TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, November 10, 2009

Người Hà Nội với thói quen xả rác trên hè phố- Hà Nội được bầu là đô thị sạch và Ý kiến độc giả ...


Hà Nội, Bắc Ninh, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Hòa Bình, Huế, Thái Nguyên, Sơn La, Vinh, Việt Trì được chọn là 10 đô thị xanh sạch đẹp, được tuyên dương trong lễ kỷ niệm Ngày đô thị Việt Nam 8/11.
> Người Hà Nội với thói quen xả rác

Đô thị sạch đáp ứng tiêu chí như có nhiều sáng kiến làm sạch đô thị, đường phố được quét dọn sạch sẽ, toàn dân không vứt rác ra đường, tỷ lệ thu gom rác thải đạt 80% khối lượng, tỷ lệ đường nội thành được bê tông hóa đạt 75%, tỷ lệ doanh nghiệp có xử lý nước thải đạt từ 50% trở lên...

Tuy nhiên, trên thực tế tại nhiều tuyến phố của thủ đô, vẫn còn tình trạng người dân vứt rác, phế thải xây dựng ra nơi công cộng. Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, bán hàng rong trên nhiều tuyến phố văn minh đô thị rất phổ biến.

Hà Nội - trái tim của cả nước. Ảnh: Hoàng Hà.

Việt Nam hiện có 752 đô thị với tốc độ đô thị hóa tăng mạnh (hiện nay là 29%). Dự báo đến 2020, tỷ lệ này lên tới 45%.

Đoàn Loan


Bệnh thành tích

Tôi sống ở Hà Nội và đã từng làm việc tại tất cả các thành phố kể trên trừ Đà Lạt, xin có mấy ý kiến như sau: Thứ nhất, không biết các số liệu đã đề cập là ở đâu ra, đơn vị nào thực hiện khảo sát, độ chính xác ... nhưng cứ thử ra đường và xem người dân sử dụng mọi biện pháp có thể để ngăn bụi là đủ biết đô thị có sạch không. Thứ hai là trong các thành phố kể trên thì có lẽ thành phố không xứng đáng nhất chính là Hà Nội, sau đó là Thái Nguyên.

( NTL)


Hà Nội - bụi mịt mù

Tôi chẳng hiểu sao người ta lại đưa ra những cái tiêu chí như: có nhiều sáng kiến làm sạch đô thị, đường phố được quét dọn sạch sẽ, toàn dân không vứt rác ra đường, tỷ lệ thu gom rác thải đạt 80% khối lượng, tỷ lệ đường nội thành được bê tông hóa đạt 75%, tỷ lệ doanh nghiệp có xử lý nước thải đạt từ 50% trở lên... để làm tiêu chí đánh giá?

Trong khi đường phố Hà Nội thì bụi mịt mù, khói các loại xe thải ra nồng nặc, sông Tô Lịch bốc mùi.... Vậy mà bảo là thành phố sạch? Nghe thật không vào tai chút nào, bất kỳ người dân nào sống ở Hà Nội đều có thể cảm nhận được điều này.

(Giáp)


Tại sao Hà Nội được bầu là đô thị sạch?

Các chỉ số đưa ra để đánh giá Hà Nội sạch là điều khó hiểu. Là một nguời sống ở Hà Nội tôi thấy Hà Nội chỉ sạch và đẹp ở một vài địa điểm. Còn lại phần lớn đường phố khói bụi, cống rãnh nước đen và bẩn, rác vẫn bị vất không đúng chỗ, đường sá nhiều nơi bị hỏng, lầy lội...

Việc quy hoạch đô thị không đồng nhất hoặc là quy hoạch không tốt dẫn tới việc lộn xộn trong giao thông và mất mỹ quan đô thị. Trong khi đó ý thức của người dân lại không tốt. Quả thực là HN không sạch.

(Nguyễn Thế Bình)


Không tin vào giải thưởng

Tôi ở cả 2 thành phố là Việt Trì và Hà Nội, tôi cảm thấy thật lố bịch vì điều này ở Việt Trì quê tôi, thỉnh thoảng chúng tôi lại phải ngửi cái mùi rất đặc trưng của các loại nhà máy... và rất nhiều vấn đề khác nữa Hà Nội thì không phải bàn, ô nhiễm khói bụi đến thế nào, rác thải thì vứt đầy đường.

(linh)


Mong Hà Nội xứng đáng là đô thị xanh, sạch

Là người dân sinh sống ở Hà Nội, tôi rất tự hào khi Thủ đô được bầu trọn là 10 đô thị xanh sạch đẹp và được tuyên dương. Không thể phủ nhận chính quyền và người dân thủ đô đã có nhiều nỗ lực để ngày càng có môi trường sống tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, thực tiễn các cơ quan chức năng mọi người dân đều thấy tỷ lệ bụi trong không khí của Hà Nội cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép đối với sức khoẻ của con người. Một trong những lý do gây tác động tới môi trường mà các phương tiện thông tin đại chúng thường đưa ra là thói quen xả rác sinh hoạt bừa bãi ra công cộng. Nhưng có một lý do được nhắc tới nhiều mà gần như không mấy chuyển biến là một lượng bụi rất lớn từ các công trình xây dựng hàng ngày được xả ra môi trường thông qua những chiếc xe tải chở vật liệu xây dựng.

Chúng ta đã có quy định phải đậy thùng xe khi vận chuyển vật liệu xây dựng trên đường, theo quan sát của tôi 100% xe tải chở vật liệu đều có bạt che đậy nắp thùng chạy trên đường Hà Nội, nhưng có tới 90% chỉ che đậy được 1/3 tới 3/4 nắp thùng vì gần như xe nào cũng chở hàng có ngọn. Như vậy, việc che đậy để ngăn rơi vãi vật liệu ra đường gần như không đảm bảo. Có một điều lạ là những chiếc xe như vậy vẫn ngang nhiên hoạt động hàng ngày mà không có cơ quan chức năng nào xử lý, chấn chỉnh.

Chúng ta có thể thấy trước cửa một số công trình xây dựng ở nước ngoài hoặc của chủ đầu tư nước nước ngoài ở Việt Nam thường rất sạch sẽ, người đi đường nếu không để ý thì không biết được đó là công trường, nhưng ngược lại các công trình xây dựng khác thì người đi đường không phải bịt mặt thì cũng nín thở.

Rõ ràng chỉ cần các cơ quan chức năng quản lý tốt, xử lý nghiêm minh và công bằng những trường hợp vi phạm trong chuyển chở vật liệu xây dựng thì chắc chắn đường phố Hà Nội sẽ ngày càng sạch hơn.

(Linh)


Hà Nội chưa xứng đáng

Các thành phố khác thì tôi không rõ nhưng Hà Nội mà được bầu là đô thị sạch thì xấu hổ quá. "Đô thị sạch đáp ứng tiêu chí như có nhiều sáng kiến làm sạch đô thị, đường phố được quét dọn sạch sẽ, toàn dân không vứt rác ra đường…"

Tiêu chí kiểu này thì cả Việt Nam chẳng có đô thị nào sạch cả. Hà Nội đường phố thì bụi bặm, toàn mùi xăng, suốt ngày tắc đường, rác thải thì bừa bãi. Mưa là ngập… thế mà là thành phố sạch.

(Hà Linh)


Không hợp lý lắm

Các tiêu chí trên không bao quát tình trạng môi trường ở Hà Nội. Người Hà Nội thải ra rất nhiều rác, chỉ 1% trong số đó không được thu thì cũng đủ gây ô nhiễm. Tương tự với chỉ 10% doanh nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải.

Chỉ một công trường xây dựng cũng đủ làm cả vùng bụi mù mịt... Kết quả thể hiện ngay ra trước mắt chúng ta hàng ngày. Nếu Hà Nội được chọn là đô thị sạch thì rất nhiều thành phố khác không muốn đạt cái danh hiệu này. Bản thân mình cũng mong quê mình không "sạch" như Hà Nội.

(Nemo)


Chưa thể là đô thị sạch nếu người dân còn vứt rác bừa bãi

"Đô thị sạch đáp ứng tiêu chí như có nhiều sáng kiến làm sạch đô thị, đường phố được quét dọn sạch sẽ, toàn dân không vứt rác ra đường".

Nếu như tiêu chí để chọn đô thị sạch bao gồm cả tiêu chí toàn dân không vứt rác ra đường thì tôi thấy Hà Nội chưa xứng đáng để nhận được danh hiệu này. Ngay ở phía trên, VnExpress đã có bài viết về tình trạng đổ rác, vứt rác bừa bãi ở đường phố Hà Nội, vậy mà Hà Nội vẫn được nhận danh hiệu đô thị sạch.

Như vậy có thể thấy danh hiệu này không phản ánh được đúng thực chất tình trạng ô nhiễm và rác thải bừa bãi ở Hà Nội. Nên chăng Hà Nội nên có nhiều biện pháp thực tế hơn để cải thiện môi trường sống cho người dân hơn là chỉ nhận những danh hiệu thiếu thực tế thế này.

(Công Đức)


Hài hước

Bất cứ người dân nào sống tại Hà Nội hiện nay đều có thể thấy tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của thành phố. Các con đường ngập khói bụi thải ra từ các xe tải, xe bus, và lượng xe máy đông đúc.

Tôi sinh ra và sống ở Hà Nội càng ngày càng thấy chán cho môi trường thủ đô. Không hiểu ban đánh giá đô thị có bao giờ hít khói tại các ngã tư bao giờ chưa.

(Nguyễn Cảnh Lương)

Người Hà Nội với thói quen xả rác trên hè phố

Xe thu gom vừa đi, người dân lại mang rác đặt ở lề đường. Những túi nylon rác sinh hoạt, phế thải xây dựng tràn ngập trên các góc phố.

Người dân coi việc đổ rác ra đường thế này là bình thường.
Các quầy hàng ăn uống vỉa hè luôn xả rác ra lề đường.
Những túi nylon rác trên phố Yên Phụ...
... và phố Nguyễn Biểu.
Thậm chí rác còn không được cho vào túi nylon mà được vứt thẳng ra như thế này.
Lúc nào cũng có rác để quét (ảnh chụp ở dốc Hàng Than).
Lượng rác thải trung bình một ngày được thu gom trên phố Yên Phụ vào khoảng từ 4 đến 5 xe.



Cần thêm thùng đựng rác cỡ lớn

Theo tôi Hà Nội cần bố trí thêm các thùng đựng rác cỡ lớn tại các khu ở để thuận tiện cho việc đổ rác cho ngươi dân. Hiện nay việc đổ rác vẫn là việc đến giờ gõ kẻng gọi người dân ra đổ rác. Như vậy sẽ có những hộ gia đình sẽ không thể thực hiện đúng giờ được vì thời gian biểu mỗi người là khác nhau. Nếu đặt các thùng rác cỡ lớn thì mọi người đều có thể đổ rác tại đó, tránh được tình trạng vứt rác bừa bãi trên đường vì không có chỗ đổ. Mặt khác cũng tiện cho những người làm công việc thu gom rác, không phải đẩy các thùng rác đi thu dọn , gây mất vệ sinh, mất mỹ quan, ùn tắc giao thông và số lượng nhân công để thực hiện công việc trên sẽ được giảm đi....

(Quang Dũng)


Hà Nội cần được tuyên truyền về cách phân loại rác

Song song với việc bố trí nhiều thùng đựng rác hơn trên các phố, đặc biệt là các khu tập thể đông dân cư, người dân cần được tuyên truyền về phân loại rác thật cụ thể. Các phương tiện thông tin đại chúng luôn hô hào "hãy phân loại rác vì đó là tài nguyên quý giá" nhưng không nói cho người dân biết là cần phân loại như thế nào và cũng không có thùng rác đựng riêng từng loại rác.

Vì vậy, theo tôi, giống như ở các nước phương Tây, cần có nhiều thùng đựng rác hơn và ghi rõ thùng đựng rác này để đựng những thứ gì và tuyên truyền sâu rộng hơn cho người dân cách phân loại rác.

(Đỗ Thị Huyền)


Thiếu thùng rác và thiếu văn hóa

Việc thiếu thùng rác cho dân dùng là đúng. Nhưng một điều không sai khác là nhiều người Việt rất thiếu văn hóa - ăn ở quán thì vất rác xuống dưới bàn, ra -đường thì xả rác khắp mọi nơi. Người ta hầu như không bao giờ biết suy nghĩ cho những người khác, đặc biệt là những người phải làm những công việc dọn rác.

Dĩ nhiên không phải ai cũng vậy, nhưng tôi thấy rất thương và cũng rất buồn. Tôi nói mạnh và nói rõ - để nhiều người hiểu rằng việc cần thay đổi những hành động như vậy là cần thiết.

(Người Việt)


Sài Gòn cũng vậy

Sài Gòn cũng đâu có gì khác. Chính quyền địa phương phải tăng cường xử phạt và giao trách nhiệm cho các nhà mặt tiền coi ngó khoảng lề đường trước nhà. Nếu có rác là bị phạt. Đồng thời Đoàn thanh niên cơ sở phát động và duy trì liên tục việc giáo dục, tuyên truyền đến các hộ kinh doanh, công viên, nơi công cộng về việc giữ môi trường trong lành sạch đẹp. Làm đến khi nào tạo thành thói quen cho dân chúng thì thôi.

(Bomsg)


Cần xử phạt

Tại sao Hà Nội không xử phạt những hành vi vứt rác ra đường thật nặng? Có thể thí điểm ở một số khu phố trung tâm sau đó nhân rộng ra toàn thành phố, như là việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Không thể kêu gọi tuyên truyền mãi được mà phải có chế tài xử lý ngay.

(Phạm Tiến Hưng)


Nên để thùng rác trong đô thị nhiều hơn

Với vấn đề này thì theo tôi, nên bố trí đặt nhiều hơn thùng rác tại các điểm như trước các con ngõ, chợ, bến xe... Hiện nay, tôi thấy trong các đô thị vẫn còn thiếu nhiều thùng rác, người dân không biết vứt rác đi đâu, đành phải bỏ ra ngoài đường. Nếu như giải quyết được vấn đề này, những người công nhân thu gom rác cũng sẽ đỡ vất vả.

(Nguyễn Lê)


Học tập nước bạn

Không thể phủ nhận là ý thức người dân kém, nhưng nói đi cũng phải nói lại, ở trên đường phố, mật độ bố trí thùng rác quá ít, thậm chí cả một con phố dài dằng dặc cũng chẳng có cái thùng rác nào. Nhiều người muốn bỏ rác cũng chẳng biết bỏ vào đâu, đành vứt ra lòng đường.

Nên xem xét, đầu tư thêm nhiều thùng rác trên đường phố, bố trí hợp lý hơn nữa. Và phải áp dụng luật xử phạt. Tại sao một việc đơn giản là học tập các nước bạn như Singapore, phạt tiền rất nghiêm những người xả rác nơi công cộng, mà chúng ta lại không làm nổi? Cứ hô hào mà mãi chưa áp dụng biện pháp nghiêm minh nào.

(Nguyễn Thị Minh Hằng)


Hà Nội thiếu thùng đựng rác trầm trọng

Dọc vỉa hè của phố Lò Đúc với chiều dài 1 km chỉ có vỏn vẹn 4 chiếc thùng đựng rác thải công cộng so với số dân đông đúc. Ví dụ này cho thấy số lượng thùng rác hiếm hoi đến mức nào.

(Thành Trung)

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty