TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, July 15, 2010

Cầu Phú Mỹ : Cuộc đấu lý không ai chịu ai

Vướng mắc phát sinh tại dự án BOT cầu Phú Mỹ - TPHCM:
Cuộc đấu lý không ai chịu ai
Lao Động số 161 Ngày 15/07/2010 Cập nhật: 8:39 AM, 15/07/2010
Cầu dây văng Phú Mỹ trị giá 3.000 tỉ đồng chỉ lèo tèo xe ôtô qua lại. Ảnh: TR.P.
(LĐ) - Ít ai biết hiện nay, đằng sau sự hoành tráng và lộng lẫy của cây cầu hiện đại nhất TPHCM là sự đấu lý căng thẳng đang diễn ra giữa nhà đầu tư và các cơ quan tham mưu cho UBND TPHCM về những phát sinh liên quan đến quyền lợi của các bên khi tổng vốn đầu tư dự án đội từ 1.800 tỉ lên hơn 3.000 tỉ đồng.

Thực tế, cầu dây văng Phú Mỹ đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác từ 9.2009 đến nay đã được gần một năm.

Từ 1.800 tỉ lên 3.000 tỉ đồng

Theo dự án BOT cầu Phú Mỹ được phê duyệt cuối năm 2004, cầu dây văng Phú Mỹ (dài 2.031m, rộng 27,5m) có tổng vốn đầu tư khoảng 1.800 tỉ đồng. Sau khi xây dựng hoàn thành, chủ đầu tư là Cty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Mỹ - PMC tính toán lại tổng vốn đầu tư của dự án đã tăng lên khoảng 3.030 tỉ đồng (hiện các cơ quan đang thẩm định).

Theo giải thích của PMC, do trong quá trình xây dựng, thành phố yêu cầu điều chỉnh bổ sung một số hạng mục kỹ thuật, cộng với các khoản bù giá vật tư tăng, bổ sung phần trượt giá ngoại tệ (nhà thầu nước ngoài thi công) và lãi vay trong suốt quá trình thi công đã làm cho tổng mức đầu tư đội lên so với dự án ban đầu.

Tổng mức đầu tư của dự án đội lên khá cao (tăng thêm khoảng 1.200 tỉ đồng), song kể từ 1.4.2010 khi bắt đầu thu phí xe ôtô qua cầu Phú Mỹ đến nay, số lượng xe ôtô qua cầu Phú Mỹ khá thấp, doanh thu chỉ đạt khoảng 100-150 triệu đồng/ngày nên khiến PMC không đủ trả nợ vay ngân hàng.
 
Chính vì vậy, vừa qua, PMC đã có hàng loạt kiến nghị với thành phố, trong đó có xin UBND TPHCM giúp đỡ cho PMC tạm ứng khoảng 348,6 tỉ đồng để thanh toán nợ vay của kỳ tháng 7.2010 và kỳ 1.2011; đồng thời, đề nghị thành phố bãi bỏ trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh (hiện do Cty liên doanh Phú Mỹ Hưng tổ chức và quản lý thu phí), nhằm thu hút xe đi qua cầu Phú Mỹ, để tăng hiệu quả thu phí của cầu Phú Mỹ.

Không cho PMC tạm ứng tiền ngân sách trả nợ vay

Theo các sở: GTVT, Tài chính, KHĐT (tham mưu cho thành phố), việc đề xuất tạm ứng vốn ngân sách khoảng 348 tỉ đồng của PMC không có cơ sở giải quyết. Bởi lẽ, doanh thu thu phí thực tế hiện nay của PMC (khoảng 4,4 tỉ đồng/tháng) đã gần tương đương với mức doanh thu dự kiến trong phương án tài chính thu phí hoàn vốn của PMC lập trước đây trong hợp đồng BOT.

Ngay cả phương án tài chính này cũng đã thể hiện doanh thu của những năm đầu tiên không đủ hoàn trả vốn gốc và lãi. Số vốn gốc và lãi vay được cộng dồn để tính lãi vay và thời gian thu phí tương ứng 26 năm. Vì vậy, việc doanh thu không đủ trả vốn gốc và lãi vay của những năm đầu tiên đã được tính toán và dự trù trước. Hơn nữa, trong hợp đồng BOT cũng không quy định việc tạm ứng vốn ngân sách để PMC trả nợ.

Về đề nghị bãi bỏ trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh, ý kiến của các sở, ngành của thành phố cũng nhất quyết không đồng ý. Theo các sở, ngành, việc thu phí đường Nguyễn Văn Linh trong thời hạn 30 năm là cam kết của thành phố với nhà đầu tư nước ngoài (Cty liên doanh Phú Mỹ Hưng).
 
Mặt khác, hợp đồng BOT cầu Phú Mỹ cũng không có điều khoản nào quy định phải bãi bỏ trạm thu phí đường Nguyễn Văn Linh. Hiện nay, Cty liên doanh Phú Mỹ Hưng sử dụng nguồn thu phí đường Nguyễn Văn Linh để thực hiện duy tu, bảo dưỡng tuyến đường này, do đó nếu thành phố bãi bỏ trạm thu phí thì đồng nghĩa với việc thành phố phải phải bỏ ra một khoản tiền ngân sách để thực hiện duy tu, bảo dưỡng đường Nguyễn Văn Linh.

PMC: Thiệt do TP chậm bàn giao mặt bằng

Trong khi đó, PMC lại cho rằng, thời gian thu phí 26 năm được tính toán cho tổng mức đầu tư 1.800 tỉ đồng đã không còn phù hợp, vì hiện nay tổng mức đầu tư đã đội lên hơn 3.000 tỉ đồng.

PMC cũng viện lý do, sở dĩ lưu lượng xe cầu Phú Mỹ thấp là do thành phố chậm trễ trong việc xây dựng đoạn đường vành đai phía đông (gồm cầu Rạch Chiếc mới, đoạn nối từ vành đai ra xa lộ Hà Nội); và chậm bàn giao mặt bằng xây dựng các dự án đường kết nối vào cầu Phú Mỹ (đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến cầu Phú Mỹ và từ cầu Phú Mỹ đến chân cầu Rạch Chiếc mới). Nếu khẩn trương thi công thì đến cuối năm 2012 (tức chậm gần 3 năm), đoạn đường vanh đai phía đông mới nối thông ra xa lộ Hà Nội, còn riêng các dự án đường kết nối với cầu Phú Mỹ đến cuối 2010 mới hoàn tất – tức chậm mất 1 năm.

Ông Nguyễn Thành Thái - Tổng GĐ PMC - cho biết. "Trong hợp đồng nêu rõ, nếu dự án đường vành đai phía đông thành phố chậm hơn cầu Phú Mỹ dưới 3 năm thì khoản thu phí giao thông sẽ thu của dự án BOT cầu Phú Mỹ tương ứng với thời gian chậm trễ sẽ được thành phố bù đắp cho PMC từ nguồn vốn ngân sách".

Tương tự, trong các dự án BT đường kết nối với cầu Phú Mỹ, PMC cũng cho rằng, thành phố đã vi phạm hợp đồng do bàn giao mặt bằng chậm trễ. "Với sự chậm trễ của thành phố ở các dự án đường vành đai, đường kết nối, nếu căn cứ vào hợp đồng thì lẽ ra thành phố phải trả cho PMC khoản tiền hơn 740 tỉ đồng (?).
 
Thế nhưng đến nay, PMC đã không tính toán yêu cầu thành phố bồi thường khoản này, mà chỉ xin thành phố cho tạm ứng 348 tỉ đồng để trả nợ vay, sau đó PMC sẽ hoàn trả lại cho ngân sách thành phố từ nguồn thu phí các năm sau này" - ông Nguyễn Thành Thái nói.

Hiện nay, việc giải quyết những vướng mắc phát sinh tại dự án BOT cầu Phú Mỹ vẫn phụ thuộc vào quyết định của UBND TPHCM.

Trần Phan

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty