TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, September 12, 2009

'Mê cung' dưới hầm bộ hành gần 100 triệu USD

Với 12 cửa lên - xuống và vài chục biển chỉ dẫn, hầm đường bộ Ngã Tư Sở (Hà Nội) đang trở thành "mê cung" thách đố người đi bộ.

> Người đi bộ phớt lờ công trình triệu đô

Sáng 9/9, dòng phương tiện và người đi bộ tấp nập ngược xuôi qua nút giao thông Ngã Tư Sở (Hà Nội). Nhưng dưới hầm đường bộ chỉ lác đác vài người. Vừa định leo lên lối rẽ sang đường Láng, hai học sinh mặc đồng phục THPT giật mình trước tiếng quát của nhân viên trực bảo vệ do đi ngược đường. Ngơ ngác hỏi lại, cuối cùng đôi bạn trẻ đành quay lại theo hướng tay người bảo vệ.

Hai phút sau cũng tại vị trí này, một phụ nữ đi xe đạp ngược chiều, sau khi được bảo vệ "nhắc nhở" cũng quay xe đi hướng khác.Nhân viên trực bảo vệ hướng dẫn khách qua đường. Ảnh: Xuân Tùng

Đã đi vài lần qua đường hầm nhưng chị Nguyễn Mai Loan, quê Vĩnh Phúc vẫn "toát mồi hôi" khi tìm lối lên đường Láng. "Tôi đã nhiều lần đi qua đường hầm nhưng rất khó xác định vì quá nhiều lối lên - xuống. Đi lên rồi lại đi xuống vì nhầm", chị Loan nói.

Dẫn cháu đi xuyên qua đường hầm từ cửa Trường Chinh sang chợ Ngã Tư Sở, ông Trọng (phố Trường Chinh, Hà Nội) tỏ ra khá thông thạo đường hầm khi liên tiếp chỉ dẫn cho những người đi sai. "Tôi cũng chẳng thông thạo gì, trước đây tôi cũng như họ xuống rồi chẳng biết lối nào mà đi nhưng xuống nhiều thành quen".

Theo quan sát, dưới đường hầm có rất nhiều bảng chỉ dẫn được đặt giữa đường, đầu các cửa lên xuống. Mặc dù được bố trí dày đặc, khoảng 20m lại có vài biển nhưng khách bộ hành rất khó xác định lối lên do có nhiều biển chỉ dẫn trùng hướng. Đó là chưa kể thi thoảng còn xuất hiện những tấm biển cấm đi ngược chiều gây khó khăn cho người sử dụng.

Đứng trước tấm biển "Trường Chinh - Tây Sơn" và "Trường Chinh, Nguyễn Trãi, Láng" Hoa, sinh viên đại học Công Đoàn phân vân không biết đi thế nào. Cuối cùng cô đành nhờ sự hướng dẫn của nhân viên trực bảo vệ.

"Tôi muốn lên đường Trường Chinh mà có biển chỉ dẫn rẽ phải, biển lại chỉ dẫn đi thẳng. Như vậy thì đánh đố người đi đường", chị Hoa nói.

Chỉ có một hướng Trường Chinh nhưng biển thì rẽ phải, biển thì đi thẳng. Trong ảnh, nhân viên trực bảo vệ đang giải thích đường đi cho khách. Ảnh: Xuân Tùng

30 phút tại đường hầm này, phóng viên chứng kiến hàng chục trường hợp khách loay hoay tìm lối lên. Nhiều người, đứng trước những bảng chỉ dẫn do không phân biệt được đành nhờ đến sự trợ giúp của nhân viên trực bảo vệ. Không ít người đi lên nhưng sau ít phút đành quay lại hầm.

Là người thường xuyên qua hầm bộ hành Ngã Tư Sở, bạn Như Dũng chia sẻ: "Lần nào đi xuống hầm Ngã Tư Sở tôi cũng bị lạc lối. Sao họ không làm mấy cái biển kiểu như ở sân bay, rất thuận lợi. Hành khách chỉ việc nhìn vào sơ đồ rồi định vị vị trí để đi".

Anh Nguyễn Văn Lập, Công ty Công trình giao thông 3, trực bảo vệ thừa nhận, nếu không có người hướng dẫn thì giao thông trong đường hầm sẽ hỗn loạn. Hầu hết khách dù lần đầu hay đã đi nhiều lần đều phải nhờ đến sự hướng dẫn của anh. "Tôi được cử xuống đây để trực bảo vệ nhưng hầu như chỉ có mỗi việc chỉ đường cho khách bộ hành", anh Lập nói.

Anh Lập cho biết, vì đường hầm dài và đi theo vòng tròn, lại có nhiều lối lên xuống cho nên công ty luôn bố trí 3 ca trực 24/24, mỗi ca gồm 2 người. Một người kiểm soát chung bằng hệ thống camera, người còn lại đi thường xuyên trong hầm để hướng dẫn người dân và bảo vệ an ninh trật tự.

Theo anh Lập, nếu cứ thuần túy đi theo các bảng chỉ dẫn vẫn đi đúng đường nhưng có thể là muốn lên bên trái đường Trường Chinh giáp với Tây Sơn thì lại lên vào bên phải giáp với Nguyễn Trãi. "Do trong đường hầm nhiều lối lên - xuống, người qua đường cần nhìn kỹ biển để đi cho đúng", anh Lập nói.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Trần Danh Lợi, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, các biển được treo trong đường hầm là theo thiết kế của nhà thầu Nhật Bản từ khi xây dựng công trình.

"Nếu người dân phản ánh có rắc rối trong bảng chỉ dẫn, hướng đi, chúng tôi sẽ tập hợp và điều chỉnh cho phù hợp", ông Phó giám đốc Sở nói.

Hầm bộ hành Ngã Tư Sở dài gần 500 m, gồm 4 cửa lên - xuống ở 4 góc đường Nguyễn Trãi, Trường Chinh, Láng, Tây Sơn. Mỗi cửa lại gồm 3 lối lên - xuống dành cho người đi bộ, xe đạp lên và xe đạp xuống.

Hầm được đưa vào sử dụng từ năm 2007, với chiều dài 500 mét với tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng.

Xuân Tùng

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty