TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, November 21, 2009

Không thể lấy rừng vàng biển bạc để ru dân mãi

"Hiện nay, giao cho các tổng công ty nhà nước và các UBND khai thác tài nguyên là để cho 2 hệ thống quan liêu gặp nhau". - GS. TSKH Phan Trường Thị, Khoa Địa chất, Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia HN.

Khai mỏ cũng không đúng tầm cái mỏ

Trong phiên họp Quốc hội, khi bàn về luật thuế tài nguyên, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nói: "Trên thế giới hiện nay, thực tế nước nghèo thì bán tài nguyên, nước giàu họ mua tài nguyên về chế biến sâu, công nghệ là ở nước họ. Ta bây giờ phần lớn là bán tài nguyên, nên vừa rồi cũng có phê phán chỗ này chỗ kia. Đã đến lúc phải đi sâu vào chế biến và Chính phủ sắp tới chắc phải có quy định theo hướng cấm bán tài nguyên thô ra nước ngoài". Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên cũng cho rằng cần phải để dành tài nguyên cho con cháu mai sau. Giáo sư có suy nghĩ về chủ trương này? Liệu chúng ta có thể kì vọng chủ trương dành tài nguyên cho con cháu mai sau như là tín hiệu của việc hãm phanh các đại dự án khai thác tài nguyên đang và dự kiến triển khai mà thiếu nghiên cứu kĩ hoặc còn có nhiều ý kiến khác nhau trong công luận và các nhà khoa học?

GS Phan Trường Thi: Có lẽ vậy.

Thực ra, nên giữ lại hay là khai thác phải đặt vấn đề kĩ thuật lên đầu, chứ không thể cực đoan.

Trước hết, phải xem Việt Nam nên để giành những cái gì? Điều này thuộc về tầm nhìn chiến lược của Chính phủ. Theo tôi, đó là những tài nguyên mà trình độ kĩ thuật trong mười, hai mươi năm nữa cần đến.

Hai là, với tình thế trong nước hiện nay cả về chính trị và kĩ thuật, chúng ta phải xem đã nên đặt vấn đề khai thác tài nguyên đó hay chưa. Nếu kĩ thuật trong nước đã đủ để làm thì ta nên đầu tư vào làm. Nói cách khác, tình trạng khoa học kĩ thuật mình đạt được đến đâu, thì khai thác đến đó.

Chẳng hạn trong khai thác than, bây giờ không ai còn bóc đất lên để lấy than, mà đốt hầm lò, đưa khí lên. Việt Nam muốn làm phải nghiên cứu kĩ nhiều vấn đề.

Bây giờ, nhiều người có ý định mở bển than nâu đồng bằng sông Hồng, nhưng theo tôi, cần nghĩ kĩ.

Các nhà địa chất đã biết về bể than này từ năm 1998, ước lượng 210 tỉ tấn, nhưng nó mới chỉ là hiểu biết khái quát, chưa có nghiên cứu chi tiết.

Cách đây 5, 6 năm, Nhật Bản đã bỏ ra khoảng 8 triệu đôla để nghiên cứu về khai thác than ĐBSH nhưng sau họ rút lui, vì điều kiện kĩ thuật so với hiệu quả kinh tế chưa tối ưu.

Hơn nữa, vấn đề kĩ thuật không thể nói chơi, phải có hiểu biết. Nhiệm vụ của các nhà khoa học là phải nghiên cứu kĩ, chứ không phải đụng vào cái gì bàn lui.

Thế nhưng, ngay cả khi về mặt kĩ thuật, có thể các nhà khoa học nhìn nhận là khai thác được, thì việc công trình đó có được tiến hành tốt hay không lại phải đặt vào bối cảnh chúng là trình độ quản lý, và tính công khai minh bạch trong hệ thống...

Đúng vậy. Đó chính là vấn đề. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ quản lý.

Chúng ta có hệ thống tài nguyên đẹp như thế, nhưng khi sử dụng thì như những vết lở loét trên thân hình người.

Như mỏ đồng Sinh Quyền, chúng ta bắt tay cùng Trung Quốc làm, kĩ thuật không đáp ứng được. Thế nên, một cái mỏ tìm từ năm 1964, cho đến bây giờ là gần nửa thế kỉ, mà khai thác không xứng đáng với cái tầm của mỏ.

Mỗi tỉnh là một vương quốc

Căn nguyên của tình trạng này là gì, thưa ông?

Do trình độ công nghệ và quản lý. Quản lý thể chế chung hiện nay rất sai lầm. Những vấn đề về công nghiệp, bao gồm các nhà máy, mỏ... ở các nước do các DN quản lý, chịu trác nhiệm, còn chúng ta lại giao tài nguyên, nhà máy cho địa phương, cho UBND tỉnh. Thế nên mới có chuyện dùng tư tưởng địa phương để quản lý cho công trình quốc gia.

Địa phương nắm quyền nên muốn kí hợp tác khai thác thì kí, tùy khả năng lời lãi mà địa phương chấp nhận, chưa kể là khai thác ở đó cần chiến lược hay không chiến lược, công nghệ gì, bảo vệ môi trường không.

Tại mỏ Thạch Khê - mỏ sắt lớn nhất ở VN, đã cho một công ty đến khai thác một  diện tích, sau đó có đối tác Đài Loan đến khai thác một vị trí gần đó. Khi hai bên tranh giành nhau, địa phương cắt tạm mấy chục mét vuông của bên ngày giao cho bên kia.

Mở crôm ở Thanh Hóa cũng thế.

Nếu được điều hành bởi công ty lớn từ trung ương, làm có bài bản, quy mô, thì mới tránh được tình trạng này. Mà tổng công ty là phải tổng công ty tư nhân. Tổng công ty nhà nước là chết nữa.

Hiện nay, ta giao cho các tổng công ty nhà nước và các UBND khai thác tài nguyên là để cho 2 hệ thống quan liêu gặp nhau, không cứ gì lời lãi, lợi cho địa phương, đơn vị mình thì làm, không vì lợi ích chung. DN tư nhân không thế.

Khai thác vàng Bồng Miêu, Đắc Sa, Sơn La... là những ví dụ cụ thể. Tại sao một công ty tư nhân, quản lý đâu vào đó, khai thác 5 tấn vàng ngon như chơi, mà mỏ khác lại không làm được. Cũng cái mỏ trên đất nước VN mình, tại sao họ làm tốt thể!

Không phải cái gì nhà nước cũng nhúng tay

Có quan điểm vấn đề tài nguyên thiên nhiên, liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia nên nhà nước phải nắm...

Đúng là Nhà nước phải nắm nhưng mà nắm cái gì?! "An ninh quốc gia" thì nắm ở kế hoạch, quy hoạch, đoạn nào khai thác đến đâu, bán cho ai. Còn kĩ thuật khai thác thì phải do các công ty nắm.

Cái gì cũng phải nhà nước nhúng tay vào là một quan niệm sai lầm.

Thế còn luật Khoáng sản?

Luật Khoáng sản, thoạt nghe thì rất tường minh đấy. Nhưng vấn đề hiện nay không phải là luật, mà là thể chế chung giữa cơ quan quản lý nhà nước trung ương và cơ quan quản lý cấp tỉnh. Hai cơ quan đó hiện nay có sự chia sẻ quyền lực, gây tâm lý tỉnh nào cũng muốn là một vương quốc. Khi đó, các địa phương đua nhau xây dựng khu công nghiệp, cảng, nhà máy đường, xi măng... Mạnh ai nấy làm. Trong khi đó, điều quan trọng nhất ở các địa phương là phát triển nông nghiệp, giáo dục... lại bị bỏ quên, lỡ dở.

Rồi chuyện Đà Nẵng có cảng, Quy Nhơn cũng đòi có cảng...

Có rất nhiều những ví dụ như thế. Người ta cứ đua nhau làm mà quên mất thực chất, vùng đó có tiềm năng gì.

"Rừng vàng biển bạc" - không ru ngủ được dân nữa rồi

Ông có cho rằng, các nước lệ thuộc vào tài nguyên thì không phát triển lên được, còn những nước không có tài nguyên thì họ chú trọng vào nguồn lực con người?

Mỗi quốc gia mỗi khác. Tuy nhiên, không phải vì không có tài nguyên mà một đất nước phát triển. Nhật Bản, Hàn Quốc phát triển được vì nó được quản lý tốt. Nếu có tài nguyên thì nó còn phát triển vượt bậc nữa.

Cũng nên hiểu đó là cách nói không đồng ý với việc quản lý tài nguyên hiện nay: Mình có tài nguyên mà không biết sử dụng.

Bây giờ người dân cũng chán các bài ru ngủ  kiểu "rừng vàng biển bạc" rồi, vì họ không thấy được lợi gì nhiều. Như chuyện dầu khí chẳng hạn, trước mình nhìn nó ghê gớm lắm, thế nhưng, bây giờ ai cũng hiểu, muốn có dầu, chúng ta phải chìa vai ra cùng gánh.

Thời kì dùng tài nguyên để ru ngủ đã qua rồi.

Một số người cho rằng trong bối cảnh hiện nay nên tạm dừng khai thác tài nguyên để đầu tư vào con người...

Có tài nguyên trong tay thì mình cứ khai thác, nhưng phải thay đối phương cách quản lý.

Các cơ quan quản lý cứ việc quản lý, còn thực hiện hoạt động sản xuất thì để các công ty làm. UBND tỉnh thì lo việc giáo dục, nông nghiệp đi. Còn công nghiệp thì để các tổng công ty làm theo hệ thống từ trên xuống dưới, theo luật. Cứ lo làm đúng luật là tốt rồi.

Mà công ty ra công ty, công ty tư nhân - chứ không phải là công ty do các lãnh đạo quản lý đặt ra. Còn việc của các cơ quan nhà nước là kiểm tra, giám sát.

Đó có phải là điểm khó nhất?

Là cái bế tắc nhất, cần phải quyết vấn đề vĩ mô hơn.

Tất cả vấn đề dồn đến mức buộc người ta phải xem đến vấn đề vĩ mô, chứ không phải vi mô nữa. Cấp vi mô đã bàn cãi nhau chán rồi, và bế tắc rồi.

Nhà khoa học muốn có quan điểm thì phải đứng một chỗ,  tránh mọi áp lực. Nó bao gồm việc tránh áp lực trên phương diện quản lý, cũng như áp lực kĩ thuật và cả áp lực của cấp trên.

Khi nghiên cứu phải tránh hết các áp lực, chọn quan điểm khoa học mà làm. Còn nếu một nhà khoa học phát biểu mà luôn dưới ảnh hưởng của các ông này ông kia thì không được.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty