TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, December 9, 2009

8 tỷ đô la = "Của cho là của nợ"

Các cụ nhà ta có câu: “của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Hơn 8 tỷ đô la Mỹ vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) các nhà tài trợ dành cho Việt Nam năm tới, nếu nhìn ở góc độ này, thì cũng chưa hẳn đã là điều vui mừng.
Con số 8,063 tỷ đô la Mỹ tất nhiên mang lại nỗi hân hoan lớn. Trong bối cảnh ngân sách hàng năm của Chính phủ vẫn còn quá nhỏ bé so với nhu cầu đầu tư thì mức cam kết ODA kỷ lục này càng có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển của đất nước. Hơn nữa, như các nhà tài trợ bày tỏ, đây là kết quả của việc họ hài lòng với tốc độ giải ngân, lạc quan về khả năng trả nợ, và tin tưởng vào sự phát triển, cải cách kinh tế của Việt Nam.
Cùng với niềm vui, cam kết này cũng đẩy nợ quốc gia lên một mức mới. Chỉ nửa tháng trước thời điểm các nhà tài trợ nhóm họp tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã thừa nhận nợ quốc gia hiện rất lớn khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội ở Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII.
Nợ quốc gia rồi đây sẽ gánh thêm 6,6 tỷ đô la Mỹ nữa. Bởi như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, trong số hơn 8 tỷ đô la Mỹ các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam năm tới, thì vốn vay là 6,6 tỷ đô la Mỹ, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 1,4 tỷ.

Con số 8,063 tỷ đô la Mỹ tất nhiên mang lại nỗi hân hoan lớn, nhưng đằng sau đó là mối lo về nợ nần. Ảnh XL
Mặc dù, vẫn theo lời của ông Phúc, chủ yếu trong 6,6 tỷ đô la Mỹ này là vốn vay ưu đãi thì nợ đương nhiên vẫn là nợ. Người ta đôi khi có thể tạm quên khoản nợ này khi áp lực tăng nguồn vốn đầu tư ngày một lớn. Nhưng có vay phải có trả. Nếu không phải ta, thì chắn chắn con cháu ta phải nai lưng ra trả sau này. Có người nói rằng, để khỏi nợ nần, tốt nhất không vay. Điều này gần như không tưởng. TS Dương Đức Ưng- người từng nhiều năm công tác ở vị trí Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư- nhấn mạnh: để phát triển, các nước đều phải đi vay.
"Vay và trả nợ là vấn đề bình thường"- TS Ưng nói. Vấn đề không bình thường, theo ông, là không trả được nợ.
Thừa nhận nợ quốc gia hiện nay cao, nhưng Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cũng khẳng định nó vẫn ở dưới mức an toàn cho phép và nằm trong khả năng trả nợ của Việt Nam. "Việt Nam vẫn trả nợ theo đúng cam kết và chưa hề chậm nợ một nước nào" - Bộ trưởng Phúc nói tại buổi họp báo sau khi kết thúc phiên họp Nhóm tư vấn các nhà tài trợ vừa qua.
Nhưng như thế không có nghĩa chúng ta được phép chủ quan. "Phải so với GDP, xuất nhập khẩu, dịch vụ, khả năng trả nợ của mình để biết vay trong khoảng an toàn", TS Ưng nói.
TS Ưng cũng cho rằng, "không nên nhận viện trợ bằng bất cứ giá nào. Nhiều khi chúng ta phải sẵn sàng và đủ dũng cảm để từ chối viện trợ nếu thấy đồng vốn ấy không được sử dụng hiệu quả và mình không có khả năng trả nợ".
Ở một khía cạnh khác, dòng vốn tài trợ lớn như vậy tạo ra sự lo ngại Việt Nam phải phụ thuộc quá nhiều, ngày càng nhiều, vào nước ngoài.
Đã có nhiều chuyên gia kinh tế trong nước lên tiếng về việc cần phải giảm dần sự lệ thuộc vào ODA, đồng thời phát huy nguồn vốn trong nước, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân.
Xa hơn, cách đây chừng dăm ba năm, TS Dương Đức Ưng trong câu chuyện bên lề một cuộc hội thảo tại Hà Nội đã không ngừng nhấn mạnh: hãy coi ODA chỉ là một nguồn lực. ODA không thay thế mà chỉ bổ sung cho các nguồn lực khác. Hãy đặt ODA trong khuôn khổ một tập hợp các nguồn lực và lựa chọn hoặc phối hợp ODA với các nguồn lực khác để tạo ra hiệu quả cuối cùng.
Tóm lại, dù vốn viện trợ tăng lên thì vẫn phải luôn nhớ, đó là nguồn vốn đi vay chứ không phải "chùm khế ngọt" hái ăn tùy ý và miễn phí.
Nó tăng mạnh vào năm nay, nhưng rất có thể sẽ không còn được ưu đãi như thế, khi Việt Nam đạt ngưỡng 1.000 đô la Mỹ thu nhập bình quân đầu người/năm- tức là Việt Nam được xếp vào danh sách các nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Mục tiêu của Chính phủ là sẽ đạt điều này vào năm 2010.
Trong bối cảnh Việt Nam đang khát nguồn vốn đầu tư để phát triển, ODA vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng. Nhưng vấn đề sau cùng vẫn là chúng ta sẽ sử dụng những đồng tiền đi vay, những đồng tiền có điều kiện đó như thế nào cho hiệu quả. Tận dụng từng đồng vốn ODA để đầu tư cho phát triển, dựa vào nguồn vốn đó để cải tạo xã hội theo hướng minh bạch hơn, dân chủ hơn, đó là trách nhiệm của thế hệ hôm nay, để con cháu tương lai không đối mặt với gánh nặng nợ nần.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty