TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, November 10, 2009

Phó thủ tướng: 'Thủy điện không xả lũ làm chết dân' ??????

Thứ hai, 9/11/2009, 16:36 GMT+7

"Ba huyện của Phú Yên thiệt hại nặng nhất trong bão Mirinae là Sông Cầu, Đồng Xuân và Tuy An làm gì có nhà máy thủy điện. Nhà máy thủy điện sông Ba ở phía nam của Tuy Hòa, xả nước có gây chết ai đâu", Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, sáng 9/11.
> Hồ thủy điện xả lũ dồn nước làm Phú Yên ngập nặng
- Nhiều ý kiến cho rằng sau bão Ketsana và Mirinae, các nhà máy thủy điện miền Trung đã xả lũ đúng lúc lũ lên cao khiến mức độ thiệt hại gia tăng. Là người trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão, Phó thủ tướng nói gì về vấn đề này?
- Khi nước từ thượng nguồn về thì hồ thủy điện tích nước để chống lũ. Nhưng khi quá khả năng thì phải xả nước, nếu không sẽ gây vỡ đập, nguy hiểm hơn nhiều. Khi bão có Ketsana tôi đang ở miền Trung, lúc nghe thông tin trên, tôi đã phải cử đoàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi tiền trạm, kiểm tra. Nếu nhà máy thủy điện làm sai quy trình thì tôi sẽ kỷ luật ngay để làm gương. Nhưng qua kiểm tra, xác định hồ thủy điện A Vương làm đúng quy trình.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: "Nếu nhà máy thủy điện không xả lũ gây vỡ đập, lúc ấy là thảm họa". Ảnh: Xuân Hoa.
Trước khi lũ về, đơn vị vận hành đã đưa về mực nước chống lũ. Khi lũ đến, nhà máy đã dùng hết dung tích chống lũ rồi thì phải mở xả, đấy là quy định. Hồ thủy điện chỉ được nâng mực nước lên trên mực dâng bình thường đến mực nước gia cường khi tất cả cửa xả ở dưới đã mở hết. Mức nước gia cường (trên mức nước dâng bình thường khoảng 2 m) là để đảm bảo an toàn cho đập, đấy là mức nước cuối cùng. Anh mà sử dụng quá mực nước gia cường thì vỡ đập.
- Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thiệt hại nặng nề của các trận bão lũ vừa qua ?
- Trong các trận lũ vừa qua, tại sao hồ thủy điện hứng lũ rồi mà vẫn xả ầm ầm là do toàn lũ lịch sử. Đứng dưới hạ du, thấy nước cứ lên, tôi ước giá mà nó ngừng xả thì đỡ cho bà con bao nhiêu, bởi nhiều nhà dân đã ngập tới nóc rồi. Nhưng không thể ngừng, hồ thủy điện đã làm hết vai trò là chứa dung tích chống lũ. Nểu không xả gây vỡ đập thì lúc ấy là thảm họa.
Vừa rồi, khu vực chúng ta hay tính đến nhất, lo nhất là ngư dân trên biển thì lại không gặp vấn đề lớn, số người chết rất ít (mọi năm số người chết nhiều trên biển, có khi vài trăm người như trong bão Chanchu, Linda). Trên đất liền, chính những nơi chúng ta lo lắng có nguy cơ sụt lở đất, ngập nước thì đều sơ tán dân trước khi bão vào. Ví dụ bão Ketsana các địa phương đã sơ tán được mấy trăm nghìn dân. Như trận bão Mirinae vừa rồi riêng vùng hạ lưu sông Ba đã di dời 10.000 dân, tỉnh Khánh Hòa sơ tán 19.000 dân. Nhưng chỉ sơ tán được nơi mình tính, còn những nơi mình không tính đến (vì thường rất ổn định) lại gặp thiệt hại nặng. Điều đó thể hiện sự bất thường, không lường được của bão lũ.
Như thị trấn La Hay của huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên) nằm trên thế đất rất cao, dốc, thông thường không ngập. Nếu có mưa thì ào xuống dưới hạ du. Vậy mà bão Mirinae vừa rồi, mưa đã gây ngập nhà dân tới 6 m. Người dân bàng hoàng vì chưa bao giờ bị ngập. Lào Cai, Bắc Kạn cũng có trường hợp như vậy, dân ổn định hàng trăm năm, không ai tính đến thì nay bà con mình bị cuốn đi hàng trăm người.
Các trạm quan trắc của ta đều xây cao hơn lũ lịch sử, thế mà vừa qua nước về trên cả lũ lịch sử, cuốn cả trạm quan trắc như ở Kon Tum, Gia Lai. Chính sự bất thường của thiên tai làm cho mình thiệt hại lớn.
- Thiên tai khó lường, nhưng người dân ở các tỉnh miền Trung nói rằng trước đây không có nhà máy thủy điện thì không có lũ lớn đến vậy?
- Trước kia và kể cả từ khi có nhà máy thủy điện, chưa bao giờ có lũ lớn. Lũ lớn bất thường không phụ thuộc vào nhà máy thủy điện. 3 huyện của Phú Yên thiệt hại nặng nhất trong bão Mirinae là Sông Cầu, Đồng Xuân, và Tuy An ở phía bắc (chết tới 73 người), làm gì có nhà máy thủy điện. Nhà máy thủy điện sông Ba ở phía nam của Tuy Hòa, xả nước có gây chết ai đâu.
Nhưng nếu nói thủy điện chưa cắt được hết lũ thì đúng. Không một nhà máy thủy điện nào có thể cắt hết lũ, nó chỉ làm đúng nhiệm vụ. Chắc có người nói ông Hải từng làm bên ngành điện nên bênh. Không phải, cần nói đúng vấn đề, không thì đi đến quyết định cực đoan ngay lập tức. Tôi lấy ví dụ một hồ nhỏ chứa dưới 1 tỷ m3 nước, nếu anh không làm nhà máy thủy điện thì 1 tỷ m3 nước đi đâu, nó cũng chảy xuống hạ du chứ. Lúc mưa lớn, lũ lớn thì mình bức xúc nói vậy
Hiện nay, các dự án thủy điện đều được cấp bộ quản lý, phê duyệt. Nếu dự án nào không hợp lý thì các bộ phải ngồi với nhau, xem đúng hay sai. Khi nào Thủ tướng kết luận đúng thì mới được làm. Chúng ta đừng nói thà không có thủy điện còn hơn, nếu không có thủy điện thì anh lấy nước đâu dùng. Sau bão là hạn hán, các hồ phải tích nước để phục vụ sản xuất. Bây giờ không làm hồ thủy điện thì các địa phương vẫn phải xin tiền làm hồ chứa. Toàn bộ vùng Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, các tỉnh miền Trung không có nơi nào dồi dào về nước.
- Trong đợt bão lũ vừa qua tại Phú Yên, chính Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ thừa nhận các nhà máy thủy điện trên sông Ba không có sự phối hợp với nhau trong việc điều tiết lũ. Ông đánh giá thế nào về vấn đề phối hợp của các nhà máy thủy điện?
- Bất cập hiện nay chính là vấn đề liên hồ chứa, liên lưu vực. Ví dụ một lưu vực nhiều dòng sông chảy xuống thì sự phối hợp thế nào? Không phải mình không nhận ra vấn đề, nhưng vấn đề đó chỉ làm khi số lượng hồ chứa lớn.
Trước đây chỉ có thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, khi thêm thủy điện Tuyên Quang thì phải có quy trình liên hồ chứa. Tới đây khi có thêm thủy điện Sơn La nữa thì mình lại sửa quy trình trên.
Bộ Tài nguyên Môi trường đang nghiên cứu về quy trình này. Quy trình liên hồ chứa bắt các nhà máy thủy điện bỏ lợi ích riêng mà phải vì lợi ích tối đa của hạ du. Còn lại từng nhà máy thì phải có tính toán riêng để tối ưu cho hệ thống. Ví dụ tôi ở dưới, tôi phải theo dõi từ đầu nguồn, lưu lượng lũ về bao nhiêu, xả bao nhiêu để quyết định lưu lượng xả của mình bao nhiêu. Nhưng tôi khẳng định, không phải do không có quy trình liên hồ chứa mà gây chết người trong các trận bão lũ vừa qua.
- Thiệt hại do lũ vừa qua rất nặng nề, ngoài nguyên nhân khách quan, chúng ta rút ra được bài học gì?
- Thứ nhất là nhận thức của người dân. Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, lũ lụt càng trầm trọng hơn. Nhận thức của người dân là phải luôn cảnh giác, bão lũ không còn theo quy luật mà luôn luôn có bất thường.
Thứ hai, dự báo của chúng ta không thể chính xác 100%, do thiếu phương tiện công cụ dự báo, biến đổi khí hậu khó lường và mạng lưới trạm quan trắc không đầy đủ. Bây giờ mưa lũ cục bộ phổ biến do biến đổi khí hậu, tức là trong một tỉnh chỉ có một huyện, trong một huyện chỉ có một xã có mưa lớn lịch sử. Bằng các trạm quan trắc dày thì ta mới phát hiện ra.
Thứ ba, là biến đổi khí hậu làm cực đoan hóa các hiện tượng thời tiết. Trước đây mưa sau bão người ta gọi là mưa rửa bùn, mưa rửa đền, tức là mưa nhỏ, nhưng bây giờ mưa sau bão đều gây chết người. Mưa sau và trước bão đều vô cùng lớn, tạo nên các số liệu lịch sử. Ngày xưa ta lo nhất là bão, nhưng giờ là lo lũ. Đấy là điểm cực đoan mà mình phải hết sức cảnh giác. Mình chỉ nói được rằng sau bão mưa to, rất to, chứ không nói được mưa sau bão lên đến 800-900 mm.
Cả tỉnh Ninh Thuận một năm mưa có 900 mm, nhưng chỉ có vài ngày mưa đã đạt tới lượng đó thì không có gì chịu được. Chính phủ phải cùng các nhà khoa học nghiên cứu, xây dựng kịch bản, chương trình hành động để đối phó với biến đổi khí hậu.
Hồng Khánh ghi
Lũ và bão
Lũ lịch sử hay bão lịch sử cũng có phần do chúng ta phá rừng nhiều quá. Bản thân một nhà máy thuỷ điện cũng đã chiếm mất đi rất nhiều diện tích rừng khi xây dựng rồi. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
( Hà Trung )

Cần tính toán lại cách xả lũ
Biết là có bão thì sẽ có mưa lớn, sao lại không tính đến xả hồ chứa trước khi mưa bão vào?. Đằng này nếu cứ tích đầy hồ chứa rồi kêu là lũ về nhiều. Sau đó lại tập trung xả lũ thì kiểu gì chẳng ngập.
( Nguyễn Quang Huy)

Một nguyên nhân quan trọng gây ra lũ
Theo tôi thì còn một nguyên nhân nữa gây ra lũ lớn là do con người chặt phá rừng, không còn cây để mà giữ lũ nữa.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty