TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, July 30, 2011

Apple làm gì với các cửa hàng nhái?

SGTT.VN - Hiện tượng ăn theo/nhái theo những gì đem lại thành công của người khác không phải là hiếm trên thế giới. Ở Việt Nam, nhiều vụ nhái nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại... làm các doanh nghiệp chân chính hao tiền tốn của để kiện tụng khiếu nại.
Dưới đây là câu chuyện liên quan đến chuỗi cửa hàng bán sản phẩm Apple nhái ở Trung Quốc và cách thức đối phó của doanh nghiệp chánh hiệu.
Nhân viên của một cửa hàng Apple nhái ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, phản ứng khi cửa tiệm bị chụp ảnh. Ảnh: Reuters
Theo báo cáo của tờ Metropolitan Times đăng trên trang chủ của tỉnh Côn Minh hôm thứ hai thì sở Thương mại và công nghiệp tỉnh Côn Minh đã tiến hành điều tra hơn 300 cửa hàng điện tử ở bốn quận lớn trong thành phố này ngay sau khi một blogger viết về các cửa hàng Apple nhái. Các cửa hàng bán lẻ Apple Store giả đã “sao chép” nguyên xi các cửa hàng của Apple, từ cầu thang uốn lượn đặc trưng cho đến đội ngũ nhân viên mặc áo phông có đính logo “quả táo” kèm thẻ tên như “hàng thật”. Thậm chí nhân viên trong các cửa hàng này còn tuyên bố họ làm việc cho Apple.
Nhái theo sự thành công
Apple đã thành công trong rất nhiều lĩnh vực, từ việc tạo ra các sản phẩm tiên phong như máy nghe nhạc iPod, điện thoại iPhone cho đến máy tính bảng iPad, điều đặc biệt là tất cả những sản phẩm hay phần lớn đều được phân phối thông qua hệ thống/chuỗi các cửa hàng được uỷ quyền, còn gọi là Apple Store. Đặc trưng trong chuỗi các cửa hàng của Apple là thiết kế rất ấn tượng, trẻ trung, cá tính và rất khác nhau. Tuy nhiên, trên tất cả các cửa hàng chính hãng cả ở phía ngoài lẫn phía trong đều có logo/nhãn hiệu/biểu tượng của Apple, nhiều trong số đó đã là những dấu hiệu đã trở nên quá quen thuộc đối với người tiêu dùng.
Một số cửa hàng tuy không có mối liên hệ gì với Apple nhưng cũng kinh doanh/bán các sản phẩm của Apple, thực ra bản thân việc bán các sản phẩm của Apple không có điều gì đáng lưu ý về mặt pháp lý trong phần lớn các trường hợp nếu các sản phẩm đó đã được các cửa hàng mua – bán một cách hợp pháp. Vấn đề chỉ nảy sinh khi những cửa hàng, vì muốn ăn theo, nhái theo sự thành công của Apple và để thu hút sự chú ý của khách hàng đã thiết kế, trang trí những cửa hàng của mình giống như hoặc theo phong cách của chuỗi các cửa hàng Apple Store. Chắc hẳn Apple sẽ không vui trước hiện trạng này, nhưng suy cho cùng họ có thể làm gì?
Hành động của Apple
Tại Côn Minh – Trung Quốc, đã có cửa hàng bị đóng cửa khi cơ quan chức năng vào cuộc, tuy nhiên báo chí không cho biết Apple có đứng đằng sau quyết định này hay không. Thật ra, nếu vụ việc xảy ra tại Việt Nam thì Apple cũng nắm trong tay mình khá nhiều cơ sở để có thể yêu cầu các cửa hàng nhái phải loại bỏ những dấu hiệu có thể khiến cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn, qua đó bảo vệ được chính mình. Một cách đơn giản, Apple có thể yêu cầu các cửa hàng không được sử dụng hình ảnh quả táo bị cắn dở vốn dĩ đã rất nổi tiếng của Apple và đã được Apple đăng ký tại nhiều nước trong đó có Việt Nam, tại Việt Nam hình ảnh quả táo này được đăng ký theo hệ thống đăng ký quốc tế của thoả ước Madrid với số đăng ký là 885881. Cũng tương tự như vậy, ở bất kỳ chỗ nào phía ngoài cũng như phía trong khu vực bán hàng của cửa hàng nhái mà có những dấu hiệu/nhãn hiệu đã được bảo hộ của Apple, thì Apple cũng có quyền yêu cầu người vi phạm phải chấm dứt và loại bỏ các yếu tố này khỏi cửa hàng mà những dấu hiệu/yếu tố đã được bảo hộ của Apple thì rất nhiều như Apple, iPhone, Apple store v.v. Khi đó những cửa hàng thiếu đi những yếu tố nhận diện quen thuộc trên sẽ loại trừ hoặc giảm thiểu khả năng nhầm lẫn của khách hàng.
Ngoài vũ khí chính yếu là quyền sở hữu đối với các nhãn hiệu đã được bảo hộ, Apple còn có thể viện dẫn đến những quy định về quyền tác giả để bảo vệ mình. Cụ thể, đã có nhiều công ty/doanh nghiệp đi đăng ký hình thức thiết kế của những cửa hàng chính hãng/được uỷ quyền của mình dưới hình thức là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, khi đó nếu có một chủ thể khác bắt chước/nhái theo hình thức thể hiện này thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu bên vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm và có thể đề nghị cơ quan công quyền can thiệp nếu cần thiết. Khuyết điểm của phương thức này là, trên thực tế Apple thiết kế những cửa hàng của mình theo những phong cách độc đáo nhưng lại rất khác nhau giữa các cửa hàng, và không biết liệu Apple có đi đăng ký bản quyền cho tất cả các dạng thiết kế/trình bày đó không. Vì vậy, mặc dù việc đăng ký một tác phẩm theo luật bản quyền là không bắt buộc nhưng nếu tác phẩm không được đăng ký thì nếu có tranh chấp, vi phạm sẽ kéo theo quá trình chứng minh rất tốn thời gian và tiền bạc.
Apple cũng có thể viện dẫn những quy định liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh để xử lý những cửa hàng nhái. Bản chất của biện pháp này là dựa vào những chỉ dẫn thương mại như nhãn hiệu, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh đã được sử dụng trước và có uy tín của mình để chống lại các hành vi bắt chước, nhái các chỉ dẫn này do chúng có khả năng gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
Tuy nhiên, trên tất cả phải là vai trò của Apple, với tư cách là chủ thể có quyền, người bị thiệt hại, họ chứ không phải ai khác sẽ phải đứng lên hàng đầu trong công cuộc đấu tranh để bảo vệ chính họ và người tiêu dùng.
Luật sư Lê Xuân Lộc

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty