TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, January 6, 2010

Dự án Đền Lừ III: Dân đòi chính quyền giữ lời hứa

Cập nhật lúc 11:09, Thứ Ba, 05/01/2010 (GMT+7)
 – Người dân làng Hoàng Mai xưa, nay là phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai-Hà Nội), xót xa tự nhận làng mình là làng… chuyển mộ!

Chết rồi vẫn phải chuyển “nhà” 4 lần!

Mặc dù những ngày cuối năm bận rộn nhưng hàng trăm người dân phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai- Hà Nội) vẫn thay phiên cắt lượt nhau túc trực ngoài nghĩa trang Thanh Mai để  giữ… nghĩa địa làng.




Mô tả ảnh.
Hàng trăm người dân làng Hoàng Mai (nay là phường Hoàng Văn Thụ) đã từng phải chuyển mộ người thân của mình 3 lần. - Ảnh: K.T

Người dân chưa đồng tình với việc giải phóng mặt bằng nghĩa trang Thanh Mai để lấy đất cho dự án hợp tác kinh tế di dân Đền Lừ III và đấu giá quyền sử dụng đất đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2005, giao mặt bằng cho BQL DA quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư.
Theo họ, nếu tiếp tục di dời nghĩa trang Thanh Mai, các hộ dân trú tại làng Hoàng Mai xưa đã phải 4 lần di dời phần mộ tổ tiên. 


Ông Hoàng Đình Tiến (75 tuổi, tổ 41, phường Hoàng n Thụ) từng đảm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch UBND xã rồi Chủ tịch UBND xã Hoàng n Thụ trong hơn 20 năm (từ năm 1970 và nghỉ hưu năm 1990), là người trực tiếp chỉ đạo 3 lần di dời nghĩa trang trước đây, khẳng định: “Có lẽ, Hoàng Mai là làng duy nhất và cực kỳ hiếm ở Việt Nam, khi phải di dời các phần mộ nhiều lần đến thế. Trong vòng hơn chục năm, cả làng đã phải 3 lần di chuyển các phần mộ của ông bà, tổ tiên mình để phục vụ các chính sách của nhà nước, địa phương”.


Ông Tiến cho biết: Lần di chuyển thứ nhất vào khoảng cuối năm 1977 đầu 1978, cả làng Hoàng Mai phải di chuyển các phần mộ từ 5 nghĩa địa khác trong xã (gồm mả Cả trên, dưới, mả Vẻ, mả Bầu, mả Trành) để nhường đất xây dựng công trình dân sinh di dân tái định cư dự án đường Đại Cồ Việt và đường dọc sông Kim Ngưu, (nay là tổ 57, 58 phường Tương Mai).


Địa điểm lựa chọn xây dựng nghĩa trang mới thuộc cánh đồng Thễn (ngày nay là tổ dân phố 45, 46 phường Hoàng Văn Thụ).




Mô tả ảnh.
Ông Hoàng Đình Tiến - nguyên chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ (cũ) - người trực tiếp chỉ đạo dân làng Hoàng Mai di dời nghĩa trang 3 lần trước đó. - Ảnh: K.T
Lần di chuyển mộ thứ hai vào các năm 1980, 1981. Nhà nước lại tiếp tục lấy hơn 100ha đất để xây dựng khu dân cư cho công nhân liên hiệp Dệt. Hàng ngàn ngôi mộ lại được người dân chuyển từ nghĩa trang đồng Thễn về cánh đồng Ao Đường. Tất cả các ngôi mộ chôn rải rác và phát tán tại các cánh đồng, ruộng chùa… cũng được di dời để quản lý tập trung tại nghĩa trang ngã tư. Nghĩa trang Thanh Mai được hình thành từ thời điểm đó tới bây giờ.


“Khi đó, chính đồng chí chủ tịch huyện Thanh Trì, ông Nguyễn Lạch, đã xuống vận động bà con yên tâm, vì đây sẽ là lần di chuyển mồ mả cuối cùng để phục vụ các dự án của nhà nước. Hơn nữa, nghĩa trang Thanh Mai là nơi có vị trí phong thủy, thuận tiện cho người dân chôn cất những người đã khuất, và cách khu dân cư của làng Hoàng Mai chừng hơn 1km.” – ông Tiến cho hay.


Lần thứ ba người dân làng Hoàng Mai tiếp tục phải di dời các phần mộ là vào các năm 1999; 2000. Dự án xây dựng đường vành đai (dự án Đền Lừ 1) được quy hoạch qua khu vực nghĩa trang Thanh Mai. Mặt khác, UBND quận Hoàng Mai chủ trương xây dựng hai khu nhà 5 tầng để phục vụ mục đích dân sinh trong đó có các hộ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.


Ủng hộ chính sách của Nhà nước, dân làng Hoàng Mai lại tiếp tục lùi nghĩa trang Thanh Mai vào sâu hơn 1ha. Sau rất nhiều lần di chuyển, nhiều gia đình đã bị thất lạc các phần mộ.


Gia đình ông Nguyễn Vân (tổ 34) di chuyển hơn chục ngôi, do nhiều lần di chuyển nên thất lạc chỉ còn lại 6 ngôi.


Gia đình cụ Ngô Trọng Hào (tổ 36) chuyển mộ từ Ao Đường về Thễn, từ Thễn về Thanh Mai chỉ còn có một ngôi mộ của người chị gái mất năm 2000 là xác định được.


Những ngôi mộ cổ hàng 7 trăm năm thuộc các 10 dòng họ lớn như dòng họ Vũ, dòng họ Ngô, Hoàng, Nguyễn Tiến, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Văn… Có cả ngôi mộ cổ Đại tướng quân Nguyễn Quý Công (thời Lê); ngôi mộ tổ họ Vũ (được xác định 7 đến 8 trăm năm) gắn với danh tướng Trần Khát Chân khi ông được triều đình ban thưởng làng Cổ Mai (tên cũ của làng Hoàng Mai) làm thái ấp vì có công lớn với triều đình…”.


 “Trong vòng chưa đầy 20 năm, cả làng phải 3 lần di chuyển nghĩa trang, đấy cũng là một điều không ai muốn, bởi tâm lý người Việt, ai cũng muốn tổ tiên mồ yên mả đẹp, chứ không phải động chạm đến nhiều lần. Tuy nhiên, những lần trước đó, người dân đều vui vẻ thực hiện mà không có bất cứ phản đối nào”.


Ông Tiến khẳng định, những lần di dời nghĩa trang trước, chính quyền chỉ thông báo bằng miệng qua cuộc họp tập thể hội nông dân, giải thích cho người dân về chính sách của nhà nước. Tất cả mọi người đều vui vẻ chấp hành. Do đó, việc vận chuyển, di dời mồ mả các lần trước đó đều do người dân chủ động, không cần tiến hành kê khai số lượng, không đòi hỏi đền bù.


Dân xin được giữ nghĩa trang làng


Rất nhiều các cụ cao niên trong làng Hoàng Mai đã được tập thể người dân bầu vào trong ban đại diện gồm 5 thành viên. Đây là những người chịu trách nhiệm thay bà con tập hợp ý kiến, chữ ký… của từng hộ dân để kiến nghị lên chính quyền địa phương, thiết tha xin được giữ lại nghĩa trang Thanh Mai. 




Mô tả ảnh.
Theo người dân, nghĩa trang Thanh Mai có ý nghĩa không chỉ về mặt tâm linh mà còn có giá trị về mặt lịch sử hình thành của ngôi làng cổ Cổ Mai ngàn năm tuổi. - Ảnh: Kiên Trung
Ông Vũ Đình Dậu (số nhà 6, tổ 33, phường Hoàng Văn Thụ) cho biết: nhân dân phường Hoàng Văn Thụ đã nhiều lần gửi kiến nghị lên UBND phường, UBND quận Hoàng Mai và UBND TP Hà Nội cùng các ban ngành để đề đạt nguyện vọng xin được giữ lại nghĩa trang Thanh Mai.  


Phương án mà người dân đề nghị, đó là xin được xây dựng, cải tạo nghĩa trang Thanh Mai như một công viên, sạch đẹp, tu sửa các phần mộ theo hàng lối, xây tường bao bốn xung quanh để không ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị.




Mô tả ảnh.
Ông Nguyễn Tiến Hà (ban đại diện tập thể người dân phường Hoàng Văn Thụ): "Thông báo về dự án đền Lừ III chỉ là hình thức, chứ người dân chưa từng được tiếp xúc với chính quyền địa phương để biết về dự án này!" - Ảnh: K.Trung.
Dự án đền Lừ III về xây dựng khu di dân tái định cư và đấu giá GSDĐ được UBND TP Hà Nội ký quyết định phê duyệt ngày 07/1/2005; tiếp theo đó là các quyết định số 726/QĐ-UBND ngày 15/2/2007; QĐ số 4374/QĐ – UBND ngày 05/11/2007 về việc thu hồi 85.331m2 đất tại phường Thịnh Liệt và phường Hoàng Văn Thụ. Theo đó, toàn bộ nghĩa trang Thanh Mai nằm trong sơ đồ quy hoạch.


Người dân phản ánh: dự án ký phê duyệt từ đầu năm 2005, thế nhưng, chưa bao giờ chúng tôi được trực tiếp làm việc với chính quyền phường và chính quyền quận. Tất cả các thông tin mà người dân biết được, đấy là qua các phương tiện thông tin đại chúng. Dân làng có nhận được thông báo của UBND phường Hoàng Văn Thụ, nhưng đó là nội dung yêu cầu người dân không tiếp tục sử dụng nghĩa trang Thanh Mai tại khu đô thị Đền Lừ để mai táng người chết.




Mô tả ảnh.
Dự án HTKT di dân Đền Lừ III và đấu giá QSDĐ nằm hoàn toàn trên phần đất của nghĩa trang Thanh Mai.  Ảnh: Kiên Trung


Mãi tới ngày 14/10/2009, sau gần 5 năm trời người dân kiên quyết giữ nghĩa trang, UBND quận Hoàng Mai mới tiếp xúc với gần 200 hộ dân. Tại buổi tiếp xúc này, ông chủ tịch UBND quận Hoàng Mai đã thừa nhận, đây là buổi tiếp xúc đầu tiên của chính quyền với dân. Chúng tôi đã ghi hình buổi làm việc và lời nói này của ông chủ tịch quận” – ông Nguyễn Tiến Hà – thành viên ban đại diện nhân dân cho biết.


Hiện tại, hàng trăm hộ dân phường Hoàng Văn Thụ vẫn tha thiết kiến nghị được giữ lại nghĩa trang Thanh Mai. 


  • Thái Linh



No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty