TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, September 13, 2009

Cưới vợ... ngắn hạn

TT - Trên sân khấu một tiệc cưới ở nhà hàng Đ (thị trấn BL, tỉnh Long An), chúng tôi cũng như nhiều người được mời dự tiệc cưới khá xúc động chứng kiến cảnh cô dâu thật sự bối rối, thẹn thùng khi đưa tay cho chú rể cầm.

Một đám cưới không hợp pháp diễn ra suôn sẻ ở xã ML, huyện Thủ Thừa (Long An). Cô dâu hiện đã về lại gia đình sau một thời gian “có chồng”

Thẹn thùng cũng đúng thôi khi cô với chú rể vốn không quen biết nhau, nên vợ nên chồng nhờ ông mối bà mai như thời xưa - cái thời “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Giữa thời buổi “ăn cơm trước kẻng” của nhiều cặp đôi hôm nay, hình ảnh đó quả lãng mạn quá. Một người biết chuyện bảo nhỏ: dịch vụ “cưới vợ (kiểu) xưa” đó...

Sự cố chấn động tiệc cưới

Kẽ hở luật pháp, xã hội?

Không chỉ ông T., người phụ trách tiệc cưới của nhà hàng Đ, nơi diễn ra đám cưới bất hợp pháp trong bài, mà không ít nhà hàng tổ chức tiệc cưới cho biết: khi khách đặt tiệc cưới, nhà hàng không đòi hỏi bất kỳ giấy tờ, thủ tục chứng minh quan hệ giữa cô dâu, chú rể (như giấy đăng ký kết hôn chẳng hạn). Chỉ cần nhà hàng và khách hàng thỏa thuận nội dung, giá cả, thời gian... tổ chức tiệc cưới.

Phải chăng đó cũng là một kẽ hở của luật pháp, xã hội để ai đó dễ dàng lợi dụng?

Chàng rể tên T. là một doanh nhân giàu có ngoài ngũ tuần, còn cô dâu tuổi mới đôi mươi. Khách dự tiệc cưới hầu hết là dân một xã vùng sâu huyện BL (Long An) - quê cô dâu.

Rượu bia rót tràn ly trong âm thanh những bài tình ca đôi lứa vang lên chúc tụng. Bất ngờ một người đàn ông ăn mặc lịch thiệp bước lên sân khấu.

Vị khách nhẹ nhàng giới thiệu mình là phó chủ tịch UBND thị trấn BL, rồi nghiêm nghị nói, đại ý: “Chúc bà con dùng tiệc ngon miệng, nhưng hãy xem đây như một bữa tiệc bình thường, trả tiền để ăn ngon. Còn lễ cưới không có giá trị vì chú rể đang có vợ con hợp pháp ở TP.HCM”.

Vị đại diện chính quyền yêu cầu thu dọn những thứ có liên quan đến cưới xin như ảnh cưới, chữ “trăm năm hạnh phúc”, hai trái tim lồng vào nhau, đôi chim “mỏ cắn mỏ”... Thực khách bàn tán xôn xao, còn chú rể nhanh chân biến mất. Họ tộc nhà gái hỏi đại diện nhà trai sao kỳ vậy. “Cô dì chú bác” đàng trai ấp úng rồi nhanh chóng ra xe vọt thẳng.

Thì ra trước đó, một vị khách thấy chú rể giống chồng của cô cháu họ mình nên đã điện thoại cho cô cháu (ở TP.HCM) tìm hiểu. Cô cháu cho biết chồng mình (giám đốc một doanh nghiệp) vừa bảo đi công tác xa mấy ngày. Khi nghe “chuyện lạ” ở nhà hàng Đ, cô cháu tá hỏa, kêu taxi phóng thẳng xuống. Tại UBND thị trấn BL, cô vợ trình ra giấy kết hôn, hộ khẩu gia đình có tên ông T., giấy khai sinh con do ông T. là cha... và yêu cầu can thiệp.

Một tiệc cưới tốc hành

Một lần khác, dự tiệc cưới tại một nhà hàng trên đường Lý Thường Kiệt (TP.HCM), chúng tôi khá ngạc nhiên khi tiệc cưới này không ảnh cưới lẫn bảng tên cô dâu chú rể đặt ở tiền sảnh. Khách mời tổng cộng chỉ khoảng năm bàn, hầu hết là họ hàng nhà gái từ Trà Vinh lên. Lễ cưới được tổ chức trong một phòng nhỏ, khuất trong góc nhà hàng.

Khi xe đưa nhà gái đến nơi, chú rể ra đón và đưa nhanh cô dâu vào trong. Tuổi cô dâu độ chừng 20, còn chú rể chúng tôi ước chừng “giá chót” phải gần 50. Nghi lễ diễn ra nhanh gọn. Một đại diện phía nhà trai (xưng là cậu của chú rể) lên phát biểu: ba má chú rể ở tận bên Mỹ không về được. Nhạc sống mở um sùm đến không ai nói chuyện được. Lạ nữa là không thấy ai quay phim, chụp ảnh đám cưới và món ăn mang lên dồn dập... Chỉ độ 30 phút là khách bắt đầu ra về.

Một người khách có vẻ am hiểu bảo nhỏ: những diễn biến đó không ngẫu nhiên đâu, tính toán trước hết đó..., miễn là đám cưới kết thúc càng nhanh càng tốt. Người khách này cho biết thêm: hai ngày trước đám vu quy hoành tráng đã diễn ra bên nhà gái ở Trà Vinh, mời 500-600 khách...

Thì ra chú rể là một “đại gia” đang có vợ con ở Bình Dương, còn cô dâu lẫn họ hàng nhà gái bị qua mặt mà không biết. Có người còn bảo: tay chú rể này đã “cưới vợ xưa” mấy lần rồi, mỗi “cuộc hôn nhân” kéo dài nhiều nhất là 5-7 tháng (!).

Muốn “cưới vợ xưa”, dễ ẹt!

Qua người bạn là chủ một doanh nghiệp, tôi liên hệ một đường dây “cưới vợ xưa”. Tiếp tôi là một phụ nữ xưng tên M.P., khoảng 40 tuổi, giọng người Việt gốc Hoa lơ lớ. Bà hỏi tôi làm sao biết bà. Sau khi nghe tên người giới thiệu, bà xởi lởi: “Vợ con ông chủ ở đâu?”. “Sao biết tôi có vợ con?”.

Bà mỉm cười: “Tất cả những người đến nhờ tôi làm mai đều có gia đình, với lại trên tay ông chủ có đeo nhẫn...”. Tôi bảo: “Gia đình, vợ con tôi ở Long An”. Bà bảo: “Vậy ông chủ nên làm tiệc cưới ở miệt Q.12, Thủ Đức cho an toàn, ở đó ít người Long An. Tốt nhất ông chủ nên cưới vợ thật xa, miệt Trà Vinh, Kiên Giang để tránh rủi ro”.

Khung ảnh cô dâu chú rể trưng bày trong “đám cưới lậu” bị UBND thị trấn BL tịch thu

Sau đó bà P. trình bày ngay một kịch bản chắc cũng đã sử dụng nhiều lần: tôi là Việt kiều, quê gốc Gia Lai (càng xa càng tốt), về VN tìm cơ hội làm ăn, cần lấy vợ để bảo lãnh đi Mỹ, gia đình không còn ai ở VN nên nhờ bà con họ hàng đứng ra cưới vợ, cưới xong mướn nhà ở tạm hoặc thuê khách sạn ở TP.HCM... chờ vợ xuất cảnh đi cùng.

Rồi bà giới thiệu một loạt mối để tôi chọn lựa: cô T. ở Trà Vinh, 19 tuổi, học hết lớp 9, hiện làm ruộng, nhà nghèo, muốn lấy chồng Việt kiều để giúp đỡ gia đình; cô H. ở Kiên Giang, 22 tuổi, học tới lớp 10, đang học may... “Ở đâu bà có danh sách đó?”. Bà cười: “Nghề mà ông chủ. Nhiều cô gái ở quê muốn đổi đời khi lấy chồng giám đốc, Việt kiều”.

Thời gian “đời sống vợ chồng”? Bà nói: “Bao lâu tùy ông chủ, suốt đời càng tốt, nhưng tui thấy thường chừng 5-7 tháng”. Vui miệng, bà khoe: có khách hàng ban đầu tính cưới chơi, nhưng chung sống thấy “hạp”, nên quyết định có con và sống lâu dài đó. Như ông X. đã mua đất cất nhà cho mẹ con cô K. làm ăn, sinh sống ở BL, còn mình sống với vợ lớn ở TP.HCM, thỉnh thoảng xuống BL thăm “bà nhỏ”.

Chi phí? Bà M.P. liệt kê: khoảng 50 triệu đồng cho nhà gái (tổ chức cưới khoảng 30 triệu, 20 triệu đồ cưới); từ 20-30 triệu cho dịch vụ môi giới; tiền tổ chức tiệc cưới ở TP.HCM, tiền khách sạn... “Vị chi không quá 100 triệu đồng cho một cô vợ trẻ. Bao nhiêu đâu ông chủ!” - bà kết luận gọn hơ. Theo bà M.P., “đàng trai” hầu hết tuyển từ người lao động nghèo, khi có “đám” là tạm gác công việc vào vai cô dì chú bác chú rể.

“Cưới rồi muốn... bỏ thì sao?” - tôi hỏi. “Dễ ẹt, ông chủ chỉ cần nói về Mỹ rồi cắt đứt liên lạc. “Vợ” ông chủ biết đường về quê mà”. Rồi bà nói với giọng điệu tình cảm: “Gì thì gì, đã là vợ chồng, khi bỏ người ta ông chủ nên cho chút đỉnh vốn làm ăn...”.

... Nghe mà xanh mặt nên khi bà M.P. hẹn ngày đi coi mắt, tôi lấy cớ đi công tác nước ngoài để... chuồn thẳng.

TS tâm lý Đinh Phương Duy: Kết quả lối sống thực dụng

Hiện nay có một thực trạng: một số bạn gái vội vàng lấy chồng mà chẳng cần “sưu tra” lý lịch của chàng dù chỉ một bản trích ngang. Chỉ nghe nói, nghe giới thiệu chàng là Việt kiều, doanh nhân là gật đầu, ôm mộng “đổi đời”. Gia đình cô dâu xem ra cũng ít chú ý đến điều này mà một trong những biểu hiện rõ nhất là thực trạng lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc... qua môi giới. Khi mộng vỡ, chỉ còn biết than trời.

Tại sao các cô gái, thậm chí cả bên gia đình các cô lại quá ngây thơ và dễ dàng chấp nhận gửi thân phận mình, con em mình cho một đối tác chưa rõ nhân thân? Điều gì đang xảy ra trong nhận thức và tình cảm của các cô? Điều gì đang làm các cô dễ dàng chấp nhận xe duyên với mấy “chàng trai” có khi đáng tuổi cha mình như thế?

Phải chăng người ta cho rằng cần phải hưởng thụ và tận dụng thời cơ khi mình có cơ hội? Phải chăng có một bộ phận không nhỏ bạn gái trẻ trung thích làm “bà chủ” trong khả năng có hạn của mình nên sẵn sàng liều mạng phiêu lưu và “bán mình” cho số phận; sẵn sàng “cầm cố” đời mình để trông chờ một cuộc đổi đời?

Cũng không thể không nhắc đến một thực tế đáng buồn và có lẽ là một trong những hậu quả của lối sống thực dụng khi một số gia đình xem con em như món hàng trao đổi dù có thể họ cũng lo lắng con em mình có thể trăm bề gian khó, tủi hổ nhọc nhằn. Còn người con làm việc đó như trả nợ, “báo hiếu” mẹ cha (!).

SONG KỲ

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty