TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, August 4, 2010

'Ớn lạnh' cảnh khói nhang quanh các khu đô thị VIP

- Ở trong những ngôi nhà cao tầng, những khu đô thị cao cấp, nhưng nhiều người không khỏi có những phút giây ớn lạnh khi mở cửa là thấy khói hương nghi ngút bốc lên từ những ngôi mộ trước mặt.

Tin liên quan:

>Nghĩa trang Văn Điển sẽ mở cửa thêm 15 ngày
>Hà Nội: Đóng cửa nghĩa trang Văn Điển từ 1/7

Nghĩa trang "bủa vây" khu đô thị mới 

Sống trên tầng 7 khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội), nhà có hai ban công, nhưng chả mấy khi chị Hoài Phương dám mở cửa hóng gió vào ban đêm, bởi ban công nhìn thẳng ra... nghĩa trang Quán Dền - Nhân Chính cách đó một con đường.

"Cửa mở, tôi lại có cảm giác cả trăm ngôi mộ như chực "chạy" vào nhà, nhất là hôm đầu tháng hay ngày rằm, khói hương nghi ngút", chị Phương kể.

Tuy nhiên, cảm giác "hơi sợ" của chị Phương khi phải sống gần nghĩa trang không "dợn dợn" bằng gia đình ông Việt (phường Dịch Vọng, Cầu Giấy), bởi dẫu sao nghĩa trang Quán Dền – Nhân Chính đã được che kín bởi một bức tường cao gần 2m, xung quanh đã được những tán cây cao che bớt phần nào. 

Mô tả ảnh.
Hương khói từ những nghĩa trang như thế này khiến cư dân nhiều khu đô thị mới không khỏi ớn lạnh

Còn đối với nhà ông Việt, ngoài nghĩa trang Chùa Hà đã được xây bao trước mặt, còn có thêm hàng trăm ngôi mộ lộn xộn, không hàng lối, mà thực chất là một bãi tha ma, thậm chí, "gần đây mà tôi vẫn gặp những ngôi mộ tập thể, có 2, 3 tiểu sành", ông Việt kể kèm theo cái rùng mình khe khẽ.

Hàng xóm của ông Việt, bà Phạm Thị Thuận còn kinh hãi hơn. Bà Thuận nhớ lại, có hôm làm vườn, xợt cỏ dưới gốc đu đủ, bà gặp ngôi mộ được lấp vội chỉ 20-30cm. "Sợ quá, gọi chồng thắp nén nhang khấn bái rồi đắp cho những linh hồn cô quạnh ấy một nắm đất nhô lên cho người đời biết đó là mồ. Lắm hôm bà đồng nát khơi khơi cũng làm phát lộ mấy hủ sành, tuổi, quá là tội, người chết cũng không được yên".  

Theo bà Thuận, những ngôi mộ kiểu tập thể đó là "sản phẩm" của những ngôi nhà mới xây, khi đào móng hoặc đắp nền, người ta phát hiện rồi thuê cửu vạn tập kết vội vàng, lén lút mang về đây giữa đêm, vì từ lâu, chính quyền đã cấm. 

Mô tả ảnh.
Và để hạn chế ảnh hưởng mỹ quan, khu đô thị Ciputra đã xây bức tường cao 5-6m thế này

Tương tự, không ít người dân sống trong khu đô thị cao cấp bậc nhất Hà Nội (Ciputra) cũng ít nhiều "ngán" cảnh này, bởi hàng chục căn nhà của khu đô thị này nhìn thẳng ra nghĩa trang Xuân Đỉnh với hàng ngàn ngôi mộ.
 
Mặc dù, để tránh cho người dân nhìn trực tiếp ra nghĩa trang, từ nhiều năm trước, ban quản lý khu đô thị này đã dựng lên một bức tường cao trên 5m, ngấp nghé tầng 2 của những căn biệt thự. Thế nhưng, những hôm rằm hay đầu tháng, mùi nhang khói từ nghĩa trang cũng khiến không ít cư dân trong đó ớn lạnh.
 

Và khó cả lo chỗ cho người chết

Việc chờ thành phố sắp xếp, di dời xong các nghĩa trang nhỏ ở trong các quận nội thành, các khu đô thị mới nói trên trong 4-5 năm tới là điều khó thành hiện thực.

Nghĩa là, cảnh người dân, dù sống trong những khu đô thị cao cấp cũng phải chịu cảnh mồ mả "bủa vây". Bởi một thực tế nữa, quỹ đất lo chỗ an táng cho người chết hiện rất khó khăn, nói chi đến việc di chuyển, tập kết số nghĩa trang này ra khỏi nội đô.

Trưởng Ban phục vụ tang lễ thành phố (Sở Lao động – Thương binh & Xã hội), ông Hoàng Thành Thái thừa nhận, hiện chỗ an táng cho người chết là một bài toán khó đối với thành phố, thực tế các nghĩa trang hiện có đã trở nên quá tải.

Đặc biệt, từ 22/7 vừa qua, khi nghĩa trang Văn Điển chính thức dừng việc hung táng (chuyển về nghĩ trang Công viên Vĩnh Hằng ở huyện Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội 70km) khiến những gia đình có người sắp "gần đất xa trời" không khỏi lo lắng. Mặc dù, từ lâu, trước khi có quyết định đóng cửa nghĩa trang Văn Điển, UBND thành phố Hà Nội đã có những quyết định chỉ đạo nhanh chóng xây dựng thêm những nghĩa trang – công viên mới, như dự án mở rộng thêm hơn 16ha tại công viên Vĩnh Hằng, Nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì). 

Mô tả ảnh.
Nghĩa trang Văn Điển đã chính thức thôi nhận hung táng từ 22/7, khiến chỗ yên nghỉ cho người chết thêm phần khó khăn

Tuy nhiên, khoảng cách 70km từ các quận nội thành lên Ba Vì thực sự khiến người dân lo lắng, ái ngại. "Từ sau khi nghĩa trang Văn Điển ngừng tiếp nhận hung táng, người dân còn rất dè dặt lên đăng ký tại các nghĩa trang ở Ba Vì. Mỗi ngày chỉ 3-5 trường hợp, phải có thời gian để người dân làm quen", ông Thái nói. 

Hoặc một "đại dự án" khác rất được người dân chờ đợi vì nằm ngay huyện Sóc Sơn, cách trung tâm khoảng 35km, dù đã được thành phố thúc ép từ lâu: Dự án Công viên nghĩa trang Thiên Đường với quy mô 100ha, kinh phí đầu tư trên 300 tỷ đồng, dự kiến hết quý III/2011, giai đoạn 1 của Công viên nghĩa trang Thiên Đường Sóc Sơn sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Thế nhưng, qua một năm chuẩn bị, vẫn chưa thể đặt viên gạch đầu tiên vì chưa được giao mặt bằng, ngay cả khi đích thân Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị đã không ít lần đích thân chỉ đạo chủ đầu tư và chính quyền sở tại khẩn trương xây dựng. 

"Như vậy người dân thành phố sẽ thiếu chỗ an táng người chết vì các nghĩa trang hiện có đã ở trong trạng thái quá tải, các nghĩa trang mới chưa triển khai hoặc chưa thể hoàn thành. Đây quả là bài toán khó không dễ có lời giải. Trong khi chờ các dự án công viên khác được thực hiện, chỉ còn mong các tuyến đường như QL32, Láng Hòa Lạc hoàn thành, thì người dân mới mặn mà hơn khi cho người thân lên yên nghĩ ở Ba Vì", ông Thái bày tỏ. 

  • Hà Lê

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty