TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, March 19, 2012

“Người đàn bà thờ cá” tranh đấu trên đất Mỹ bây giờ ra sao?


15:19:00 30/05/2009
Sau quá trình khảo sát Nhà máy Bianfishco, Phòng Thương mại thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Cục Pháp chế thương mại Hoa Kỳ cho hưởng mức thuế suất ưu đãi bằng 0% kéo dài tới năm 2012. Lần đầu tiên Bianfishco được xem xét mức thuế thấp nhất và cũng là DN XK thủy sản duy nhất của Việt Nam từ trước tới nay được hưởng mức thuế suất này vào Mỹ trong thời gian dài như thế.
>> Bản lĩnh của "Người đàn bà thờ... cá"

Giữa lúc kinh tế thế giới lao đao trong cơn suy thoái, nhiều doanh nghiệp (DN) tiếng tăm gặp khó khăn... thì có một nữ doanh nhân vùng sông nước Tây Nam Bộ của Việt Nam sang tận Hoa Kỳ tìm mua nhà để làm trụ sở công ty. Việc tiếp theo của nữ doanh nhân "suy nghĩ mau hành động nhanh" này là mở một chuỗi cửa hàng tại nhiều bang của Hoa Kỳ để giới thiệu với thị trường khó tính nhất thế giới những sản phẩm được DN của bà chế biến từ cá tra, cá ba sa - một sản vật trời ban cho hàng triệu nông dân vùng hạ lưu Mê Kông.

Nữ doanh nhân đó chính là "Người đàn bàn thờ cá" - bà Phạm Thị Diệu Hiền - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (tên giao dịch là Bianfishco, trụ sở đặt tại KCN Trà Nóc II, Cần Thơ).

Vừa trở về Việt Nam sau chuyến công tác kéo dài 80 ngày - dài nhất so với tất cả những chuyến công tác ra nước ngoài trước đó của bà, nữ doanh nhân Diệu Hiền đã bắt tay vào hàng loạt công việc khác để chuẩn bị cho dòng sản phẩm đầu tiên "made in Bianfishco - Vietnam" dự kiến sẽ có mặt tại thị trường Hoa Kỳ vào tháng 9 tới đây.

Từ trước chuyến công tác dài ngày của "thuyền trưởng" Diệu Hiền,  đặc biệt từ sau khi Bianfishco vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng III do Đảng, Nhà nước trao tặng; và Bianfishco đón nhận thêm tin vui là DN được Hoa Kỳ cho hưởng mức thuế suất bằng 0% đến hết năm 2012 khí thế lao động trong tập thể toàn công ty khác đi thấy rõ. Trên bàn làm việc của các cộng sự của bà Diệu Hiền ngoài chồng hợp đồng thu mua cá nguyên liệu, hợp đồng xuất cá sang thị trường châu Âu, Hoa Kỳ,.. nhằm đạt mục tiêu kim ngạch của năm 2009 là trên 100 triệu USD, tôi còn thấy gần chục hợp đồng nhập máy móc, thiết bị từ Đức, Mỹ.

"Người đàn bà thờ cá" ký kết hợp đồng với Công ty Global FoodTechnology - Mỹ để mua hệ thống máy diệt khuẩn Ipura.

Bà Diệu Hiền kể thêm rằng, đó là những dây chuyền, thiết bị nhồi xúc xích, máy cắt quết, máy đóng khay, buồng xông khói xúc xích, hệ thống tẩm bột, định hình sản phẩm,... và thêm một băng chuyền IQF mới với tổng trị giá trên 8 triệu USD; tất cả đang sắp cặp cảng. Tất cả đã sẵn sàng cho một nhà máy sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng ra đời.

Trong chuyến sang Mỹ lần thứ 8 vừa rồi, người đứng đầu Bianfishco cùng với cộng đồng DN chế biến thủy sản xuất khẩu (XK) cá tra Việt Nam tham gia Hội chợ Thủy sản quốc tế Boston được tổ chức thường niên (kéo dài 3 ngày từ 15 đến 17/3/2009) tại địa chỉ 415 Summer Streeet, Boston, MA 02210). Bianfishco đã đăng ký 2 gian hàng (có 1 gian hàng hai mặt tiền) để trưng bày, giới thiệu các sản phẩm cá tra philê đông lạnh chất lượng cao - sản phẩm chủ lực, phổ biến và mang nặng dấu ấn của Bianfishco.

"Đến với Hội chợ Boston là tìm hiểu về nhu cầu của thị trường, khai thác và thiết lập mối quan hệ với các khách hàng. Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn và tiềm năng, do đó, Bianfishco tranh thủ nắm bắt mọi thời cơ để nhập khẩu sản phẩm vào đây với mục tiêu trong thời gian ngắn nhất sẽ chiếm lĩnh thị trường" - bà Hiền cho biết.

Na ná như tại Hội chợ Thủy sản quốc tế thủy sản châu Âu thường niên (vừa diễn ra tại Brussels - Bỉ), dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng Bianfishco lại nằm trong tốp đầu DN trong hội chợ được đông đảo khách tham quan ghé qua; đặc biệt là ký hoặc ghi nhớ, hứa hẹn ký nhiều hợp đồng mua hàng. Đến giờ, bà Diệu Hiền vẫn không thể quên những ngón tay cái của khách hàng kèm theo lời khen: "Bianfishco number one" mỗi khi bước vào tham quan, nghe giới thiệu về quy trình nuôi, chế biến khép kín từ A tới Z rất hiệu quả của Bianfishco.

Bà Diệu Hiền kể rằng, khi tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hằng ngày ở Mỹ, nghiên cứu trong từng bữa ăn người dân Mỹ ra sao, bà mới phát hiện rằng sản phẩm phi lê cá tra, cá basa của Việt Nam được người dân Mỹ đón nhận. Với nhịp sống công nghiệp hiện đại, bà Diệu Hiền cũng nhận ra rằng nhu cầu tiêu dùng thức ăn nhanh của người Mỹ rất lớn và ngày càng tăng. Rất nhiều "thượng đế" Mỹ cho biết họ cũng sẽ "ủng hộ hai tay, hai chân" những sản phẩm được chế biến từ loại cá ngon có một không hai trên thế giới này. Sau những trận dịch lở mồm long móng trên lợn, dịch bò điên, đặc biệt là virus cúm A/H1N1 đang khiến cả thế giới phải lo lắng,... nhiều người dân Mỹ ngán ngại ăn thịt gia súc nói chung và đang có xu hướng chuyển sang ăn sản phẩm du nhập, trong đó có cá tra.

"Nhiều khách hàng sau khi ghé qua gian hàng của chúng tôi tại Hội chợ triển lãm, thậm chí viết thư, kể cho chúng tôi về sở thích của họ đối với những sản phẩm mà Bianfishco sắp cho ra đời như burger cá, cá viên chả cá, phi lê tẩm seasoning/marinade, fish finger định hình tẩm bột, xúc xích cá... Họ càng thích thú hơn khi nghe về thành phần dinh dưỡng đặc biệt của cá tra. Là người sản xuất, bán sản phẩm, thượng đế thích thì mình chiều. Quan niệm của tôi là chỉ làm phong phú thêm những gì thị trường cần chứ không "mặn" làm những gì thị trường đang có và người khác làm được" - bà Diệu Hiền cho biết.

Trở lại với chuyện DN mình được hưởng mức thuế suất bằng 0% kéo dài tới năm 2012, bà Diệu Hiền kể, sau quá trình khảo sát Nhà máy Bianfishco, Phòng Thương mại thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Cục Pháp chế thương mại Hoa Kỳ cho hưởng mức thuế suất ưu đãi này theo Billing code: 3510-DS-P với tư cách là "New Shipper". Lần đầu tiên Bianfishco được xem xét mức thuế thấp nhất và cũng là DN XK thủy sản duy nhất của Việt Nam từ trước tới nay được hưởng mức thuế suất này vào Mỹ trong thời gian dài như thế.

Phía Mỹ cho biết, Bianfishco là trường hợp ngoại lệ, bởi theo thông lệ, hằng năm họ sẽ xem xét và quyết định mức thuế suất đối với DN các nước XK vào thị trường của mình. Bà phấn khởi nói: "Quyết định này của phía Mỹ là một khởi đầu rất tốt cho Bianfishco trong kế hoạch XK vào thị trường này. Mỹ là thị trường có tiềm năng rất lớn, giá trị cao, ít rủi ro nên Bianfishco sẽ tập trung khai thác mạnh".

Giờ thư giãn (ngâm chân cho "cá bác sĩ mátxa") của công nhân Bianfishco.

Thật ra, ngay từ khi mới manh nha thành lập nhà máy chế biến thủy sản hiện đại bậc nhất Đông Nam Á công suất 500 tấn cá nguyên liệu/ngày, 54.000 tấn phi lê thành phẩm/năm, gắn với vùng nuôi cá sạch hàng trăm ha nằm ngay bên bờ sông Hậu hiền hòa, giải quyết việc làm cho hơn 5.000 công nhân,... "người đàn bà thờ cá" Diệu Hiền đã "nhắm" tới Hoa Kỳ được xem là thị trường lớn thứ ba đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam. Cho tới khi đưa nhà máy vào hoạt động, bà Diệu Hiền tiếp tục đeo đuổi thực hiện mục tiêu xây dựng thương hiệu toàn cầu bằng chất lượng sản phẩm, bằng những bước đi táo bạo nhưng hết sức vững chắc, đúng đắn trong chiến lược phát triển bằng cách khép kín quy trình từ sản xuất nghiên cứu đến nuôi cá thương phẩm và chế biến XK.

Bà Diệu Hiền từng kể với chúng tôi rằng, chiến lược kinh doanh của Bianfishco nằm gọn trong 6 mục tiêu chất lượng, gồm: chất lượng cho cuộc sống, chất lượng cho nhà máy, chất lượng vùng nuôi, chất lượng cho sản phẩm, chất lượng cho dịch vụ và chất lượng cho bạn. (Bianfishco đang sắp đưa vào hoạt động Viện Nghiên cứu Pangasius Bianfishco - Việt Nam, Viện nghiên cứu thủy sản đầu tiên do một DN thành lập. Riêng với Công trình thủy cung Massage cá miễn phí cho công nhân, nông dân, Bianfishco đã đưa vào phục vụ từ nhiều tháng qua - PV). Việc thực hiện được 6 mục tiêu đó chính là con  đường đến thành công của Bianfishco hôm nay, trong đó có việc thâm nhập được thị trường khó tính như Mỹ.

Cho tôi xem những tấm ảnh về trụ sở làm việc của Công ty BIanfishco US tại 300N. Alpine Drive, Beverly Hills, California 90210 vừa được cộng sự chuyển về từ Mỹ, bà Hiền cho biết, đó là một căn nhà có kiến trúc hiện đại nằm trên một con đường đẹp. Để mua được căn nhà tại vị trí kể trên, bà đã mất trên 8 triệu USD. Bà cũng vừa tìm được một địa chỉ khác (tại 10948 Santa Monica Blvd, Los Angeles, California 90025) để làm showroom. Đây là địa chỉ đầu tiên của một chuỗi showroom tương tự tại nhiều bang của Mỹ mà bà đang tiến hành xác lập.

Một góc trụ sở làm việc của Công ty Bianfishco USA tại Mỹ.

Bà Hiền rất tâm đắc với cách thức trình bày, trang trí phía trước mỗi địa chỉ như thế là luôn có bức tượng "ông cá, bà cá" quẫy đuôi, ngẩng cao đầu (giống như tượng đang có trong khuôn viên của Bianfishco tại Việt Nam - PV) với chiều cao trên 3 mét. Mỗi khách hàng khi mua sản phẩm từ cá, sẽ được tặng những chiếc áo thun, mũ,... có hình ảnh con cá tra - sản vật tự hào, mang về tiền tỉ USD mỗi năm cho kinh tế Việt Nam.

Để xúc tiến công ty vừa được thành lập tại Mỹ đi vào hoạt động, bà Hiền đã và đang tiến hành tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Lớp tập huấn kéo dài 3 tháng để những nhân viên của công ty này (chủ yếu là người Mỹ - PV) hiểu sâu về con cá tra, cá basa và những sản phẩm đặc biệt được chế biến từ nó. Hiện bà cũng đang triển khai chương trình quảng bá mạnh tại Mỹ để người dân nơi đây biết và tiêu thụ sản phẩm của Bianfishco.

"Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể với hy vọng sau thời điểm 3 năm được hưởng thuế suất 0%, với những gì mà chúng tôi đã đạt được, Mỹ sẽ tiếp tục xem xét lại chính sách đặc biệt này cho những năm tiếp theo" - bà Hiền bộc bạch

Đại gia thủy sản khó bán 80% cổ phần Bianfishco

12/03/2012 | 09:23

Gia đình bà Diệu Hiền chỉ nắm trong tay 52% cổ phần của công ty này.

Đại gia thủy sản nợ bảo hiểm xã hội 3 tỷ đồng

Ngày 7/3, ông Trần Văn Trí – chồng bà Diệu Hiền được ủy quyền Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) cho biết có một đối tác mua 80% cổ phần của Bianfishco với giá 80 triệu USD. Tuy nhiên, theo báo Người Lao Động, gia đình bà Diệu Hiền chỉ nắm giữ 52% cổ phần của Bianfishco. Như vậy, việc bán cho đối tác 80% cổ phần của Bianfishco là khó khả thi.

Báo Pháp luật TP HCM cũng cho biết, theo báo cáo thường niên năm 2010 của Bianfishco thì vốn điều lệ của công ty là 500 tỷ đồng và tổng số vốn điều lệ này được chia thành 50 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng. Trong đó, bà Phạm Thị Diệu Hiền nắm 25 triệu cổ phần (tương đương 50%), con trai bà Hiền đồng thời là phó tổng giám đốc của Bình An có trong tay 1 triệu cổ phần (tương đương 2%), Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) nắm 5 triệu cổ phần (tương đương 10%) và các cổ đông khác chiếm cổ phần tương đương 36%. Như vậy trong tay gia đình bà Diệu Hiền chỉ nắm 52% cổ phần của Bianfishco.

Tại một buổi họp báo ngày 10/3, ông Trí cũng cho biết về các khoản nợ của công ty. Tuy nhiên, thông tin đưa ra chỉ mang tính tổng thể, như khoản nợ ngân hàng hơn 1.000 tỉ đồng, nợ nông dân hơn 200 tỉ đồng. Trong buổi làm việc, phía công ty cũng thông tin có nhiều đối tác quan tâm đến việc bán nhà máy của Bình An, trong đó có một đối tác Đan Mạch. Qua đó, ông Trí đề nghị chính quyền làm cầu nối cho công ty và những nông dân bán cá mà công ty còn nợ tiền gặp gỡ, trao đổi về các khoản nợ.

(Theo Người lao động và PL TP HCM)


No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty