TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, October 7, 2009

“Bão quét mấy trăm km, cãi nhau về tâm để làm gì?”

Cập nhật lúc 07:07, Thứ Tư, 07/10/2009 (GMT+7)

– “Bão ảnh hưởng rộng như thế, quét mạnh như thế, chỉ tính riêng bán kính bão đã lên đến mấy trăm km. Vậy cãi nhau về tâm bão thì có ý nghĩa gì, để làm gì?”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Đào Xuân Học khẳng định với VietNamNet trong buổi phỏng vấn xoay quanh hậu quả cơn bão số 9 và những bất đồng nảy sinh về chuyện dự báo bão.

>>Bão số 9 oanh tạc miền Trung

“Chính tôi cũng bất ngờ vì lũ lụt”

- Thưa ông, bão số 9 đã khiến 162 người chết (tính tới hết ngày 3/10), 14 người mất tích và hơn 600 người bị thương. Bão Xangsane năm 2006 cũng được coi là một “siêu bão” gần tương đương với bão số 9 nhưng thiệt hại ít hơn nhiều. Ông có lý giải gì về hậu quả nặng nề này?

Bão số 9 gây thiệt hại nặng nề hơn các cơn bão từ trước đến nay ở Việt Nam vì 3 lý do sau đây:

Thứ nhất là cường độ bão lớn hơn. Thứ hai là phạm vi ảnh hướng rộng hơn (11 tỉnh, bão Xangsane 2006 chủ yếu gây thiệt hại ở Đà Nẵng).

Thứ 3 là lũ sau bão số 9 vượt các mức kỷ lục trước đây. Bão không bao giờ thiệt hại nhiều bằng lũ. Lũ năm nay lớn hơn cả năm 1999. Lũ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đều lớn hơn. Nhất là tại Kon Tum, lũ đặc biệt lớn, cao hơn lũ lịch sử từng xuất hiện ở Kon Tum tới 3,7m.

Hơn nữa, lũ lên nhanh và xuống nhanh gây chết người nhiều (do nước chảy xiết, mạnh). Sáng 30/9, lũ đạt đỉnh, sáng 1/10 đã rút 5,3m. Từ trước đến nay không bao giờ có chuyện đó. Chỉ trong 1 ngày 1 đêm lũ đã xuống 5,3m, chứng tỏ lúc lên nó còn nhanh hơn.

Như vậy, hậu quả bão số 9 nặng nề hơn là do tổ hợp 2 yếu tố vượt lịch sử: quy mô bão vượt nhiều so với quy mô bão lịch sử năm 2006, lũ vượt lũ lịch sử năm 1999. Đặc biệt lũ xuất hiện trước và trong bão.

d
Giao thông đường bộ vẫn bị tê liệt sau bão - Ảnh: Lê Anh Dũng
- Như vậy, hậu quả bão số 9 nặng nề hoàn toàn do nguyên nhân khách quan?

Trong việc đối phó với cơn bão này, Chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương. Chưa bao giờ trong công điện của Chính phủ lại có quy định cứng về giờ giấc hoàn thành việc di dời dân như trong cơn bão vừa qua.

Ngay cả trong các khu vực thành phố cũng được chỉ đạo sơ tán dân từ nhà yếu sang nhà vững chãi. Mặt khác, chưa có lần nào ngay sau bão là có công điện về lũ lụt như lần này. Có thể nói, Trung ương đã rất quyết liệt trong chỉ đạo phòng chống cơn bão số 9.

- Theo khẳng định của ông, Trung ương đã “rất quyết liệt”. Còn các địa phương thì sao, thưa ông?

Nhận xét về các địa phương là việc rất nhạy cảm, tế nhị. Chỉ cần xem báo cáo công tác phòng chống từng ngày của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương thì biết ngay tỉnh nào nghiêm túc, tỉnh nào không nghiêm túc.

Công điện cũng yêu cầu di dời dân, địa phương nào di dời nhiều hoặc di dời ít là biết hết. Có nơi di dời 5.000 người, có nơi thì di dời rất ít. Việc đó nó đã thể hiện sự quyết liệt của địa phương rồi.

- Các địa phương thiệt hại nặng nề, ông có bất ngờ không?

Về lụt thì đúng là quá bất ngờ, lũ quá lớn, quá kinh khủng. Dù đã rất quyết liệt nhưng không thể nghĩ là nó kinh hoàng như thế, đặc biệt là tại Kon Tum. Khi có kết quả báo về tôi còn nghĩ là báo sai. Vì lũ cao hơn 3,67m so với lũ lịch sử thì không thể hình dung được. Dân chạy không thể kịp được.

Trong các bản tin dự báo đều có cảnh báo đề phòng lũ quét và đề phòng sạt lở nhưng cũng không thể tưởng tượng nó lớn đến như thế. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hình dung được.

“Cứ nhìn số liệu báo cáo là biết”

- Được biết, trong buổi giao ban lúc 7 rưỡi sáng 29/9 (không lâu trước khi bão đổ bộ vào giữa Quảng Nam – Quảng Ngãi), tỉnh Quảng Ngãi đã bị ông và các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương “nhắc nhở” về việc chậm trễ trong sơ tán dân?

Thực chất lúc đó Quảng Ngãi mới di dời được rất ít dân.

- Tỉnh Quảng Ngãi bỗng nhiên thu hút sự chú ý của dư luận sau khi bão đi qua bởi 2 lý do: Vừa thiệt hại nặng nề, vừa là địa phương duy nhất “kêu” dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn là không chính xác, gây hậu quả nghiêm trọng. Theo ông, Quảng Ngãi kêu như thế có hợp lý không? Ông có nhận xét gì về công tác phòng chống lụt bão của địa phương này?

Đối với tỉnh Quảng Ngãi, cứ nhìn vào các số liệu báo cáo là biết ngay thôi. Lúc này không nên lôi chuyện đó ra để nói. Nói ra chuyện đó vào lúc này thì không hay.

- Nhưng Quảng Ngãi cho rằng ngành khí tượng thủy văn đã xác định tâm bão sai, khiến lãnh đạo tỉnh cứ “tà tà” nên người chết và thiệt hại tài sản mới nhiều như vậy?

Bão ảnh hưởng rộng như thế, quét mạnh như thế, chỉ tính riêng bán kính bão đã lên đến mấy trăm km. Vậy cãi nhau về tâm bão thì có ý nghĩa gì, để làm gì?

- Ông có đọc hết nội dung phản ánh của Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi trên báo chí không?

Tôi có đọc hết.

- Theo ông, vì sao tỉnh Quảng Ngãi lại có thái độ như vậy?

Lúc này không nên nói lại chuyện đó nữa. Chuyện đó là nhạy cảm và không giải quyết được vấn đề gì vào lúc này.

Ngành khí tượng cũng cần điều chỉnh

- Nếu không “hiểu nhầm” về tâm bão như Quảng Ngãi vừa rồi thì khá nhiều nơi cũng “kêu” là bản tin dự báo thời tiết của ta hiện nay quá chuyên môn, thông tin không sát thực, cụ thể, dễ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây phân vân hoặc khó khăn cho lãnh đạo địa phương trong việc đưa ra các quyết sách phòng chống lụt bão. Ông nghĩ sao về vấn đề trên?

Chính vì thế nên mới cần lãnh đạo là người có chuyên môn. Ở các tỉnh đều có một ông “phó” có chuyên môn về thủy lợi. Người ta nói gió cấp 6 có bán kính bao nhiêu km thì phải biết được tâm bão ở đâu. Lãnh đạo các tỉnh phải nghe người có chuyên môn này để đưa ra quyết định.

d

Lốc xoáy kèm theo mưa lớn đã khiến Quốc lộ 1A đoạn qua thành phố Đồng Hới bị nước nhấn chìm.

- Một cách khách quan, công tâm, ông đánh giá thế nào về những thông tin dự báo của ngành khí tượng thủy văn nước ta trong cơn bão số 9?

Tôi đã báo cáo với Chính phủ là dự báo lần này tốt. Và vì thế mới có chỉ đạo quyết liệt, kịp thời như thế. Muốn chỉ đạo được phải có khí tượng thủy văn chứ.

Tuy nhiên, có điều tôi nhận thấy là ngành khí tượng cũng cần chú ý chỉnh sửa một số chỗ. Không nên nói “Đây là bản tin cuối cùng về cơn bão số…”, dễ khiến người dân hiểu lầm là bão đã đi qua, tình hình đã xong xuôi ổn định, làm họ chủ quan. Thực tế là bão đi qua thì lũ mới tới.

- Ngày 30/9, khi đi thị sát các vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các địa phương cần ngồi lại với nhau để tổng kết, rút kinh nghiệm. Việc này đã được thực hiện chưa, thưa ông? Và kết quả ra sao?

Hiện các địa phương chưa thể ngồi lại với nhau được, vì đã khắc phục xong đâu mà ngồi. Đây là lúc tập trung nguồn lực để cứu dân. Biết bao nhiêu người đang đói ăn, bệnh tật đang rình rập, trẻ em không được học hành. Việc này cấp thiết hơn. Người ta đang sống khốn khổ thì phải lo cho người ta trước đã chứ.

- Hiện công tác khắc phục hậu quả bão đã làm đến đâu rồi, thưa ông?

Quan trọng nhất là vấn đề giao thông. Hiện giao thông đến các bản làng đã thông suốt, từ đây người dân đã được cấp thức ăn nước uống. Còn số học sinh đi học được thì rất hạn chế, nhưng tôi tin là các địa phương khắc phục nhanh.

Nơi nào khó khắc phục được thì chính quyền sẽ bố trí các nơi phù hợp để các cháu học. Nhưng để đạt được điều kiện như trước đây thì không thể nhanh được. Không phải 1 tuần là xây xong một trường học.

- Xin cảm ơn ông!

  • Cẩm Quyên (thực hiện)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty