TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, September 8, 2009

Hue_DaNang_TayNguyen_SaiGon cùng nhau ngập nước

TT-Huế: Lũ dâng từng phút, lụt có thể lớn hơn năm 1999

Cập nhật lúc 09:28, Thứ Ba, 16/10/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Mưa lớn diện rộng từ đêm qua khiến lũ trên các sông lên rất nhanh, đều vượt báo động 3. Bảy xã của huyện Quảng Điền đã bị cô lập hoàn toàn; có khu dân cư ngập sâu 2,5m. Nhiều tuyến đường chìm dưới nước hơn 1m; giao thông tê liệt.

>> TT-Huế: 35 xã phường ngập 0,5-1,5m, không thể vào rốn lũ

Đường Nguyễn Huệ (TP Huế) đã ngập sâu trong nước. Ảnh chụp lúc 6 giờ sáng.

Đường Đống Đa (TP.Huế) sáng 16/10.

Đến 6h sáng nay (16/10), mực nước trên sông Hương tại trạm Kim Long đã lên đến 2,78m, xấp xỉ báo động 3. Như vậy, chỉ trong vòng 10 giờ đồng hồ, lũ trên sông Hương đã dâng thêm gần 1,5m.

9h sáng cùng ngày,
lũ trên sông Hương là 3,24m (vượt báo động 3 là 0,24m). Nước từ thượng nguồn vẫn đổ về với cường độ chóng mặt.

Tại sông Bồ, mực nước đã xấp xỉ báo động 3 là 4,34m. Đầu nguồn sông Bồ, lượng mưa lên đến 375 mm, nước lũ đang dâng rất nhanh.

Lũ cuồn cuộn đổ về lúc 6h ngày 16/10.
Lũ cuồn cuộn đổ về lúc 6h ngày 16/10.

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn TT-Huế, mực nước trên sông Hương sẽ tiếp tục dâng nhanh. Đến trưa nay (16/10), mực nước trên sông Hương sẽ là 3,5m (vượt báo động 3 là 0,5m). Có khả năng sẽ lên đạt đỉnh là 4,5m vượt báo động 3 là 1,5m. Đây là một trận lụt rất lớn tại TT-Huế.

Nhà dân ngập 2,5m, đèo sạt, giao thông tê liệt

Lũ đã ngập nhà dân lúc 7h sáng tại Huế.
7h sáng: TP. Huế ngập gần 1m.
Lũ đổ về trong đêm rất nhanh nên đến sáng sớm nay (16/10), cả xã Phú Hải và Phú Mậu huyện Phú Vang chìm trong hơn 1m nước.

Đến 10h sáng cùng ngày, 7 xã huyện Quảng Điền đã bị cô lập hoàn toàn, có khu dân cư ngập sâu 2,5m.

Riêng tại xã Phong Mỹ (đầu nguồn sông Ô Lâu), hồ chứa nước Quao đã dâng qua đập tràn 0,9m. Xã đã tổ chức di chuyển 20 hộ dân tại khu vực nguy hiểm quanh hồ, sẵn sàng di dời 150 hộ dân đang bị ngập sâu.

Tại TP.Huế từ 2h sáng nay (16/10), một số tuyến đường nội thành đã ngập từ 0,5 đến 1m. Những đợt gió mạnh trong cơn mưa đã bẻ gãy một số cây xanh.

Đường phố Huế đã thành sông.
Đường phố Huế thành sông.
Đêm qua, tại đèo La Hy trên đường 14B, mưa lớn đã gây sạt lở nghiêm trọng, với khối lượng đất đá khoảng 5.000m3, gây ách tắc giao thông toàn tuyến. Giao thông từ huyện miền núi Nam Đông về Huế tê liệt hoàn toàn.

Sáng nay, Quốc lộ 49B đã ngập nhiều đoạn từ 0,3 - 0,5m; các tỉnh lộ 10A, 10B đều bị ngập từ 0,3 - 1m. Giao thông hoàn toàn bị tắc nghẽn.

Sáng nay, ngành giao thông đã huy động lực lượng công nhân và phương tiện xe máy để thông đường.

Thuyền cứu hộ đã sẵn sàng lên đường! Ảnh chụp lúc 6h sáng.
Thuyền cứu hộ đã sẵn sàng lên đường! Ảnh chụp lúc 6h sáng.
Theo báo cáo nhanh của UB Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh TT-Huế, từ 4h sáng nay, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế đã chỉ đạo chính quyền các địa phương triển khai lập tức các phương án phòng chống lũ, chuẩn bị mọi lực lượng và phương tiện để di dân các vùng thấp trũng về nơi an toàn, bảo đảm an toàn tối đa tính mạng của nhân dân.

Song song đó, tỉnh chuyển gấp lên huyện miền núi A Lưới 20 tấn gạo, 2 tấn muối dự phòng trong lũ dân sẽ thiếu đói.

Ông Phan Thanh Hùng - Chánh văn phòng UB Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh TT-Huế cho biết: “Nước còn tiếp tục dâng cao; có thể lũ năm nay sẽ lớn hơn năm 1999. Hiện Ban phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đang tích cực chuẩn bị di dời dân ở các vùng thấp trũng, ven sông, nhất là ở ven sông Bồ và hạ lưu sông Hương. Để chủ động đón lũ lớn, lương thực, thực phẩm, y tế, xăng dầu đều đã được chuẩn bị kỹ”.


Cả tỉnh TT-Huế đang dồn sức đối phó một trận lũ lớn!

a
Phố xá chìm trong nước từ sáng sớm. Ảnh: Hoàng Vũ
a
Lội bì bõm buổi sáng, không ngờ mấy giờ sau nước đã đến thắt lưng. Ảnh: Hoàng Vũ
  • Kỳ Nhân - Hoàng Táo - Đăng Khoa

Sạt lở dốc Kiền, cô lập các huyện miền núi Quảng Nam

Cập nhật lúc 06:20, Thứ Ba, 08/09/2009 (GMT+7)
,

- Mưa lớn kéo dài trong những ngày qua đã gây sạt lở gây ách tắc nhiều tuyến giao thông huyết mạch, cô lập một số huyện miền núi của tỉnh…

Tuyến đường huyết mạch nối TP. Đà Nẵng lên các huyện vùng cao Đông Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam bị sạt lở nặng gây ách tắc giao thông trong những ngày qua.

Dốc Kiền bị sạt lở, tắc nghẽn giao thông Từ Đà Nẵng lên các huyện vùng cao Đông Giang và Tây Giang, Quảng Nam  trong những ngày qua.
Dốc Kiền bị sạt lở, tắc nghẽn giao thông Từ Đà Nẵng lên các huyện vùng cao Đông Giang và Tây Giang, Quảng Nam trong những ngày qua.

Chiều tối ngày 7/9, ngay đoạn dốc Kiền trên tuyến đường ĐT 604 thuộc địa bàn TP. Đà Nẵng đã bị sạt lở một đoạn dài hơn 500m. Ước tổng khối lượng đất đá sạt lở vùi lấp đoạn đường này lên đến hàng chục nghìn m3.

Lực lượng ứng trực đã dùng các phương tiện cơ giới giải phóng lượng đất đá vùi lấp. Đến khoảng 19 giờ tối cùng ngày mới thông được đường công vụ. Tuy nhiên, giao thông vẫn còn bị ách tắc.

Sạt lở tại dốc Kiền gây khó khăn cho giao thông
Sạt lở tại dốc Kiền gây khó khăn cho giao thông.

Ngay cơn mưa đầu tiên ngày 3/9 đã bắt đầu gây sạt lở đoạn đường này. Anh Trần Đức Song có việc gấp từ Đà Nẵng phải lên xã Ba, huyện Đông Giang ngay trong đêm 3/9 bằng xe gắn máy. Khi đến đoạn đường dốc Kiền, anh xuống xe dắt qua, bất ngờ một mảng đất đá đổ ập xuống. Rất may anh Song bỏ chạy kịp, còn xe máy và một số đồ dùng cá nhân bị đất vùi lấp.

Chiều ngày 7/9, đoàn khảo sát của UBND huyện Đông Giang do ông Đỗ Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện từ hiện trường về cho biết qua điện thoại, hiện trên đỉnh dốc Kiền đã xuất hiện nhiều vết nứt. Vì vậy nguy cơ sạt lở trong những ngày đến là điều khó tránh khỏi.

Do tuyến đường huyết mạch từ Đà Nẵng lên các huyện vùng cao Đông Giang bị ách tắc, hàng hoá không lưu thông được nên các mặt hàng nhu yếu phẩm tại hai huyện miền núi Đông Giang và Tây Giang đang bắt đầu tăng giá.

Nhiều người dân ở huyện Đông Giang và Tây Giang cho biết, vật giá đã bắt đầu leo thang trong mấy ngày qua. Khi đường chưa bị sạt lở, giá gạo tại huyện Đông Giang đã tăng từ 6,5 nghìn đồng lên 8,5 nghìn đồng trong những ngày qua.

Các đơn vị thi công đang tập trung khắc phục để thông xe tuyến đường huyết mạch này.

DOC KIEN 3.jpg
Một đoạn đường sạt lở tại dốc Kiền, gây ách tắc hoàn toàn giao thông.

Hiện các huyện miền núi phía tây của tỉnh Quảng Nam đang đi đường vòng qua đường Hồ Chí Minh về quốc lộ 14A. Tuy nhiên, trên tuyến đường Hồ Chí Minh cũng đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở có nguy cơ ách tắc giao thông.

Hai huyện miền núi cao Đông Giang và Tây Giang đang có nguy cơ bị cô lập trong những ngày tới.

  • Hoàng Anh
Trung tâm TP.HCM rối loạn vì ngập nước
Cập nhật lúc 21:21, Thứ Sáu, 01/08/2008 (GMT+7)

- Mưa như trút nước kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ vào chiều tối 1/8 làm trung tâm TP.HCM rối loạn. Hầu hết các con đường đổ về trung tâm đều ngập nước. Hệ thống thoát nước “tê liệt”.

Dường như nước từ mọi nơi đều tập trung đổ dồn về trung tâm thành phố”- nhiều người đang trú mưa trước mái hiên Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn nhận xét.

Đứng lên ghế chờ xe buýt. Ảnh: Trần Duy

Ở Q.1, các con đường rất hiếm khi xảy ra ngập như đường Phạm Hồng Thái, Trương Định (Q.1), Lê Lai, Lê Lợi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur... nước ngập sâu hơn nửa bánh xe, có nơi đo được 40-50cm, nhất là đoạn đường gần khách sạn New World, ngã ba Trương Định - Phạm Hồng Thái.

Hàng dài người lội bì bõm dắt theo những chiếc xe gắn máy bị chết máy. Nhiều xe hơi loại nhỏ cùng chung số phận. Xe hơi nằm dày đặc nhích từng chút một trên đường Lê Lai, Lê Lợi. Các hộ kinh doanh phải dùng thau, xô để tát nước ra ngoài. Những hành khách đón xe buýt cuối ngày phải trèo lên ghế để đợi xe.

Ngập nước trên đường Lê Lợi. Ảnh: Trần Duy

Vòng xoay công viên Quách Thị Trang, trước cửa chợ Bến Thành, những vỉa hè trước các khách sạn sang trọng trên đường Lê Lai trở thành “bãi đổ” để người đi đường tấp lên lề sửa xe gắn máy.

Trên đường Hùng Vương, Kinh Dương Vương, 3 tháng 2, Lê Hồng Phong... nước ngập sâu phủ bằng vỉa hè và mặt đường. Nhiều người điều khiển xe gắn máy đã bất ngờ sập hố do không quan sát được đường và vỉa hè.

Giao thông tại nhiều ngã tư hỗn loạn, nhất là tại khu vực Kha Vạn Cân - QL13 (quận Thủ Đức), khu vực vòng xoay Cây Gõ, vòng xoay Hàng Xanh...

Nước lênh láng không thể phân biệt đâu là vỉa hè, đâu là đường. Ảnh: Trần Duy

Tình cảnh tương tự cũng xảy ra trên các con đường Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên Phủ, D2, D3, Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh); Trần Xuân Soạn (Q.7), Ngô Thời Nhiệm, Trần Quốc Thảo, Cao Thắng (Quận 3), Tô Hiến Thành, Sư Vạn Hạnh nối dài, Thành Thái (Q 10)... nước ngập sâu đến tận đầu gối.

Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, Phó phòng Dự báo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết một vài ngày tới, sẽ có mưa lớn vào chiều tối ở các tỉnh ven biển, TP.HCM, khu vực Đông Nam Bộ...

  • Trần Duy

TT-Huế: Lũ dâng từng phút, lụt có thể lớn hơn năm 1999

Cập nhật lúc 09:28, Thứ Ba, 16/10/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Mưa lớn diện rộng từ đêm qua khiến lũ trên các sông lên rất nhanh, đều vượt báo động 3. Bảy xã của huyện Quảng Điền đã bị cô lập hoàn toàn; có khu dân cư ngập sâu 2,5m. Nhiều tuyến đường chìm dưới nước hơn 1m; giao thông tê liệt.

>> TT-Huế: 35 xã phường ngập 0,5-1,5m, không thể vào rốn lũ

Đường Nguyễn Huệ (TP Huế) đã ngập sâu trong nước. Ảnh chụp lúc 6 giờ sáng.

Đường Đống Đa (TP.Huế) sáng 16/10.

Đến 6h sáng nay (16/10), mực nước trên sông Hương tại trạm Kim Long đã lên đến 2,78m, xấp xỉ báo động 3. Như vậy, chỉ trong vòng 10 giờ đồng hồ, lũ trên sông Hương đã dâng thêm gần 1,5m.

9h sáng cùng ngày,
lũ trên sông Hương là 3,24m (vượt báo động 3 là 0,24m). Nước từ thượng nguồn vẫn đổ về với cường độ chóng mặt.

Tại sông Bồ, mực nước đã xấp xỉ báo động 3 là 4,34m. Đầu nguồn sông Bồ, lượng mưa lên đến 375 mm, nước lũ đang dâng rất nhanh.

Lũ cuồn cuộn đổ về lúc 6h ngày 16/10.
Lũ cuồn cuộn đổ về lúc 6h ngày 16/10.

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn TT-Huế, mực nước trên sông Hương sẽ tiếp tục dâng nhanh. Đến trưa nay (16/10), mực nước trên sông Hương sẽ là 3,5m (vượt báo động 3 là 0,5m). Có khả năng sẽ lên đạt đỉnh là 4,5m vượt báo động 3 là 1,5m. Đây là một trận lụt rất lớn tại TT-Huế.

Nhà dân ngập 2,5m, đèo sạt, giao thông tê liệt

Lũ đã ngập nhà dân lúc 7h sáng tại Huế.
7h sáng: TP. Huế ngập gần 1m.
Lũ đổ về trong đêm rất nhanh nên đến sáng sớm nay (16/10), cả xã Phú Hải và Phú Mậu huyện Phú Vang chìm trong hơn 1m nước.

Đến 10h sáng cùng ngày, 7 xã huyện Quảng Điền đã bị cô lập hoàn toàn, có khu dân cư ngập sâu 2,5m.

Riêng tại xã Phong Mỹ (đầu nguồn sông Ô Lâu), hồ chứa nước Quao đã dâng qua đập tràn 0,9m. Xã đã tổ chức di chuyển 20 hộ dân tại khu vực nguy hiểm quanh hồ, sẵn sàng di dời 150 hộ dân đang bị ngập sâu.

Tại TP.Huế từ 2h sáng nay (16/10), một số tuyến đường nội thành đã ngập từ 0,5 đến 1m. Những đợt gió mạnh trong cơn mưa đã bẻ gãy một số cây xanh.

Đường phố Huế đã thành sông.
Đường phố Huế thành sông.
Đêm qua, tại đèo La Hy trên đường 14B, mưa lớn đã gây sạt lở nghiêm trọng, với khối lượng đất đá khoảng 5.000m3, gây ách tắc giao thông toàn tuyến. Giao thông từ huyện miền núi Nam Đông về Huế tê liệt hoàn toàn.

Sáng nay, Quốc lộ 49B đã ngập nhiều đoạn từ 0,3 - 0,5m; các tỉnh lộ 10A, 10B đều bị ngập từ 0,3 - 1m. Giao thông hoàn toàn bị tắc nghẽn.

Sáng nay, ngành giao thông đã huy động lực lượng công nhân và phương tiện xe máy để thông đường.

Thuyền cứu hộ đã sẵn sàng lên đường! Ảnh chụp lúc 6h sáng.
Thuyền cứu hộ đã sẵn sàng lên đường! Ảnh chụp lúc 6h sáng.
Theo báo cáo nhanh của UB Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh TT-Huế, từ 4h sáng nay, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế đã chỉ đạo chính quyền các địa phương triển khai lập tức các phương án phòng chống lũ, chuẩn bị mọi lực lượng và phương tiện để di dân các vùng thấp trũng về nơi an toàn, bảo đảm an toàn tối đa tính mạng của nhân dân.

Song song đó, tỉnh chuyển gấp lên huyện miền núi A Lưới 20 tấn gạo, 2 tấn muối dự phòng trong lũ dân sẽ thiếu đói.

Ông Phan Thanh Hùng - Chánh văn phòng UB Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh TT-Huế cho biết: “Nước còn tiếp tục dâng cao; có thể lũ năm nay sẽ lớn hơn năm 1999. Hiện Ban phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đang tích cực chuẩn bị di dời dân ở các vùng thấp trũng, ven sông, nhất là ở ven sông Bồ và hạ lưu sông Hương. Để chủ động đón lũ lớn, lương thực, thực phẩm, y tế, xăng dầu đều đã được chuẩn bị kỹ”.


Cả tỉnh TT-Huế đang dồn sức đối phó một trận lũ lớn!

a
Phố xá chìm trong nước từ sáng sớm. Ảnh: Hoàng Vũ
a
Lội bì bõm buổi sáng, không ngờ mấy giờ sau nước đã đến thắt lưng. Ảnh: Hoàng Vũ
  • Kỳ Nhân - Hoàng Táo - Đăng Khoa

Áp thấp nhiệt đới vẫn “nằm lì” trên biển

08/09/2009 0:38

Lũ tại các tỉnh Tây Nguyên đã vượt mức báo động 3

Cập nhật lúc 16:17, Chủ Nhật, 06/09/2009 (GMT+7)
,

– Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương, lũ trên các sông, suối thượng nguồn thuộc tỉnh Kon Tum, Gia Lai đang lên nhanh và đã vượt mức báo động 3 tới 1,44m.

Nơi nước lũ lên nhanh nhất là trạm Bmơrê, trên sông Ayôn. Tính đến 8h sáng 6/9, mực nước tại đây là 676,44m (trên mức báo động 3: 1,44m). Nơi có lượng mưa lớn nhất là Kon Tum: 97mm.

Mô tả ảnh.
Mưa lớn đã chuyển sang khu vực Tây Nguyên. Lũ trên sông, suối thượng nguồn khu vực này đang lên nhanh và đã vượt mức báo động 3 (Ảnh minh họa: VNN)

Trước tình hình này, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương đã có công điện yêu cầu các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên tiếp tục thực hiện chỉ đạo trong công điện khẩn ngày 3/9. Ngoài ra, các tỉnh này cần triển khai chỉ đạo phương án chống lũ theo cấp báo động; đề phòng lũ quét trên các sông, suối.

Toàn bộ dân cư và chủ các công trình ở khu vực vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối và vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, đặc biệt là các khu vực đang có diễn biến sạt lở cần được thông báo sớm nhất có thể để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn cho người, tài sản và công trình.

Miền Trung: Mưa giảm, thiệt hại tăng

Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương, cường độ mưa lũ ở các tỉnh miền Trung tạm thời đã giảm đáng kể. Tính đến sáng 6/9, lượng mưa đo được tại khu vực miền Trung phổ biến trong khoảng 30-80mm.

Một số nơi có lượng mưa cao hơn hẳn là Lý Sơn (Quảng Ngãi): 82mm; Nam Đông (Thừa Thiên Huế): 66mm; An Chỉ (Quảng Ngãi): 103mm; Ái Nghĩa (Quảng Nam): 96mm; Hội An (Quảng Nam): 81mm.

Mô tả ảnh.
Miền Trung thiệt hại nhiều do mưa lũ (Ảnh: Hải Châu)

Trong khi mưa giảm thì những thống kê về con số thiệt hại đã tăng thêm.

Tại Huế, đã có thêm một người chết do mưa lũ, nâng tổng số người thiệt mạng lên 2 người. Hiện nay, xác cả 2 người đã được tìm thấy.

Ngoài ra, đã có hàng ngàn học sinh của địa phương này không đến trường khai giảng được trong ngày 5/9. Sở Giáo dục Thừa Thiên - Huế đã lùi ngày khia trường đến ngày mai (7/9) để đảm bảo an toàn cho các em học sinh.

Còn tại Đà Nẵng cũng có một người thiệt mạng do mưa lũ. Nạn nhân là một học sinh, chết do trượt chân rơi xuống hố trong lúc lội nước.

Tại Quảng Ngãi, có 5 người bị thương nặng do sét đánh, 3 nhà bị sập, 73 nhà bị tốc mái hoàn toàn.

Về tình hình tàu thuyền: có 1 tàu của Quảng Ngãi bị mất tích chưa tìm được. Ngoài ta, Quảng Ngãi còn 3 tàu bị đánh chìm. Toàn bộ số người đi trên tàu đã được các tàu khác cứu vớt.

Áp thấp đang suy yếu nhưng có thể mạnh lại

Hồi 13 giờ ngày 6/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới còn cách bờ biển các tỉnh Quảng Ngãi – Bình Định khoảng 100 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: “Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới hầu như ít di chuyển và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Nhưng các tỉnh chưa thể hết cảnh giác vì áp thấp có thể mạnh lại”.

  • Cẩm Quyên


* Có khả năng hình thành những vùng áp thấp mới

Hôm qua, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) vẫn còn "nằm lì" trên biển. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, hồi 16 giờ ngày 7.9, ATNĐ cách bờ biển các tỉnh Quảng Ngãi - Bình Định khoảng 110 km về phía đông, sức gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.

Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ hầu như ít di chuyển hoặc di chuyển rất chậm theo hướng tây và ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi - Bình Định. Đến 16 giờ ngày 8.9, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 14,8 độ vĩ bắc; 109,8 độ kinh đông, vẫn mạnh cấp 6, giật cấp 7. Do ảnh hưởng của ATNĐ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi - Bình Định và phía tây nam quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Các tỉnh từ Quảng Trị - Bình Định có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Ngoài ra, khu vực giữa và nam biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận - Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và giông.

Theo nhận định của thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, phó phòng Dự báo - Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, thời tiết sẽ còn xấu ít nhất trong 3 ngày tới, do gió tây nam hoạt động mạnh, cùng với hoạt động rất mạnh của dải hội tụ nhiệt đới nằm vắt ngang từ vịnh Bengal (Ấn Độ Dương) qua khu vực miền Trung VN và khu vực giữa biển Đông, nối với cơn bão Dujuan ở ngoài khơi Tây Bắc Thái Bình Dương. Trong những ngày tới, gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam sẽ tạo hội tụ mạnh, có thể sẽ hình thành những vùng áp thấp mới trên biển. Do vậy, thời tiết trên biển sẽ còn rất xấu.

M.Vọng - Q.Duẩn


No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty