TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, November 21, 2009

Vụ lập quỹ đen ở nông trường Sông Hậu: Bản án có “tâm phục, khẩu phục”?

Thứ Bảy, 21/11/2009, 10:41 (GMT+7)
Vụ lập quỹ đen ở nông trường Sông Hậu: Bản án có “tâm phục, khẩu phục”?
TT (Cần Thơ) - Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ lập quỹ trái phép ở Nông trường Sông Hậu đã khép lại, nhưng dư luận vẫn còn nhiều băn khoăn trước bản án 8 năm tù đối với bà Trần Ngọc Sương - nguyên giám đốc nông trường. Các luật sư bào chữa cho bà đều bày tỏ quan điểm không đồng tình với phán quyết của tòa.

Trong khi đó, dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng không ít người vẫn tỏ ra “thương cô Ba Sương tốt bụng”.


Bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa sơ thẩm (tháng 8-2009) - Ảnh: P.Nguyên
Bà Sương không phạm tội lập quỹ trái phép?
Theo luật sư Nguyễn Đăng Trừng - chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, đại biểu Quốc hội, người bào chữa cho bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa phúc thẩm, bản án 8 năm tù đối với bà Sương là không thỏa đáng. Tại phiên tòa, các luật sư đã cùng phân tích nhiều điểm mấu chốt của vụ án, đề nghị hội đồng xem xét nhưng những kiến nghị này bị tòa bác bỏ.
Luật sư Trừng nói: “Theo tôi, cần đặt vụ việc vào giai đoạn lịch sử thành lập, hoạt động của Nông trường Sông Hậu. Nông trường đã hình thành từ năm 1979, ngay từ khi cha bị cáo Sương là ông Trần Ngọc Hoằng điều hành nông trường. Từ thời điểm đó, nguồn quỹ này được hình thành.
Đó là quỹ công đoàn, sử dụng cho ba lợi ích. Đến giai đoạn của bị cáo Sương điều hành nông trường, nguồn quỹ đó tiếp tục duy trì, ai cũng biết, không phải giấu giếm gì. Làm sao mà trong từng ấy năm các cơ quan chức năng không biết, không xử lý mà để đến bây giờ mới đem bà Sương ra quy trách nhiệm? Xử lý bà Sương về tội “lập quỹ trái phép” trong khi bà không phải là người lập ra quỹ ấy là chưa chuẩn xác. Bản thân bị cáo cũng không hề sử dụng bất cứ đồng nào từ nguồn quỹ ấy để chi xài riêng cho bản thân mình. Tất cả khoản chi đều là cho nông trường: tiếp khách, ma chay, trợ cấp, tìm đối tác...”.
Luật sư Trừng cho biết điểm mấu chốt thứ hai của vụ án là hậu quả do việc lập quỹ trái phép ấy gây ra. Kết luận giám định về thiệt hại của vụ án đã gây ra nhiều bức xúc cho các bị cáo trong vụ án. Bị cáo Sương đã khiếu nại về kết luận giám định này. Về nguyên tắc, kết luận giám định cũng chỉ là một trong các chứng cứ, tài liệu để hội đồng xét xử xem xét trong quá trình giải quyết vụ án.
Khi kết luận giám định còn nhiều khúc mắc, các bị cáo, luật sư không đồng tình, đề nghị giám định viên ra tòa để tham gia thẩm vấn thì lẽ ra hội đồng xét xử phải chấp nhận đề nghị này. Tuy nhiên, tất cả yêu cầu đều bị tòa sơ thẩm và phúc thẩm từ chối.
“Nông trường Sông Hậu là một điển hình của mô hình kinh tế trong thời kỳ đổi mới, đã hai lần được phong danh hiệu anh hùng. Nếu cho rằng giám đốc Trần Ngọc Sương có sai phạm trong quản lý, điều hành nông trường thì cơ quan tố tụng phải đưa ra được các chứng cứ để chứng minh. Nếu bà Sương có vi phạm gì thì cũng không phải là tội lập quỹ trái phép.
Với tư cách là luật sư tham gia bào chữa cho bà Trần Ngọc Sương, tôi cho rằng bản án 8 năm tù của TAND TP Cần Thơ với bà Sương là không chính xác, không đúng người đúng tội, xử oan cho bị cáo” - luật sư Trừng kết luận.
Có công thì khen, có tội thì xử

Ông Huỳnh Văn Minh (74 tuổi, ở ấp 3, xã Thới Hưng) cho biết gia đình ông gồm 10 người lớn nhỏ, có cả đứa cháu ngoại cùng ký tên xin giảm án cho cô Ba Sương.
“Gia đình tôi nghèo không có đất sản xuất và được Nông trường Sông Hậu cho hợp đồng sản xuất 2,5ha đất trồng lúa. Bây giờ có nhà cửa, con cháu đều được ăn học, không đứa nào phải bỏ xứ đi làm mướn khổ ải.
Cô Ba lo đất rồi phân giống, kỹ thuật, đưa máy cày máy xới vào ruộng giúp chúng tôi bớt cực khổ và được mùa hằng năm. Tui thương cho cô Ba Sương, người tốt bụng và giỏi giang lại bị án tù” - ông Minh nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại ngày 20-11, ông Phạm Thanh Vận - phó bí thư thường trực Thành ủy Cần Thơ - nói:
- Các cơ quan pháp luật của TP Cần Thơ đã làm đúng theo quy định, mức án mà tòa tuyên xử đối với chị Ba Sương như vậy là đã có tình có lý rồi. Ra tòa là quyền quyết định của tòa, Thành ủy không can thiệp gì cả.
* Ông đánh giá thế nào về hoạt động của Nông trường Sông Hậu thời gian qua?
- Chuyện hoạt động của Nông trường Sông Hậu lâu nay nhiều lãnh đạo đã đánh giá rồi, tôi không nhắc lại. Tuy nhiên có công thì khen thưởng xứng đáng, có tội thì phải xử lý thôi. Chúng tôi đã báo cáo đầy đủ quá trình hoạt động và những sai phạm của giám đốc Nông trường Sông Hậu với Ban Bí thư và các cơ quan trung ương rồi.
* Ông có nhận được đơn của 110 nông trường viên gửi lãnh đạo Thành ủy Cần Thơ xin đi tù thay cho bà Sương không?
- Có! Sau khi nhận đơn, Thành ủy đã chuyển cơ quan tư pháp của thành phố rà lại xem có phải thực tế là do dân viết không, có căn cứ pháp lý không, hay do ai xúi giục họ viết đơn.
* Thế còn văn bản kiến nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam gửi các vị lãnh đạo cơ quan pháp luật trung ương đề nghị xem xét vụ án ở Nông trường Sông Hậu và việc truy tố bà Sương?
- Cái này tôi chưa nhận được và anh em tòa án cũng chưa báo với chúng tôi.
NHÓM PV

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty