TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, August 7, 2009

TQ khai thác sông Mê Kông và nguy cơ giết chết ĐBSCL
21/06/2009 07:29 (GMT + 7)
ĐBSCL của nước ta ở cuối nguồn sông Mê Kông, chịu tác động của tất cả những biến động của thượng nguồn, đồng thời còn chịu tác động từ phía biển do biến đổi khí hậu. Chủ động đối phó với những nguy cơ ấy là việc không thể coi nhẹ và phải chuẩn bị sớm.


Những dự án của Trung Quốc trên sông Mê Kông đang làm ảnh hưởng đến các vùng nước ven sông cũng như chính con sông này. Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước VN, nguyên phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông VN, GS.TS khoa học Phạm Hồng Giang cùng trao đổi về vấn đề này.

- Xin ông cho biết về các công trình đang được xây dựng trên thượng nguồn sông Mê Kông hiện nay.

- GS.TSKH Phạm Hồng Giang: Thượng nguồn sông Mê Kông ở trong lãnh thổ Trung Quốc (TQ) được gọi là sông Lan Giang (Lan Thương). Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (có độ cao khoảng 5.000m so với mặt nước biển) nhưng phần lớn lưu vực nằm trong tỉnh Vân Nam. Khi đến lãnh thổ Lào, Thái Lan, cao trình đáy sông chỉ còn khoảng 400m nên ở thượng nguồn sông có độ dốc lớn. Tiềm năng thủy điện sông Mê Kông phần lớn ở đó. Khai thác thủy điện và khoáng sản là hai điểm mạnh của tỉnh Vân Nam (TQ).

Đập Đại Chiếu Sơn trên sông Lan Thương.
Ảnh: Doanh nhân SG cuối tuần

Chương trình phát triển thủy điện vùng thượng nguồn sông Mê Kông không còn là chuyện mới. Nó đã được chuẩn bị và triển khai từ lâu và dư luận trong vùng cũng như thế giới đã lên tiếng hơn 10 năm nay (trang tin điện tử-www.vncold.vn- của Hội Đập Lớn VN đã đăng nhiều bài về chủ đề này).

Chương trình có 15 đập thủy điện lớn trên dòng chính, đã và đang xây dựng một nửa, trong đó có các đập lớn đã xong như Xiaowan (cao 292m, công suất thủy điện 4.200 MW, dung tích hồ hơn 15 tỉ m3), Nuozhadu (cao 260m, công suất thủy điện 5.500 MW, dung tích hồ gần 23 tỉ m3 )…

Đối với số con đập còn lại, tuy chưa bắt tay xây dựng nhưng cũng đã thiết kế xong. Tổng lượng nước dự trữ trong các hồ nói trên vào khoảng 55 tỉ m3 . Tổng công suất các nhà máy thủy điện vào khoảng 24 GW.

Mấy năm trước đã hoàn thành dự án phá một số ghềnh thác trên dòng sông chính từ TQ đến Lào để mở rộng tuyến giao thông đường thủy từ vùng sâu phía Tây Nam TQ xuống các nước Đông Nam Á.

Ngoài ra, để tăng lượng nước chuyển từ sông Dương Tử lên phía Bắc đang thiếu nước nghiêm trọng, TQ đang triển khai hệ thống kênh lớn với quy mô không kém Vạn Lý Trường Thành. Có nhiều đề xuất cần lấy bổ sung thêm nước sông Lan Thương để chuyển lên phía Bắc. Việc này không khó vì ở vùng thượng nguồn, hai sông Lan Thương và Dương Tử rất gần nhau, có nơi chỉ khoảng mấy chục km. Để đưa nước sông Lan Thương sang sông Dương Tử cần đào đường hầm nối hai sông ấy mà phương tiện kĩ thuật hiện nay có thể giải quyết tương đối dễ dàng.

Nguy cơ giết chết đồng bằng sông Cửu Long

- Theo ông, việc xây dựng đập và các công trình khác trên sông Mê Kông của TQ có ảnh hưởng thế nào đến các nước trong vùng?

- Điều đáng lo ngại thứ nhất là vì mục tiêu tăng lợi ích phát điện trên thượng nguồn mà sẽ có nhiều lúc không giúp điều tiết nguồn nước ở hạ du, trái lại còn có thể làm cho lũ và khô kiệt ở hạ du gay gắt thêm. Nếu các đập ở thượng nguồn xả cùng lúc với lũ tự nhiên thì lũ có tính nhân tạo sẽ cao hơn rất nhiều.

Thứ hai là tác động xấu đến môi trường ở hạ du. Những đập chắn ngang dòng chính tạo ra những biến đổi về lượng phù sa, những tổn thất về đa dạng sinh học, nhất là thủy sản, đe dọa cuộc sống của hàng chục triệu ngư dân các nước ven sông.

Hơn nữa, nếu nước về hạ du có lẫn cả nước thải công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng(mà tỉnh Vân Nam TQ rất giàu khoáng sản) thì tổn thất ở hạ du không lường được .

Thứ ba là tác động đến dòng chảy. Những ghềnh thác bị phá đi mà lưu lượng nước được duy trì thích đáng thì góp phần cải thiện giao thông đường thủy nhưng sẽ làm cho lũ thượng nguồn xả xuống về thượng du nhanh hơn và về mùa khô, nếu ít nước từ thượng nguồn thì sông cạn cũng nhanh hơn.

Thứ tư là nếu nước sông Mê Kông bị chuyển sang lưu vực khác thì chắc chắn tình trạng thiếu nước ở hạ du sẽ rất nghiêm trọng, nhất là về mùa khô.

Thượng nguồn của sông Mê Kông - sông Lan Thương ở cao nguyên Tây Tạng
Thượng nguồn của sông Mê Kông - sông Lan Thương ở cao nguyên
Tây Tạng. Ảnh: Doanh nhân SG cuối tuần

- Còn mức độ ảnh hưởng với riêng Việt Nam, thưa ông?

- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở cuối nguồn, tương đối xa thượng nguồn ở tỉnh Vân Nam TQ. Trong toàn bộ lưu vực sông Mê Kông, phần lãnh thổ thuộc TQ chỉ chiếm 18% nên những biến động trên thượng nguồn tác động tới ĐBSCL không trực tiếp như tới Thái Lan và Lào. Tuy nhiên việc một quốc gia ven sông tự ý xây dựng những công trình trên dòng chính, lấy nước của dòng chính tạo ra tiền lệ không tốt cho toàn lưu vực.

Nếu tất cả các quốc gia ven sông đều hành động như vậy thì chẳng những sẽ gây tổn hại chung mà tổn hại riêng cho chính mình. Lào đang cần phát triển thủy điện,Thái Lan muốn lấy nước vào vùng Đông Bắc rồi chuyển nước xuống lưu vực sông Chao Pharaya ở phía Nam, Campuchia dự định tăng vụ và tăng diện tích tưới trong mùa khô. Sông Mê Kông sẽ cạn nước.

Trong tình huống xấu đó, ĐBSCL sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất do ở cuối nguồn. Nguy cơ lớn nhất là thiếu nước trong mùa khô. Lại thêm tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên mặn thâm nhập sâu trên toàn vùng đồng bằng. Nếu điều này xảy ra thì ĐBSCL sẽ không còn là vùng đồng bằng trù phú nữa mà trở thành hoang mạc cằn cỗi.

Cần một cơ quan điều phối lợi ích

- Vậy theo ông, phải có những giải pháp gì để bảo đảm quyền lợi cũng như sự an toàn đối với các nước thuộc vùng sông Mê Kông nói chung và Việt Nam nói riêng?

- Lợi ích của các cộng đồng dân cư ven sông từ thượng nguồn đến hạ nguồn thường khác nhau, thậm chí xung đột . Vì vậy cần phải có sự bàn bạc để đảm bảo hài hòa các lợi ích đó. Nếu lưu vực trong phạm vi một quốc gia thì chính phủ có trách nhiệm điều hòa các lợi ích. Khi lưu vực trải ra ở nhiều quốc gia thì cần phải có một tổ chức của các quốc gia đó chịu trách nhiệm quản lý chung lưu vực.

Ở một số sông quốc tế, như sông Danube có dòng chính chảy qua 10 nước (Đức, Áo, Slovakia, Hungary, Croatia, Serbia, Romania, Bulgaria, Moldova và Ukraine) và lưu vực còn có những phần thuộc 9 nước khác nữa(Ý, Balan, Thụy Sĩ, Czech, Slovenia, Bosnia & Herzegovia, Mecedonia và Albania) ở Trung và Nam Âu, đã có cơ quan điều phối lợi ích trong toàn lưu vực.

- Châu Âu đã vậy, còn vùng sông Mê Kông thì đến bao giờ?

Sông Mê Kông chưa đạt được điều đó. Từ những năm 1970 có Ủy hội sông Mê Kông do LHQ tổ chức. Đến năm 1995, bốn nước hạ du là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam ký hiệp định tại Chiang Rai (Thái Lan) với mục đích hợp tác trao đổi thông tin và phối hợp duy trì dòng chảy, môi trường sông Mê Kông.

TQ không tham gia vì không muốn có sự ràng buộc nào đó mà theo họ thì sông chỉ thuộc chủ quyền quốc gia mà không có khái niệm sông quốc tế.

Vậy khi nào sẽ có một cơ quan điều phối giữa các nước khai thác sông Mê Kông, thưa ông?

- Đã có khá nhiều hội thảo về các lưu vực sông quốc tế nhưng tất cả mới chỉ dừng ở việc giới thiệu kinh nghiệm, ra lời kêu gọi, mà chưa đi đến các quyết định có tính pháp lý đối với các quốc gia. Chẳng hạn như tại Diễn đàn Toàn cầu về nước (Global Water Forum) ở Bonn (CHLB Đức) năm 1998 mà một trong những người chủ trì là bà Angela Merkel, lúc đó là bộ trưởng và nay là Thủ tướng CHLB Đức, sau khi trình bày các mô hình phối hợp quản lý sông liên quốc gia, người ta đã ra lời kêu gọi rất hay là: “Hãy để cho nước không phải là tiềm ẩn xung đột mà là tác nhân của hợp tác”.

Song mọi việc cũng chỉ đạt được đến đó! Mọi người trông đợi các tổ chức quốc tế lớn, đặc biệt là Liên Hiệp Quốc, có sự quan tâm nhiều hơn và những nỗ lực mạnh mẽ hơn nhằm ban hành văn bản pháp lý về các lưu vực sông quốc tế.

Giải pháp chủ động đối phó

- Để chủ động đối phó với những nguy cơ từ thượng nguồn, cần phải có những giải pháp gì với ĐBSCL?

- Như tôi đã nêu ở trên, ĐBSCL của nước ta ở cuối nguồn, chịu tác động của tất cả những biến động của thượng nguồn, đồng thời còn chịu tác động từ phía biển do biến đổi khí hậu. Chủ động đối phó với những nguy cơ ấy là việc không thể coi nhẹ và phải chuẩn bị sớm. Giải pháp thủy lợi là xây dựng các công trình ở vùng cửa sông nhằm giữ nước ngọt, ngăn mặn mùa khô. Nước ngọt được trữ và giữ trong hệ thống sông và kênh rạch.

Hiện nay đã có một số cống đập ngăn mặn ở cuối kênh thông ra biển và ở cửa sông Ba Lai, một trong chín cửa sông Cửu Long. Những cống đập khác ở các cửa sông lớn, đương nhiên, sẽ có quy mô rất lớn, lớn hơn những công trình khổng lồ vốn rất nổi tiếng như tại cửa sông Rhein ở Hà Lan. Công việc chuẩn bị và xây dựng những công trình đó cần đến thời gian nhiều thập kỷ.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty