TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, September 15, 2009

Bù rầy ai bán tôi mua

10/09/2009 12:45
Chị Lìn hốt bù rầy bán cho khách

(TNTS) Cái chợ nhỏ nhếch nhác nơi triền núi lúc nào cũng nhộn nhịp cảnh mua bán bù rầy. Dân bản địa gọi đó là chợ bù rầy cũng không quá, bởi một ngày chợ đó tiêu thụ bù rầy với mức “khủng” cả chục ngàn con.

Chợ độc thất sơn

Chợ bù rầy (thị trấn Nhà Bàng, Tịnh Biên, An Giang) là chợ côn trùng lạ lùng và lớn nhất miền Tây. Mỗi ngày ở chợ này có đến hơn chục người mua bán bù rầy. Người bán ít nhất cũng 1 thiên, nhiều thì 2 - 5 thiên

(1 thiên là 1.000 con). Tôi tưởng côn trùng lạ này mắc mỏ nhưng nghe chị Nguyễn Thị Ngọc Lìn - một người chuyên bán bù rầy nói xong mới biết giá chúng “mềm” vô cùng. Bốc những con bù rầy đang bò lổm ngổm trong thau, chị Lìn nói: “Bù rầy đang hiếm, mấy hôm trước là 125, nay 140 (tức 100 con 40.000 đồng)”. Chị Lìn nhẩm tính hôm nay như thường lệ chị mua vào 2 thiên bù rầy, bán đắt nên chỉ còn vài trăm con. Chị cho biết nhìn bù rầy to thù lù như ngón tay nhiều người ớn, nhưng ăn thử một lần là mê. Bởi vậy mua bù rầy phải đi chợ sớm, nếu đi muộn, sau 9 giờ sáng thì thường khó mà mua được bù rầy.

Đang cầm kéo bắt từng con bù rầy cắt cánh thấy khách tới bà Trần Thị Lợi lật đật ngưng tay. Bà Lợi năm nay 63 tuổi, nhà khá giả hơn mấy hộ bán bù rầy khác nên thu mua bù rầy rất mạnh. Tôi lân la làm quen

với bà, sau một hồi trò chuyện, bà Lợi kể: “Chợ bù rầy có khoảng 5 năm nay. Tao thấy bán bù rầy có lời, lại không nặng nhọc nên năm nay xin một chỗ mua bán bù rầy, mỗi ngày đóng tiền chợ 25 ngàn đồng”.

Cầm những con bù rầy đen xù xì bị cắt cánh, cắt chân đang trồi đạp nặng nhọc trong thau, tôi hỏi bà Lợi những con bù rầy này sống được bao lâu. Bà Lợi trầm ngâm suy nghĩ rồi lắc đầu: “Tao cũng không biết, bù rầy bán đắt lắm, chưa bao giờ bị ế để qua ngay hôm sau”. Bà Lợi nói chắc trong các mặt hàng côn trùng thì bù rầy bán đắt nhất, có ngày bà gom 4 thiên không đủ bán. Tháng này bù rầy ít nên hôm nay bà Lợi gom nhiều nơi mới được 3 thiên. Nhìn vào thau, thùng của bà Lợi chúng tôi thấy bù rầy ước lượng còn 400 con. Bà Lợi quả quyết với số ít ỏi này chưa đầy 15 phút bán sẽ chẳng còn con nào.

Bù rầy ngâm nước muối khoảng 10 phút nhả hết chất dơ ra, người ta cắt đầu, mổ bụng bù rầy nhét đậu phộng vào rồi xào hoặc chiên, ngon số zách. Mấy năm trước bù rầy chỉ có dân nghèo vùng núi dùng làm món ăn thay cá thịt hoặc trẻ con bắt để chơi. Lần hồi thấy ai ăn cũng nói ngon nên nhiều hộ bắt bù rầy ra chợ bán. Ban đầu người ta bàng quan, sau đó thấy giá rẻ nên xúm vào mua. Bù rầy thành mồi “độc”, dần dần món ăn này được đưa vào thực đơn của quán nhậu bình dân, sau đó rộ lên phong trào khách du lịch khoái khẩu với món bù rầy nên chợ bù rầy đã nhộn nhịp càng sôi động.

Cần câu cơm của dân nghèo

Loanh quanh chợ bù rầy chúng tôi thấy người bán bù rầy đều là phụ nữ, hiếm thấy anh chàng mày râu nào ngồi đếm từng con bù rầy. Những phụ nữ thành thị lần đầu nhìn thấy con bù rầy hình dáng như con bọ hung nhưng to hơn nhiều mặt đã xanh mét nói chi tới cầm bắt chúng. Bù rầy là thế, ai nhìn thấy lần đầu cũng ớn, nhưng đối với người dân nghèo nó là con hái ra tiền.

Trong chợ bù rầy, chị Nguyễn Thị Hà, 31 tuổi là người bán bù rầy khá đặc biệt. Chị Hà bị câm nên chuyện mua bán phải nhờ mấy người bạn hàng kế bên giúp. Những phụ nữ bình thường nhìn bù rầy màu sắc vằn vện như sâu thấy hoảng, nhưng với chị Hà nó là loài côn trùng giúp chị làm kinh tế để nhà chị có miếng ăn. Mỗi đêm nhà chị Hà gồm 6 người hòa vào dòng người các nơi đi săn bù rầy. Một đêm gia đình chị Hà săn từ 1 - 3 thiên bù rầy, quy ra tiền kiếm được 250.000- 500.000 đồng, nhờ thế mà cuộc sống gia đình chị khá ổn định. Chị Hà tính nếu đem bỏ mối cho bạn hàng tiền lời ít hơn, vì thế chị thường đi bán lẻ.

Bù rầy xuất hiện nhiều ở vườn xoài, khoảng 22 giờ đêm từ các nơi chúng bay túa ra đeo bám vào các lá xoài non tìm thức ăn. Đêm nào mưa lâm râm bù rầy xuất hiện dày đặc. Để bắt bù rầy người ta phải đi đôi với nhau, dụng cụ bắt bù rầy là các thanh tre dài. Khi tới các vườn xoài, một người dùng cây tre đập mạnh vào các nhánh xoài cho bù rầy bám trên lá rớt xuống, người còn lại pha đèn bắt bỏ chúng vào thùng. Bù rầy có đôi cánh khỏe nhưng lười bay. Chính vì thế khi bắt bù rầy cắt bớt cánh nhưng nhiều con sổng thau thùng vẫn bay một đoạn, thấy cái gì đậu được là chúng đậu nên dễ bị bắt lại. Nghề săn bù rầy không mệt nhọc nhưng thỉnh thoảng vẫn gặp nguy hiểm khi đụng phải rắn độc, côn trùng độc náu mình trong bụi cỏ rậm, gốc cây.

Ông Nguyễn Văn Huệ, Trưởng phòng Nông nghiệp Tịnh Biên cho biết: Mấy năm qua bù rầy xuất hiện “hằng hà vô số” trên vùng đồi núi giúp người dân nghèo kiếm sống. Bù rầy ăn lá xoài non nên người dân bắt bù rầy cũng là cách hạn chế chúng phá vườn tược. Do vậy mà ngành nông nghiệp không ngăn cấm. Còn theo ông Nguyễn Thiện Chung, Chủ tịch Hội Đông y Tịnh Biên, không chỉ người dân thích ăn bù rầy mà khi có khách lạ tới Tịnh Biên họ cũng đãi bằng món bù rầy xào hoặc chiên. Theo ông Chung cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khuyến cáo ăn bù rầy có hại hay có lợi cho sức khỏe. Ông Chung dí dỏm nói vui: Bù rầy ăn các loài cây lá nên biết đâu bản thân nó cũng là vị thuốc!

Bài & ảnh: Thanh Dũng

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty