TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, February 12, 2012

Tìm nguyên nhân cháy xe: Loay hoay và rối bời

- "Xăng dầu có thể đã bị người bán dùng các loại dung môi công nghiệp giá rẻ để trộn vào, trong đó đặc biệt là các loại chế phẩm dễ bay hơi, làm tan chảy các loại vật liệu bằng cao su khiến xăng rỉ ra ngoài xe nên rất dễ cháy".

Ông Hoàng Mạnh Hùng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự cho biết tại Hội thảo khoa học nhằm tìm nguyên nhân gây cháy hàng loạt ô tô, xe máy thời gian gần đây do Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội tổ chức ngày (10/2).

Xe cháy do xe cũ, chập điện

Trong khi đó, ông Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện cơ khí động lực, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: Hiện tượng cháy, nổ xe liên tiếp xảy ra trong thời gian qua có thể do chập điện.

"Hầu hết các vụ cháy đều bắt nguồn từ hệ thống điện và hệ thống xả của động cơ, chủ yếu là rò rỉ nhiên liệu kết hợp với tia lửa từ chập điện, hoặc nhiệt sinh ra từ động cơ quá nóng kết hợp với rò rỉ nhiên liệu" ông Tuấn cho biết.

Xăng dầu đang được xem là "thủ phạm" gây nên các vụ cháy xe.

Chứng minh cho luận điển này, ông Tuấn cho rằng, xe cũ cũng có nguy cơ cháy nổ khi hệ thống phụ tùng, đặc biệt là hệ thống điện, dây tiếp xúc, tiếp điểm, rơ le, sạc ác quy... có độ bền nhiệt không đáp ứng yêu cầu hoặc hoạt động trong điều kiện quá khắc nghiệt.

Cụ thể, trong trường hợp hệ thống bảo vệ đường điện không tốt kết hợp với việc bố trí các đường điện không cố định, gần nguồn nóng từ động cơ có thể dẫn tới hiện tượng như cọ xát cơ khí và gây chập điện hay biến dạng nhiệt dần gây cháy.

"Thậm chí, người tiêu dùng vô ý can thiệp vào hệ thống điện của xe máy đã làm thay đổi về tính năng an toàn của xe. Việc lắp thêm đèn, còi sẽ làm thay đổi hệ thống điện, làm ảnh hưởng đến hoạt động ổn định và sự an toàn của xe. Những vật gắn thêm trên xe không đạt tiêu chuẩn, không đồng bộ với tiêu chuẩn xe, sẽ là một mối nguy hiểm gây cháy, nổ bất cứ lúc nào," ông Tuấn cảnh báo.

Đồng thời, đường ống xả có chất lượng không tốt, khí thải khó thoát ra ngoài làm đường ống nóng đỏ và khi tiếp xúc với vật liệu dễ cháy sẽ hình thành nguồn lửa.

Có thể là dung môi

Nhiều chuyên gia khoa học cũng cho rằng, chất lượng xăng, dầu đang bị nghi ngờ là một trong các nguyên nhân gây ra hàng loạt vụ cháy xe.

Theo ý kiến của các chuyên gia về nhiên liệu, có thể các cửa hàng bán xăng dầu (hoặc nơi bán xăng dầu trên vỉa hè) đã gian lận thương mại vì mục đích lợi nhuận nên đã pha thêm chất phụ gia dung môi (methanol, acetone...) vào xăng để nâng trị số octan.

Các chất này có thể gây ảnh hưởng đến linh kiện, phụ tùng của xe, gây rò rỉ nhiên liệu khi có tia lửa điện dẫn đến cháy nổ hoặc tạo thành một hỗn hợp các chất để tự kích nổ.

Ông Hoàng Mạnh Hùng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự co rằng, xăng dầu có thể đã bị người bán dùng các loại dung môi công nghiệp giá rẻ để trộn vào, trong đó đặc biệt là các loại chế phẩm dễ bay hơi, làm tan chảy các loại vật liệu bằng cao su khiến xăng rỉ ra ngoài.

"Các dung môi lẫn trong xăng có thể tác động dần dần và tới lúc nào đó mới rò rỉ ra ngoài ở dạng lỏng hay ở dạng bay hơi. Khi xăng bị rò gặp tia lửa điện do chập điện, hay do xe đổ mài xuống đường có thể dẫn đến cháy xe," ông Hùng đưa ra đánh giá.

Đồng tình quan điểm trên, ông Lê Bạch Chúc, Trung tâm An toàn hóa chất bảo vệ môi trường cho rằng, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nhiên liệu xăng pha methanol, nhưng với hàm lượng dưới 5% thì không cần để ý đến sự tương thích vật liệu.

"Ở nước ta, methanol chỉ mới được thừa nhận là chất phụ gia (chất biến tính) trong nhiên liệu sinh học và các cây xăng có thể pha chế tới 15% đã làm trương nở cao su và làm mềm nhựa thay đổi cấu trúc vật liệu", ông An nói.

Ngoài ra, theo ông Chúc, xăng pha acetone cũng có thể là nguyên nhân gây cháy bởi acetone có đặc tính là không màu, có mùi nồng và dễ bắt cháy. Acetone là dung môi mạnh nên làm hỏng nhanh các chi tiết bằng nhựa và cao su trong động cơ như gioăng, làm độ kín khít của động cơ giảm. Vì thế, nếu xăng có pha acetone thì dễ bị rò rỉ ra ngoài.

"Acetone lại có khả năng bắt cháy cao nên nếu tiếp cận nguồn nhiệt (do động cơ nóng, do các tia lửa điện từ động cơ, do ma sát, do gần các nguồn nhiệt khác từ môi trường...) sẽ bắt cháy và lan ngược lại chỗ nguồn rò rỉ dẫn tới cháy nổ" ông Chúc bổ sung.

Phản biện lại xăng không phải là chất gây cháy nổ xe máy, ông Lê Cảnh Hòa, Trưởng ban kỹ thuật Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam cho rằng, các chất ethanol, methanol, acetone khó có thể là nguyên nhân gây ra các vụ cháy dữ dội như vừa qua.

"Ethanol, methanol, acetone là hợp chất chứa ô-xy, cung cấp thêm ô-xy cho quá trình cháy, để tạo ra sự cháy hoàn toàn của xăng. Nếu pha quá nhiều ethanol, methanol hay acetone vào xăng không thể làm tăng tính chất cháy," ông Hòa lý giải.

Tổng kết hội nghị, ông Lê Xuân Rao cho rằng, các vụ cháy xe máy liên tiếp diễn ra có nhiều nguyên nhân và cần tiếp tục nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ.

"Việc ảnh hưởng của xăng pha ethanol, methanol, acetone sẽ nghiên cứu và có những thông báo cơ quan quản lý, đại lý xăng dầu, người tiêu dùng biết và sẽ cấm nếu có tác dụng đến việc gây cháy xe" ông Rao khẳng định.

Thượng tá Nguyễn Văn Sơn, Trưởng phòng hướng dẫn về phòng cháy, Sở Phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho biết, từ 1/1/2011-1/1/2012 cả nước đã xảy ra 72 vụ cháy xe (22 vụ xe máy và 50 vụ cháy xe ôtô) trong đó chỉ làm rõ được 25 vụ.

Chỉ tính riêng trong hai năm 2010, 2011 cả nước đã xảy ra 324 vụ cháy xe cơ giới (ôtô có 276 vụ, xe máy 48 vụ) trong đó có tới 30,2% cháy xe do chập điện; 15% số vụ cháy do sự cố kỹ thuật như bó phanh, nổ lốp...

"Qua các vụ cháy, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm được nguyên nhân nhận định rằng, cháy xe là do xăng dầu," ông Sơn khẳng định.
Gia Văn

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty