TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, September 30, 2009

BÃO SỐ 9 Miền Trung đã có 26 người chết và 5 mất tích

(NLĐO) - Chiều nay, 29-9, siêu bão số 9 (Ketsana) đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, tâm bão vào thẳng các tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi, sức gió ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 13-14. Theo TTXVN, đến 20 giờ ngày 29-9, tại các địa phương miền Trung và Tây Nguyên, bão số 9 đã làm 26 người chết và 5 người mất tích.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, chiều 29-9, vùng tâm bão số 9 đi vào địa phận các tỉnh từ Quảng Nam đến Quảng Ngãi. Hồi 16 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,4 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, trên đất liền tỉnh Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10 (tương đương 75 - 102 km/giờ), giật cấp 11, cấp 12.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 9 di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4 giờ ngày 30-9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc, 107,3 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt-Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7.

Bình Định: Ước tổng thiệt hại 67 tỉ đồng


Cây bị quật ngã trong mưa bão (Ảnh: V.Hiên)

Tối 29-9, theo Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Bình Định, bão số 9 đã gây ra mưa to ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định với lượng mưa trung bình 117 mm-224 mm. Mưa tại Thạnh Hòa đạt đến 224mm, An Hòa 202 mm, Phù Mỹ 169 mm, Phù Cát 178 mm khiến mực nước các sông lên khá nhanh; tại Thạnh Hòa mực nước đến 5,93 m, tương đương báo động cấp I….


Tôn tốc mái đáp xuống đường phố ở Đà Nẵng, rất may không có ai gần đó. (Ảnh: H.Dũng)


Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh cho biết, tính đến 17 giờ ngày 29-9, bão số 9 đã gây nhiều tổn thất về người và của: 6 người chết, 3 người mất tích, 12 người bị thương; 105 ngôi nhà sập hoàn toàn, 2.284 nhà bị tốc mái; 42 tàu thuyền bị chìm; 8.300 ha lúa ngập ngã, 735 ha hoa màu hư hỏng; 11 trụ điện bị ngã đổ, 11,7 km đường dây bị đứt… Tổng thiệt hại ước tính khoảng 67 tỉ đồng.


Bão càn (Ảnh: V.Hiên)

Ngay trong ngày 29-9, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định và các sở, ngành chức năng của tỉnh đã tạm gác hầu hết các cuộc họp để tập trung đối phó với bão. UBND tỉnh, BCH PCLB-TKCN tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện 4 nội dung trọng tâm như: Tổ chức trực ban 24/24; cho học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ chiều ngày 29-9; chủ động di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm; chuẩn bị nước, thuốc men chữa bệnh và các nhu yếu phẩm để cung cấp cho nhân dân vùng lũ…

Thừa Thiên - Huế: Gần 500 nhà và cơ quan bị sập, tốc mái

Tính đến chiều 29-9, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có 11 người chết và bị thương do mưa bão, trong đó có 4 người chết gồm: Nguyễn Quang Vinh, xã Thủy Thanh- huyện Hương Thủy; bà Kăn Vo Sinh, ở thôn A Ho- xã A Roàng- huyện A Lưới; hai học sinh là Nguyễn Thị Thiên Lý, Nguyễn Huy đều 16 tuổi ở xã Lộc Hòa, Phú Lộc. Bảy người khác bị thương do chằng chống nhà cửa trong mưa bão. Gió lớn đã làm sập 72 nhà, 467 nhà bị tốc mái. Gần 8.000 ngôi nhà của các huyện và thành phố bị ngập chìm trong nước từ 0,5m trở lên, cụ thể tại huyện Hương Trà có 3.500 nhà bị ngập; Phú Vang có 344 nhà, Phú Lộc 560 nhà…


Anh Phan Văn Cường ở thôn Thủy Yên Thôn- xã Lộc Thủy huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế bên căn nhà đã bị sập hoàn toàn do bão số 9. (Ảnh: Biên Thùy)

Ngày 28 và 29-9, trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên- Huế có mưa rất to, gió lớn giật cấp 8,9, vùng ven biển cấp 10. Gần 500 nhà dân và cơ quan bị sập và tốc mái. Hệ thống giao thông gần như tê liệt hoàn toàn. Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết mực nước lúc 12 giờ ngày 29-9 trên các sông đã vượt báo động 3, cộng với mưa lớn đã gây lũ lụt trên diện rộng.

Tại thành phố Huế, gần 1.000 nhà dân ở các phường Phú Bình, Phú Hiệp, Xuân Phú… đều ngập chìm trong nước. Những tuyến đường ven các con sông như: Phan Chu Trinh, Phan Đình vùng ven sông An Cựu; Bạch Đằng, Huỳnh Thúc Kháng ven sông Đông Ba, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Công Trứ ven sông Như Ý; Lê Lợi, Lê Duẫn, Trần Hưng Đạo ven sông Hương… đều bị ngập sâu trong biển nước. Các tuyến đường nội thành hầu hết đều bị ngập từ 0,8 m -1 m, có nơi trên 1 m. Riêng khu vực các đường xung quanh Đại Nội và trong khuôn viên Đại Nội Huế bị ngập sâu cả 1 m.


Cây ngỗ đổ ở TP Qui Nhơn. (Ảnh: V.Hiên)

Tại huyện Phú Vang, mưa lớn đã làm ngập lụt hầu hết tuyến đường nông thôn; đặc biệt QL49 về các xã vùng biển như Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải… bị ngập sâu hơn 1 m. Ở khu vực bờ biển Phú Thuận và Thuận An, sóng biển dâng cao hơn 5 m, gây sạt lở nghiêm trọng. Đoạn đập Hòa Duân- xã Phú Thuận, nơi từng bị cơn đại hồng thủy năm 1999 làm vỡ, nay nước biển dâng cao gây ngập đường hơn gần 1,5 m, tràn qua phá Tam Giang và làm chia cắt xã Phú Thuận với Thuận An.

Tại huyện Phú Lộc, mưa lớn gây sạt lở nhiều điểm trên hệ thống đường sắt Bắc- Nam. Đoạn quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Lăng Cô cũng bị ngập nước lũ 0,8 m, khiến giao thông hoàn toàn bị tê liệt. Hiện có 3 chuyến tàu đi Hà Nội- TPHCM đang phải dừng lại tại thị trấn Lăng Cô khiến hơn 1.000 hành khách bị kẹt lại; ngoài ra sáng nay chuyến tàu SE5 đi hướng Bắc- Nam cũng phải dừng lại tại ga Huế. Các tuyến đường QL49 lên huyện A Lưới và tỉnh lộ 11B đi Nam Đông cũng bị sạt lở ta-luy gây ách tắc giao thông. Riêng huyện Nam Đông đã bị mất điện hoàn toàn từ chiều ngày 28-9.


Cây đổ, đường ngập ở Đà Nẵng. (Ảnh: H.Dũng)

Trước tình hình mưa lũ trên địa bàn, ngày 29-9 Bộ đội biên phòng và lực lượng công an tỉnh đã tăng cường 380 cán bộ, chiến sĩ về hai vùng biển bị ảnh hướng lớn là huyện Phú Vang, Phú Lộc sẳn sàng hỗ trợ người dân di dời và triển khai các phương án phòng chống bão lụt trên địa bàn.

Trước đó, vào sáng nay, 29-9, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến kiểm tra công tác và chỉ đạo phòng chống bão số 9 tại Thừa Thiên - Huế. Tại đây, Phó thủ tướng yêu cầu chính quyền tỉnh và các ban ngành liên quan cần vận động nhân dân di dời và không nên chủ quan trở về nhà sớm sau khi bão tan, tránh thiệt hại tối đa về người và tài sản.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trong cuộc họp PCLB ở Đà Nẵng. (ảnh: H.Dũng)

Sau khi bão số 9 đổ bộ sẽ có thể gây ra lũ lụt lớn nên Phó thủ tướng cũng yêu cầu chủ động dự trữ lương thực. Trên tinh thần đó, Sở Công thương Thừa ThiênHuế đã dự trữ 100 tấn gạo và 100 tấn mì tôm để hỗ trợ giúp đỡ người dân. Trưa cùng ngày, Phó Thủ tướng đã tiếp tục lên đường vào Đà Nẵng.

* Ngay sau khi tâm bão đổ bộ vào khu vực Quảng Nam và Quảng Ngãi, quét qua địa bàn thành phố Đà Nẵng gây mưa to gió lớn làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản. Trong đó có 3 người chết và 1 người mất tích.

Theo TTXVN, dọc các tuyến đường chính của thành phố như Lê Duẩn, Trần Phú, Lê Lợi... hầu như cây cối đã bị gió đánh không còn lá, ước tính khoảng 40% cây xanh của thành phố bị gió bão quật ngã, gãy. Tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành sóng đã đánh sập và làm hư hỏng hầu như toàn bộ bờ kè. Đoạn cầu Phú Lộc, sóng đánh mất nửa mố cầu, có đoạn sóng đã “ăn” vào nửa con đường. Có 3 tàu vận tải đường biển neo đậu trong vịnh Đà Nẵng bị sóng đánh tạt vào sát chân đường Nguyễn Tất Thành là: LUKS-VN 09, Thanh An 2 và Thai Son 02 đang chờ đựơc cứu hộ. Tại Âu thuyền Thọ Quang, sóng to gió lớn đã đánh chìm, làm hư hỏng hàng chục chiếc tàu đánh cá của ngư dân Đà Nẵng cũng như của các tỉnh khác vào trú bão ở đây.

Giao thông trên các tuyến phố gần như tê liệt. Nhiều khu vực nước ngập sâu chia cắt như xã Hoà Xuân, Hoà Liên... đặc biệt có khoảng 200 hộ dân thuộc thôn Trường Định, xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang đang bị cô lập, thiếu lương thực và nước uống cần cứu hộ khẩn cấp...

* Từ 11 giờ trưa đến 16 giờ ngày 29-9, bão số 9 đã đổ bộ vào tỉnh Quảng Ngãi với cấp 8, cấp 9, giật trên cấp 10 gây thiệt hại nặng về người và tài sản. Theo số liệu thống kê ban đầu, đến 16 giờ một số địa phương trong tỉnh báo cáo đã có 3 người chết, 3 người mất tích, 14 người bị thương nặng, 60 nhà bị sập đổ, hơn 5.500 nhà bị tốc mái, gần 50 chiếc tàu thuyền bị chìm, hầu hết các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã bị sạt lở, cây cối ngã đổ gây ách tắc giao thông và gây nhiều thiệt hại về nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, y tế, giáo dục, điện, thông tin liên lạc…chưa tính được tổng thiệt hại.

* Tỉnh Đắk Lắk có gần 650 nhà dân, trường học, công sở bị sập, tốc mái, hàng ngàn ha cây trồng bị ngập nước, ngã đổ, hàng trăm công trình thuỷ lợi nhỏ bị hư hỏng nặng, cuốn trôi. Tại huyện Ma Đ’Rắc, địa phương bị ảnh hưởng của bão số 9 nặng nhất đã làm sập, tốc mái trên 500 nhà dân, trường học, tập trung nhiều tại xã Krông Jing, Ea Trang, Chư M’Ta và thị trấn Ma Đ’Rắc. Huyện Ma Đ’Rắc cũng có trên 200 ha lúa, màu vụ hè thu bị hư hỏng, ngã đổ 5 cột điện làm mất điện kéo dài trong nhiều giờ tại trung tâm thị trấn.

* Đến chiều 29-9, Gia Lai có 1 người mất tích chưa tìm thấy thi thể tên là Lưng (dân tộc Ba na) ở làng Konchara, xã Hà Ra, huyện Mang Yang sau khi anh cùng 2 người bạn đi rẫy về qua cầu tràn Đê Gơl thì bị lũ cuốn trôi, rất may 2 người cùng đi đã được cứu thoát. Cũng tại Mang Yang, mưa lũ đã cuốn trôi một cầu tạm ở xã Lơ Bang. Giao thông đi lại ở 5 xã phía nam huyện là Lơ Bang, Kon Thụp, Đêr Ar, Đăk Trôi và Kon Chiêng bị cô lập do mưa lũ. Mố cầu tạm trên sông Ayun đi qua xã Ayun đã bị sạt lở (cầu bị sập do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới vào đầu tháng 9).

* Theo thống kê của tỉnh Quảng Trị , đến 14 giờ ngày 29-9, trên địa bàn có 9 người bị thương, 228 nhà bị tốc mái và bị hư hỏng nặng, 5 điểm trường học và 7 trụ sở bị tốc mái. Đặc biệt, ở các vùng trũng, vùng sâu trong địa bàn cả tỉnh có tới 735 nhà bị ngập lụt, sâu từ 0,5 m- 1 m.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin mới nhất về cơn bão số 9 này.

H.Tuyến - B.Thùy - B.T.L

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty