TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Sunday, November 29, 2009

Tiền Việt Nam sẽ tiếp tục mất giá


Friday, November 27, 2009 Bookmark and Share



medium_VN_93428713_dollar.jpg




Hình bên: Nhân viên một chi nhánh ngân hàng thương mại ở Hà Nội đếm đô la trong một dịch vụ thường lệ. Ngân Hàng Nhà Nước phá giá đồng nội tệ 5.4% ngày Thứ Tư vừa qua dù hai tuần trước đó vẫn cả quyết là không phá giá. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)

Financial Times: Vừa phá giá, vừa tăng lãi suất là ‘phá hoại’

HÀ NỘI (TH) - Vật lộn với nhiều nỗi khó khăn từ sụt giảm xuất cảng và thiếu hụt ngoại tệ, Việt Nam đã phải đánh sụt giá đồng tiền, giới chuyên gia kinh tế tin rằng nó là con dao hai lưỡi chưa biết sẽ giúp vực dậy nền kinh tế hay không.
Có sự nhận định cho rằng tiền đồng sẽ còn mất giá thêm 10% trong khoảng một năm nữa trên mặt hối suất chính thức.
Hôm 25 Tháng Mười Một vừa qua, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam loan báo tăng lãi suất căn bản từ 7% lên thành 8%, sau khi thấy lạm phát tăng nhanh sáu tháng qua.
Bản tin của tờ Financial Times hôm 26 Tháng Mười Một viết rằng, vừa phá giá tiền đồng, lại vừa tăng lãi suất, là “hành động có thể được xem như phá hoại,” “một sự trợ giúp thô bạo cho giới xuất khẩu trong khi gây phương hại cho tất cả mọi người còn lại.”
Hành động đánh sụt giá đồng nội tệ đã đưa ra dù chỉ hai tuần lễ trước đó và nhiều lần khác, Nguyễn Văn Giàu, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước đã cam kết là không phá giá đồng tiền. Tỉ giá chính thức liên ngân hàng từ 17,034 đồng ăn một đô la đã bị đẩy lên thành 17,961 đồng ăn một đô la, tức đồng bạc mất giá 5.4%.
Không chỉ một mình ông Giàu khẳng định không phá giá, nhưng rồi làm ngược lại điều mình cam kết. Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, cũng nói tương tự, rằng không phá giá, mà chỉ “điều chỉnh linh hoạt.”
Cùng với hành động hạ thấp giá trị đồng bạc, Nguyễn Văn Giàu buộc các công ty xuất cảng có nhiều ngoại tệ phải bán lại cho nhà nước. Ðiều này chứng tỏ ngoại tệ dự trữ của Việt Nam đã xuống tới mức báo động sau nhiều tháng can thiệp bằng ngoại tệ để chống đỡ cho đồng nội tệ.
Các công ty ở Việt Nam, theo một số ước lượng, đang ôm giữ khoảng $10.3 tỉ USD trong khi dự trữ ngoại hồi của nhà nước bây giờ chỉ còn khoảng $16.5 tỉ USD so với khoảng $22 tỉ USD lúc đầu năm.
“Trên thị trường chợ đen, giá đô la hạ nhiệt chút ít. Nhưng hành động của Ngân Hàng Nhà Nước có đem lại hiệu quả hay không, bây giờ còn quá sớm để kết luận.” Một viên chức ngân hàng yêu cầu giấu tên phát biểu.
Nhà nước Việt Nam đặt chỉ tiêu tăng trưởng 5% cho năm nay, mức tăng trưởng thấp nhất trong mấy năm gần đây. Việt Nam gượng lại chậm nhất so với các nước Á Châu khác trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng nhắm giới hạn lạm phát ở mức 7% cho năm nay trong khi năm ngoái lạm phát tới 23% khiến đa số dân chúng khốn đốn.
Hôm Thứ Năm, chứng khoán sụt điểm 4.1%, hậu quả của những hoài nghi chính sách tiền tệ nhà nước tiếp theo sụ phá giá đồng bạc.
“Nhiều nhà đầu tư (chứng khoán) không biết những gì sẽ xảy ra tiếp theo nên họ ngần ngại bỏ tiền vào chứng khoán lúc này.” Vương Quân Hoàng, kinh tế gia của trung tâm tư vấn Center Emile Bernheim ở Hà Nội nhận định.
Việt Nam đã thấy lượng đầu tư trực tiếp từ ngoại quốc sụt giảm nghiêm trọng. Thống kê cho thấy suốt 11 tháng qua, chỉ có $19.7 tỉ USD cam kết đầu tư, chỉ bằng 25% của cùng thời gian này năm ngoái. Với thâm thủng mậu dịch lên hơn $11 tỉ USD trong 11 tháng qua, nhiều nhà phân tích tài chính tin rằng Việt Nam vẫn còn đang bị áp lực rất nặng, so với các quốc gia Á Châu khác. Những quốc gia này vượt qua được cuộc khủng hoảng tương đối nhẹ nhàng hơn.
Việc phá giá đồng tiền giúp ngành xuất cảng cạnh tranh dễ hơn nhưng đồng thời lại gây khó cho nhập cảng.
“Ðồng nội tệ yếu hơn sẽ làm tăng phí tổn cho nhập cảng, đặc biệt là các loại nguyên liệu và trang bị để sản xuất vốn được định giá bằng ngoại tệ.” Matt Robinson của công ty tư vấn đầu tư Moody's Economy.com viết trong một bài phân tích. “Việt Nam trông cậy phần lớn vào nhập cảng trang bị để phát triển kinh tế và tăng năng suất. Tăng tốn phí nhập cảng dẫn đến áp lực lạm phát nhiều hơn.”
Ông Robinson cho rằng tình thế khó xử này sẽ còn bám theo các nỗ lực mà những người làm chính sách kinh tế tài chính muốn giảm thiểu áp lực lạm phát trong khi vẫn cổ võ phát triển kinh tế bền vững ở một nước đang muốn thoát ra khỏi đói nghèo.
“Mỗi khi anh phá giá đồng nội tệ, người ta thường dự trù nó còn xuống nữa.” Thomas Harr, một kế hoạch gia về trao đổi ngoại tệ của ngân hàng Standard Cartered Baank ở Singapore nhận định. “Những thử thách chính yếu ở đây là thâm thủng mậu dịch lớn rộng hơn, giảm sút đầu tư ngoại quốc, tiền kiều hối cũng giảm, đầu tư tài chính cũng giảm.” Theo chuyên viên này, đồng nội tệ Việt Nam sẽ lên khoảng 19,000 đồng ăn một đô la vào cuối năm tới trên hối suất chính thức. Nhưng vào lúc này, giá đô la chợ đen đã lên tròm trèm 20,000 đồng rồi.
Một số chuyên gia tài chính còn tin rằng giá đô la chợ đen tăng nhanh ở Việt Nam hiện nay mới chỉ là khởi đầu cho những hoạn nạn mới của đồng bạc. (T.N.)



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=104768&z=1

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty