TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, October 4, 2009

Nỗ lực lắm rồi vẫn chưa hết ngổn ngang

04/10/2009 1:28
Nhiều ngôi nhà ở Quảng Ngãi vẫn còn vùi lấp trong bùn đất - Ảnh: Hiển Cừ
* Ít nhất 122 người chết, 12 người mất tích vì mưa lũ
* Bộ đội và TN xung kích phục hồi môi trường các khu du lịch
* Siêu bão Parma có khả năng vào biển Đông?

Cơn bão lũ kinh hoàng đi qua, hàng trăm nẻo đường khắp các tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi vẫn còn rất ngổn ngang dù chính quyền các cấp đã dốc toàn lực khắc phục hậu quả.

Ba đoàn công tác của tỉnh Kon Tum đã tiếp cận được với tất cả các địa bàn trọng yếu, kiểm tra tình hình và trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ ở các địa phương. Chúng tôi cũng đã tới cầu sắt bắc qua sông Đắk Tờ Kan vừa bị nước lũ cuốn trôi nằm chỏng chơ. Sát làng Kon H'Nông nhiều cây gỗ to nằm ngổn ngang. Tuyến độc đạo vào phía tây của H.Tu Mơ Rông bị cắt đứt hoàn toàn. Theo Chủ tịch UBND H.Tu Mơ Rông Vũ Hữu Tuấn, toàn huyện có 27 người chết. Hiện đang có khoảng 19 nghìn người bị cô lập, vẫn còn 4 xã: Ngọc Yêu, Ngọc Lây, Tê Xăng và Măng Ri chưa có thông tin liên lạc...


Hôm qua 3.10, PV Báo Thanh Niên đã trực tiếp ra huyện đảo Lý Sơn trao 300 triệu đồng hỗ trợ 10 gia đình có nhà bị sập; vận chuyển 2 xe tải hàng cứu trợ (gần 14 tấn lương thực, thực phẩm) tiếp tế đồng bào miền núi Trà Bồng; cấp phát hơn 210 thùng mì tôm cho các hộ nghèo ở Tư Nghĩa; trao 50 triệu đồng cho trẻ em nghèo vùng rốn lũ Bình Sơn (Quảng Ngãi)…


Những ngày này, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum đã huy động gần 300 cán bộ, chiến sĩ và bốn tổ công tác quân y của Trung đoàn 990, hối hả đến với đồng bào vùng lũ để kịp thời cấp phát nước, lương thực, thuốc men, không để hộ gia đình nào thiếu đói. Công an tỉnh Kon Tum cũng đã điều động lực lượng đến các xã phía đông Trường Sơn. UBND tỉnh Kon Tum đã khẩn trương đưa hàng cứu trợ cho nhân dân Tu Mơ Rông và H.Đắk Tô 12 tấn gạo, 400 thùng mì tôm... Tuyến giao thông huyết mạch thuộc quốc lộ 24 từ tỉnh Kon Tum đi hai huyện Kon Rẫy, Kon Plông đã được nối lại. Tin từ huyện Đắk Glei, hàng trăm người đang bị kẹt trên đèo Lò Xo đường Hồ Chí Minh đã được giải thoát, được đón về an toàn tại thị trấn Đắk Glei.

Theo đánh giá sơ bộ đến nay, tỉnh Kon Tum có 44 người chết, 6 người mất tích, gần 150 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 400 nhà dân, 110 phòng học, trạm y tế bị tốc mái, hơn 200 công trình thủy lợi bị nước cuốn trôi... Công việc khắc phục hậu quả về bão lũ đang diễn ra khẩn trương khắp nơi trên địa bàn tỉnh, phải còn mất nhiều thời gian nữa cuộc sống mới có thể trở lại bình thường.

Đến hôm qua 3.10, nước ở vùng bão lũ huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã rút. Song, cuộc sống người dân vẫn vô cùng khốn khó. Đường sá tan hoang, ngập bùn lầy lội. Thiếu điện, nước uống, lương thực và nguy cơ bùng phát dịch bệnh là thực trạng mà người dân nhiều địa phương đang phải đối mặt.

Cõng gạo tiếp tế cho dân - Ảnh: Trùng Dương

Trên tuyến đường Trà Bồng - Tây Trà nhiều điểm bị sạt lở nghiêm trọng dù những ngày qua lực lượng chức năng đã tập trung phương tiện, nhân lực để khắc phục nhưng phải ít nhất 2 ngày nữa mới thông tuyến. Ông Trương Ngọc Nhi - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trận bão lũ khủng khiếp này đã tàn phá hoang tàn nhiều vùng quê Quảng Ngãi. Tính đến chiều 3.10, số người chết do bão lũ lại tăng lên 34 người, 4 người mất tích, 286 người bị thương. Ước thiệt hại trên 4.500 tỉ đồng. Nhiều vùng lũ, nhất là ở huyện Bình Sơn, học sinh chưa thể đến trường. Liên tiếp trong những ngày qua, tỉnh Quảng Ngãi đã cử nhiều đoàn công tác đến các địa phương và xuất 10 tỉ đồng để mua lương thực cứu đói khẩn cấp cho người dân vùng lũ, hiện tiếp tục phân bổ 2.500 tấn gạo và 80 tỉ đồng của trung ương hỗ trợ cho các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ. Nhiều người dân, các cơ quan, doanh nghiệp cũng đã tham gia ủng hộ với số tiền hơn 3,5 tỉ đồng.

Đừng để thêm những cái chết tức tưởi sau bão lũ

Bão đã tan, nước lũ cũng đã rút dần, nhưng mỗi ngày tại Thừa Thiên-Huế thông tin về những cái chết thương tâm và oan uổng vẫn không ngừng tăng lên. Tại Thừa Thiên-Huế, thống kê của các địa phương báo về số lượng người thiệt mạng do bão lụt ngày một dài thêm. Từ con số 2 người chết của ngày 29.9, đến ngày 30, lên đến 6 người và đến ngày 2.10, báo cáo của Ban Chỉ huy PCBL và TKCN cho biết toàn tỉnh đã có 11 người chết, 2 người mất tích, 32 người bị thương. Đáng nói là trong số những người thiệt mạng này có tới 3 cháu bé sơ sinh chết một cách oan uổng do gia đình bất cẩn.

Chị Lê Thị Tám và ba đứa con nhỏ nấc nghẹn bên thi thể chồng vừa được vớt lên - Ảnh: M.P

Trong bão lũ tất cả những cái chết đều xảy ra do bất khả kháng, nhưng đối với những cháu bé sơ sinh thiệt mạng một cách oan uổng do sự bất cẩn của cha mẹ thực sự đã khiến mọi người không khỏi xót thương và tiếc nuối.

Bùi Ngọc Long - Minh Phương

Bộ đội và TN xung kích phục hồi môi trường các khu du lịch

Cơn bão số 9 và trận lũ lớn đi qua TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam gây ra nhiều thiệt hại, trong đó môi trường du lịch đã chịu những tác động không nhỏ. Để nhanh chóng khắc phục những hậu quả của thiên tai, trả lại môi trường xanh sạch đẹp của các khu du lịch nổi tiếng của vùng biển Đà Nẵng và Quảng Nam, các đơn vị quân đội và lực lượng TNTN đã ra tay.

Bộ đội vùng 3 hải quân khai thông đường Thanh Niên ở Cửa Đại

Ngay từ sáng 1.10, các đơn vị Thành đội Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân, Quân khu 5, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam và lực lượng thanh niên xung kích TP Hội An phối hợp với các đơn vị chức năng tại chỗ thu dọn vệ sinh, san ủi đất cát do sóng biển đẩy vào các khu du lịch Mỹ Khê, T20 trên tuyến du lịch Sơn Trà - Điện Ngọc (Đà Nẵng) và cung đường Thanh Niên ngang qua biển Cửa Đại (Hội An).

Thanh niên xung kích TP Hội An ra quân


Một du khách người Đức vừa đến Hội An hôm 2.10, anh Rudoft, nghe chúng tôi giải thích công việc của những người lính trẻ vừa nhập ngũ chưa bao lâu đang làm việc ở Cửa Đại, đã tỏ ra thán phục. Rudoft bảo: “Tôi không nghĩ các bạn có thể thu dọn một khối lượng cát và rác rến khổng lồ như vậy chỉ trong vài ngày!”.

Bộ đội biên phòng đồn 260 dọn dẹp vệ sinh ở Cửa Đại

Chủ tịch UBND TP Hội An Lê Văn Giảng trực tiếp chỉ đạo và đôn đốc tại hiện trường cho biết: “TP Hội An chân thành cám ơn sự giúp đỡ kịp thời của các đơn vị quân đội tham gia cứu dân ngay trong bão lụt và khắc phục hậu quả về môi trường để trả lại vẻ đẹp và sự yên bình của Hội An trong lòng du khách”.

Phóng sự ảnh: Anh Trương

Quảng Nam vận động gần 3,8 tỉ đồng ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão

Ngay trong ngày đầu tiên phát động quỹ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 9 tại TP Tam Kỳ với sự chứng kiến của ông Vũ Trọng Kim - Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN, tỉnh Quảng Nam đã thu được gần 3,8 tỉ đồng từ 82 cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh. Thống kê sơ bộ, toàn tỉnh thiệt hại khoảng 3.500 tỉ đồng, hơn 15.000 nhà sập, 155.000 nhà tốc mái, hàng nghìn công trình công cộng bị hư hỏng nặng. Cùng ngày, đoàn cứu trợ của Ủy ban MTTQ VN tỉnh Quảng Nam và TP.HCM đã phối hợp thăm, trao quà trị giá 100 triệu đồng cho người dân H.Thăng Bình và H.Núi Thành - 2 địa phương bị thiệt hại nặng nhất trong cơn bão số 9.

* Sáng qua 3.10, ông Lê Bá Trình - Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN đã trao số tiền 300 triệu đồng hỗ trợ tỉnh Quảng Bình khắc phục hậu quả bão lũ và trực tiếp đi thăm hỏi, động viên, trao số tiền 3 triệu đồng/người cho 2 gia đình có người tử nạn tại xã Vạn Ninh (H.Quảng Ninh) và xã Sơn Trạch (H.Bố Trạch).

Hứa Xuyên Huỳnh - T.Q.N

Đại công trường gỗ lậu khi lũ đi qua


Chúng tôi về huyện Đại Lộc (Quảng Nam) - vùng rốn lũ dữ dội nhất và chứng kiến cảnh tượng hãi hùng chưa từng có: cả nghìn người dân tứ xứ đổ về vớt gỗ, củi bị mắc lại tại cầu Quảng Huế (Đại Cường). Hàng trăm, hàng ngàn mét khối gỗ của lâm tặc khai thác trái phép trên nguồn chưa kịp đưa về xuôi, nay bị lũ cuồn cuộn lôi về mắc lại tại chân cầu thành một bè gỗ khổng lồ.

Chuyện khó tin, nhưng có thật diễn ra ở cây cầu Quảng Huế - chiếc cầu nối liền hai bờ sông Vu Gia. Dưới chân cầu Quảng Huế, cả ngày 2.10, một cảnh tượng ồn ào, huyên náo. Một đại công trường khai thác gỗ, củi diễn ra liều lĩnh giữa dòng nước lũ vẫn còn đang chảy xiết, người dân có thể lội bộ trên lớp gỗ củi dày gần chục mét để đi từ bờ sông bên này sang bên kia. Hàng ngàn người, hàng trăm ghe thuyền từ khắp nơi đổ về đây để thu lượm gỗ, củi. Họ là dân thường có, dân chuyên nghiệp có, bỏ lại sau lưng nhà cửa, vườn tược còn ngổn ngang, xơ xác để tranh thủ bám trụ lấy của “trời cho”. Bởi không ai muốn chậm chân trước cơ hội này. Tất cả dụng cụ như rựa, rìu, cưa máy, cưa tay, xe bò, xe máy, xe đạp, được huy động tối đa để tham gia vào việc khai thác gỗ, củi. Gỗ được khai thác "hợp pháp” - bởi nếu không khai thác thì nước lũ cũng cuốn trôi. Từ lòng sông, những đôi vai trần, chân đất liên tục khiêng gỗ lên bờ, cường độ lao động ở đây được nhân lên gấp bội.

Các loại cưa máy cưa tay đều có mặt tại đại công trường thu lượm gỗ Quảng Huế - Ảnh: Hồ Trọng

Việc khai thác gỗ chạy đua với nhau và chạy đua với thời gian khiến hiểm họa luôn luôn rình rập và đe dọa đến tính mạng người dân. Và chúng tôi đã tận mắt chứng kiến. Một nhóm 3 thanh niên ở thôn Mỹ Hảo xã Đại Phong tìm gỗ ở bìa bãi rác, một người bất cẩn đã sẩy chân xuống dòng nước chảy xiết, bị nước cuốn trôi mất tích. Cảnh tượng thật hãi hùng. Không biết sẽ còn có cái chết oan nghiệt nào diễn ra tiếp theo?

Đáng lo không kém là sự an nguy của cây cầu Quảng Huế. Với khối lượng gỗ củi khổng lồ đổ về từ thượng nguồn, tấp lên các chân cầu, cộng với dòng nước chảy xiết đã tạo nên áp lực lớn cho toàn bộ thân cầu. Nếu khối lượng gỗ củi trên không được giải phóng kịp thời, thì nguy cơ về những cái chết tức tưởi của người dân cũng như tuổi thọ của cầu Quảng Huế bị suy giảm là có thật.

Không chỉ tại cầu Quảng Huế xã Đại Cường, mà trên xã miền núi Đại Hồng, chúng tôi cũng ghi nhận cảnh tượng người người, nhà nhà cũng bỏ mặc nhà cửa tang hoang do bão lũ để tranh thủ vớt gỗ, bất chấp hiểm nguy. Điều nhức nhối về chuyện phá rừng xưa nay, dư luận đã nhiều lần lên tiếng. Và bây giờ, khi cơn "đại hồng thủy" xuất hiện đã phơi bày một lần nữa sự thật là rừng đầu nguồn đang bị tàn phá cực kỳ nghiêm trọng, hàng ngàn khối gỗ mà lâm tặc chưa chuyển được, theo cơn lũ phăng phăng lao đi thành hiểm họa làm tan nát bao nhiêu nhà cửa, cầu cống và tính mạng con người.

Hồ Trọng - Kim Sơn

Hiển Cừ - Đình Phú - Trùng Dương

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty