TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, May 5, 2011

Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước có tác dụng?

Link : Trần Vinh Dự- Góc nhìn Kinh tế

Hình: AP

Chia sẻ

Tin liên hệ

Ðường dẫn liên hệ

Chủ đề nóng về kinh tế ở Việt Nam hồi cuối tháng 4 là vấn đề lạm phát. Theo công bố của Tổng cục Thống kê (GSO), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 đã tăng 3,32% so với tháng 3 – tức là vào khoảng 17,56% so với CPI của tháng 4, 2010. Việc CPI tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 4 đã kéo chỉ số giá tiêu dùng cả nước trong năm 2011 lên tới mức 9,69% chỉ trong vòng 4 tháng.

Nói một cách đơn giản, với những người có thu nhập cố định thì chỉ trong vòng 4 tháng qua thu nhập thực tế của họ đã bị giảm đi tới 10%. Và vì thế đây là vấn đề nghiêm trọng.

Không phải ngẫu nhiên mà số liệu về CPI thường được cung cấp vào giữa tháng, nhưng riêng trong tháng 4 này lại vào cuối tháng. Trước khi công bố số liệu CPI của cả nước, các cơ quan chức năng đã đưa ra số liệu CPI của một vài tỉnh thành như Hà Nội và Sài Gòn để công chúng "làm quen" với số liệu shock của CPI tháng 4 trước khi công bố chính thức.


Việc CPI tăng cao một phần lớn là do chính sách tiền tệ ít có tác dụng. Hiện nay, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) sử dụng 5 công cụ thuộc nhóm chính sách tiền tệ để điều hành nền kinh tế:

1.      Hạn mức tín dụng áp dụng cho hệ thống ngân hàng (dưới 20% cho năm 2011);

2.      Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (hiện nay là 3% đối với các khoản gửi dưới 1 năm và 1% với các khoản gửi trên 1 năm);

3.      Nghiệp vụ thị trường mở (NHNN mua bán các loại tín phiếu do các NHTM phát hành hoặc các loại trái phiếu chính phủ và trái phiếu kho bạc)

4.      Tái cấp vốn (thế chấp bằng trái phiếu chính phủ), tái chiết khấu (thế chấp bằng các giấy tờ có giá khác), và cho vay qua đêm.

5.      Điều chỉnh các mức lãi suất (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cơ bản…)

Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) ở Việt Nam còn chưa phát triển và hiện chỉ là sân chơi của các NHTM lớn. Công cụ tái cấp vốn cũng cực kỳ hạn chế vì khối lượng trái phiếu chính phủ còn quá nhỏ so với quy mô nền kinh tế (chỉ chiếm 15% GDP). Chính vì thế, việc điều hành bằng công cụ lãi suất không thực sự có hiệu quả. Trên thực tế, chính sách lãi suất do NHNN thực hiện giai đoạn gần đây phần lớn chỉ "chạy theo" thị trường chứ không thực sự dẫn dắt thị trường.

Điều đó làm cho các công cụ mà NHNN sử dụng được trên thực tế để ảnh hưởng tới CPI chỉ có 2 – đó là hạn mức tín dụng và dự trữ bắt buộc. Kể từ tháng 3/2009, tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHNN ấn định chưa có thay đổi gì.

Riêng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thì luôn bị các NHTM vượt quá vì việc xử phạt vẫn còn mang tính dơ cao đánh khẽ. Thêm nữa tỷ lệ này áp dụng cho cả năm, và thường thì chính sách của chính phủ về tăng trưởng tín dụng dễ thay đổi trong năm nên các NHTM thường vẫn cho tăng tín dụng mà không mấy quan tâm đến tỷ lệ này trong những tháng đầu năm.

Thế nên cũng không có gì thực sự ngạc nhiên nếu nỗ lực kiềm chế lạm phát ở Việt Nam có vẻ như bất lực. Để thực sự tấn công vào lạm phát, có lẽ NHNN cần phải sử dụng các biện pháp tiền tệ cứng rắn hơn như:

1.      NHNN nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ hiện nay quá thấp và quá nguy hiểm.

2.      Song song với việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHNN cũng cần phát triển nghiệp vụ thị trường mở và tạo điều kiện cho các NHTM vừa và nhỏ tham gia. NHNN cũng cần tạo điều kiện cho tất cả các NHTM được tiếp cận bình đẳng với nghiệp vụ Tái cấp vốn của NHNN. Thí dụ, các NHTM có nhu cầu vay qua đêm để bù trừ thấu chi có thể vay được tiền từ NHNN.

Chỉ có như thế mới giảm thiểu được sức ép đối với hệ thống NHTM và giải quyết dứt điểm được tệ nạn các NHTM lớn "làm tiền" NHTM nhỏ trên thị trường cho vay liên ngân hàng và đẩy cả hệ thống vào bẫy "rủi ro đạo đức" (các NHTM vừa và nhỏ phải huy động với lãi suất cao sẽ buộc phải cho vay với lãi suất rất cao, vì thế thường phải chọn các đối tượng đi vay là các doanh nghiệp đang trong tình trạng kiệt quệ về tài chính).

3.      Chính phủ cũng cần linh hoạt hơn trong việc sử dụng công cụ trái phiếu. Hiện nay trái phiếu chính phủ và trái phiếu kho bạc thường được đem đấu thầu với lãi suất trần rất thấp, vì thế không hấp dẫn. Trái phiếu kho bạc (thường với thời gian đáo hạn rất ngắn) hiện nay hầu như không được sử dụng, trong khi đây thực chất là một công cụ rất mạnh để điều tiết lượng cung tiền tệ trong nền kinh tế.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty