TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, June 24, 2010

"Muỗi mà đòi đốt xi măng” , “Nhiệm vụ gì mà ó đâm vậy?”

Nhiều truyện tranh thiếu nhi quá phản cảm!
Thứ sáu, 18/06/2010, 09:52 (GMT+7)

Dịp hè cũng là lúc sách thiếu nhi bán chạy, nhất là truyện tranh. Mỗi năm lại có thêm hàng trăm đầu sách được xuất bản và tái bản, tuy nhiên, không phải lúc nào số lượng cũng đi đôi cùng chất lượng...

Ngôn ngữ kỳ dị

...Đến nhà sách Nguyễn Văn Cừ (quận 5, TPHCM) lúc 10 giờ ngày 16-6, chúng tôi thấy tại hai dãy kệ sách thiếu nhi đã đông nghẹt người. Trên các ngăn kệ, những cuốn sách với đủ mọi kích cỡ, thể loại, để lộn xộn do đã bị cầm lên, đặt xuống nhiều lần. Dù số người tập trung khá đông, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ nhưng khu vực vẫn giữ được sự yên lặng, ai cũng chăm chú vào các quyển sách.

Truyện tranh liệu có còn là món ăn tinh thần bổ ích đối với trẻ em? Ảnh: THANH THU

Chợt có tiếng của một cậu bé chừng 8, 9 tuổi, hỏi người mẹ: "Ó đâm là gì hả mẹ?". Người mẹ trẻ chau mày suy nghĩ, mãi một lúc sau mới trả lời được một cách ngập ngừng: "Ó đâm có lẽ là ngớ ngẩn đó con". Chừng năm phút sau, cậu bé lại quay sang hỏi mẹ: "Móng chân người ta làm... đồ chặn giấy được hả mẹ?". Lúc này thì người mẹ thật sự không hiểu, chị cầm cuốn truyện tranh mà bé đang đọc lên săm soi. Đó là một trong những tập truyện thuộc loạt truyện tranh nhiều kỳ "Dũng sĩ Hercules", do Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn ấn hành. Ở tập 3, cuối trang 21, có câu thoại của một nhân vật: "Nhiệm vụ gì mà ó đâm vậy?".

Tương tự, ở trang 33 có câu: "Ta nhất định sẽ băm ngươi ra làm chả, chặt sừng ngươi nhóm củi, cắt móng chân ngươi làm đồ chặn giấy". Đó là chưa kể một số thành ngữ dân gian được cải biên rất kỳ lạ như "sốc rớt hết tóc" (tập 3, trang 23), "đau thấy ngứa" (tập 3, trang 122), "muỗi mà đòi đốt xi măng" (tập 5, trang 8)... Nếu người lớn không giải thích cặn kẽ, các em sẽ dễ lầm tưởng đây là những câu thông dụng. Từ đó, trẻ thơ nhanh chóng vận dụng những câu này vào các bài tập làm văn ở trường, góp phần tạo ra những bài văn "cười ra nước mắt" mà sau mỗi kỳ thi, báo chí vẫn thường phản ánh.

Nguy hiểm hơn, ở truyện "Sự tích quả dưa hấu", thuộc bộ sách "Truyện tranh cổ tích Việt Nam" do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành, còn có nhiều lời thoại rất nhí nhố và khó hiểu. Đơn cử như lời thoại của nhân vật vợ Mai An Tiêm. Khi cả nhà bị đày ra đảo hoang, người chồng nói: "Nàng đừng lo! Trời sinh voi sinh cỏ, nhất định chúng ta sẽ vượt qua được thôi!". Vợ Mai An Tiêm "hồn nhiên" đáp trả: "Vâng, anh nói đó nha!".

Ngôn ngữ thời Mai An Tiêm thế này sao?

Sau đó cũng chính nhân vật này, khi đứa con trai thuần phục được một chú hổ con đem về khoe với mẹ, nàng lại "hồn nhiên" nói: "Khi nào con chơi chán thì nói mẹ nấu cà ri nhé con!" (?!). Những lời thoại bị cải biên một cách tùy tiện, một mặt làm mất đi hình tượng tốt đẹp của các nhân vật cổ tích, mặt khác làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở lớp trẻ.

Sáng tạo = lai căng + phản cảm?

Trong lời nói đầu của bộ sách "Truyện tranh cổ tích Việt Nam" do Công ty Truyện tranh Artsign phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam ấn hành, có đoạn: "Do thực hiện mong muốn giới thiệu đến bạn đọc một phong cách cảm thụ mới đối với truyện cổ tích vốn đã trở nên quen thuộc… truyện cổ tích sẽ hiện đại và hóm hỉnh hơn, ngôn ngữ nhân vật sẽ hiện thực hơn, đồng thời nét vẽ sinh động, phóng khoáng, hài hước sẽ khắc họa đậm nét hơn tính lạc quan và sự tất thắng của cái thiện, lẽ công bằng để truyện cổ tích gần gũi hơn với cách cảm, cách nghĩ của các bạn đọc nhỏ tuổi hôm nay".

Kết quả của sự cách tân đó là hình ảnh chàng Khoai, trong truyện "Cây tre trăm đốt" để đầu đinh, tóc lởm chởm theo đúng kiểu "teen". Chàng về ở đợ cho nhà lão địa chủ không phải vì nhà nghèo mà vì đẹp trai, bị con gái địa chủ dụ dỗ: "Về ở nhà ta nghen, nhà ta có nhiều đồ ăn ngon lắm".

Sau đó, cũng chính nhân vật nữ này nằng nặc đòi lấy chàng Khoai, từ chối hôn sự do cha mẹ sắp đặt với một nhà phú hộ khác. Lão địa chủ do không muốn con gái mình lấy chàng Khoai nghèo khó, bất khả kháng mới nêu ra điều kiện phải có cây tre trăm đốt mới gả con. Như vậy, chàng Khoai đẹp trai, hiền lành nhưng mê gái; con gái địa chủ xinh đẹp, song lại hám trai. Riêng hình ảnh lão địa chủ không độc ác và thủ đoạn như trong nguyên tác truyện cổ tích, khiến ý nghĩa của cả câu chuyện bị thay đổi theo chiều hướng méo mó.

Chị Thanh Lan, một phụ huynh có con đang học lớp 7, Trường THCS Lam Sơn (quận Bình Thạnh), lắc đầu ngao ngán: "Những cuốn truyện tranh lai căng, nội dung bị cải biên một cách phản cảm như thế chẳng khác gì những tác phẩm văn hóa độc hại, cần được loại bỏ. Nhưng không hiểu sao chúng vẫn được cấp phép lưu hành, bày bán công khai trong các nhà sách, đầu độc nhận thức non nớt của trẻ em". Một lần nữa, câu hỏi về vai trò quản lý và kiểm duyệt nội dung của những đơn vị có chức năng gác cửa đối với loại hình truyện tranh thiếu nhi lại bị bỏ ngỏ, và sau cùng, chỉ có các em thiếu nhi là chịu thiệt.

THU TÂM

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty