TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, July 28, 2011

Đường vận chuyển bauxite: Nước đến chân mới nhảy



Thứ Năm, 28.7.2011 | 07:19 (GMT + 7)
Cuộc họp giữa UBND tỉnh Đồng Nai và Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) hôm 27.7 cho thấy cảnh “nước đến chân mới nhảy” khi hạ tầng không đảm bảo nhưng bauxite thì cận ngày vận hành.
Và dù Bộ GTVT đã quyết định trước mắt đầu tư nâng cấp tỉnh lộ, nhưng không thể kịp trước khi xe lăn bánh. TKV nói không thể ngừng việc vận chuyển, còn Đồng Nai tuyên bố hạ tầng chưa đảm bảo thì không thể. Giải pháp nào khả thi nhất trong tình thế tiến thoái lưỡng nan này?
Nước đã đến chân
Theo ông Dương Văn Hoà - Phó Tổng GĐ TKV - trước đây, bộ ngành và TKV đã cân nhắc rất nhiều 3 phương án vận chuyển. Nếu bằng đường sắt thì nguồn vốn đầu tư quá cao, khoảng 3 tỉ USD và đặc biệt là không thể kịp khi nhà máy vận hành. Còn phương án dẫn nguyên liệu bằng đường ống sau khi rửa, pha nước và dịch chuyển sản phẩm từ nơi khai thác đến các nhà máy ven biển, cách làm này tiết kiệm vốn đầu tư, nhưng hạn chế ở chỗ, chỉ sử dụng cho việc vận chuyển alumin, nên không khả thi đối với những hoạt động khác. Cuối cùng, ngành chức năng mới quyết định chọn đường bộ, rẻ hơn đường sắt, đắt hơn đường ống.
Ông Nguyễn Thanh Liêm (Trưởng ban nhôm – titan - TKV) cho hay, tháng 9 này, nhà máy bauxite tại Lâm Đồng sẽ vận hành, cũng tức là xe vận chuyển alumin và nguyên liệu (sút, than v.v...)  sẽ lăn bánh. Tính toán của TKV, năm 2011 công suất nhà máy chỉ đạt khoảng 30% nên việc vận chuyển alumin và nguyên liệu 2 chiều sẽ không nhiều, khoảng 400.000 tấn. Năm 2012 với công suất 60%, vận chuyển sẽ là 800.000 tấn. Sang năm 2013 nhà máy đạt công suất 100% thì alumin và nguyên liệu chở qua Đồng Nai khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Năm 2014 khả năng xong cảng Kê Gà thì nguyên liệu vẫn phải vận chuyển bằng đường bộ qua Đồng Nai (than và sút) nhưng chỉ khoảng 10%.
Ngày 27.7 UBND Đồng Nai được nghe TKV thông tin chính thức vận chuyển alumin và nguyên liệu cho bauxite.     Ảnh: Ngô Sơn
Ngày 27.7 UBND Đồng Nai được nghe TKV thông tin chính thức vận chuyển alumin và nguyên liệu cho bauxite. Ảnh: Ngô Sơn
TKV đã thuê một Cty vận tải TPHCM với đoàn xe siêu trường, siêu trọng (xe đầu kéo, tính cả rơmoóc dài 18m, rộng 2,3m, cao 2,75m và tải trọng cả hàng khoảng 40 tấn). Với công suất vận hành của nhà máy như trên, thì trung bình dưới 10 phút/chuyến xe 40 tấn “xuất bến”. Ước sẽ có chừng 140 chuyến xe như vậy mỗi ngày ngang qua Đồng Nai, mỗi chiếc cách nhau khoảng 4km.
“Chúng tôi biết, với tình trạng đường sá xuống cấp và quá tải hiện nay, dù thêm 1 chiếc xe nữa cũng là tăng thêm quá tải, tăng thêm nỗi lo TNGT. Nhưng cho đến thời điểm này, khi dự án đi vào hoạt động và đang trong giai đoạn sản xuất sản phẩm, thì không thể dừng lại được!” - ông Liêm nói.
Hạ tầng không đảm bảo
Theo ông Trần Văn Vĩnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - kế hoạch vận chuyển mà chủ đầu tư đưa ra không phù hợp với thực tế, trái với quy định của pháp luật. Xe tải trọng 40 tấn, trong khi đó, lâu nay QL20 chỉ đáp ứng được 1/4 trọng lực thiết kế; tương tự QL51 chỉ chịu lực 1/3. Như vậy, sức chịu dựng của các cung đường mà kế hoạch xe vận tải nặng đương nhiên không thể đảm bảo an toàn, kể cả về mặt giao thông lẫn an ninh trật tự.
Hàng chục chiếc cầu trên lộ trình với tải trọng cao nhất 30 tấn (chưa nói nhiều cầu đã xuống cấp và cầu La Ngà kết nối Lâm Đồng - Đồng Nai chỉ có tải trọng 25 tấn) thì không thể “cõng” nổi hàng chục chiếc xe tải trọng 40 tấn siêu trường siêu trọng.
Vì vậy, nếu không có giải pháp, khi chưa đảm bảo các yêu cầu về ATGT thì tạm thời không nên vận chuyển qua địa bàn Đồng Nai. “Do đó, sẽ không có trường hợp ngoại lệ khi xe quá tải qua cầu!” - ông Vĩnh nhấn mạnh.
Trong tình huống “tiến thoái lưỡng nan” này phải xử lý ra sao? Nhiều đại diện Đồng Nai cho rằng có thể nâng cấp ngay các cầu trên lộ trình vận chuyển để làm sao đảm bảo đủ tải trọng 40 tấn.  Với đường, có thể xử lý nhanh những “điểm đen” hư hỏng gây TNGT bằng giải pháp vá nhanh mặt đường và phân luồng để giảm lưu lượng xe cũng là giải pháp đề ra.
Trước những sáng kiến này, ông Vĩnh cho rằng, TKV và ngành chức năng cần mời cơ quan kiểm định cầu đường để nhanh chóng phối hợp với Đồng Nai có ý kiến với Bộ GTVT thống nhất giải pháp.
 Đại tá Võ Văn Sáng - Phó GĐ Công an Đồng Nai:  Trong năm 2010, trên QL20 đã xảy ra 92 vụ tai nạn giao thông, làm chết 44 người và hàng trăm người khác bị thương; QL51 xảy ra 132 vụ TNGT, làm 44 người chết. Riêng đường tỉnh lộ 769, trong năm 2010 cũng xảy ra 15 vụ TNGT, làm chết 3 người. Nguyên nhân một phần là do mật độ lưu lượng xe vượt quá khả năng thiết kế. Có sự tham gia của xe vận chuyển bauxite, không thể đảm bảo ATGT!
    Ngô Sơn

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty