TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, August 9, 2009

Vũ khí hạt nhân Trung Quốc

Hình một lần thử tên lửa của Trung Quốc năm 1996-hình AP

Một báo Trung Quốc nói giới chuyên gia quân sự nước này đã đạt được đồng thuận về chiến lược mới về nguyên tắc trả đũa bằng vũ khí hạt nhân.

Theo báo cuối tuần Nam Phương ra ở Quảng Đông gần đây, giới nghiên cứu quân sự Trung Quốc cho rằng học thuyết "Phản công hạn chế" có từ năm 1964 cần phải được xem xét lại.

Họ đề nghị tăng cường hệ thống cảnh báo sớm và làm rõ hơn khả năng để quân đội Trung Quốc "phản công tự vệ" thật nhanh chóng.

Bài báo cho rằng sau khi Trung Quốc thử thành công vũ khí nguyên tử năm đó, các nhà lãnh đạo duy trì nguyên tắc không tấn công trước bằng tên lửa hạt nhân.

Đó cũng là quan điểm phổ biến trên thế giới vào thập niên 1960-70 cho rằng vũ khí hạt nhân chủ yếu có tác dụng răn đe, phòng ngừa chứ không phải đem ra sử dụng.

Vẫn theo bài báo, lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, khi phát biểu về chiến lược cho ngành tên lửa và pháo binh Trung Quốc tháng 5/1984, đã nhấn mạnh nguyên tắc này một lần nữa.

Từ đó tới gần đây, dù cách dùng từ có khác đôi chút, Trung Quốc vẫn chỉ duy trì khả năng "Phòng ngừa có hiệu quả" (effective deterrence).

Vành đai vũ khí hạt nhân lớn nhất và dày đặc nhất thế giới đang bao vây quanh Trung Quốc

Tướng Bành Quang Khiêm

Nhưng nay, giới quan sát tại Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ và Nga (dưới thời Putin) đã thay đổi cách nhìn và chuyển sang nguyên tắc ‘đánh phủ đầu’ (pre emption).

Bài báo nói tháng 10/2005, trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Donald Rumsfeld, Tướng Tĩnh Chí Viễn, Tư lệnh Pháo binh Trung Quốc đã giải thích tư duy chiến lược hạt nhân của phía mình.

Những gì ông phát biểu được hoàn chỉnh thành một chiến lược vũ khí nguyên tử cho Trung Quốc hiện nay.

Năm 2008, tài liệu của Trung Quốc công bố đã thay đổi chiến lược hạt nhân thành “tự vệ”.

Theo lời trích trên báo Nam Phương bản 17/06/2009 nhưng nay mới được giới quan sát Phương Tây tìm ra và chuyển ngữ sang tiếng Anh thì Trung Quốc giao cho lực lượng tên lửa và pháo binh của họ nhiệm vụ gồm hai kỳ đoạn:

Thứ nhất, nếu Trung Quốc bị đe dọa bằng vũ khí nguyên tử thì lực lượng của họ “sẽ chuyển sang tình trạng báo động, sẵn sàng phản công bằng vũ khí hạt nhân nhằm cảnh cáo, răn đe kẻ thù trước việc định dùng vũ khí hạt nhân tấn công Trung Quốc”.

Nhưng nếu Trung Quốc bị tấn công hạt nhân, thì “lực lượng tên lửa-pháo binh của Trung Quốc sẽ phóng vũ khí hạt nhân đáp trả̉".

Cuộc phản công của họ sẽ được thực hiện cùng lúc hoặc độc lập với vũ khí hạt nhân của các quân binh chủng khác.

Vì sao thay đổi?

Chuyển biến trong tư duy quân sự Trung Quốc về vũ khí hạt nhân, như bài báo giải thích, đến từ cách họ nhận định tình hình quốc tế và nghiên cứu các cuộc chiến trước đây.

Tên lử Agni của Ấn Độ-hình AP năm 1999

Việc Ấn Độ tăng cường quân sự khiến Trung Quốc hết sức quan tâm

Bài báo cũng nói tình hình bán đảo Triều Tiên “đang diễn biến xấu nhanh chóng và có vẻ như một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân lớn ở vùng Đông Bắc Á là không tránh khỏi”.

Trang Nam Phương trích lời Tướng Bành Quang Khiêm của Quân đội Trung Quốc cho rằng hiện nước này đã bị “bao vây bởi vành đai dày đặc về vũ khí hạt nhân”, với con số ước tính khoảng 22.530 đầu đạn.

Mặt khác, tổng kết kinh nghiệm các cuộc chiến giữa Trung Quốc với Ấn Độ (1964) và với Việt Nam (1979) nhà nghiên cứu, Giáo sư Vệ Quốc An cho đó là các cuộc “phản công tự vệ” (defensive counterattack).

Theo ông, cách đặt vấn đề như thế có thiếu sót, cũng như cách hiểu thế nào là “chiến tranh phòng ngừa”.

Mặt khác, Trung Quốc cũng cho rằng sau khi Hoa Kỳ đưa ra chương trình lá chắn hỏa tiễn, hiệu quả của các tên lửa đạn đạo (ICBM) không còn được như trước.

Họ tin rằng hệ thống chống hỏa tiễn do Mỹ triển khai tại Tây Thái Bình Dương có khả năng dễ dàng bắt được tên lửa đạn đạo vừa phóng lên, khi trong chu kỳ bay chậm.

Hơn nữa, giới nghiên cứu quốc phòng Trung Quốc cũng thừa nhận nước này chưa có các vệ tinh cảnh báo sớm trước tấn công của tên lửa (missile early-warning satellites).

H ọ cũng lo ngại rằng Hoa Kỳ với thuyết đánh phủ đầu hoặc tấn công phòng ngừa sẽ có thể ra tay trước bằng vũ khí tên lửa, một khi mục tiêu của Mỹ, có thể chỉ cần hàng không mẫu hạm bị “đe dọa” mà thôi.

Bằng cách nâng cấp học thuyết chiến tranh hạt nhân lên một bậc, Trung Quốc, như lời một chuyên gia từ Đại học Quốc phòng nói với báo Nam Phương, Trung Quốc phải làm rõ rằng nước này sẵn sàng “trả đũa bằng vũ khí nguyên tử một khi bị tấn công”.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty