom hiệu quả hơn nhưng... không có kết quả. Chính vì vậy, xí nghiệp chúng tôi đã phải chủ động cử 5 nhân viên hàng ngày đi thu gom rác thải tập trung tại nhà để rác chờ xe của HTX tới chở đi nhưng vẫn chẳng ăn thua".

"Chính vì vậy, xí nghiệp chúng tôi đang xem xét báo cáo với lãnh đạo quận và thành phố để xin ý kiến giải quyết dứt điểm việc này" - ông Hữu nói.

  • Gia Linh

Sao mọi người không làm theo điều 4 Bác Hô` đã dạy?? ?

Du lịch khốn vì… vệ sinh! - Khi du lịch biển thiếu nhà vệ sinh

27/08/2009 23:36
Nhà vệ sinh công cộng trên bãi biển Sầm Sơn lại bị khóa - ảnh: Ngọc Minh

Sầm Sơn: Không "nín" được thì... xuống biển

Từ lâu, thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Bình quân mỗi năm, lượng du khách đến đây dao động từ 1,3 - 1,7 triệu lượt người. Nhưng thật khó tin là ở một thị xã du lịch nổi tiếng như Sầm Sơn chỉ có 3 nhà vệ sinh công cộng, trong đó một cái do tư nhân quản lý.

Chúng tôi đến Sầm Sơn vào buổi chiều đầu tuần, khi lượng du khách xuống tắm biển không đông lắm. Ghé vào một quán giải khát ở khu vực bãi A thay quần áo, gửi đồ để xuống biển, tôi ngó quanh tìm khu vệ sinh để “giải quyết nỗi buồn”, nhưng chẳng thấy. Đánh liều hỏi bà chủ quán, thì nhận được cái chỉ tay về phía khu vực tắm nước ngọt, nơi có các “phòng thay đồ” cho du khách trước và sau khi tắm. Tôi ngại ngùng hỏi bà chủ quán nhà vệ sinh công cộng, thì được trả lời rằng cả bãi biển này chỉ có duy nhất một cái ở khu vực giữa bãi B, nhưng đang bị khóa.

Thấy tôi nhăn nhó, chồng bà chủ quán ra chiều thông cảm. “Buồn” à? Thôi thay đồ đi rồi xuống biển “làm phát” cho sảng khoái”. Rồi ông chủ chỉ tay về phía biển: “Đấy, chú thấy cái thằng đang ôm phao, bơi một mình ở ngoài kia không. Đang “giải quyết nỗi buồn” đấy”. Tôi phát hoảng, không biết có bao nhiêu người trong số hàng vạn du khách chiều chiều tắm biển Sầm Sơn sẽ (buộc phải) thực hiện hành vi phóng uế kiểu này trên biển?

Nghe tôi phàn nàn về tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng ở Sầm Sơn, một nhân viên trong tổ an ninh trật tự trên bãi biển dè bỉu: “Ôi dào, các ông cứ vẽ chuyện. Quan trọng là có tiền để ăn chơi không, chứ ba cái chuyện đại tiểu tiện thì ở đâu mà chả được”. Nghe đến đây thì tôi thực sự choáng, bởi cái lối suy nghĩ “hồn nhiên” này.

Được biết, những năm gần đây, Sầm Sơn đang được đầu tư mạnh mẽ trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt để giữ gìn vệ sinh môi trường trên bãi biển, đường phố, thị xã Sầm Sơn đã trang bị hàng loạt thùng đựng rác công cộng dọc các tuyến đường chính ven biển và trên bãi biển. Vì vậy giờ đây, bãi biển Sầm Sơn đã sạch hơn rất nhiều. Nhưng chuyện nhà vệ sinh công cộng thì đang là vấn đề bức xúc với du khách hiện nay. Hình như nó không được các nhà quản lý lưu tâm đến thì phải.

Vũng Tàu: Cùng nhau quay ra... biển

Bãi biển dọc đường Thùy Vân (TP Vũng Tàu) từ ngã ba Hoàng Hoa Thám đến ngã ba Phan Chu Trinh dài 1.200m, do Liên hiệp HTX Hải Âu quản lý đã từ lâu được xem là nơi vô cùng bát nháo trong việc kinh doanh du lịch. Toàn bộ chiều dài bãi biển chỉ có 6 nhà vệ sinh của liên hiệp. Tuy nhiên, 6 nhà vệ sinh này không hoạt động vào ban đêm. Chính vì vậy, từ chiều tối, rất nhiều du khách nhậu trên vỉa hè khu vực bãi tắm muốn đi giải quyết chuyện tế nhị cứ vô tư quay ra biển mà... xả cho mát.

Cách TP Vũng Tàu hơn 20 km, Trung tâm thương mại thị xã Bà Rịa được xem là nơi dừng chân lý tưởng của du khách du lịch. Du khách trước khi về thường vào trung tâm để mua hải sản. Thế nhưng, trên tầng 2 của trung tâm có một dãy nhà vệ sinh mà lại rất tồi tàn. Chị Hoa, một du khách TP.HCM nói: “Nhà vệ sinh thiết kế không giống ai, chỉ có một lối đi. Nhiều lúc muốn “giải quyết”, vừa bước chân vào đã thấy cả nhóm nam giới đối diện nên đành phải bỏ ra ngoài”.

Còn tầng 1 và dưới đất cũng có nhà vệ sinh nhưng du khách vào phải trả 2.000 đồng/lần. Điều đáng nói là đã mất tiền nhưng du khách vẫn phải chịu đủ mọi mùi hôi từ nhà vệ sinh này. Một “chủ nhà vệ sinh” ở đây giải thích nguyên nhân gây mùi hôi: “Chúng tôi phải hạn chế nước tối đa vì ở đây phải thuê lại của trung tâm giá 6 triệu đồng/tháng. Điện, nước chúng tôi phải chịu hết”.

Đồ Sơn: Cứ thiên nhiên cho mát!

Nhà vệ sinh công cộng ở bãi xe khu 2 Đồ Sơn: Buổi sáng đóng kín, buổi chiều trở thành nơi tập kết rác - Ảnh: Lưu Quang Phổ

Từng là một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam, nhưng mãi đến năm 2008, Đồ Sơn (Hải Phòng) mới xây được 2 nhà vệ sinh công cộng tạm gọi là khang trang nằm cách nhau 3 km!

Đinh Công Trần, một người thường xuyên đưa người mẫu ra Đồ Sơn chụp ảnh, đã chở tôi trên xe máy đến khắp các ngõ ngách của Đồ Sơn để đếm xem khu du lịch này có bao nhiêu nhà vệ sinh công cộng. Đang ngơ ngáo ở khu 1 mà chưa tìm thấy gì để... đếm, chúng tôi được một người dân chỉ vào một tòa nhà hình tròn quây kính trong suốt nhưng cửa khóa cứng và không có dấu hiệu hoạt động.

Chúng tôi đi tiếp 3 km nữa để vào khu 2. Cạnh bãi tắm, nhưng khuất sau dãy nhà hàng, một nhà vệ sinh quây kính tương tự nhưng cửa cũng khóa cứng ngắt. Nhìn vào trong, một tấm biển đề: “Vệ sinh 2.000 đồng”. Trở ra với vẻ thất vọng, tôi được một thanh niên ngồi ở vỉa hè động viên: “Cần gì nhà vệ sinh, cứ gốc cây mà thiên nhiên cho mát, bác ạ”.

“Em đưa khách ra đây chụp ảnh, chú rể có nhu cầu thì cứ bờ biển với rừng thông kia mà giải quyết. Cô dâu nếu bí quá thì cũng xốc váy lên, ngồi xuống, chẳng ai biết đấy là đâu. Người bình thường ra Đồ Sơn tắm thì đi luôn dưới biển, cần gì nhà vệ sinh”, nhiếp ảnh gia Trần nói.

Ông Cao Xuân Thu, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch Đồ Sơn (Sở Xây dựng Hải Phòng, đơn vị chịu trách nhiệm về vệ sinh, môi trường ở quận Đồ Sơn) cho hay, năm 2007 thành phố đã chi hơn 1 tỉ đồng cho Đồ Sơn xây dựng hai ngôi nhà vệ sinh bằng kính mà chúng tôi đã thấy. Do khu 2 đông khách nên nhà vệ sinh ở đây mở hằng ngày. Khu 1 vắng hơn nên ngày thường khóa lại, thứ bảy và chủ nhật mới mở.

Lưu Quang Phổ

Phan Thiết: Du khách không bỏ chạy mới là lạ!

Nhà vệ sinh chợ Phan Thiết như thế này đây! ảnh: Quế Hà

Chợ Phan Thiết nằm ở trung tâm thành phố, là nơi tập trung rất nhiều hàng hóa - trong đó có các loại đặc sản từ biển vốn rất nhiều du khách ưa chuộng. Tuy nhiên, cả chợ này rộng hàng chục nghìn mét vuông, với gần 1.200 ki-ốt kinh doanh, nhưng chỉ có duy nhất một nhà vệ sinh vỏn vẹn hơn chục mét vuông. Nhà vệ sinh này được xây dựng từ trước 1975. Nó được sửa chữa vài lần cùng với việc nâng cấp chợ, nhưng hầm cống đã nứt to và xập xệ tạo mùi hôi thối; phía trong, bồn vệ sinh đen ngòm, mới nhìn đã phát sợ. Bà con kinh doanh trong chợ than phiền là ngày càng buôn bán khó khăn do suy thoái kinh tế. Nhưng chỉ cần nhìn vào môi trường xung quanh dơ bẩn và nhất là nhà vệ sinh của chợ Phan Thiết thì du khách không bỏ chạy mới là lạ!

Quế Hà

"VN đang trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách. Tuy nhiên, ở VN, thường thì khách phải tìm nhà vệ sinh trong nhà hàng hoặc khách sạn mới đảm bảo vệ sinh và tiện nghi. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở VN được xem là một trong những nhà vệ sinh dơ bẩn nhất ở châu Á. Chúng không được bảo trì và rất mất vệ sinh. Nhà nước hoặc chính quyền địa phương nên quan tâm hơn nữa vấn đề này. Kinh phí để bảo trì và giữ gìn vệ sinh nên được lấy từ phí dịch vụ của người sử dụng nhà vệ sinh. Du khách sẽ không nề hà chuyện phải trả phí khi sử dụng nhà vệ sinh với một mức chấp nhận được, nhưng phải sạch sẽ. Chẳng hạn, ở Singapore, người ta đều tính phí khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Mọi người đều chấp nhận, bởi vì chúng sạch sẽ và không có mùi khó chịu. Trách nhiệm này thuộc về đơn vị quản lý điểm đến. (Ông Robert Tan, doanh nhân người Singapore đang kinh doanh du lịch ở VN - Trần Tâm ghi)

Ngọc Minh - Nguyễn Long

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty