TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, November 8, 2010

Người Việt nông thôn “xài” toàn hàng… Trung Quốc

Cập nhật lúc 18:36, Chủ Nhật, 07/11/2010 (GMT+7)
"Hàng Việt ư? Ở vùng nông thôn này tôi chẳng nhìn thấy bao giờ. Ngoài chợ, trong shop, các đại lý… đâu đâu cũng toàn hàng Trung Quốc".

Đó là chia sẻ của chị Hà - một tiểu thương buôn bán quần áo ở xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội với PV trong phiên chợ Đầu Đê những ngày cuối tháng 9 (âm lịch)/2010.
 
"Mục sở thị" cuộc hành trình hàng Việt ở nông thôn, chúng tôi về những huyện được gọi là ven đô cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km.

Mê Linh - địa phương vốn là huyện giàu của tỉnh Vĩnh Phúc mới được sáp nhập về Hà Nội cách đây 2 năm, cũng thời điểm thông tin về cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt" cứ phát đi ra rả mỗi ngày.
 
Mô tả ảnh.
Nhiều địa phương tổ chức Hội chợ hàng Việt nhưng bán toàn đồ... Trung Quốc (ảnh: Trọng Huy)

 Thế nhưng, đến thời điểm cuối năm 2010, khi mà nhiều cơ quan chức năng cho biết về kết quả lớn của cuộc vận động thì chúng tôi vẫn không khỏi giật mình khi khảo sát 1 số khu chợ, shop hàng may mặc, giày dép, đồ điện tử, điện lạnh dân dụng ở địa phương này và thấy… người nông thôn chỉ "xài" hàng Trung Quốc.
 
Tại một đại lý bán đủ các mặt hàng tiêu dùng ở thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, hàng Trung Quốc rất nhiều, trong đó bao gồm cả đồ chơi dành cho trẻ em đến hàng thực phẩm chế biến, bánh kẹo… còn người dân thì ra vào mua bán rất đông.
 
Chị Hoa (chủ đại lý) cho hay: "Bây giờ người ta dùng hàng Trung Quốc như 1 thói quen, họ cũng nghĩ và sợ độc hại nhưng giá rẻ nên vẫn mua. Còn hàng Việt Nam, nhãn mác đăng ký một đằng nhưng chất lượng thực tế đôi khi không chuẩn, giá cũng cao hơn nên người ta so sánh giá rồi chọn mua hàng".
 
Khi được hỏi về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt", anh Hào (ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) nói: "Tôi cũng nghe người ta nói nhiều trên ti vi về chuyện người Việt dùng hàng Việt, nhưng vấn đề là hàng Việt không có ở quê thì chúng tôi ưu tiên dùng như thế nào đây?".
 
Khu chợ Tó - xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh có sức mua bán rất lớn. Tại đây, đồ chơi Trung Quốc bày bán công khai không tem hợp chuẩn; còn đồ điện, điện tử, điện lạnh trăm nghìn loại bày bán mà không biết loại nào có chất lượng, đó là chưa kể tới 1 số đại lý, doanh nghiệp Việt Nam lợi dụng cuộc vận động này để bán hàng quá "đát", hết hạn sử dụng đã khiến người dân mất lòng tin.
 
Theo tìm hiểu của PV, phần lớn việc buôn bán trao đổi hàng hóa tiêu dùng ở địa bàn nông thôn do tư nhân điều tiết, chi phối cả về mặt hàng và giá cả. Vấn đề chủng loại, quy cách, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sử dụng hàng hóa... thường không được chú trọng, trong khi đó cơ quan chức năng địa phương vẫn kiểm tra, kiểm soát (?!).
 
Tại huyện Gia Lâm, ngay trong Tháng Khuyến mại Hà Nội, Hội chợ hàng Việt đang diễn ra từ ngày 2 đến hết 12/11/2010, trên sân vận động thị trấn Trâu Qùy nhằm kích cầu tiêu dùng tại địa phương này. Tuy nhiên, theo phản ánh của rất nhiều người dân , cả khu Hội chợ chỉ toàn là đồ Trung Quốc, ngoài ra có tới gần chục xới bạc đang hoạt động công khai dưới hình thức trò chơi chiếc nón kỳ diệu.
 
Bạn Phan Hà (SV trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) tỏ ra bức xúc: "Mỗi lần vào Hội chợ chúng em phải mua vé 5.000 đồng, chúng em muốn dùng hàng Việt nhưng khi đi vào bên trong Hội chợ hàng Việt thì chỉ thấy toàn đồ Trung Quốc, đúng kiểu "treo đầu dê, bán thịt chó"…".
 
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hoàng Lưu - Chủ tịch Hiệp hội các tổ chức xúc tiến và phát triển kinh doanh Việt Nam cho biết: "Chuyện lẫn lộn thật giả giữa hàng Trung Quốc và hàng các nước trong Hội chợ hàng Việt là có thật, chúng tôi đã phát hiện trong các phiên chợ hàng Việt tổ chức ở các huyện ngoại thành của Hà Nội và tại các điểm mua sắm trong Tháng Khuyến mại năm 2009 ở nội thành Hà Nội chúng tôi cũng phát hiện có hàng Trung Quốc trà trộn vào hàng Việt.
 
Về việc này chúng tôi đã rút kinh nghiệm, Sở Công thương Hà Nội đã rút kinh nghiệm. Hiệp hội chúng tôi là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Hà Nội nên chúng tôi sẽ lên tiếng yêu cầu các đơn vị chức năng, đơn vị tổ chức phải xem xét và có trách nhiệm với nhu cầu tiêu dùng của người dân nông thôn".
 
Có thể nói, người tiêu dùng nông thôn khá dễ tính và chắc chắn sẽ chuộng hàng Việt nếu các doanh nghiệp biết cách tiếp cận và bán hàng hóa đáp ứng được yêu cầu, phù hợp túi tiền của họ.
 
Theo Quỳnh Anh

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty