TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, September 25, 2010

Bão ngầm ở Bình Phước

Thứ Sáu, 17.9.2010 | 08:09 (GMT + 7)

(LĐ) - Những ngôi nhà nhỏ nép mình bên rừng caosu xanh mướt, những vườn điều sung mãn đang độ ra hoa trải dọc hai bên tỉnh lộ 750 qua các huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng tạo nên một bức tranh đẹp, bình yên. Nhưng phía sau bức tranh đẹp ấy là một cơn bão đang ngấm ngầm tạo ra sóng gió, đẩy hàng nghìn nông dân vào cảnh nợ nần chồng chất, mất đất, mất nhà.

Kỳ 1: Vào vùng "tâm bão"

Không phải ngẫu nhiên mà các huyện ở cuối miền Đông Nam Bộ, giáp ranh với Tây Nguyên như Bù Gia Mập, Bù Đăng trở thành "tâm bão" cho vay nặng lãi, cầm cố đất đai. Đó là vùng xa xôi nhất, cách biệt nhất của tỉnh Bình Phước, nơi tập trung nhiều nông dân nghèo và đồng bào dân tộc S'tiêng vốn còn rất hồn nhiên sinh sống. Đó chính là miền đất hứa cho những mưu toan lôi kéo, gài bẫy, đưa nông dân vào tròng rồi tước đoạt đất đai của họ một cách dễ dàng.

Vòng xoáy... nợ

Trong khi chờ gặp lãnh đạo UBND xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập để tìm hiểu chuyện cầm cố đất đai, tôi gặp ông Điểu Đô ở thôn Bù Kroai với bộ hồ sơ xin vay vốn xóa đói giảm nghèo. Trước đó, ông đã lấy trước 37 triệu đồng rồi giao luôn 1ha caosu đang thu hoạch cho người khác tới 7 năm - tức bán caosu non - trong khi mỗi năm vườn cây này cho thu lợi không dưới 50 triệu đồng. Bán điều non, caosu non vốn là chuyện bình thường ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, khi chủ vườn không có điều kiện để tiếp tục quản lý, tổ chức sản xuất. Người mua non vườn cây đôi khi cũng gặp rủi ro có thể dẫn đến thua lỗ, chẳng hạn như mất mùa, rớt giá.

Điều không bình thường là những nông dân ở Bình Phước phần nhiều đều là hộ nghèo, thừa lao động nhưng vẫn bán non vườn cây, đặc biệt là các hộ người dân tộc thiểu số S'tiêng. Ông Điểu Đô cho biết: "Đồng bào mình thường làm đến đâu, ăn xài hết đến đó chứ không để dành. Khi có việc cần tiền như đau ốm, cưới hỏi, ma chay thì phải đi vay mượn. Do lãi suất quá cao, lãi mẹ đẻ lãi con nên số tiền nợ tăng lên rất nhanh, phải bán điều non để trả nợ".

Bây giờ Điểu Đô không còn cây gì để bán non, bèn xin vay Ngân hàng Chính sách xã hội 10 triệu đồng để trả nợ tư thương. Nếu giải ngân chậm thì số tiền đó sẽ không đủ trả nợ, do lãi suất tư thương như con ngựa đang phi nước đại. Còn nếu không vay được, một năm sau không phải nợ 10 triệu nữa mà là 20,8 triệu đồng, sang năm thứ hai là 44,4 triệu đồng, năm thứ ba là 93,2 triệu đồng ... cả gốc lẫn lãi. Khi đó, số tiền ít ỏi từ Ngân hàng Chính sách xã hội nếu có vay được cũng không còn là cứu cánh trong toan tính đắp đổi nợ, dù chỉ là chữa cháy một phần.

Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ nông dân ở Bình Phước không phải túng thiếu nhưng vẫn bán non vườn cây để lấy tiền tiêu xài, mua sắm, làm nhà mới. Một hécta điều thường cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng/năm, nhưng nếu bán non thì chỉ được 5 - 8 triệu đồng/năm, thời gian bán càng dài thì số tiền bán non trên một năm càng ít. Số tiền này chỉ ở trong nhà được một thời gian rất ngắn, rồi nhiều năm sau đó họ không còn nguồn thu nhập từ vườn cây nữa. Những nông dân không còn sinh kế này, cũng như các hộ bị nợ nần thúc bách trên kia, buộc phải vay nóng lãi suất cao, cầm cố đất đai và cuối cùng thành người vô gia cư, đi làm thuê trên chính mảnh đất trước đó không lâu còn do mình sở hữu.

Vùng quê yên ả ven tỉnh lộ 750 đang bị
Vùng quê yên ả ven tỉnh lộ 750 đang bị "bão nợ" hoành hành.

Trắng tay, trắng mắt  

Chúng tôi ái ngại bước vào căn nhà gỗ, mái tôn, nền gạch nung bên tỉnh lộ 750 thuộc thôn Sơn Trung, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập. Trong nhà trống hoác, không có vật dụng gì đáng tiền, thiếu thốn từ cái ghế ngồi trở đi. Thị Lê năm nay mới 35 tuổi, nhưng đã làm mẹ của ... 6 đứa con, đứa lớn nhất mới 19 tuổi. Mấy mẹ con Thị Lê nhận hạt điều về bóc vỏ lụa, mỗi ngày bóc được 3kg, tiền công 15 nghìn đồng vừa đủ mua mắm muối. "Cuối mùa rồi nên hạt điều ít lắm, người nhận lại nhiều nên phải năn nỉ, giành giật mới có việc làm. Có khi cả chục ngày không nhận được hạt điều, mình chỉ ngồi chơi, cả nhà đói nhăn răng" - Thị Lê nói. Anh chồng là Điểu Cường năm nay cũng chỉ mới 37 tuổi, nghe nói đi làm thuê nhưng làm ở đâu, bao giờ về thì cả nhà không biết.

Cách đây khoảng 3 tuần, Điểu Cường gửi đơn lên UBND xã Đức Hạnh, xin được giúp đỡ trong việc giải quyết nợ nần. Vợ chồng Cường đang bị 15 chủ nợ thúc bách, với 196 triệu đồng tiền gốc và 300 triệu đồng tiền lãi. Điểu Cường khẩn thiết trong đơn: "Xin cấp trên cho tôi được trả tiền gốc, chứ không có khả năng trả tiền lãi nữa. Tôi chỉ còn một cái nhà gỗ trên lô đất chiều ngang 16 mét, chiều dài 54 mét, trị giá khoảng 100 triệu đồng nhờ cấp trên bán dùm tôi để trả nợ".

Sở dĩ phải nhờ đến chính quyền là vì căn nhà và lô đất cuối cùng của Điểu Cường đã bị chủ nợ cầm giữ, nếu không lấy "sổ đỏ" về thì sẽ không bán được, bị xiết nợ lại càng thua thiệt. Trước đó, Điểu Cường đã bán đứt 2,3ha điều để trả một phần nợ. 3 sào điều cuối cùng cũng giao cho một chủ nợ thu hoạch mấy năm liền, sau đó chủ nợ xiết luôn với lý do sản lượng điều họ thu hái hàng năm thấp hơn tiền lãi. Tại buổi hòa giải do UBND xã Đức Hạnh tổ chức theo "đơn xin cứu giúp" của Điểu Cường, chỉ một vài chủ nợ đồng ý thu tiền gốc, còn lại đều khăng khăng lấy đủ. Điểu Cường phát hoảng bỏ đi.

Trong căn nhà tình thương 36m2 đối diện nhà Cường, ông Điểu Khưng vừa lục tìm giấy tờ ghi nợ, vừa lẩm nhẩm kể chuyện: "Tháng trước mình mới làm được sổ đỏ, cán bộ ngân hàng nói sổ đỏ của mình vay được ít lắm, mà phải chờ lâu lâu mới vay được. Mình liền đưa sổ đỏ cho nhà Thu Hưởng ở bên xã Phú Văn vay được 20 triệu đồng, lãi suất 5% mỗi tháng. Tiền đó mình đâu có dám xài, chủ yếu là trả bớt lãi cho mấy chủ nợ khác thôi, họ đòi dữ lắm". Tôi hỏi nợ nhiều không, Điểu Khưng lại lẩm nhẩm: "Nhiều nhất là ông Lực 100 triệu, Quang Hà cũng 100 triệu, ông Hồng 50 triệu, còn 20 triệu với 10 triệu thì nhiều lắm, mình nợ tổng cộng 350 triệu mà". "Ngoài căn nhà tình thương đang ở đây, ông còn tài sản nào khác không?" - tôi hỏi. "Mình có 3,8ha điều đã bán non mấy năm rồi, đến cuối năm 2011 người ta mới trả lại. Nhưng mình phải ráng trả nợ thì mới giữ được, vì trong giấy vay tiền có ghi là mình cầm cố vườn điều cho chủ nợ rồi". Tôi lắc đầu ngao ngán, không muốn hỏi nữa. Chỉ thêm một chi tiết do đồng nghiệp đi cùng phát hiện là vợ Điểu Khưng bị sỏi thận mấy năm nay không tiền chữa trị. Một mình Điểu Khưng làm thuê nuôi vợ và 2 con gái chưa trưởng thành.

Điểu Cường phát hoảng bỏ đi, mẹ con Thị Lê ngồi khóc với khoản nợ gần 500 triệu đồng.
Điểu Cường phát hoảng bỏ đi, mẹ con Thị Lê ngồi khóc với khoản nợ gần 500 triệu đồng.

Nỗi lo bão dữ 

Ông Điểu Tuồng - Trưởng thôn Sơn Trung - là người tốt bụng. Khi đi cùng chúng tôi đến nhà Điểu Cường, ông cho biết: "Vợ chồng nó giữ được nhà ở là điều tốt, nhưng đến nước này chắc cũng phải bán đi mà trả nợ, tôi cho nó mượn một góc vườn để che lều ở tạm". Rồi ông lo lắng: "Thôn tôi có 40 hộ bán điều non với giá rẻ mạt, có hộ bán cho người ta thu hoạch tới 26 năm, xài hết tiền lại đi vay nóng lãi cao. Cả người bán và người mua, cả chủ nợ lẫn con nợ đều muốn giấu giếm nhưng tôi biết cả chục hộ trong thôn đã lâm cảnh mất đất, mất nhà, màn trời chiếu đất. Nhiều người chỉ ký tên làm chứng cũng bị tước đoạt tài sản...".

Một trong những người làm chứng lâm nạn mà ông Tuồng vừa nói là ông Điểu Giang - già làng thôn Sơn Trung. Năm 2008, ông Giang làm chứng cho việc vay mượn giữa Điểu Cường và một chủ nợ tên Huấn ở thôn Cây Da, xã Phú Văn với số tiền vay 10 triệu đồng. Khi số nợ lên đến 50 triệu đồng và biết Điểu Cường không còn tài sản, chủ nợ tên Huấn đã tới cắm mốc, lấy 1ha điều 8 năm tuổi của già làng Điểu Giang để trừ nợ Điểu Cường. Ông Điểu Khưng cũng đang hoang mang: "Mấy bữa nay chủ nợ Quang Hà ở thôn Thác Dài không đòi nợ mình nữa, mà đòi cưa vườn điều của con rể mình là Điểu Mét để trồng caosu, do năm ngoái Điểu Mét làm chứng cho mình vay tiền của Quang Hà. Hồi đó mình vay 100 triệu, giờ nó đòi 160 triệu, không có thì 150 triệu cũng được. Nó hẹn cho con rể mình một tuần nữa phải trả, nếu không nó lấy hai mẫu rưỡi điều".

Rời Đức Hạnh, chúng tôi lên đường đến các xã Phú Văn, Bù Gia Mập thuộc huyện Bù Gia Mập rồi sang đường 10, Đắc Nhau, Bom Bo của huyện Bù Đăng - những nơi "bão nợ" đang hoành hành. Có nơi chính quyền địa phương đã thống kê sơ bộ thiệt hại của "bão", như huyện Bù Gia Mập có 630 hộ bán non vườn cây, cầm cố đất, bị tước đoạt đất đai, thậm chí cả nhà tình thương để trừ nợ; có nơi chưa ra số liệu chính thức nhưng chính quyền khẳng định mỗi thôn có 50 - 60% số hộ bị dính vào "bão nợ". Cán bộ hầu hết các xã, huyện trong vùng "tâm bão" đều có chung tâm trạng lo lắng, suốt ruột, chờ chỉ đạo cụ thể của cấp trên.

Đặng Trung Kiên

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty