TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, September 13, 2009

Những câu hỏi khắc khoải 'Đằng sau ánh đèn khu công nghiệp'

Cập nhật lúc 07:24, Chủ Nhật, 13/09/2009 (GMT+7)

- Hơn 500 ý kiến phản hồi của độc giả về loạt bài đời sống công nhân nữ “Đằng sau ánh đèn khu công nghiệp” là hơn 500 câu hỏi khắc khoải về trách nhiệm của xã hội, doanh nghiệp, nhà nước trước tình cảnh “khổ mà không biết nói với ai, kêu ai?” của công nhân trong các KCN, KCX. VietNamNet xin trích đăng một số ý kiến của bạn đọc về loạt bài này.

Xót xa đời công nhân nữ!

Tôi từng là công nhân, từng tăng ca 4 tiếng mỗi ngày, nếm vị "canh nước lã", quanh quẩn ở khu nhà trọ... Nỗi khổ về chuyện cơm áo gạo tiền của người công nhân xa nhà thật không thể nào tả nổi: Sáng bước chân ra đi thì mặt trời chưa mọc, khi trở về thì mặt trời đã đi ngủ từ khi nào không biết. Thậm chí, có tiền để sắm cho mình một chiếc áo mới cũng không có cơ hội để mặc, được nghỉ ngày chủ nhật thì quá mệt mỏi chỉ muốn ngủ.

Tôi đã từng ăn cơm công nhân 5 năm và khóc bao nhiêu lần khi ngồi xuống bàn ăn. Món ăn cá kho với thịt vừa tanh vừa khó ăn canh thì phải gọi là canh đại dương… Có những lúc xuống tới nhà ăn tôi phải đi quay lên vì không thể ăn nổi, có bữa ăn xong phải chạy ra ngoài móc họng để ói ra mà không được vì trong "thau" canh có giun.

Công ty tôi làm chuyên về may mặc, vào mùa đắt hàng công nhân phải làm 2 tháng tăng ca liên tục, không ngày nghỉ (7h30 - 21h30), chỉ có chủ nhật và thứ 4 hàng tuần là được về 17h. Vào ngày xuất hàng có khi công nhân phải làm 48 tiếng liên tục (2 ngày 2 đêm liên tục). Nhiều công nhân bị xỉu thì không được về vì tổ trưởng cho là giả bệnh. Nghỉ 1 ngày không xin phép thì bị trừ 5 ngày lương. Nghỉ việc thì bị mất 10 ngày lương và không dễ dàng gì rút lại được hồ sơ, sổ bảo hiểm. (độc giả Markymui (Tân Bình, TP.HCM); Phạm Ngọc Ánh (KCN Việt Hương - Thuận An - Bình Dương); Bích Liễu (TP.HCM).

Bao giờ đời sống nhân được cải thiện, bớt khổ? Ảnh: Thái Phương
Đọc xong bài báo tôi thật sự day dứt, xót xa. Làm sao để con em nông dân rời bỏ ruộng đồng, làng quê đi vào các KCX, KCN lao động có cuộc sống ổn định, có chút tích lũy để nuôi con, giúp đỡ gia đình khi ốm đau, hoạn nạn… Trong khi chúng ta đang ngủ say ở nhà, đang vui chơi bên cạnh người thân thì họ phải làm việc cật lực để chạy theo sản lượng mà công ty giao, ngược lại thành quả lao động của họ chẳng đáng là bao với những gì mà họ đã bỏ ra. Tôi đề nghị các công ty trong KCN - KCX cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần của các công nhân nói chung và các công nhân nữ nói riêng. (độc giả Nguyễn Xuân Cường (Phú Thọ); Bùi Đức Lộc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh; Phạm Trung Hà (Hà Nội).

Tôi cũng có con, có cháu vào các khu công nghiệp miền Nam làm thuê kiếm sống. Mỗi năm chúng nó về Tết được một lần. Chúng cũng kể là lao động vất vả, ăn uống kham khổ, cả năm chẳng mấy khi được xem ti vi, không có thời gian và tiền bạc để đi đây, đi đó, nhưng tôi thật sự không hình dung nổi chúng nó vất vả đến mức nào? Đọc hai bài báo mà tôi không thể tin nổi! Có phải hàng ngàn lao động ở các khu công nghiệp đang phải lao động và sống cuộc sống như vậy không?

Có những khó khăn về tinh thần mà chỉ công nhân phải âm thầm chịu đựng. “Đôi khi chị cũng thật sự thèm muốn một gia đình, ước ao một đứa con để cho nó nũng nịu nhưng chuyện chồng con bây giờ thật là chuyện xa vời. Chỉ mong kiếm thêm ít tiền nữa sau này về sống với bố mẹ, thế coi như cũng đủ…” lời tâm sự của những công nhân nữ nghe thật xót xa! Vào làm công nhân từ lúc mới mười tám, đôi mươi, bẵng đi một khoảng thời gian dài lo toan kiếm tiền, lúc ngoảnh lại cái tuổi xuân đã tàn phai. Thực tế trong môi trường các KCX - KCN có rất ít cơ hội cho các nữ công nhân tìm hiểu, làm quen với bạn khác giới. Lượng công nhân nữ tại các KCX luôn chiếm tuyệt đại đa số, có nhiều công ty công nhân nữ chiếm hơn 98%. Vì vậy, cần sự quan tâm đặc biệt của xã hội với công nhân nữ! (độc giả Trần Đức Thuận (Thủ Đức, TP.HCM; Lương Văn Khánh (Yên Phúc, Vân Quan, Lạng Sơn); Biện Văn Chương, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh); Thạch Thảo (Quảng Nam).

Công đoàn có thật sự vì quyền lợi công nhân?

Chúng tôi được biết công đoàn là người bảo vệ mình nhưng họ có thể làm được gì khi họ cũng nhận lương từ công ty và bất cứ hành động nào chống đối công ty cũng có thể bị sa thải? Tôi tự hỏi tổ chức này thành lập ra để làm gì khi đời sống của người lao động chúng tôi vẫn không được cải thiện. Tôi mong muốn tất cả mọi người hãy chung tay góp tiếng nói đến các cơ quan chức năng của nhà nước, các đoàn thể xã hội để có biện pháp giúp đỡ anh chị em công nhân chúng tôi được cải thiện đời sống, đỡ bệnh tật và mặc cảm về thân phận (độc giả Nghi, KCN Hòa Khánh Đà Nẵng).

"Chỉ cần công nhân dám lên tiếng tố cáo sai phạm", tôi nghĩ vì nhiều nỗi sợ như đã nêu, sẽ rất ít và không có công nhân nào tố cáo công ty bóc lột sức lao động của công nhân.

Và khi công nhân liên tiếng để Thanh tra vào cuộc, xử lý. Ai sẽ đảm bảo rằng sau khi thanh tra xong, công nhân đó vẫn làm yên ổn tại công ty? Hơn nữa, hệ thống công đoàn cơ sở là một tổ chức bù nhìn tại các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh, liên kết, có vốn nước ngoài). Hàng tháng công ty vẫn thu tiền BHXH, bảo hiểm thất nghiệp. Nhưng khi xin nghỉ, công ty lại viện lý do công nhân nghỉ ngang nên không nhận được một đồng nào từ BHXH. Công nhân biết kiện ai bây giờ? (độc giả Nguyễn Đức Mạnh (TP.HCM); Định Giang (Đà Nẵng); Bùi Xuân Hưng (Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội).

cong-nhan.jpg

Mỗi lần công nhân bị ép tăng ca "mù mịt" từ sáng đến đêm, công đoàn ở đâu? Ảnh minh họa: Thái Phương

Sống và làm việc tại Đồng Nai, đặc biệt trong ngành giày da 2 năm tôi thấy hầu như tất cả công nhân đều phải tích cực làm tăng ca, nếu không họ sẽ bị trừ tiền chuyên cần, tiền năng suất, tiền tay nghề... Nếu nghỉ một ngày sẽ bị trừ tiền rất cao hay nghỉ 3 ngày thì coi như mất trắng các khoản tiền phụ cấp nhưng phần lớn họ vẫn phải cắn răng chịu đựng!

Theo tôi, các nhà quản lý cần quan tâm hơn đến chế độ tăng lương cho những người làm lâu năm, bởi những người này hiện nay rất dễ bị công ty chèn ép, tìm cách hạ lương hoặc trì hoãn tăng lương. Thậm chí nhiều công ty còn không tăng lương cho những người làm việc trên 10 năm, 20 năm... điều này thật là phi lý và tàn nhẫn. Qua bài báo này, thiết nghĩ đã đến lúc xã hội cần quan tâm hơn nữa đến đời sống người công nhân: giờ làm việc, chế độ tiền lương, cơ sở giải trí... (độc giả Truong Hoai Thanh, Buôn Ma Thuột, Daklak).

Tôi nghĩ là vai trò của tổ chức công đoàn ở công ty có lẽ đã tê liệt. Đề nghị Công đoàn cấp cao hơn có những hành động thiết thực để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Trong việc này cũng phải cần xem vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý.

Hy vọng qua các thông tin của VietNamNet sẽ giúp cho các cơ quan chức năng nhìn thấy được sự thật và sớm có các chính sách hỗ trợ cho công nhân tại công ty này nói riêng và trên cả nước nói chung. (độc giả Dang Dinh Nguyen, 210 Khánh Hội, Quận 4, TP.HCM).

Đề nghị các chủ doanh nghiệp nên quan tâm, chăm lo đến đời sống của công nhân trong doanh nghiệp của mình, nhằm tránh tình trạng đình công, biểu tình xảy ra ở các doanh nghiệp như hiện nay... Các chủ doanh nghiệp đừng nên quá chạy theo lợi nhuận mà quên đi đạo đức của mình. Phải chăng doanh nghiệp đang tự bôi nhọ thương hiệu của họ. Vì con người chứ đâu phải là cỗ máy đâu mà bóc lột như vậy chứ? (độc giả Anh Đài, Gia Lai).

Mong cơ quan chức năng vào cuộc

Các cơ quan chức năng không nên thụ động giải quyết mà phải chủ động phát hiện sai phạm. Có rất nhiều cách để phát hiện: Tổ chức phỏng vấn nhóm công nhân được chọn ngẫu nhiên. Phát tờ trắc nghiệm tình hình lao động giấu tên. Kiểm tra thang bảng lương, thẻ bấm giờ, hồ sơ lưu nghỉ phép, hồ sơ xin việc, hợp đồng lao động... Mục đích cuối cùng của các chính sách của nhà nước cũng vì nâng cao đời sống người dân. Vì vậy, kính mong các cơ quan chức năng hãy làm đúng và đủ trách nhiệm của cơ quan mình mà chính phủ và dân đã tin tưởng giao phó (độc giả Markymui, TP.HCM).

Tình hình cuộc sống công nhân trong bài là sự thật 100%, thật đáng lo ngại. Tình trạng lao động với thu nhập thấp kéo dài sẽ có hậu quả thế nào? Sẽ là một số đông ngưòi lao động ốm yếu sản sinh tiếp ra một thế hệ ốm yếu, thiếu toàn diện… đó là tương lai của phần lớn xã hội sao?

Các nhà quản lý xã hội và các nhà quản lý doanh nghiệp nên nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ kinh tế cho doanh nghiệp và góc độ nhân văn cho xã hội mà hành động giảm thiểu tình trạng này càng nhanh càng tốt. Các nhà quản lý xã hội và quản lý doanh nghiệp sống chung với tầng lớp người lao động hàng ngày chứ không phải sống trong văn phòng hay nơi tiện nghi đầy đủ 24/24 mà quên đi cái thực tế trên! (độc giả Nguyễn Quốc Hội, Hà Nội).

Bữa sáng là gói xôi, bịch sữa mua vội trước cổng công ty hoặc cơm nguội ở nhà. Ảnh: Thái Phương

Tác giả bài báo đã vén bức màn cuộc sống cơ cực của người lao động trong các KCN. Tôi từng làm chủ tịch công đoàn 2 nhiệm kỳ trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên rất hiểu và thông cảm với người lao động. Thiết nghĩ chính quyền các địa phương có KCN cần quan tâm hơn đến những con người đang làm giàu cho địa phương mình: "Họ đang sống ở đâu? sống như thế nào?"

Thiết nghĩ pháp luật lao động cũng cần thay đổi cho phù hợp với thực tế hiện nay về mức lương tối thiểu, thời gian làm thêm giờ, chính sách xã hội của doanh nghiệp… Cần lắm sự chia sẻ của dư luận xã hội về cuộc sống cùng cực của những người công nhân phải đi làm thuê trong môi trường quá khắc nghiệt hiện nay. (Nguyễn Hữu Quân, Long Thành, Đồng Nai).

Tôi được biết hầu hết các doanh nghiệp đều trả lương theo sản phẩm. Lấy cơ sở nào để ông chủ đưa ra định mức lao động cho công nhân (ngày công/sản phẩm) như vậy, để rồi họ trả lương cho công nhân không đủ tái tạo sức lao động? Đó là vấn đề các cơ quan quản lý Nhà nước phải quan tâm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phải vào cuộc. Chẳng lẽ chúng ta để người lao động Việt Nam kéo dài cuộc sống lao động như thế hay sao?

Cải thiện điều kiện làm việc và ăn ở, sinh hoạt cho công nhân ở các KCN, KCX là đòi hỏi bức xúc của hàng trăm ngàn lao động ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam; là nhu cầu thiết yếu của bản thân mỗi lao động và gia đình họ. Để làm được điều này cần sự chung tay góp sức của bản thân những doanh nghiệp sử dụng lao động và tổ chức công đoàn các cấp, nhà nước và cụ thể là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Các tổ chức có trách nhiệm như công đoàn, phòng thương binh xã hội, hãy một lần đi thực tế để tìm hiểu xem nếu họ có thể giúp được gì cho những người công nhân lao động này. Nhà nước phải có chế tài thật chặt chẽ để bảo vệ người lao động và phạt các công ty có những hành vi vi phạm luật lao động. Nguyễn Thành Chung; Nguyễn Tuấn Anh (Hòa Bình); Bùi Đức Lộc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh); Đỗ Thị Việt Phương (Chi nhánh Điện Thanh Thuỷ - La Phù - Thanh Thuỷ - Phú Thọ).

  • XH tổng hợp


No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty