TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, September 16, 2009

Mở bể than 210 tỷ tấn: Nóng vội sẽ phải trả giá đắt

16/09/2009 06:55 (GMT + 7)
(TuanVietNam)- "Hãy nhìn ra thế giới tại sao nhiều quốc gia rất giàu tài nguyên, nhưng họ vẫn nhập khẩu nguyên liệu thô từ các quốc gia khác.....?! Phải chăng họ dại hơn chúng ta?"- Ý kiến của độc giả Trần Nhất Duy.
>> Mở bể than 210 tỷ tấn: Tiềm năng lớn, rủi ro cao>> Mở bể than 210 tỷ tấn: Không đánh đổi lúa lấy than>> Mở bể than 210 tỷ tấn: Trao đổi lại với giới phản biện >> Mở bể than 210 tỷ tấn: Lắng nghe phản biện >> Mở bể than 210 tỷ tấn: Sụt lún và quan ngại của SHE Đã có hàng ngàn ý kiến gửi về Tuần Việt Nam cùng luận bàn về đề án mở cửa bể than 210 tỷ tấn tại đồng bằng sông Hồng. Có những ý kiến tạm coi là chuẩn xác, còn một số ý kiến khác có thể chưa đúng hoàn toàn. Nhưng hãy gạt sự đúng – sai sang một bên, chỉ với việc phản hồi gửi về diễn đàn nhiều đến vậy cũng đáng để chúng ta cùng suy ngẫm.
Mở dễ quản khó

Chúng ta đã quản lí tốt vùng mỏ Quảng Ninh chưa? Ảnh minh họa: cafeF
Không bàn đến chuyên môn với lý do “dành cho giới khoa học chuyên ngành”, độc giả Sơn Trần đến từ ĐHKT Quốc dân Hà Nội nêu vấn đề: “Hãy nhìn lại Quảng Ninh, mỏ than lớn nhất Việt Nam hiện nay. Sau bao nhiêu năm khai thác, Quảng Ninh có khác gì một khu công trường đầy bụi bặm và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Trong một thời gian rất dài nữa, đất đai ở vùng mỏ Quảng Ninh chắc chắn cũng không thể làm gì được ngoài đào xới để lấy than. Liệu đất mỏ sẽ làm được gì khi hết than? Chúng ta đã quản lí tốt vùng mỏ Quảng Ninh hay chưa?Cũng với quan ngại này, độc giả viết tiếp: “Xin hỏi 210 tỷ tấn ấy TKV khai thác được trong bao lâu? 100 năm? 200 năm? Vậy sau đó đất ấy chúng ta làm gì? Chúng ta lại có thể trồng lúa lại trên đất ấy? Cát để chống sụt lún tất nhiên là ở ĐBSH có đủ, tất nhiên là ĐBSH có đủ cát, đủ phù sa nhưng như vậy liệu có ảnh hưởng đến nông nghiệp? Cái giá của khai thác cát lấp khoảng trống của than không chỉ là giá của cát, nó còn là giá của lương thực. Vậy sao tiến sĩ Sơn nói dễ dàng là cát không giá trị bằng than? Đấy là tôi chỉ đặt vấn đề dựa trên giả định tất cả các vấn đề tiến sĩ Sơn nêu ra đều đúng.
Hơn thế, cư dân vùng này quen làm nông nghiệp, truyền thống văn hóa lâu đời có cả nghìn năm, bây giờ thay đổi liệu có sinh ra tệ nạn, tiêu cực? Tất cả những vấn đề đó không chỉ ảnh hưởng đến mỗi vùng ĐBSH, mà nó còn ảnh hưởng đến quốc gia, sự phát triển và kế thừa của mai sau nữa”.
Độc giả Hoàng Quốc Việt ở Hà Nam cho rằng: “Chúng ta đã lãng phí quá nhiều nguồn tài nguyên mà nguyên nhân chính là do những suy nghĩ chủ quan trước mắt. Chúng ta đầu tư nhiều nhưng kết quả thu về không bù đắp được chi phí bỏ ra, cuối cùng thì cũng nhà nước phải bù lỗ.
Mở rộng bể than là chuyện tốt nhưng trước hết cần tính đến hậu quả xảy ra. Nhiều vụ viêc xảy ra trước đây là bài học mà cái giá phải trả rất đắt. Tình trạng bán hết nguồn tài nguyên trong nước với giá vô cùng rẻ mạt để rồi ngay sau đó chúng ta lại phải nhập từ các nước khác nguyên liệu với giá vô cùng cao”.Chưa quản được những gì đang có, sao vội tính việc khai thác bể than SH?Còn theo độc giả Đào Văn (Hà Nội): “Đành rằng, việc tính toán đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước trong tương lai là một việc làm hết sức cần thiết, nhưng chúng ta đã quản lý tốt việc khai thác và sử dụng tài nguyên ở những vùng khai thác từ trước đến nay đâu mà đã vội tính đến việc khai thác bể than này? Những năm trước đây, người dân từng chứng kiến nhiều đồi xanh mơn mởn ở Quảng Ninh. Nhưng, việc quản lý thì gần như buông lỏng, mạnh ai nấy làm. Hậu quả là môi trường, cảnh quan ở đây bị tàn phá nghiêm trọng, nguồn nguyên liệu vàng đen của Tổ quốc bị khai thác, sử dụng một cách vô tội vạ và đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Nguồn thu về cho ngân sách Nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng. Môi trường sống của nhân dân bị ô nhiễm nặng, người dân luôn phải đối mặt với bệnh tật.
Hơn nữa, việc quản lý xuất khẩu than cũng còn nhiều đáng phải bàn. Chúng ta đã buông lỏng quản lý trong nhiều năm, để tình trạng xuất khẩu than lậu tràn lan. Chỉ thời gian gần đây việc này mới được kiểm soát chặt hơn, tuy nhiên, nếu không làm quyết liệt và bền bỉ thì việc này chẳng qua cũng chỉ như làm phong trào, bắt cóc bỏ đĩa. Sau đó lại đâu vào đấy.
Không ít người ngạc nhiên rằng, hiện chúng ta đang tính tới khả năng (trên thực tế là đã làm) phải nhập khẩu than, thế mà tại sao chúng ta vẫn cho xuất khẩu than? Phải chăng là do than của ta khai thác được phục vụ nhu cầu trong nước không đẻ ra được “lợi nhuận” nên phải bán đi - mua về?
Những hậu quả trên là do đâu? Phải chăng là chính sách của nhà nước về lĩnh vực này chưa phù hợp, chưa tính đến yếu tố lâu dài, pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe, xử lý các trường hợp vi phạm, hay còn vì vấn đề nào khác nữa? Có hay không sự tiếp tay của những người vừa đá bóng vừa thổi còi - đối với các hoạt động khai thác, xuất khẩu than lậu.
Và độc giả này chốt lại: “Cần phải quản lý tốt cái mình đang làm đi rồi hãy tính đến những cái kế tiếp. Vì cái lợi trước mắt mà nhắm mắt làm bừa, rồi lại vấp phải những sai lầm như khi xã hội còn chưa phát triển và nhận thức người dân còn chưa cao thì xã hội ở giai đoạn phát triển hiện nay và mai sau không thể chấp nhận”.
Lo ngại an ninh lương thực
"Nguy cơ đất đai bị nhiễm mặn rất cao, trong khi vấn đề hoàn nguyên đất vẫn quá mơ hồ, thì trồng trọt làm sao được, người nông dân sẽ ra sao?” Ảnh minh họa: vanhoahoc.
Lo ngại sẽ thiếu đói, độc giả Vũ Văn Lân đến từ Đồng Nai dẫn dự báo của giới khoa học: “Thế giới ngày càng bị sa mạc hóa, ảnh hưởng của khí hâu nóng lên có nghĩa là diện tích canh tác lương thực bị thu hẹp, lương thực sẽ càng quan trọng hơn. Mặt khác dân số ngày càng tăng cũng khiến lương thực ngày càng đắt đỏ.
Hiện nay nước ta có 2 vựa lúa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, Nhưng đồng bằng sông Cửu Long thì rất thấp, gần sát mực nước biển. Các nhà khoa học đã cảnh báo, trong tương lai không xa, đồng bằng này sẽ bị thu hẹp do nước biển xâm thực. Theo tính toán, trong vòng 20 năm sẽ mất khoảng 30% diện tích, như vậy khả năng thiếu lương thực có thể xảy ra. Và nếu chúng ta khai thác than ở ĐBSH sẽ ảnh hưởng sản lượng lúa như vậy an ninh lương thực không đảm bảo. Do đó không nên mở bể than này”.Bằng con mắt của một nhà Địa chất, độc giả Nguyễn Hồng Kiên cho rằng, đề án mở cửa bể than 210 tỷ tấn quá mạo hiểm. Vị này lập luận: “Một khi vấn đề môi trường không xử lí được, thoát nước hiện nay vẫn là điều không tưởng, nguy cơ đất đai bị nhiễm mặn rất cao, trong khi vấn đề hoàn nguyên đất vẫn quá mơ hồ, thì trồng trọt làm sao được, người nông dân sẽ ra sao?”Của để dành cho con cháu mai sau
Một cư dân khác của vùng đồng bằng Sông Hồng, độc giả Trần Nhất Duy (Thái Bình) góp lời: “Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nguồn nhân lực tri thức con người còn rất thiếu, công nghệ thì đa phần nhập khẩu với giá cắt cổ ở nước ngoài, tài nguyên trong nước thì bán thô với giá rẻ mạt, rồi tự hào rằng, ngành mình đang góp phần lớn vào GDP cả nước (năm 2008 chiếm 40 % GDP ).
Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, trí tuệ chính là tiền bạc, sản phẩm công nghệ cao chính là tiền bạc, hãy đầu tư nghiêm túc cho giáo dục trước, nhập khẩu các tài nguyên thô của các nước khác về, đấy là một việc làm khôn ngoan. Hãy nhìn ra thế giới tại sao nhiều quốc gia rất giàu tài nguyên, nhưng họ vẫn nhập khẩu nguyên liệu thô từ các quốc gia khác.....?! Phải chăng họ dại hơn chúng ta?Vây nên, khi trình độ của chúng ta chưa cao, chưa nên bàn tới vấn đề này, mà hãy để con cháu chúng ta làm. Đó mới là thượng sách, chứ đừng vì lợi ích của ngành, hay các chỉ số tăng trưởng mà lao ngay vào dự án khổng lồ và đầy rủi ro”.
TH (tổng hợp)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty