TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, July 11, 2010

Quảng Ngãi: Từ Mỹ , nữ liệt sĩ “trở về” sau 42 năm

Sau tiếng gọi mẹ, người phụ nữ chạy như bay đến ôm chầm lấy bà Lương và khóc nức nở. Tưởng rằng Tính, đứa con gái đang ở thành phố Quảng Ngãi cãi cọ với chồng nên bà Lương vỗ về. Nhưng bà như chết lặng khi nghe người phụ nữ nghẹn ngào: "Con là Tâm, chứ không phải là Tính đâu mẹ…".

Chị Tâm hiện định cư tại Mỹ. Ảnh: gia đình nhân vật cung cấp.
Giấc mơ có thật


Trong ngồi nhà nhỏ đã củ kỹ nằm ngay giữa xóm, ánh mắt bà Phan Thị Lương (82 tuổi), thôn Đồng Xuân, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành tràn ngập niềm vui khi kể lại cuộc hội ngộ sau 42 năm với người con gái là "liệt sĩ" Lê Thị Tâm (59 tuổi), đã được báo tử từ năm 1968.
Đó là vào buổi sáng cách đây khoảng 3 tuần, vừa lọ mọ rửa xong chiếc nồi và chưa kịp đem treo lên vách bếp, bà Lương nghe tiếng gọi của người hàng xóm: "Ra đây đón con gái về thăm nè". Sau khi lò dò bước ra trước sân, rồi đưa mắt nhìn về phía cổng, bà Lương lờ mờ nhìn thấy có 4 người đi vào. Chưa kịp nhận ra là quen hay lạ, thì bà Lương nghe giọng của một người phụ nữ nghẹn ngào gọi mẹ và chạy như bay đến ôm chầm lấy, khóc nức nở.
Tưởng rằng đó là chị Lê Thị Tính, đứa con gái đang ở TP. Quảng Ngãi, nên bà Lương vỗ về: "Thôi nín đi con, có gì thì từ từ nói cho mẹ nghe nào". Vẫn ôm chặc lấy bà Lương người phụ nữ nói trong nước mắt: "Con là Tâm, chứ không phải là Tính đâu mẹ".
Tâm nào mà mình không nhớ, chắc là bị nhận nhầm. Hay là…không thể nào, vì Tâm, đứa con gái mình đã mất mấy chục năm rồi, hình của nó vẫn còn để rành rành trên bàn thờ kia. Chắc có lẻ mình già nên nghe nhầm, bà Lương lẩm bẩm. Thế nhưng bà Lương như thấy trời đất xung quanh bỗng chốc như chao đảo và đổ sụp dưới chân mình khi người phụ nữ một lần nữa thổn thức: "Mẹ không nhận ra con sao, Tâm con gái mẹ đây mà". Run rẩy đưa bàn tay sờ lên mặt, đầu, tóc…và trên khuôn mặt già nua ấy, một dòng nước mắt tưởng chừng đã cạn kiệt chợt chảy dài trên má.


"Ông Huỳnh Xuân Vinh, phó chủ tịch UBND xã Hành Thịnh bày tỏ: "Theo những gì được biết thì sau khi tham gia cách mạng và hoạt động tại địa phương, vào khoảng 1968. Sau đó, chị Tâm cùng 2 nữ đồng chí khác được xác nhận đã bị địch bắn chết. Năm 1983 chị Tâm được công nhận liệt sĩ và hưởng các chế độ theo quy định cho đến nay. Sau khi chị Tâm còn sống và trở về thăm gia đình, ngày 2.7.2010, UBND xã đã mời bà Phan Thị Lương lên làm việc. Và bà Lương đã trả lại các giấy tờ liên quan đến việc công nhận liệt sĩ. Xã đã tiến hành các thủ tục để đề nghị cấp thẩm quyền cắt chế độ hỗ trợ liệt sĩ theo quy định đối với chị Tâm."
Chẳng mấy chốc cái tin chị Tâm, con gái bà Lương đã hy sinh cách đây 42 năm giờ đã trở về không chỉ "bằng xương bằng thịt" mà còn là Việt kiều Mỹ, lan nhanh đi khắp nơi. Và trở thành "sự kiện" gây nhiều ngạc nhiên cho người dân xung quanh, lẫn sự tò mò.

Cuộc hội ngộ đầy khó khăn
Tuy không được gặp trực tiếp vì "liệt sĩ" Tâm đã rời quê để trở về lại Mỹ. Thế nhưng từ lời kể của bà Lương và người em gái ruột là Lê Thị Tính (sinh 1968), hiện là giáo viên trường tiểu học Trần Phú và đang sống tại TP.Quảng Ngãi, chúng tôi biết được phần nào câu chuyện.
Theo đó, chị Tâm là chị cả trong gia đình có 2 chị em. Sau khi bị địch bắn bị thương vào khoảng năm 1968, chị Tâm được máy bay của địch chở đi, rồi được đưa sang Mỹ điều trị và tái định cư tại bang Texas cho đến bây giờ. Hồi mới nghe tin chị gái của mình còn sống và là Việt kiều, bản thân không tin; đồng thời trong lòng nghi ngờ ai đó nhận nhầm, hoặc có ý định gì xấu. Thế nhưng khi gặp và qua hỏi han, trò chuyện và được người anh bà con, vốn là bạn thân của chị Tâm xác nhận thì bản thân mới dám tin rằng đây là chị ruột của mình.
Khi nghe hỏi về lý do vì sao chừng ấy năm trời mà không thư từ liên lạc với gia đình, chị Tâm cho biết sau khi được đưa sang Mỹ điều trị xong, do xung quanh toàn là người bản xứ, mà bản thân không biết tiếng Anh, trình độ học vấn lại chỉ mới hết cấp 1. Còn về sau này thì lại không biết tin tức gì ở quê gia đình ai sống chết ra sao. Nhiều lần định về thăm quê, nhưng do điều kiện kinh tế không cho phép, chị Tính kể lại.
Riêng việc về quê lần này và hội ngộ được với gia đình như lời chị Tâm cho biết cũng là điều ngoài sức tưởng tượng. Bởi lẽ, theo suy nghĩ của chị Tâm thì với chiến tranh khốc liệt như vậy và sau mấy chục năm trời bặt tin như vậy thì rất khó có thể tìm được gia đình.
 ảnh: Nhật Minh

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty