TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, December 19, 2009

Slovakia nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam

Ông Triết gặp ông Gasparovic trong chuyến thăm các nước châu Âu
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trong cuộc hội đàm tại Bratislava hôm 17/12 đã nói với Tổng thống Ivan Gasparovic rằng ''nhân quyền được tôn trọng ở Việt Nam".
"Luật của mỗi nước khác nhau. Luật dựa trên điều kiện địa lý và lịch sử khác nhau của mỗi nước nên không thể áp dụng luật của nước này cho nước khác,'' ông Triết được thông tấn xã CTK trích thuật đã nói với chủ nhà.
Nhưng theo ông Gasparovic, mọi nước đều phải đảm bảo nhân quyền, "Chúng tôi vì vậy đã nhấn mạnh trong cuộc hội đàm rằng nhân quyền không phải chỉ là vấn đề của Việt Nam hay Slovakia, mà là một vấn đề toàn cầu," ông Gasparovic nói.
Trước đó nhiều tổ chức phi chính phủ ở Slovakia, kể cả Amnesty International và People in Danger, đã vận động để chuyện nhân quyền được đưa vào nghị trình hội đàm giữa hai nguyên thủ quốc gia.
Tuy vậy, không như hồi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào viếng thăm Slovakia hồi tháng Sáu, đã không xảy ra cuộc biểu tình phản đối nào trong chuyến thăm của ông Triết.
Trong chuyến viếng thăm các nước Âu châu lần này, ông Triết cũng đã hội đàm với Đức Giáo hoàng Benedict XVI khi ghé Rome.
Nghị quyết EU
Tháng trước, Nghị viện Âu châu đã chỉ trích vấn đề nhân quyền của Việt Nam và thông qua một nghị quyết yêu cầu chính quyền ngưng đàn áp những người đòi hỏi tự do lập hội và tự do tín ngưỡng.
Hà Nội đã cực lực bác bỏ các cáo giác vi phạm nhân quyền.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga mô tả nhận định của các dân biểu châu Âu là "hoàn toàn sai trái".
Bà Nga nói: "Chúng tôi hết sức thất vọng khi ngày 26/11/2009 Nghị viện Châu Âu lại một lần nữa thông qua Nghị quyết về Việt Nam với những nhận định hoàn toàn sai trái, thiếu khách quan, thiếu thiện chí về tình hình thực tế ở Việt Nam".
"Việc thông qua Nghị quyết này đi ngược lại lợi ích quan hệ giữa Việt Nam và EU và gây bất bình trong nhân dân Việt Nam," bà nói trong một thông cáo.
Các dân biểu châu Âu đồng thuận kêu gọi chính phủ Việt Nam ''chấm dứt trấn áp và sách nhiễu đối với các môn đồ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng độ và khôi phục hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, tiến tới hủy bỏ hình phạt tử hình, cho phép đại diện châu Âu giám sát thường xuyên tình hình tự do dân chủ, ngôn luận, bảo vệ nhân quyền và phụ nữ ở Việt Nam.
Các nghị quyết của Quốc hội châu Âu thường không mang tính áp chế.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty