TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, August 1, 2010

Nhiều tổng công ty "oằn lưng" cõng nợ

Cập nhật lúc: 7/29/2010 7:02:24 PM (GMT+7)

Hà Yên

(VNR500) - Kiểm toán Nhà nước cho hay, tổng nợ phải thu của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đến 31/12/2008 lên tới 26.586 tỷ đồng. Hàng nghìn tỷ đồng khác khó đòi - nguy cơ sẽ là những khoản lỗ tiềm ẩn. Một số tổng công ty khác kinh doanh nghề tay trái, cũng thua lỗ lớn. DNNN đang phải "oằn lưng" cõng những khoản nợ.

"Ôm" những khoản nợ khó đòi

Phải ghi nhận rằng, trong bối cảnh khó khăn chung của suy thoái kinh tế, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN trong năm 2008 là khá lạc quan. Kết quả kiểm toán các doanh nghiệp của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, gần 90% (161/183) doanh nghiệp được kiểm toán kinh doanh vẫn có lãi. Hầu hết các tổng công ty đã bảo toàn và phát triển được vốn.

Tổng lợi nhuận trước thuế của 20 tổng công ty đạt 16.626 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu, thu nhập thuần bình quân đạt hơn 11%. Đáng ghi nhận là 12/20 tổng công ty có kết quả kinh doanh cao hơn năm 2007.

Có vẻ như khủng hoảng kinh tế thế giới chỉ là "cơn bão" nhỏ, không tác động nhiều đến tình hình sản xuất, kinh doanh các tổng công ty lớn.

Kết luận kiểm toán cho thấy các tổng công ty đang bất ổn về nợ (ảnh mekong.net)

Song, đằng sau bức tranh đẹp đẽ, sáng sủa đó lại có nhiều điểm tối tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn, đặc biệt là vấn đề sử dụng vốn Nhà nước.

Tính đến 31/12/2008, tổng số nợ phải thu của 20 tổng công ty lên tới 26.586 tỷ đồng, chiếm 19,34% tổng tài sản và 55,48% vốn chủ sở hữu. Đó là chưa kể, tỷ lệ đối chiếu nợ ở nhiều doanh nghiệp vẫn thấp, các khoản nợ tồn đọng nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm.

Ảm đạm nhất là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, do thực hiện cơ chế khoán nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát nội bộ nên nhiều khoản phải thu khách hàng, thu nội bộ, tạm ứng không được quyết toán, lưu trữ hồ sơ không đầy đủ và khó có khả năng thu hồi. Đây thực sự là những khoản lỗ tiềm ẩn trong tương lai.

Chẳng hạn, tổng số nợ khó đòi của Tổng công ty Cơ khí xây dựng là gần 119 tỷ đồng. Ngoài ra, 66 tỷ đồng khác coi như kinh doanh thua lỗ khi doanh nghiệp này tạm ứng vượt tỷ lệ khoán nội bộ và tạm ứng cho một số cán bộ đã chuyển công tác, bỏ việc nên không có khả năng thu hồi...

Tổng công ty Xây dựng CTGT 6 "ôm" cục nợ khó đòi 46,4 tỷ đồng, chưa kể nhiều khoản phải thu nội bộ, thu khác có số dư lớn nhưng không được đối chiếu, không đầy đủ hồ sơ dẫn đến chênh lệch giữa phải thu và phải trả nội bộ lên tới gần 413 tỷ đồng; tạm ứng cho các đội thi công và cán bộ 44,5 tỷ đồng, trong đó có nhiều khoản tạm ứng lâu năm không quyết toán được do không tập hợp được chứng từ hoặc người tạm ứng đã nghỉ việc, chuyển công tác, đang tạm ứng, đã chết...

Ngoại trừ những khoản nợ "sạch" có khả năng thu hồi, thì nợ dây dưa, nợ xấu khó đòi kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ mất trắng - chính là Ngân sách Nhà nước mất trắng. Khi đó, liệu lãnh đạo các tổng công ty, cá nhân làm sai... có bị xử lý trách nhiệm? Hay đến khi doanh nghiệp giải thể, phá sản, lãnh đạo thì "hạ cánh" an toàn, còn nợ thì không bao giờ thu hồi được.

Báo động về hệ số nợ

Theo số liệu từ Kiểm toán Nhà nước, tại thời điểm 31/12/2008, tổng nguồn vốn của 20 tổng công ty được kiểm toán là 137.464 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả là 86.063 tỷ đồng, cao gần gấp đôi vốn chủ sở hữu (47.917 tỷ đồng). Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân 1,8 lần.

Mặc dù nguồn vốn kinh doanh ở hầu hết các đơn vị đều tăng trưởng so với năm 2007, thể hiện ở quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của nhiều tổng công ty lại dựa trên vốn chiếm dụng, vốn vay nên báo động nguy cơ tình hình tài chính bất ổn.

Nhiều tổng công ty đang đầu tư trái nghề vào mảng bất động sản.

Điển hình, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu năm 2008 của Tổng công ty Xây dựng CTGT 6 là hơn 30 lần, Xây dựng Công nghiệp VN 16,5 lần, Xây dựng Hà Nội 14 lần, Cơ khí xây dựng 7 lần, Đầu tư phát triển đô thị và KCN Việt Nam 3,74 lần, Vinaconex 3,36 lần, Vietnam Airlines 3,09 lần... Trong khi nghị định 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định hệ số nợ không quá 3 lần vốn, thì các doanh nghiệp rất dễ gặp rủi ro về tài chính, đặc biệt là khi lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng cao.

Kinh doanh "trái tay" rủi ro thua lỗ lớn

Trong 10 tổng công ty đầu tư tài chính vào các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản và các quỹ đầu tư năm 2008, may mắn là hầu hết có hiệu quả.

Chẳng hạn, Vietnam Airlines đầu tư vào ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương VN 101,5 tỷ đồng, Bảo hiểm Bảo Minh và Bảo hiểm hàng không gần 158 tỷ đồng, Chứng khoán Hoà Bình 7,2 tỷ đồng. Vinafood 2 đầu tư vào Bảo Minh 26,8 tỷ đồng, Vietcombank và các đơn vị khác 95 tỷ đồng; Văn phòng Tổng công ty Lâm nghiệp VN góp vốn với Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt 80 tỷ đồng; SASCO thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam đầu tư vào các tổ chức tín dụng 300 tỷ đồng; Viettel đầu tư vào MB Bank 340 tỷ đồng, Tài chính Vinaconex 64 tỷ đồng....

Tuy nhiên, không phải tổng công ty nào cũng nằm trong danh sách kinh doanh nghề tay trái có lãi. Một số tổng công ty "chơi" chứng khoán đã thua lỗ lớn khi "rót" tiền vào để đấu giá hoặc giao dịch trên sàn.

Điển hình là trường hợp của Tổng công ty Bến Thành, công ty mẹ đã phải lập dự phòng giảm giá chứng khoảng 34 tỷ đồng, lỗ mua bán chứng khoán 5,7 tỷ đồng (chưa bao gồm 18 tỷ đồng trích dự phòng. Tại Saigontourist, công ty mẹ cũng phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán gần 60 tỷ đồng.

Không chỉ các tổng công ty, việc góp vốn đầu tư, liên doanh liên kết, kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm trong năm 2008 cũng có hiệu quả thấp. Các đơn vị được kiểm toán đều phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán và đầu tư dài hạn lớn.

Trường hợp điển hình là Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) đã đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại vượt quá tỷ lệ quy định (vượt 11% vốn điều lệ).

Kiến nghị xử lý tài chính 14.768 tỷ đồng

Họp báo về Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2009 về niên độ ngân sách năm 2008 và Báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2008, KTNN kiến nghị Chính phủ và Quốc hội xử lý tài chính 14.768 tỷ đồng, bao gồm các khoản tăng thu, giảm chi, nợ đọng, các khoản phải nộp hoàn trả và quản lý qua ngân sách nhà nước, và các xử lý khác.

Trong đó, các khoản tăng thu là 4.536 tỷ đồng, trong đó, tăng thu ngân sách 3.351 tỷ đồng... ; giảm chi trên 3.404 tỷ đồng, trong đó giảm chi ngân sách Nhà nước trên 3.085 tỷ đồng chi sai chế độ. Các khoản nợ đọng phát hiện tăng thêm là 637 tỷ đồng. Các khoảng phải nộp, trả qua NSNN là 5.722 tỷ đồng...

Về việc thực hiện các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, các bộ ngành đã đình hoãn, ngừng triển khai và giãn tiến độ 120 dự án với tổng vốn hơn 358 tỷ đồng.

Tuy nhiên, vẫn còn 40 bộ, ngành được bố trí 11.706 tỷ đồng không cắt giảm được công trình, dự án nào, trong đó có Bộ GTVT, Bộ NN&PTNT, Bộ GD-ĐT. Các địa phương đã đình hoãn, ngừng triển khai và giãn tiến độ 1.884 dự án với tổng số vốn 5.662 tỷ đồng.

 


No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty