TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, March 7, 2010

Rã Ngũ: Mối Lo Tâm Phúc Của Hà Nội

Trần Phong Vũ

http://www.thegioinguoiviet.net/PageHtm/TaiLieu/HuyenThoaiHCM/ImagesHCM/HCMToiDoSo1.jpg

• Sau khi lộ rõ chân tướng bán nước cho Trung Cộng (TC), guồng máy thống trị Cộng sản Việt Nam (CSVN) đang bị đẩy vào thế tứ bề thọ địch, đối mặt với vực thẳm tiêu vong!

• Giữa lúc đã hoàn toàn mất thế nhân dân, mối âu lo lớn nhất của 15 nhân vật cầm đầu Đảng CSVN là sự rã ngũ toàn diện trong cơ cấu đảng và nhà nước.

• Trước cao trào bỏ đảng vì đảng bán nước cho TC, người ta chờ đợi một cuộc bạo loạn sẽ bùng nổ trong nội bộ đảng và guồng máy cầm quyền CSVN.

• Để đối phó với tình huống tuyệt vọng ấy, đoàn lũ xung kích của Hà Nội đã và đang mưu toan những gì trong các cộng đồng Việt tị nạn ở hải ngoại?


Ông Dương Danh Dy

I. CSVN: Thủ phạm bán nước

Cho đến hôm nay, chuyện cộng sản Việt Nam bán đất, dâng biển cho Bắc Kinh, rước kẻ thù truyền kiếp vào cướp nước, hà hiếp dân ta đã trở thành chuyện hiển nhiên, giữa ban ngày.

• Những tay đầu sỏ ở Bắc Bộ Phủ cam tâm cúi đầu để cho Trung Cộng công khai tuyên bố sáp nhập quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vốn của Việt Nam vào quận Tam Sa của chúng. Từ lâu Bắc Kinh đưa ra họa đồ hình lưỡi bò, liếm sát bờ biển Việt Nam, bất chấp mọi qui luật quốc tế về thềm lục địa. Cho mãi tới vài năm vừa qua, người ta mới biết là ngay từ năm 1958, tính theo thời gian là 51 năm về trước, Phạm Văn Đồng với tư cách thủ tường CSVN đã theo lệnh Hồ Chí Minh viết công hàm nhìn nhận chủ quyền quần đảo này là của Bắc Kinh! Câu hỏi khẩn cấp được đặt ra: liệu còn có những cam kết mật nào khác mà Hà Nội đã ký với kẻ thù khiến họ phải cúi đầu, cam tâm làm tôi mọi như hiện nay?

• Hà Nội nín thinh không phản ứng khi Bắc Kinh ngang nhiên hạ lệnh cấm ngư phủ Việt Nam đánh cá trong suốt mùa cá năm 2009. Một số ngư thuyền Việt Nam bị tàu Trung Cộng húc vỡ khiến ngư dân kẻ tử thương, người bị bắt, người may mắn thoát nạn nhờ các bạn chài cứu vớt. Cho đến nay vẫn còn một số ngư dân bị Bắc Kinh giam giữ. Hệ quả là hàng ngàn đồng bào chuyên sống bằng nghề đánh cá cùng với cả chục ngàn thân nhân gia đình họ lâm cảnh cùng quẫn, túng đói vì không thể ra khơi thả lưới.

• Vừa âm thầm vừa công khai, từ nhiều năm qua, từng bước một, CSVN đã ký kết những hợp đồng rước người Tàu vào cạo sạch hàng trăm, hàng ngàn mẫu rừng ở Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên) để khai thác mỏ Bôxít, bất chấp những nguy cơ trầm trọng tới sinh thái, môi trường, văn hóa, kinh tế, nhất là mối họa tâm phúc liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia.

• Sau khi muối mặt mặc nhiên để cho Trung Cộng phân định biên giới khiến cho nhiều ngàn cây số vuông lãnh thổ bị mất vào tay người Tàu, trong đó Ải Nam Quan bị đẩy lùi sâu vào đất thù nhiều cây số, thác Bản Giốc bị mất một phần quan trọng, cho đến hôm nay Hà Nội vẫn chưa dám công bố cho người dân thấy bản đồ vừa được cắm mốc phân ranh biên giới Hoa-Việt ra sao, khiến cho dư luận càng thêm công phẫn, hoài nghi.

Và mối hoài nghi này đã trở thành sự thật khi Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu từng giữ chức vụ đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh, lên tiếng trong cuộc phỏng vấn của Mặc Lâm phái viên đài Á Châu Tự Do hôm 02 tháng 7 vừa qua.

Khi Mặc Lâm nêu câu hỏi là phải chăng vì Trung Quốc đã chi viện quá nhiều cho Việt Nam trong cuộc chiến tương tàn trước đây nên Hà Nội đã tỏ ra mềm yếu khi đàm phán về vấn đề biên giới giữa hai nước, Dương Danh Dy đã lên tiếng đỡ đòn là “Bây giờ cũng không thể kết tội ai được bởi vì nó là chuyện lịch sử rồi”. Ngay sau đó, họ Dương lại công khai thú nhận:

“Chúng ta có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này của ta. Ta có những điều hứa trong vấn đề Biển Đông. Cái hứa của chúng ta lúc đó thì có những nguyên nhân là do chúng ta bênh Trung Quốc, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả.

“Tôi xin nói thật, tôi đã từng đi điều tra biên giới trên bộ nhiều lần và tôi thấy có những cái đúng là sự ngây ngô khờ dại, có những cái do lúc bấy giờ người ta giúp mình với mục đích là đưa hàng hoá sang nhanh chẳng hạn.

“Như tôi nói làm một con đường đi qua lãnh thổ của Trung Quốc thì là phải qua đèo cao, thế thì đi vòng chân đồi mở rộng sang chỗ đường bằng phẳng đi vòng trên đất nước Việt Nam thì đường ô-tô dễ đi. Lúc không có chuyện thì không sao, nhưng bây giờ anh nói đường của tôi ở đâu thì đất của tôi ở đấy. Thế là mình mất toi mấy chục hecta trở lên. Làm thế nào được! Đấy, lúc đó là trong hoàn cảnh thời chiến. Người ta giúp mình, mình chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện đó, có thể là không nghĩ ra, có thể là dốt, vân vân. Bây giờ muốn trách cứ thế nào thì cũng phải chịu thôi.”

Trước hết cần phải chính danh: từ “chúng ta” mà họ Dương dùng ở đây chỉ giới hạn vào thiểu số những tay gộc trong bộ máy đảng và nhà nước CSVN của đương sự mà thôi.

Người nghe và người đọc bài phỏng vấn Dương Danh Dy của Mặc Lâm không khỏi bật cười cay đắng khi họ Dương khơi khơi cho rằng chuyện nhường đất cho Trung Cộng không thể kết tội ai được vì nó đã là chuyện lịch sử rồi!

Chuyện lịch sừ, theo Dương Danh Dy bao gồm “những điều hứa” với quan thày TC của những tay cầm đầu ở Hà Nội mà ông ta biết (biết nhưng không dám hay không tiện nói ra là hứa những gì). Vẫn theo viên cựu đại sứ CSVN bên cạnh nhà cầm quyền Bắc Kinh này thì nguyên nhân dẫn tới những lời húa ấy là vì “chúng ta (CSVN) bênh Trung Quốc, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả.”

Dù Dương Danh Dy cố gắng biện hộ cách nào thì chúng ta (những người Việt Nam yêu nước, yêu tự do) cũng cám ơn ông. Nhờ ông, mối hoài nghi lâu nay của người dân ở trong cũng như ngoài nước đã được giải tỏa ít nhiều.

Như thế, một phần căn nguyên đưa tới chuyện Trung Cộng lấn đất ở biên giới đã được bạch hóa: vì nhu cầu chuyển vận cơ giới, vũ khí, đạn dược và nhu yếu phẩm do Bắc Kinh viện trợ cho CSVN trong cuộc chiến xâm lăng VNCH trước tháng tư năm 75 nên Hà Nội đã để cho họ mở đường lưu thông sâu trong nội địa Việt Nam (sâu bao nhiêu cây số và kéo dài bao nhiêu cây số dọc biên giới cho đến nay chưa ai biết). Và kết cuộc như lời thú nhận của Dương Danh Dy:

“Lúc không có chuyện thì không sao, nhưng bây giờ anh nói đường của tôi ở đâu thì đất của tôi ở đấy. Thế là mình mất toi mấy chục hecta trở lên!” (chú thích của người viết: “anh” ở đây là Ông Anh Quan Thày Vĩ Đại Bắc Kinh và “của tôi” là của các Chú Ba).

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty