TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, April 12, 2011

Cho thuê 'dinh tỉnh trưởng' để... nuôi chim

- Từ 2 ô cửa nhỏ bên góc phải của tầng 1, hàng đàn chim vụt bay ra trong nắng sớm. Tiếng chim kêu rúc rích liên hồi và gần như bất tận làm khuấy động cả một không gian u tịch...

Tất cả các cửa của tòa nhà đều đóng kín. Lớp bụi thời gian và rêu phong bám trên những mảng tường cho thấy đây là một ngôi nhà khá cổ. Vậy mà chỉ trong một khoảnh khắc nào đó nó đã biến thành... hang yến đểhàng ngàn đôi chim yến về trú ngụ làm tổ.

Cho thuê nhà cổ để nuôi chim yến

Mấy năm gần đây, phong trào nuôi chim yến phát triển mạnh mẽ và rầm rộ tại Gò Công (Tiền Giang). Mảnh đất một thời đi liền với bao chiến công hiển hách của anh hùng dân tộc Trương Định chỉ trong một vài năm cả bầu trời rợp bóng chim yến.

Bà con ở Gò Công cho biết, muốn nhìn thấy chim yến cứ đến đây vào buổi sáng và chiều. Sáng, chim từ trong tổ bay ra tản đi khắp nơi kiếm mồi và chiều về chúng vần vũ trên bầu trời trước khi chui vào tổ. Mỗiđàn hàng ngàn con và ở đây có ít nhất gần 10 hộ nuôi chim yến.

Việc nuôi chim yến để cải thiện kinh tế gia đình là một việc làm cần khuyến khích. Hiện nay giá thị trường một kg tổ yến lên đến 70 triệu đồng đã kích thích động lực nuôi yến trong người dân lên cao.

Mặt tiền dinh tham biện Gò Công
Thế nhưng, người dân Gò Công và những người quan tâm đến vùng đất này đã hết sức bức xúc khi chính UBND thị xã Gò Công ký hợpđồng với Công ty TNHH Yến Gò Công cho thuê mặt bằng một ngôi nhà cổ vốn là một trong những công trình xây dựng đầu tiên của thực dân Pháp.

Ngôi nhà cổ nêu trên gọi đúng tên là Dinh chánh tham biện Gò Công, được xây dựng vào năm 1885, là nơi để quan tham biện (quanđầu tỉnh) làm việc. Dinh tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Côn (P.2, Thị xã Gò Công). Sau này, vào những năm trước 1975 trở thành dinh tỉnh trưởng.

Dinh tham biện hay dinh tỉnh trưởng Gò Công là một trong những công trình kiến trúc đầu tiên tại miền nam khi thực dân Pháp đặt nền móng đô hộ. Chỉ sau các công trình tại Sài Gòn, công trình dinh tham biện toàn bộ được xây bằng vật liệu được mang từ Pháp sang, là một dinh thự đồ sộ với qui mô một trệt một lầu.

Nằm trong khuôn viên khá rộng, cảnh quan của dinh tham biện rất nên thơ. Từ ngoài đường nhìn vào, dinh tham biện uy nghi ẩn khuất sau những hàng cây cổ thụ đầy bóng mát. Những thảm cỏ xanh rì, những bông hoa khoe sắc tô điểm cho tòa nhà cổ kính một nét đẹp ít nơi nào có được.

Theo người dân, với một công trình kiến trúc bềthế và cổ xưa như thế, đáng lý ra chính quyền nên quan tâm tôn tạo ngăn chặn sựxuống cấp theo thời gian. Ngược lại, từ năm 2006, nơi đây đã trở thành nơi trú ngụ của loài chim. Sự việc này đã làm cho những ai quan tâm đến Gò Công không khỏi ngỡ ngàng.

Hiện nay, dinh đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Những vết bong, vỡ đã xuất hiện kèm theo những vết nứt trên tường. Hệ thống cửa sổ, cửa ra vào có dấu hiệu bị phân hủy.

Chúng tôi không vào được bên trong dinh, bởi chủthuê đã bít kín 80% tòa nhà để làm hang yến, chỉ còn chừa lại một ít làm chỗ trú ngụ cho bảo vệ.

Kỹ sư Trần Thuận - Chủ Nhiệm câu lạc bộ sinh vật cảnh Giao Châu kiêm Giám Đốc Cty cổ phần sinh vật cảnh Giao Châu (TP.HCM) cho biết, nơi ở của chim phải có ánh sáng từ mờ tối đến tối, nhiệt độ không khí khoảng 28ºC, độ ẩm 80%. Với những điều kiện khắc nghiệt đó, chắc chắn đơn vịthuê dinh tham biện Gò Công phải có những sửa chữa cho thích hợp đồng thời tạođộ ẩm bằng cách phun sương đã góp phần làm cho tòa nhà xuống cấp chóng vánh.

Kinh doanh dưới bãi phân chim

Được biết, UBND thị xã Gò Công đã lập hồ sơ trình UBND tỉnh Tiền Giang công nhận dinh tham biện thành di tích văn hóa cấp tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu thị xã phải chấm dứt hợp đồng cho thuê sau đó tôn tạo lại hoàn chỉnh mới được công nhận.

Nếu căn cứ giá cho thuê 30 triệu đồng/năm từ năm 2006 đến nay, số tiền thu được chỉ đến 150 triệu đồng liệu có đủ để bù vào những gì đã hư hại từ việc cho thuê làm nhà nuôi yến ?

Trong khi đó, tại chợ Gò Công, ngôi chợ sầm uất của thị xã, nhiều tiểu thương đã bày tỏ sự bất bình khi họ phải kinh doanh dưới nơi trú ngụ của đàn chim yến.

Trong vòng tròn là hai ô cửa để chim yến ra vào. Dưới mũi tên là tấm biển ghi rõ "Công ty TNHH Yến Gò Công".
Theo bà con, UBND thị xã Gò Công cũng đã cho phép một đơn vị nuôi chim yến ngay trong nhà lồng chợ để rồi hàng ngày, phân chimđược thải xuống rơi trên đầu người bán người mua và trên cả hàng hóa.

Hiện nay, phía trên mỗi sạp hàng là những tấm bạt mà các tiểu thương giăng để chống lại phân chim. Phân chim nhuộm đen cả những tấm bạt này và gây ra mùi hôi khiến cho việc kinh doanh của bà con ngày càng khó khăn.

Trước những phản ứng gay gắt của bà con và những người quan tâm đến văn hóa, môi trường và sự bình yên của người dân Gò Công, ngày 8/4 vừa qua, UBND thị xã Gò Công đã có buổi họp đi đến quyết định thanh lý hợp đồng với công ty TNHH Yến Gò Công.

Dịp này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND thịxã cho biết, phải đến hết năm 2011 mới chấm dứt việc nuôi yến và đầu năm 2012 UBND thị xã sẽ tôn tạo lại dinh tham biện để sớm được UBND tỉnh công nhận nơiđây là di tích văn hóa cấp tỉnh.

Riêng với việc chim yến trú ngụ tại chợ Gò Công, ông Tuấn cho rằng chim yến... tự tìm vào làm tổ trú ngụ. Ông hứa sẽ chỉ đạo ban quản lý chợ tìm biện pháp khắc phục.

Như vậy, dinh tham biện còn phải oằn mình chịu trận trong 8 tháng nữa. Tiểu thương và khách hàng chợ Gò Công còn phải tiếp tục hứng phân chim từ trên nóc rơi xuống, bởi... đó là chim trời không sao xử lýđược ?

Trần Chánh Nghĩa

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty