TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, November 10, 2009

Những khu công nghiệp bỏ hoang

05/10/2009 23:42 
Dự án KCN An Phước sau hơn 6 năm vẫn “treo” vì không giải tỏa được đường vào
Trong tổng số 29 khu công nghiệp (KCN) được xây dựng trên diện tích khoảng 9.000 ha ở Đồng Nai, không ít KCN hoàn thành rồi để... ngắm hoặc bỏ hoang cho cỏ mọc. Thế nhưng chính những KCN này lại được đề xuất tiếp tục mở rộng. Chưa hết, còn có hàng loạt KCN khác sắp sửa ra đời... 
KCN để... thả bò, đá bóng
KCN Tân Phú rộng 54 ha (do Công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa làm chủ đầu tư) đã xây dựng hạ tầng hết sức khang trang, con đường trải nhựa phẳng lì từ ngoài vào trong. Thế nhưng, theo ông Đỗ Khắc Giáp, Chánh văn phòng UBND H.Tân Phú: “Ngay từ khi bắt đầu triển khai xây dựng (năm 2005), UBND huyện cùng với Tín Nghĩa nhiều lần kêu gọi đầu tư, nhưng chỉ vài doanh nghiệp (DN) đến thăm dò rồi ra đi mà không trở lại. Đến nay, chưa có một DN nào đến thuê đất, ngoài dự án xây dựng kho hàng cho... Tín Nghĩa”. Ông Giáp phân tích: “Ngoài đường giao thông (quốc lộ 20 - PV) xuống cấp, thì khoảng cách từ TP.HCM đến KCN Tân Phú hơn 130 km, lại phải qua Trạm thu phí Định Quán, nên DN ngại đến đây đầu tư”.
Để nhường đất làm KCN, 92 hộ dân đang trồng cây lâu năm tại thị trấn Tân Phú phải dời đi nơi khác. Bà Lê Thị Hoa (KP8, thị trấn Tân Phú), cho biết: “Gia đình tôi có gần 5.000m2 trồng nhãn tiêu, thu hoạch mỗi năm được hơn 100 triệu đồng. Năm 2003, Nhà nước áp giá đền bù 6.540 đồng/m2 (áp dụng cho đất hạng 3, 4 miền núi), trong khi giá thị trường phải từ 30-40 ngàn đồng/m2. Đất đai, cây cối và nhà cửa, được đền bù hơn 100 triệu đồng. Tôi cùng nhiều người dân đi khiếu nại, nhưng cuối cùng vẫn bị bác đơn. Bây giờ, thấy KCN xây dựng xong đã lâu mà nay vẫn còn đang bỏ trống thì tiếc quá".
KCN Xuân Lộc rộng đến 109 ha được Công ty phát triển KCN Biên Hòa đầu tư hơn 5 triệu USD để xây dựng hạ tầng hết sức hiện đại. Thế nhưng, mới chỉ có 3 DN đến thuê khoảng 30,8 ha. Thấy đất bỏ trống, cỏ mọc um tùm, ông Nguyễn Văn Út (thị trấn Gia Ray) đưa bò đến thả. “Nghe nói xây dựng KCN, người dân nhường đất lại cho Nhà nước xây dựng. Vậy mà hơn 3 năm nay, phần lớn đất đai ở KCN để cỏ mọc. Chiều chiều, người dân kéo đến đá bóng rất đông”, ông Út nói.

Hoang vắng tại KCN Định Quán - Ảnh: H.Tuấn 
Hoang vắng tại KCN Định Quán - Ảnh: H.Tuấn
Tương tự, KCN Định Quán rộng 54 ha, từ khi hình thành (2004) đến nay có 14 DN đến đăng ký thuê đất với diện tích hơn 21 ha. Nhưng rồi cũng chỉ có 6 DN đến đầu tư (diện tích hơn 13 ha), còn lại đăng ký rồi để đó...
KCN An Phước (Long Thành) rộng 130 ha được quy hoạch từ năm 2003, nay cỏ mọc cao ngập đầu và không có dấu hiệu nào của việc xây dựng hạ tầng. KCN Long Đức được quy hoạch năm 2007, rộng 283 ha, khi chúng tôi đến tìm hiểu vào ngày 1.10 cũng chỉ toàn thấy... cỏ.

 KCN Tân Phú đã hoàn thành hạ tầng từ năm 2007, nhưng đến nay vẫn còn bỏ hoang
KCN Tân Phú đã hoàn thành hạ tầng từ năm 2007, nhưng đến nay vẫn còn bỏ hoang
Đua nhau mở rộng, xây mới
Điều lạ lùng là trong khi diện tích cho thuê được rất ít, thậm chí chưa cho thuê được mét vuông đất nào, nhưng nhiều KCN vẫn được cho mở rộng. Điển hình là KCN Tân Phú, mới đây được chấp thuận mở rộng lên 76 ha. Chưa hết, phía đối diện KCN, người ta còn thấy dựng lên tấm bảng quy hoạch: “Khu thương mại và dân cư phục vụ KCN Tân Phú” diện tích gần 55,2 ha, với nhiều hạng mục như nhà ở chung cư, biệt thự vườn, nhà ở liên kề phố, trung tâm thương mại... cũng do Công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa làm chủ đầu tư. Một người dân ở KP8, thị trấn Tân Phú, phản ứng: “Nếu như KCN đi vào hoạt động, sung túc thì đã đành, còn ở đây họ đang bỏ hoang mà  lại quy hoạch dự án để phục vụ KCN thì quá vô lý. Gia đình tôi cũng đã được gọi lên để thỏa thuận việc đền bù, chưa biết ra sao”.
Gần đó, KCN Định Quán cũng trong quá trình lập thủ tục đầu tư nâng diện tích từ 54 ha lên 114 ha. Còn KCN Xuân Lộc diện tích hiện hữu 109 ha, mới sử dụng khoảng 30 ha, thì nay đang lập tờ trình mở rộng lên 200 ha. Với phần mở rộng này, sẽ có khoảng 30 hộ dân (xã Xuân Tâm) bị giải tỏa đất trồng điều và vườn tạp nằm giáp với KCN hiện hữu và kéo dọc theo trục QL1A. Ngay cả KCN Long Đức (Long Thành) rộng 283 ha chưa sử dụng mét vuông nào cũng sẽ được mở rộng thêm 130 ha...

Đối diện KCN Tân Phú đang bỏ hoang là khu quy hoạch  
Đối diện KCN Tân Phú đang bỏ hoang là khu quy hoạchKhu thương mại và dân cư phục vụ KCN
Cùng với việc mở rộng, nhiều KCN khác cũng đang được xây dựng. Tháng 3.2008, UBND H.Thống Nhất công bố Quyết định số 388/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng KCN Dầu Giây với diện tích 331 ha tại xã Bàu Hàm 2 và Xuân Thạnh. Đến nay, KCN vẫn im lìm chưa có dấu hiệu khởi động.
Ngày 7.8.2009, cách KCN Dầu Giây chưa đến 10 km, KCN Long Khánh rộng 265 ha khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật với kinh phí đầu tư hơn 650 tỉ đồng. Chưa hết, từ Dầu Giây dọc theo QL20 (về hướng KCN Định Quán) khoảng 10 km, KCN Gia Kiệm (xã Gia Kiệm, H.Thống Nhất) cũng đã được quy hoạch 330 ha. Gần đó, dự án KCN Suối Tre rộng 150 ha cũng đang nằm trong kế hoạch phát triển...

Ngoài 3 nhà đầu tư thuê đất, KCN Xuân Lộc thành nơi người dân đem bò đến thả - Ảnh: H.Tuấn 
Ngoài 3 nhà đầu tư thuê đất, KCN Xuân Lộc thành nơi người dân đem bò đến thả - Ảnh: H.Tuấn
Theo “Đề án điều chỉnh, bổ sung việc mở rộng và phát triển KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” của UBND tỉnh Đồng Nai, các KCN sẽ mở rộng thêm 657 ha; phát triển mới thêm 5 KCN với diện tích lên đến 1.470 ha.
Quy hoạch đang đi “đúng hướng”? 


9 tháng cho thuê... 22,93 ha
Theo báo cáo của BQL các KCN Đồng Nai, trong 9 tháng đầu năm 2009, các KCN trên địa bàn cho thuê được khoảng 22,93 ha, đạt 15,29% kế hoạch năm (150 ha) và bằng 22,26% so với cùng kỳ (103 ha), nâng diện tích cho thuê đến nay khoảng 3.605/6.002 ha, chiếm tỷ lệ 60,07%.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, điều kiện mở rộng KCN là: diện tích của KCN này đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất 60%; có công trình xử lý nước thải tập trung. Đối chiếu, thì rất nhiều KCN ở Đồng Nai không đạt quy định “phủ kín” 60% diện tích nhưng vẫn cho mở rộng.
Ông Nguyễn Mạnh Văn, Phó trưởng Ban quản lý (BQL) các KCN Đồng Nai, lý giải: "Đây là chủ trương quy hoạch đã được các cấp phê duyệt. Có nghĩa từ nay đến năm 2015, nếu thấy thời điểm nào thuận lợi thì họ có quyền mở rộng. Trước khi mở rộng, mình cũng phải được ý kiến của địa phương, Bộ KH-ĐT và Thủ tướng Chính phủ. Nếu từ nay đến 2015, nơi nào không đạt thì không được mở rộng". Ông Văn cũng cho biết thêm: "Đối với những huyện lớn như Tân Phú và Xuân Lộc chẳng hạn, quy hoạch mỗi nơi một KCN rộng 50-100 ha, tôi cho rằng rất phù hợp vì sau này con đường Dầu Giây - Long Thành - TP.HCM hình thành, thì các KCN này rất thuận lợi. Còn việc quy hoạch tổng thể KCN tại Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến 2010 được phép phát triển 34 KCN; đến năm 2020 có 45-47 KCN. Đây là quy hoạch được nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng về mọi mặt. Đến nay, mới có 29 KCN thì chúng ta đã tiết kiệm tối đa phát triển KCN...”.
Trả lời câu hỏi, liệu có hiện tượng ồ ạt xin đầu tư KCN rồi sau đó lấy lý do hoạt động không hiệu quả để chuyển đổi công năng sử dụng, ông Văn cho rằng: "Chỉ có KCN Biên Hòa 1 (rộng 335 ha, sẽ được di dời để chuyển đổi thành Trung tâm Thương mại - Dịch vụ TP Biên Hòa - PV) là trường hợp đầu tiên xảy ra chưa có trong tiền lệ. Còn những nơi khác thì không thể được...".
Hoàng Tuấn

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty