TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, October 2, 2009

Doanh nhân đi học

Phóng sự - Ký sự

Thứ Sáu, 02/10/2009, 06:15 (GMT+7)

TT - Khi nhắc tới cụm từ CEO (giám đốc điều hành - chief executive officer) mọi người nghĩ ngay tới sự thành công, giàu có và nổi tiếng. Nhưng để có được điều đó, nhiều giám đốc đã lao vào học tập.

Có giám đốc không kịp ăn tối, có trưởng phòng gọi điện thoại bảo vợ đón con và có cô nhân viên kinh doanh trẻ lỡ hẹn với bạn trai... để đi học. Nhiều doanh nhân vẫn miệt mài bám lớp đi tìm những cái mình cần.

Kỳ 1: Học làm giám đốc

Hơn 18 giờ tối thứ sáu, căn phòng 405 của Trường đại học Mở TP.HCM sáng điện đón học viên. Thầy giáo Nguyễn Minh Hà cho biết đó là lớp học dành cho các giám đốc, phó giám đốc và các trưởng, phó phòng.

Lớp học đến sau 0 giờ

Doanh nhân đi học có người ở tuổi 30, cũng có người ở tuổi 50 - Ảnh: A.THOA

Cơn mưa đêm Sài Gòn mỗi lúc thêm nặng hạt, nhiều doanh nhân xắn cao ống quần vội vã vào lớp. Có giám đốc đã ở tuổi 45, có trưởng phòng ngoài 30 và cả những doanh nhân trẻ lặn lội từ Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An... đến lớp. Họ chăm chú nghe thầy giáo giảng.

Đến lớp buổi đầu tiên, doanh nhân Hồng Minh, giám đốc Công ty MTK, lo lắng: “Thầy ơi, ở cái tuổi này ham đi học chứ nói thật đầu óc bây giờ tiếp thu chậm như rùa, lại mau quên, khó nhớ”. Thầy giáo già quay lại mỉm cười, trấn an: “Các anh chị cứ nghĩ kinh tế học là lắm thứ, đủ trò lại khô khan, khó nuốt. Nhưng tôi sẽ minh chứng cụ thể dưới những từ ngữ thường dân nhất, bà ngoại nhất”. Thế là cả lớp khúc khích cười.

Đêm đó, một lớp học đào tạo giám đốc khác cũng sáng điện đón học viên. Hơn 23 giờ đêm, cả lớp bỗng trở nên huyên náo khi thầy giáo đặt ra vấn đề ăn nhậu. Thầy giáo đưa ra tình huống: Ngày kia có một doanh nhân đi nhậu về trễ, đập cửa hoài vẫn không ai trả lời. Mấy phút sau, vợ bước ra quát lớn: ”Đi đâu giờ này mới về?”. “Tôi là vậy đó - người chồng trả lời rồi lớn tiếng - Sao gọi hoài không mở cửa?”.

Người vợ cũng thản nhiên: “Cái nhà này là vậy đó”. Điều này nói lên điều gì? Thầy giáo vừa dứt lời, ở góc cuối lớp có người đáp “thì nhậu về sớm” hay vặn lại “không cho vào thì đi luôn”. Cả lớp cười ồ. Thầy đúc kết: “Khi xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp không nên để cái tôi của mình cao hơn cái tôi của cái nhà, của tập thể mà phải biết tôn trọng lẫn nhau”. Rồi thầy giáo chia sẻ: “Cách bố trí trong doanh nghiệp cũng thể hiện văn hóa của doanh nghiệp đó, có công ty họ làm hành lang rộng vì họ xem trọng sự thảo luận, góp ý bên hành lang”.

Hơn năm giờ ròng rã, lớp học làm việc liên tục và chìm vào những tình huống thú vị. Đến khoảng 23 giờ 30, một vài doanh nhân tranh thủ cúi xuống gầm bàn nói nhỏ với vợ qua điện thoại: “Anh học về trễ, em cho con ngủ trước”, ở dãy bàn giữa hai nữ doanh nhân cũng rón rén nhắn tin báo cho gia đình. Và cứ thế, lớp học trôi theo dòng cảm xúc và cuốn hút vào những tình huống thực tế.

Học có thể... phá sản sớm!

Một lớp học dành cho giám đốc - Ảnh: A.THOA

Một ngày đẹp trời, một nhân viên được đề bạt lên chức hay có doanh nhân tập tành kinh doanh dịch vụ áo cưới, rồi thấy làm ăn được nên lập công ty và trở thành nhà quản lý; hoặc doanh nhân kinh doanh bất động sản, điện thoại di động, dịch vụ bảo vệ... thấy rối như tơ vò khi “ẵm” chức giám đốc. Nhu cầu làm quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng, thế là lớp học CEO (giám đốc điều hành) ở các trường tại TP.HCM ngày càng đông.

Ngày đầu tiên đến lớp, rất nhiều vị giám đốc hỏi thẳng thừng thầy giáo: “Sau khi học xong lớp CEO, doanh thu của công ty tôi có tăng lên không và tăng bao nhiêu?”.

Thầy cười rồi trả lời: “Sau khi học xong khóa học này, doanh số công ty của các anh chị tăng đâu chưa biết nhưng có thể giảm hoặc sụp đổ, phá sản ngay. Khi chưa học các anh chị có thể nhanh chóng giàu phất lên trong một vài cơ hội làm ăn. Còn học rồi lắm lúc giàu thậm chí như rùa”. Nghe nói vậy nhiều doanh nhân lo lắng, ngỡ ngàng vặn lại: “Vậy thì học làm gì thưa thầy? Học mà không biết có mang lại lợi nhuận không, lại còn có thể phá sản sớm thì...”.

Thầy giáo nhấn mạnh: “Học để chúng ta định hình một mô hình phát triển bền vững. Nếu học xong các anh chị nhận thấy doanh nghiệp của mình đang đi vào hướng có vấn đề, thậm chí lệch lạc thì cho nó phá sản sớm còn hơn là để lỗ nặng. Tại sao không học mà giàu phất lên? Bởi đó là kiểu làm ăn “điếc không sợ súng”, tù mù một ăn một thua. Còn học là để phân định những cơ hội đầu tư, giảm thiểu những rủi ro có thể mang lại”.

Sự học của doanh nhân lắm nỗi vất vả. Nhiều doanh nhân than ngắn thở dài: khó nhất là thời gian. Do vậy không ít doanh nhân có tâm lý học tranh thủ, chuộng sự cô đọng, ngắn gọn. Các khóa học cũng theo nhu cầu đó mà được gọt tỉa, nén lại tới mức tối đa. Bình thường, nhiều chương trình đào tạo kéo dài 2-3 năm sẽ được nén lại trong vòng vài tuần, sáu tháng chỉ còn ba ngày, có rất nhiều chương trình chỉ diễn ra trong một ngày hoặc một buổi.

Một khi không có nền tảng vững, lại học kiểu vồ vập, khẩn trương nên dễ phát sinh lắm vấn đề. Anh Chương, chủ doanh nghiệp TC (Bình Dương), kể: “Sau ba ngày học, tôi chỉ đạo nhân viên ứng dụng ngay vào công ty. Kết quả là mọi thứ rối tung rối mù lên, hàng hóa không được kiểm soát. Sau thời gian rối ren vì cải tiến, tôi quyết định trở lại như cũ cho an toàn và đỡ mất công”.

Đêm nay, trời lại mưa nặng hạt. Bà Nguyễn Thị Luận, giám đốc Công ty dụng cụ y khoa Hoàng Anh Dũng, phải chạy vòng vèo gần 20km từ quận 12 đến quận 1 (TP.HCM) để học. Cực nhất là những ngày đầu tiên đi học, công việc vốn đã bận, vừa học vừa làm vất vả trăm bề. Bây giờ chồng đi học, vợ đi học, hai đứa con cũng đi học. Cả nhà đều đến trường.

ANH THOA - BẠCH HOÀN

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty