TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, October 8, 2009

Quảng Bình: Rừng đầu nguồn Ngọn Rào đang bị 'xẻ thịt'

Cập nhật lúc 08:09, Thứ Bảy, 12/09/2009 (GMT+7)
,

- Nằm trong vùng đệm, cách lõi vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 14km về phía nam, rừng đầu nguồn xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) đang bị lâm tặc xẻ thịt.

Đây là khu rừng đầu nguồn của một nhánh sông đổ ra dòng sông Son huyền thoại, góp phần điều tiết nước sông Son ở Phong Nha. Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, rừng đang mất dần bởi tình trạng khai thác gỗ trộm của người dân địa phương.

Biết tôi về Xuân Trạch lần này có ý định viết về nạn phá rừng, M., một đầu nậu gỗ răn: "Mày đừng có đụng vào, mày không biết được nhiều chuyện mô. Mày mà làm cho ra thì chúng (ý nói lực lượng kiểm lâm) chết, tao chết và mày cũng chết thôi".


Vào rừng…

Từ trạm kiểm lâm Ngọn Rào đi bộ hơn một giờ là vào đến địa điểm khai thác rừng của người dân. Hai bên đường ngổn ngang gỗ và những gốc cây đã bị đốn hạ. Cảnh vật thật tan hoang.

Tiếng máy cưa cầm tay đang khai thác gỗ rè rè inh ỏi khắp bốn phương tám hướng náo động cả một vùng. Chốc chốc lại nghe tiếng cây đổ rầm rầm.

1
Ngổn ngang gỗ lậu.

Cắt rừng, chúng tôi leo lên chỗ có tiếng máy cưa gần nhất thì trước mắt là cây táu xanh đã được xẻ thành hộp vuông vức. Dù là người cùng làng có quen biết tôi nhưng anh T. nhất thiết không cho chúng tôi chụp ảnh cảnh anh đang cưa gỗ.

Bên cạnh cây táu xanh là một cây sến chỉ còn lại gốc và bìa. Xen lẫn trong tiếng máy rú là tiếng quát trâu bò của những người đi kéo gỗ.

Cả khu rừng sôi động như một công trường.

Leo qua mạn rừng khác, ở đâu cũng thấy cảnh ngổn ngang cây đổ. Bắt gặp một gốc bộp to đã bị lâm tặc “hóa kiếp”, tôi ướm đo thử thì đường kính gốc là hơn một mét.

Cạnh đó hơn chục mét là một cây gỗ non đã bị xẻ làm trụ cầu thang.


Trước đây, để làm được một miếng gỗ bằng rìu, lâm tặc phải mất hai ngày. Nay, bằng máy cưa cầm tay, chỉ cần buổi sáng vác máy đi là buổi chiều có gỗ kéo.

Mỗi ngày có hàng trăm cây gỗ bị đốn hạ, xẻ thịt dễ dàng như vậy.

Do máy cưa cầm tay tiện lợi trong khai thác gỗ nên người dân "đua" nhau mua máy. Riêng ở khu vực Ngọn Rào, chưa đến ba trăm hộ dân đã có đến hơn năm chục cái máy. Các khu vực lân cận như Trooc, Khe Gát, Vĩnh Sơn cộng lại cũng có hàng trăm cái.

Vùng này có hàng trăm con trâu bò chuyên dùng để kéo gỗ lậu. Ngoài ra còn có cả xe công nông lớn nhỏ, xe Cửu Long dùng để chở gỗ đi tiêu thụ.

Gỗ "phần trăm"?

Theo chân những người đi kéo gỗ, chúng tôi phải dậy từ rất sớm. Bốn giờ sáng, hàng chục con trâu bò lủng lẳng xích ách tiến lên rừng.

Người đi kéo phải đi sớm để kéo gỗ cho kịp. 5 giờ chiều, gỗ được kéo về và “ém” cách trạm kiểm lâm Ngọn Rào chừng 2km.

2 3
Một cây sến chỉ còn lại bìa (trái) và cây táu bị xẻ thịt.

Họ để trâu bò nghỉ ngơi và đi “thông trạm” với con gà, lít rượu đã chuẩn bị sẵn. Họ bốc gỗ lên xe bò và chờ “ý kiến” của lực lượng chức năng. Được lệnh, 21 giờ, tất cả các xe bò nối đuôi nhau về làng.

Những người đi kéo gỗ cho hay, mỗi xe gỗ từ 0,5-1m3 qua trạm phải “làm luật” cho lực lượng kiểm lâm ở đây theo biểu giá nhất định (?).

Cũng theo những người trong cuộc, công việc còn lại của lực lượng bảo vệ rừng là đi... xóa dấu vết của những xe gỗ vừa kéo qua để đề phòng sự kiểm tra của cấp trên (?).

Cũng không phải ngẫu nhiên hay may mắn mà người dân đi kéo gỗ lẫn những đầu nậu gỗ ở đây luôn biết trước khi nào có đoàn kiểm tra truy quét để giấu gỗ một cách an toàn.

Tìm hiểu thêm, được biết, hằng năm ở đây có một đợt thu "gỗ phần trăm”. "Luật" này quy định mỗi xe gỗ lậu qua trạm ngoài tiền làm luật còn phải nộp một hộp gỗ gọi là "gỗ phần trăm".

Số "gỗ phần trăm” thu được sẽ được đóng dấu trình lên cấp trên như là "bằng chứng" truy bắt gỗ lậu (?).

Có năm số gỗ thu được do lâm tặc “kéo chui” không “làm luật” nhiều thì sẽ không thu "gỗ phần trăm" nữa. Thực tế, số "gỗ phần trăm" thu được càng nhiều thì rừng càng bị tàn phá nặng hơn.

Vì sao nên nỗi?

Hơn 98% số người dân ở khu vực Ngọn Rào đều sống nhờ rừng. Quỹ đất sản xuất nông nghiệp của địa phương rất hạn hẹp nên người dân làm không đủ ăn.

Công việc đồng áng còn chưa đủ việc cho phụ nữ làm nên thanh niên, ngoài một số người vào Nam làm ăn, còn lại thì cùng cha chú mình lên rừng khai thác gỗ trộm để kiếm tiền.

4
Lán trại của lâm tặc.

Bí thư xã Xuân Trạch, ông Hoàng Anh Nhẫn, khi được hỏi về thái độ của chính quyền địa phương quanh việc phá rừng của người dân buồn rầu nói: “Chúng tôi cũng rất xót xa khi thấy rừng đầu nguồn ngày càng mất dần. Nhưng cấm bà con thì bà con lại đói thôi. Muốn cấm bà con phá rừng thì phải tạo công ăn việc làm mới cho bà con trước đã”.


Là xã thuộc chương trình 135, Xuân Trạch đã nhận được nhiều ưu đãi của Chính phủ. Hệ thống điện, đường, trường, trạm đã tương đối hoàn thiện.

Nhưng, để giữ rằng, cần thiết phải tạo điều kiện để bà con nơi đây có một công ăn việc làm ổn định, để khỏi phải trở thành lâm tặc phá rừng của chính mình.

Cũng để giữ rừng, nhất thiết, ngành kiểm lâm cần kiểm tra lại tung tích, lai lịch của số lượng "gỗ phần trăm" xuất xứ từ nơi đây.

  • Xuân Nha

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty